Bạn đang xem bài viết 3 Bước Lập Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe Từ A Đến Z được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1 Giới thiệu chung
Một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ đóng vai trò như một bản đồ chỉ đường giúp bạn đến được cái đích thành công một cách nhanh chóng. Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì những bản kế hoạch kinh doanh luôn là công việc được ưu tiên hàng đầu. Vậy với việc mở quán bán cafe, việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của riêng bạn cần có những phần nào?
Lập bản kế hoạch kinh doanh cafe để có cách phát triển quán đúng đắn
1.2 Mô tả chi tiết
Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của riêng bạn hiệu quả và đạt kết quả cao là bạn mô tả chi tiết công việc kinh doanh hay chính là xác định các vấn đề về thị trường, đối thủ mục tiêu và khách hàng mục tiêu.
Ví dụ, để xác định thị trường kinh doanh cafe, bạn cần tìm hiểu thị hiếu của người dân sống trong khu vực xung quanh, nắm được độ tuổi trung bình của họ cũng như đặc điểm ẩm thực, lưu lượng giao thông ở địa điểm quán.
1.3 Mô tả các ngành hàng, sản phẩm kinh doanh
Xác định mặt hàng kinh doanh trọng tâm của quán
1.4 Phân tích thị trường kinh doanh cafe
Phân tích thị trường là bước đầu tiên bạn cần thực hiện trông bản kế hoạch kinh doanh cafe của mình. Đây là cách duy nhất nhất để bạn nắm được đặc điểm của thị trường, nắm được tâm lí khách hàng và cả xu hướng của các đối thủ hiện nay.
Ví dụ, vị trí mà bạn muốn mở quán cafe có nhiều dân cư là người lớn, dân văn phòng, trung tuổi sinh sống và làm việc. Thức uống ưa thích của những khách hàng này là cafe, trà, sinh tố,… nên rất phù hợp với mô hình quán cafe mà bạn hướng tới. Từ đó giúp bạn nâng cao khả năng thành công cho quán cafe.
Lưu ý: Nếu như bạn không làm chính xác khâu này, bạn sẽ không hình dung ra được thị trường mục tiêu của mình, cũng không có đối tượng khách hàng mục tiêu và đồng nghĩa cũng không đưa ra được mô hình kinh doanh hiệu quả.
1.5 Cách lập kế hoạch kinh doanh quán cafe – Tạo chiến lược Marketing
Để thành công thì tất nhiên việc tạo một chiến lược marketing để phát triển quán cafe là không thể thiếu. Ngoài yếu tố về mặt chất lượng đồ uống, phục vụ thì để quảng bá thương hiệu của quán cafe, bạn cần thêm chiếc lược marketing vào kế hoạch mở quán cafe của bạn.
Xây dựng chiến lược marketing hướng đến khách hàng mục tiêu
1.6 Quản lý điều hành
Quản lý điều hành là một tiêu chí quan trọng trong bảng kế hoạch kinh doanh quán cafe mà bạn phải vạch rõ. Quản lý và điều hành một quán cafe bao gồm nhiều công việc như: quản lý ngân sách, mô hình nhân viên, lịch làm việc, nhà cung cấp nguyên liệu, hệ thống quản lý chi phí kinh doanh…
1.7 Phân tích các cơ hội đầu tư kinh doanh
Đối với những người mới bắt đầu học kinh doanh và còn thiếu hụt về vốn thì việc phân tích các cơ hội đầu tư kinh doanh, kêu gọi góp vốn để cùng nhau mở quán, chia lợi nhuận là một cách làm khôn ngoan. Tuy nhiên, vấn đề tỷ lệ cổ phần và phân chia lợi nhuận phải được cân nhắc và quy định rõ ràng để tránh phát sinh vấn đề về sau.
1.8 Mở rộng kế hoạch kinh doanh
Trong những ngày đầu mới kinh doanh tuy chưa có lợi nhuận, nhưng bạn cũng cần có một phương án dự phòng trước nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng kinh doanh sẽ giúp kích thích bạn nỗ lực làm việc để đạt được kết quả thành công, mở rộng mô hình kinh doanh và thu nhiều lợi nhuận hơn.
