Bạn đang xem bài viết 4 Bước Để Lập Một Kế Hoạch Kinh Doanh Hoàn Hảo được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bước 1: Nắm Rõ Công Việc Kinh Doanh
Để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh, bạn phải nắm rõ ngành mà mình tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải nghiên cứu rất nhiều. Nghiên cứu dưới hai hình thức: đọc tất cả mọi thông tin về ngành và nói chuyện với những người trong ngành. Tìm hiểu tất cả mọi thứ về doanh nghiệp và ngành của bạn.
Bước 2: Xác Định Mục Đích Của Kế Hoạch
Một kế hoạch kinh doanh góp phần làm rõ tầm nhìn kinh doanh , và chỉ dẫn bạn cách hoàn thiện tầm nhìn đó, nó cũng thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
Nếu bạn kinh doanh bằng vốn tự có, việc lập kế hoạch chủ yếu vì lợi ích của bạn, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, mục tiêu bạn cần nhắm vào chính là những nhà đầu tư này. Vì vậy, trước khi vạch ra kế hoạch của mình, hãy xác định xem bạn cần thu hút các nhà đầu tư bên ngoài hay không.
Bước 3: Xác Định Đối Tượng
Nếu bạn có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư, bạn cần xây dựng một kế hoạch phù hợp. Các nhà đầu tư bên ngoài, có thể là bạn bè hay các thành viên trong gia đình cho đến các ngân hàng hay nhà đầu tư mạo hiểm, sẽ đầu tư thông qua việc cho vay, mua cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai cách. Xác định mức độ hiểu biết của họ và những gì họ mong đợi từ một dự án đầu tư tiềm năng. Hãy nhớ nhà đầu tư luôn quan tâm đến bốn điều sau:
1. Sự tín nhiệm – Bạn tạo dựng niềm tin bằng cách thể hiện bản thân thông qua cách ứng xử và đạo đức của mình, vì vậy kế hoạch kinh doanh của bạn cũng cần thể hiện những phẩm chất đó.
2. Sự hiểu biết về mô hình kinh doanh- Công việc của bạn là trình bày rõ ràng nhiệm vụ, đặc điểm của sản phẩm và cách bạn sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn có thể phải điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với đối tượng của mình: những nhà đầu tư bình thường có thể sợ các thuật ngữ chuyên ngành, trong khi các chuyên gia đầu tư có thể sẽ muốn nghe về nó.
4. Lợi nhuận đầu tư lớn – Trong giai đoạn 1928-2007, lợi nhuận từ cổ phiếu tính theo cấp số nhân (hàm mũ) là 9.8%, trong khi trái phiếu kho bạc thời hạn 10 năm là 5%. Lợi nhuận vốn chủ sở hữu tư nhân còn khó đo lường hơn, nhưng nhìn chung các nhà đầu tư mong muốn phần lãi từ 2-5% trên tổng lợi nhuận của thị trường vốn sở hữu công trong mọi ngành. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mới phải nằm trong phạm vi vốn cổ phần tư nhân.
Thông thường, các nhà đầu tư sẽ mong muốn đạt được một tỷ suất lợi nhuận nội bộ nhất định. Công việc của bạn là đảm bảo lợi nhuận dự kiến phải tương đương với những doanh nghiệp khác cùng ngành.
Bước 4: Lập Kế hoạch Kinh Doanh
Đầu tiên, hãy phác thảo một kế hoạch kinh doanh. Xem xét mọi khía cạnh của doanh nghiệp và xem nó ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy nhớ rằng, kế hoạch kinh doanh này là một lộ trình. Nó phải dẫn đường cho bạn. Nó cũng phải cho các nhà đầu tư biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao họ nên đầu tư.
Thứ tự trình bày trong bản kế hoạch có thể theo mẫu sau:
Tuyên bố sứ mệnh
Tóm tắt
Đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ
Thị trường mục tiêu
Kế hoạch tiếp thị
Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh
Dự thảo tài chính
Sơ yếu lý lịch của những người đứng đầu công ty
Đề xuất của bạn (bạn đang tìm kiếm loại hình huy động vốn nào)
Phụ lục (mọi thông tin cần thiết khác)
Bạn cũng lưu ý đến vốn khởi đầu mà bạn bỏ rađể đầu tư vào dự án. Những người bỏ vốn muốn (và thường yêu cầu) các doanh nhân rót vốn của họ vào dự án, và phần vốn bạn đầu tư càng lớn so với giá trị thực thì càng có lợi.
Bây giờ chúng ta hãy xem lại chi tiết từng phần của bản kế hoạch kinh doanh .
1. Tuyên Bố Sứ Mệnh (Mission Statement)
Tuyên bố sứ mệnh là một bản mô tả súc tích, từ một đến ba khổ về mục tiêu và tôn chỉ của doanh nghiệp. Trong phần này, bạn nên khẳng định vị thế kinh doanh độc nhất của mình, hoặc những gì làm nên sự khác biệt giữa công ty của bạn với các đối thủ trong ngành, nếu không công ty bạn cũng chỉ giống như họ.
