Bạn đang xem bài viết Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Theo Bản Án, Quyết Định Của Toà Án được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tôi và chồng có tài sản chung là quyền sử dụng mảnh đất rộng 500m2, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chồng tôi. Hiện nay, 2 vợ chồng tôi đã ly hôn. Theo bản án của Toà, tôi được hưởng toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất trên. Tôi được biết, khi làm thủ tục sang tên, trong hồ sơ cần có bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi tôi yêu cầu, chồng tôi bảo là đã làm mất. Vậy trong trường hợp này, tôi phải làm như thế nào?
1. Căn cứ pháp lý
– Điểm k khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013;
– Khoản 5 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 7 Thông tư 33/2023/TT-BTNMT.
2. Nội dung tư vấn
Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Theo quy định tại điểm k khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận mà có sự thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật thì phải thực hiện đăng ký biến động.
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất trong trường hợp trên được quy định tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 7 Thông tư 33/2023/TT-BTNMT, bao gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp, trừ trường hợp thực hiện quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân.
Đối chiếu với quy định trên, việc đăng ký biến động trong trường hợp thực hiện bản án của Toà án nhân dân thì không yêu cầu phải có bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục đăng lý biến động quyền sử dụng đất mà không có bản gốc Giấy chứng nhận.
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 – SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]
Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn
Tư vấn trình tự, thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tư vấn trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hủy Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Thuộc Thẩm Quyền Của Tòa Án Nào?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất theo Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 và là một quyết định hành chính theo giải đáp số 02/GĐ – TANDTC ngày 19/9/2023 của Tòa án nhân dân tối cao. Vậy Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào? Tòa án nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận này?
Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 34 BLTTDS 2023 quy định Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định cá biệt bởi nó quy định về một vấn đề cụ thể là chứng nhận quyền sử dụng đất cho một hoặc một số đối tượng cụ thể. Khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một chủ thể nào đó mà đương sự trong vụ án dân sự cho rằng việc cấp giấy đó là không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó trong cùng một vụ án dân sự.
Tòa án nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?Thứ nhất, theo Khoản 4 Điều 34 BLTTDS 2023 thì thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt trên được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, theo Khoản 4 Điều 32 Bộ luật tố tụng hành chính 2023 thì Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Thứ ba, theo Khoản 2 Điều 105 Luật đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một quyết định hành chính do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Như vậy, khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND cấp huyện cấp trái quy định pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của người dân thì chỉ Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất mới có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận.
Thủ tục hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?Bước 1: Nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét quyền sử dụng đất đó có cần phải hủy hay không? Nếu việc không hủy quyết định đó vẫn đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự thì Tòa án cấp huyện tiếp tục giải quyết.
Bước 2: Nếu trong quá trình xét xử nhận thấy phải hủy GCNQSDĐ thì Tòa án cấp huyện tự chuyển vụ án lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 3: Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét và đánh giá về tính hợp pháp của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là bất hợp pháp thì Tòa án nhân dân tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
#1 Quy Định Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường được gọi tắt là “sổ đỏ”) là tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ sử dụng đất để thừa nhận và xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước với chủ sử dụng đất trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về đất đai. Bài viết sau đây của Luật Thái An sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cơ sở pháp lý quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là các văn bản pháp luật sau đây:
Luật đất đai năm 2013
Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai
2. Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Chủ sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nếu không rơi vào những trường hợp sau:
Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý;
Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích;
Người thuê đất của người sử dụng đất;
Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường…;
Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Thuộc diện bị Nhà nước thu hồi đất;
Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Ủy ban nhân dân cấp huyện (UBND huyện) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân là người Việt Nam. Tuy nhiên, cơ quan có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện là Văn phòng đăng ký đất đai nên việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phụ thuộc vào hoạt động của cơ quan này.
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là UBND huyện. Bộ phận có thẩm quyền tại UBND huyện kiểm tra hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả.
Chuyển hồ sơ đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Cơ quan này thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; UBND xã, thị trấn thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp đất về việc có hay không tranh chấp đối với thửa đất.
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn đối với trường hợp đủ điều kiện hoặc ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện.
Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất chuyển kết quả cho Bộ phận trả cho người sử dụng đất.
4. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm:
Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo mẫu);
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật;
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản trên đất theo quy định pháp luật;
Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (nếu có);
Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc miễn giảm nghĩa vụ (nếu có);
Các loại tài liệu khác.
5. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Công ty Luật Thái An:
Công ty Luật Thái An cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với những loại dịch vụ sau:
Tư vấn chi tiết thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
Tư vấn thủ tục xin cấp lại, cấp đổi, đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Tư vấn chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
Tư vấn nộp hồ sơ và theo dõi việc xử lý hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật;
Kiến nghị sai phạm trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tư cách tổ chức hành nghề luật (nếu cần thiết).
Khách hàng có thể lựa chọn những dịch vụ kể trên. Nếu khách hàng mong muốn chúng tôi hỗ trợ toàn bộ thủ tục (cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), các luật sư giàu kinh nghiệm của Công ty Luật Thái An sẽ thực hiện công việc theo quy trình chuẩn mực nhằm tiết kiệm chi phí và giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục cho khách hàng. Do vậy, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Liên hệ ngay để được cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chất lượng với chi phí phù hợp nhất.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy
Tác giả bài viết:
Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên, Công ty Luật Thái An
Có hơn 20 năm công tác giảng dạy tại Thái Nguyên
Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp Thẻ Luật sư số 12260/LS cấp tháng 8/2023
Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Hôn nhân và gia đình, Đất đai * Tố tụng: Dân sự, Hình sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động
Đơn Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Hướng dẫn viết đơn: Hướng dẫn: (1) Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số giấy CMND; hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, số giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của hai vợ chồng chủ hộ (người có chung quyền sử dụng đất của hộ). Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo). (2) Trường hợp đăng ký nhiều thửa đất nông nghiệp mà không đề nghị cấp giấy hoặc đề nghị cấp chung một GCN nhiều thửa đất nông nghiệp thì tại dòng đầu của điểm 3 mục I chỉ ghi tổng số thửa và kê khai từng thửa vào danh sách kèm theo (Mẫu 04c/ĐK). (3) Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác. (4) Ghi cụ thể: Nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho,… Tên người sử dụng đất: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của chủ hộ, số và ngày cấp sổ hộ khẩu; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Sổ Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại Thông tư 24/1014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
Mẫu sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtSổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu 03/ĐK Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính):
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ cấp GCN) được lập để theo dõi, quản lý việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là GCN) như sau:
1. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh lập và quản lý sổ cấp GCN đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện lập và quản lý sổ cấp GCN đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
2. Sổ cấp GCN đối với các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được lập theo đơn vị hành chính cấp xã; sổ cấp GCN đối với các tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam được lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh.
3. Giấy chứng nhận đã ký được vào sổ cấp GCN theo thứ tự liên tiếp tương ứng với thứ tự ký cấp GCN; nội dung thông tin của hai GCN liên tiếp được chia cách bằng một đường thẳng gạch ngang bằng mực đen.
4. Các trang nội dung sổ được ghi như sau:
4.1. Cột Số thứ tự: ghi số thứ tự GCN được cấp tiếp theo số thứ tự của GCN đã cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4.2. Cột Tên và địa chỉ của người được cấp GCN được ghi như trên giấy đã cấp. Trường hợp có nhiều người cùng sử dụng chung thửa đất, sở hữu chung tài sản gắn liền đất và được cấp mỗi người một Giấy thì lần lượt ghi tên và địa chỉ của từng người vào các dòng dưới kế tiếp.
4.3. Cột Số phát hành GCN: ghi mã và số thứ tự phát hành in ở góc dưới bên phải trang 1 của GCN.
4.4. Cột Ngày ký GCN: ghi ngày tháng năm ký GCN ở dạng “…/…/…”.
4.5. Cột Ngày giao GCN: ghi ngày tháng năm giao GCN cho người được cấp GCN hoặc đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả; hình thức thể hiện: “…/…/…”.
4.6. Cột Họ tên, chữ ký của người nhận GCN: Người nhận GCN là đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả hoặc người đại diện của tổ chức ký, ghi rõ họ tên và chức danh của người ký.