1.9 Hạch toán tài chính
Trong lĩnh vực, đầu tư kinh doanh thì hạch toán tài chính luôn phải được làm rõ và ghi chép rõ ràng. Bạn có thể tham khảo các cách phân chia, hạch toán chi phí như sau:
Xác định tổng vốn đầu tư ban đầu
Chi phí thuê mặt bằng quán cafe
Chi phí mua nguyên liệu hàng ngày
Chi phí thuê nhân viên phục vụ
Chi phí thiết kế quán cafe
Chi phí sửa chữa quán
Tiền điện, nước…
Hạch toán tài chính rõ ràng trong kinh doanh
Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe
Bạn đang có ý tưởng mở một quán cafe cho riêng mình nhưng lại không biết lập kế hoạch kinh doanh cho quán như nào? Tại sao cần có kế hoạch kinh doanh? Có 3 lý do chính để bạn cần xây dựng kế hoạch kinh doanh cho quán cafe của mình.
1. Quá trình nghiên cứu để xây dựng kế hoạch kinh doanh quán cafe buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đặt bút viết. Công việc này đòi hỏi bạn phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh cafe của mình.
2. Công trình của bạn (bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh) là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, nó giúp bạn quản lý công việc của quán và đi đến chỗ thành công.
3. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp truyền đạt ý tưởng của bạn đến các nhân viên và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính của bạn.
Ngoài ra bản kế hoạch kinh doanh còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xãy đến trước khi nó trở nên quá muộn, do vậy bạn có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi xãy ra. Nói một cách khác, bản kế hoạch kinh doanh có thể ngăn ngừa quán cafe của bạn không đi vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ.
Ba phần của một bản kế hoạch kinh doanh
Kinh doanh mô hình cafe gì?
Tại sao chọn nghành nghề này?
Mục tiêu xây dựng trở thành quán cafe mạnh về mặt nào?
Kinh doanh những loại đồ uống gì?
Cơ sở nào tin tưởng rằng khách hàng sẽ sử dụng đồ uống ở quán của bạn
Đối thủ cạnh tranh là ai?
Làm thế nào để phát triển nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh quán cafe
Đối tượng nào là khách hàng và đối tượng nào sẽ là khách hàng trong tương lai?
Quán cafe mang lại lợi ích gì cho khách hàng?
Hiện có bao nhiêu khách hàng?
Quán cafe cần bao nhiêu khách hàng?
Cách thức khách hàng đến quán uống đồ uống là gì (hành vi)?
Làm thế nào khách hàng biết đến quán cafe của bạn
Cơ hội và rủi ro chính của kinh doanh quán cafe sẽ là gì?
Kinh doanh quán cafe cần bao nhiêu vốn?
Làm thế nào cân đối thu chi và khả năng thanh toán tiền mặt?
Cần bao nhiêu vốn lưu động?
Sẽ khống chế ngân sách gì?
Làm thế nào kiểm tra tài chính?
Khả năng phát triển đến mức nào?
kinhdoanhcafe.com sưu tầm
9 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Từ A
Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp ắt hẳn phải nắm vững tình hình hoạt động hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để vạch ra cho mình đường lối phát triển trong tương lai.
Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Bạn cứ thử hình dung hoạt đông tương lai của doanh nghiệp như một con đường không ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là chiếc đèn pin rọi sáng, giúp bạn bước những bước đi vững chắc về sau.
Dù biết được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mơ hồ, chưa hình dung cách thức tạo lập một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Uplevo đã tổng hợp cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh từ A – Z chi tiết kèm bản mẫu, hy vọng sẽ đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về quy trình vô cùng quan trọng này.
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về quá trình chuẩn bị và thực hiện một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chúng ta cùng khám phá đôi nét về khái niệm bản kế hoạch kinh doanh, cùng tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp.
1. Bản kế hoạch kinh doanh là gì?
Bản kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại, đối thủ cạnh tranh trong ngành, và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
2. Tại sao cần lập bản kế hoạch kinh doanh?
Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Về mặt đối ngoại, bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tượng bên ngoài (như đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định trong quá trình hợp tác sau này.
Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh
Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị và thu thập một số tài liệu cần thiết như sau
1. Thu thập thông tin số liệu
Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…
Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.
Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:
Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
3. Xác định đối tượng thực hiện
Một khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.
Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.
Hướng dẫn viết bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Khi bắt tay viết một bản kế hoạch cụ thể, bạn cần quan tâm những thành tố cần phải có, nội dung và mẫu viết bảng kế hoạch kinh doanh sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.
1. 6 đề mục nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh
#3: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ
Ngoài những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bạn cũng nên trình bày khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra ngoài thị trường.