2. Bản Tóm Tắt (Executive Summary)
Executive Summary là thứ đầu tiên mà một nhà đầu tư tiềm năng sẽ đọc để quyết định xem sẽ tiếp tục đọc các phần tiếp theo của bản kế hoạch này hay sẽ vứt nó vào sọt rác. Vì vậy, hãy tóm tắt ngắn gọn ý tưởng kinh doanh của bạn trong một đến hai trang và làm nó trở nên dễ hiểu, hấp dẫn nhưng cũng cực kỳ khả thi trong mắt nhà đầu tư.
3. Đặc Điểm của Sản Phẩm hoặc Dịch Vụ (Product or Service Offering)
Việc dành ra một phần để mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp một cách chi tiết đồng thời bạn sẽ định giá bao nhiêu cho những gì bạn đang bán.
4. Thị Trường Mục Tiêu (Target Market)
Giới thiệu về thị trường mục tiêu sơ cấp và thị trường mục tiêu thứ cấp cùng với bất kì nghiên cứu nào chứng minh rằng thị trường mục tiêu của bạn sẽ đem lại lợi nhuận từviệc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp.
7. Báo Cáo Tài Chính (Financial Statements)
Báo cáo tài chính phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và toàn diện. Mỗi con số trên bảng tính phải có nghĩa. Ví dụ, không được ước tính tiền lương mà phải xác định xem chi phí lương thực sự là bao nhiêu. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tương ứng với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tương ứng với bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán phải cân bằng vào cuối mỗi kỳ. Bạn phải có cả những kê khai phụ (ví dụ như bản kê khai khấu hao và chiết khấu) để dự phòng.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc dự thảo báo cáo tài chính trong ít nhất 5 năm, hãy thuê một chuyên gia có trình độ để làm công việc đó.
Hãy sử dụng những dự báo thực tế. Khi ước tính mức tăng trưởng của doanh nghiệp, những giả định chắc chắn của bạn nên dựa trên sự nghiên cứu toàn diện về ngành kết hợp với chiến lược cạnh tranh. Ngoài ra, hãy phân tích cách làm thế nào để nhanh chóng có được dòng tiền dương. Tiêu chuẩn của các nhà đầu tư là khác nhau nhưng hầu hết họ đều mong muốn dòng tiền dương trong năm đầu tiên hoạt động, đặc biệt nếu đây là hoạt động kinh doanh đầu tiên của bạn.
Để các dự đoán của bạn là chính xác, bạn phải nắm rõ công việc kinh doanh của mình. Nếu bạn đã xây dựng một mô hình chính xác và thực tế, nhưng vẫn dự đoán dòng tiền âm hơn 12 tháng, hãy xem lại mô hình kinh doanh của mình.
9. Đề Xuất Của Bạn (Your offering)
Trình bày mức đầu tư bạn mong muốn và mục đích sử dụng nguồn vốn. Nếu bạn đang bán sản phẩm, hãy chỉ ra mức giá riêng của từng đơn vị sản phẩm.
Một khi bạn tổng hợp được tất cả các thông tin quan trọng này, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trình bày bản kế hoạch một cách chuyên nghiệp. Bản kế hoạch nên được đánh máy, căn chỉnh lề và có bố cục rõ ràng. Nếu có thể hãy sử dụng đồ họa và hình ảnh. Không viết tay các thay đổi hay chỉnh sửa.
Nội dung trong bản kế hoạch nên đảm bảo chất lượng như một cuốn sách hoặc một tờ tạp chí.
Sau khi đã hoàn tất bản kế hoạch, hãy nhờ một chuyên gia mà bạn tin tưởng chẳng hạn như một Kế toán công (CPA) hoặc một luật sư kiểm tra lại. Người này có thể tìm ra những chi tiết, sai sót hoặc thiếu sót mà bạn mắc phải. Họ cũng có thể đưa ra một nhận định khách quan về sự thành bại của doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh chỉ là bước đầu
Một khi bạn đã hoàn thiện bản kế hoạch, hãy gửi nó cho các nhà đầu tư tiềm năng, những người cuối cùng có thể cam kết cấp vốn. Khi nhận được những cam kết của họ, bạn sẽ phải thương lượng về các điều khoản và sau đó, cuối cùng, mở cửa doanh nghiệp, đó là lúc có thể dừng lý thuyết để bắt đầu thực hành.
Các Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cà Phê
Bản kế hoạch mở quán cafe – Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe từng bước
Lĩnh vực kinh doanh đồ uống đặc biệt là kinh doanh quán cafe đem lại khá nhiều lợi nhuận chính vì thế mà hiện nay rất nhiều bạn trẻ đã lập nghiệp dựa trên lĩnh vực kinh doanh này.