4.7. Cột Ghi chú để ghi chú thích đối với những trường hợp sau:
a) Trường hợp thu hồi GCN do Nhà nước thu hồi đất hoặc cấp GCN trái pháp luật thì gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thông tin về GCN đã hoặc thu hồi và ghi “Thu hồi GCN do… (ghi lý do thu hồi)” vào cột Ghi chú;
b) Trường hợp thu hồi GCN do tách thửa, hợp thửa, cấp đổi GCN; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và các trường hợp khác phù hợp quy định của pháp luật ghi “Thu hồi GCN do… (ghi lý do thu hồi), Cấp GCN mới số:… (ghi số vào sổ cấp GCN) ” vào cột Ghi chú;
c) Trường hợp mất GCN và cấp lại GCN mới thì gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thông tin về GCN đã mất và ghi “Mất GCN, cấp lại GCN mới số:… (ghi số vào sổ cấp GCN)” vào cột Ghi chú;
d) Nhiều người cùng sử dụng đất thì ghi “Đồng quyền sử dụng đất”; trường hợp nhiều chủ cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi “Đồng sở hữu tài sản”;
đ) Trường hợp cấp giấy cho chủ sở hữu căn hộ chung cư thì ghi tên của nhà chung cư;
e) Trường hợp người nhận GCN là người được ủy quyền thì phải có giấy tờ ủy quyền và ghi chú “Được ủy quyền theo văn bản số…, ngày …/…/…”.
Mẫu trang sổ cấp Giấy chứng nhận
Trang số: …….
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
Quy Định Về Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất
Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo Thông tư số 53/2023/TT-BTNMT ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
1. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 1. Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau: a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường; b) Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; c) Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; d) Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đ) Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận; e) Nội dung của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. 2. Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. In ấn, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1. Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm: a) Xây dựng quy định về yếu tố chống giả (đặc điểm bảo an) trên phôi Giấy chứng nhận; tổ chức việc in ấn, phát hành phôi Giấy chứng nhận cho Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp sử dụng; b) Lập và quản lý sổ theo dõi phát hành phôi Giấy chứng nhận; c) Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở các địa phương. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: a) Lập kế hoạch sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 31 tháng 10 hàng năm; b) Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận ở địa phương; c) Tổ chức tiêu huỷ phôi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng theo quy định của pháp luật về lưu trữ; d) Báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 25 tháng 12 hàng năm. 3. Phòng Tài nguyên và Môi trường ở nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm: a) Lập kế hoạch về sử dụng phôi Giấy chứng nhận của địa phương gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 10 hàng năm; b) Kiểm tra việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận đối với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. 4. Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp có trách nhiệm: a) Báo cáo cơ quan tài nguyên và môi trường về nhu cầu sử dụng phôi Giấy chứng nhận trước ngày 15 tháng 10 hàng năm; b) Tiếp nhận, quản lý, lập sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Giấy chứng nhận đã phát hành về địa phương; c) Kiểm tra thường xuyên việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận trong đơn vị để bảo đảm sự thống nhất giữa sổ theo dõi và phôi Giấy chứng nhận thực tế đang quản lý, đã sử dụng; d) Tập hợp, quản lý các phôi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã in hoặc viết bị hư hỏng để tiêu hủy; đ) Báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ 06 tháng trước ngày 20 tháng 6, định kỳ hàng năm trước ngày 20 tháng 12 hàng năm; e) Báo cáo Tổng cục Quản lý đất đai số phôi Giấy chứng nhận đã nhận, số phôi Giấy chứng nhận đã sử dụng và chưa sử dụng khi nhận phôi Giấy chứng nhận theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này. 5. Nội dung và hình thức Sổ theo dõi phát hành phôi Giấy chứng nhận; Sổ theo dõi nhận, cấp phát và sử dụng phôi Giấy chứng nhận; Báo cáo tình hình tiếp nhận, quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. 6. 5 Thông số kỹ thuật về giấy nguyên liệu để in phôi Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục số 01a ban hành kèm theo Thông tư số 53/2023/TT-BTNMT ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
— DỊCH VỤ ĐO ĐẠC – DỊCH VỤ ĐO VẼ BẢN ĐỒ – NƠI NHẬN ĐO HIỆN TRẠNG
Cập nhật thông tin chi tiết về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Theo Bản Án, Quyết Định Của Toà Án trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!