#6: Tài liệu đính kèm
Để làm rõ hơn cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai, chắc chắn không thể thiếu những tài liệu đính kèm bổ trợ. Những tài liệu này bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm),…
2. 9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước của Uplevo như sau
#1: Xác định tầm nhìn dài hạn
Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.
#2: Đặt mục tiêu cụ thể
Mục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.
Ví dụ: Doanh thu của sản phẩm nước giải khát của công ty A năm 2019 phải tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Ví dụ: Bài viết tìm hiểu về S.W.O.T của công ty A sẽ đạt rank #1 trong kết quả tìm kiếm Google, từ khóa ” SWOT là gì? “
#3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhất
Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.
#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.
#5: Tìm hiểu khách hàng trọng tâm
Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.
Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.
#7: Xây dựng các mục tiêu kinh doanh
Sau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.
Đừng quên các mục tiêu kinh doanh cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART đã được đề cập ở phần trên.
#8: Viết chiến lược kinh doanh cụ thể
Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh?
Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.
3. 3 nguyên tắc khi viết kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
#1: Viết bản kế hoạch với dung lượng cô động nhất có thể
Sẽ thật là mệt mỏi nếu người đọc phải lần mở tới 100 trang kế hoạch kinh doanh. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc lựa chọn thông tin cụ thể để lồng ghép vào trong bản kế hoạch của mình. Lý tưởng nhất, số trang của bản kế hoạch kinh doanh nên rơi vào tầm 10 – 20 trang giấy A4.
#2: Nhận biết đối tượng người đọc là ai
Xác đinh chính xác đối tượng người đọc sẽ quyết định việc bạn lựa chọn nhặt yếu tố nào vào bản kế hoạch. Ví dụ, nếu người đọc là cổ đông của công ty, thông tin chính trong bảng kế hoạch phải là báo cáo tài chính trong năm và kế hoạch tài chính trong năm tới.
Việc đưa ra các số liệu mang tính quá hàn lâm chỉ khiến bản kế hoạch của bạn trở nên rối ren và phức tạp quá mức cần thiết.
4. Tham khảo template – mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh
#1: Panda Doc
Panda Doc là vốn là doanh nghiệp chuyên cung cấp các template tài liệu thuộc đủ các lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó tất nhiên là cả bảng kế hoạch kinh doanh. Trong bảng điều hướng, bạn chỉ cần chọn ngành nghề của doanh nghiệp, và sẽ có những mẫu gợi ý dành riêng cho bạn.
#3: BPlan
ThoughtCo đã dày công tạo 1 sample riêng, lấy công ty giả lập ” Acme Management Technology ” để trình bày cho bạn một cách trực quan nhất những yếu tố cần có trong một bản kế hoạch kinh doanh ngoài đời thực. Việc của bạn là tìm hiểu và đối chiếu với bản kế hoạch của doanh nghiệp mình.
8 Bước Lập Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Café
Mẫu kế hoạch kinh doanh quán café phải làm như thế nào để định hướng đúng mục tiêu, giúp cho kinh doanh được thuận lợi. Với những quán café kinh doanh nhỏ lẻ, chưa thể có sự hỗ trợ phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, thì cần biết cách lập kế hoạch chỉn chu.
Bước 1 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Giới thiệu chung
Các thông tin cần ghi chi tiết trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café là:
Loại hình quán café (café dành cho teen, âm nhạc, thú nuôi, café sách,…).
Quy mô về quán café: Phong cách, cách thiết kế và các dịch vụ quán café.
Thông tin về chủ quán café: Kinh nghiệm làm việc, và dự định của họ cho quán cafe của bạn.
Định hướng kinh doanh quán café: Mục tiêu quán café, đối tượng khách hàng được phục vụ cho quán café, hình thức cạnh tranh với đối thủ trong địa phương lân cận.
Chỉ tiêu doanh số và khách hàng cho quán café: Đạt được doanh thu 1 tháng bao nhiêu, bao lâu hồi vốn kinh doanh, số lượng khách hàng bao nhiêu, ….
Bước 2 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Mô tả chi tiết kinh doanh
Đây là phần ghi chú các thông số trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café sau:
Số vốn, tỉ lệ đóng góp vốn của thành viên (nếu có) và các vai trò khác.
Vị trí của quán café, không gian quán café, thiết kế quán café.
Các thực đơn mẫu cho quán café.
Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh (nếu có).
Bước 3 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Phân tích thị trường quán café
Đưa vào các thống kê và đánh giá thị trường, đối thủ mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café thì đây là định hướng cho quán café để khởi đầu khi lập quán.
Đánh giá thị trường kinh doanh
Mục tiêu tăng doanh số: Đặt ra mục tiêu tăng doanh số dựa trên mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng và tình hình kinh tế, cùng với số liệu dự kiến theo tháng, quý và năm tiếp theo.
Xu hướng ẩm thực: Đối tượng khách hàng kinh doanh cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phong cách quán café. Bạn phải tham khảo các khách hàng trong quán, điều chỉnh các giá thành và thực đơn để đáp ứng khách hàng mục tiêu.
Chiến lược hoạt động: đánh giá và đưa ra các dịch vụ kèm theo để nâng cao doanh số kinh doanh. Từ đó bạn có thể lập kế hoạch ngân sách đầu tư để phát triển các dịch vụ như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc theo yêu cầu, đưa đồ uống tận nơi…
Thị trường mục tiêu kinh doanh
Đây là mục tiêu quan trọng của mẫu kế hoạch kinh doanh quán café để bạn nắm chắc mục tiêu của bạn.
Thông tin nào bạn cần tìm hiểu: thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu v.v…
Đối thủ cạnh tranh kinh doanh: việc tìm hiểu về những quán cafe có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vu, điểm mạnh / yếu của mỗi quán cafe…
Bước 4 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Tạo chiến lược Marketing
Ghi nhớ là bạn cần phải trình bày các biện pháp Marketing tiếp cận với khách hàng, để giới thiệu và thu hút khách tới quán. Bạn nên đưa vào các mục tiêu, thời gian, thời hạn và tính khả thi trong chiến lược Marketing.
Bước 5 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Quản lý điều hành kinh doanh
Đây là phần đưa ra phương châm điều hành và chính sách quản lý quán café trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café.
Các chính sách quản lý điều hành: quy định quán café (quản lý và điều hành), quy trình kinh doanh và mô hình hệ thống kinh doanh được áp dụng khi kinh doanh quán café. Tất cả nên đưa vào phần mềm lập kế hoạch kinh doanh (nếu có).
Mô hình nhân viên: số lượng nhân viên, cách thức đào tạo, mức lương ở các vị trí và cả các chính sách khen thưởng và kỷ luật.
Lịch trình làm việc: thời gian biểu làm việc, mô tả công việc ở từng vị trí và thời gian làm việc. Bạn cần phải nêu rõ ràng chi tiết và trách nhiệm nhân viên ở từng vị trí một. Bạn cần phải có các bảng biểu hệ thống báo cáo, các thống kê kiểm soát hàng hóa. Đồng thời việc hợp tác giữa các bộ phận (quản lý, bar, phục vụ,…) cũng cần phải nêu ra để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm.
Nhà cung cấp hàng hóa: Thông tin về nhà cung cấp chính và phụ cung cấp nguyên vật liệu cho quán.
Hệ thống quản lý chi phí kinh doanh: Cụ thể là hệ thống POS, hệ thống kiểm soát ra vào và chấm công, lịch làm việc, phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, kiểm kê hàng hóa, tiền mặt, mua hàng, hệ thống an ninh…
Bước 6 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Phân tích đầu tư kinh doanh
Hãy phân tích nguồn đầu tư kinh doanh quán café. Bạn cũng cần đầu tư kinh doanh quán café với tỷ lệ góp vốn như thế nào, phân chia lợi nhuận ra sao. Vấn đề tiếp theo là bạn cần phải tìm hiểu và đưa ra được vấn đề sinh lợi nhuận sau khi đầu tư có hay không, được bao nhiều phần trăm.
Bước 7 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Mở rộng kế hoạch kinh doanh
Một khi kinh doanh quán café đang phát triển thuận lợi, bạn sẽ nghĩ tới việc mở rộng hệ thống kinh doanh của mình. Bạn sẽ cần phải đưa ra được các hướng phát triển thị trường kinh doanh sắp tới.
Và khi quán café đang thua lỗ, bạn không thể đạt được lợi nhuận như mong muốn, đồng thời bạn cần phải đưa ra các phương án dự phòng để tránh việc kinh doanh thua lỗ.
Bước 8 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Hoạch toán tài chính
Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận.
Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong những năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận, điểm hòa vốn dự kiến…
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Bước Lập Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe Từ A Đến Z trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!