1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh cafe
Mở quán cà phê cần đầu tư lớn cả về thời gian và tiền bạc. Điều cần thiết là bạn phải dành thời gian để nghiên cứu thị trường kinh doanh để có được quán cà phê thành công.
Việc nghiên cứu thị trường của những người đi trước sẽ giúp việc kinh doanh cà phê được tốt hơn đồng thời học hỏi kinh nghiệm của họ; tìm ra những gì hiệu quả và những gì không.
Tìm hiểu về cơ sở khách hàng của bạn. Họ sẽ là ai? Nhu cầu của họ là gì? Thời gian nào trong ngày sẽ bận rộn nhất? Hiểu rõ khách hàng của bạn sẽ hỗ trợ lập kế hoạch, tạo menu và có một kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê hoàn hảo của chính mình.
2. Tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu
Một trong số những điều không thể thiếu trong bản kế hoạch kinh doanh của quán cafe chính là tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu của quán.
Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn có những kế hoạch lớn và đã có sẵn hình ảnh về quán cà phê của bạn đang hoạt động. Viết ra những gì bạn muốn đạt được với quán cà phê của mình và phong cách quán cafe mà bạn muốn tạo ra.
Bắt đầu thu thập ảnh, menu và ý tưởng thiết kế để cung cấp nguồn cảm hứng cho quán cà phê của bạn trông như thế nào, loại đồ uống mà bạn sẽ phục vụ là gì và bạn sẽ tạo cảm giác như thế nào cho khách hàng khi họ bước vào cửa.
Xác định rõ tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu sẽ giúp bạn nhất quán khi chọn tên, quyết định được phong cách trang trí, lên kế hoạch cho loại đồ uống, chọn cà phê, chọn tách và xác định cách bạn sẽ tương tác với khách hàng.
Hãy nhớ rằng: bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người – vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác khách hàng mà bạn muốn hướng đến để sử dụng đồ uống của quán là ai.
Có thể nói việc đưa ra tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu sẽ giúp cho quán của bạn có được định hướng kinh doanh cụ thể, từ đó có được kế hoạch kinh doanh cafe rõ ràng, giúp cho việc kinh doanh hiệu quả và đạt kết quả cao trong quá trình hoạt động.
3. Tạo một kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết
Tuyệt đối không được bỏ qua việc bản kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết và đừng nghĩ rằng bạn “Có quá nhiều việc”… “Ai sẽ đọc nó”… đây là những suy nghĩ sai lầm.
Trên thực tế, lợi ích thực sự khi đưa ra một kế hoạch kinh doanh không nằm ở tài liệu cuối cùng mà nhiều hơn về quy trình. Quá trình viết một kế hoạch giúp bạn thực sự hiểu thị trường địa phương của mình và nắm được những con số bạn cần để làm cho việc kinh doanh thành công.
Kế hoạch kinh doanh sẽ hướng dẫn bạn qua từng giai đoạn phát triển và quản lý quán cà phê của mình, đồng thời sẽ là bản đồ lộ trình cho việc điều hành và phát triển quán cafe của chính bạn.
3.1 Lên ý tưởng kế hoạch kinh doanh cafe
Hãy tiến hành xác định loại hình kinh doanh quán cafe mà bạn muốn hướng đến là gì? Đó là quán cafe công sở, cafe sách, cafe mèo, cafe nhạc sống, nhạc acoustic…
3.2 Định hướng kế hoạch kinh doanh cafe
Chính là xác định quy mô quán cafe của bạn, bao gồm các thông số về: sức chứa, diện tích quán, tiện ích dịch vụ đem lại có thể phục vụ tối đa bao nhiêu khách hàng,… Những thông số này cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng để đảm bảo được quá trình kinh doanh của quán phát triển đúng hướng và đem lại hiệu quả.
Bên cạnh quy mô chủ quán cafe cần nắm chỉ tiêu doanh số, đây là một trong số những vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong bản kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn. Dự định trong bao lâu bạn có thể thu hồi vốn, phải chịu lỗ trong bao nhiêu tháng, doanh thu một tháng cần đạt là bao nhiêu,…
3.3 Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về tài chính
Tài chính là một trong số những yếu tố then chốt quyết định lên sự thành công, thất bại của quá trình kinh doanh quán cafe. Do đó, ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe bạn cần lưu ý đến vấn đề tài chính.
Hãy tìm hiểu thật kỹ mở quán cafe cần bao nhiêu vốn? Các chi phí khi mở quán là gì? Phát sinh khoảng bao nhiêu?…. để từ đó chuẩn bị tài chính thật kỹ càng và bắt đầu quá trình kinh doanh của mình một cách hiệu quả.
Bạn cũng có thể tham khảo một số chi phí sau:
Xác định tổng số vốn đầu tư
Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe
Chi phí mua nguyên liệu
Chi phí tiền sửa chữa
Chi phí thuê nhân viên
Chi phí setup cửa hàng…
3.4 Xác định vị trí của quán cafe
Lựa chọn vị trí quán cafe quyết định ⅓ sự thành công của quá trình kinh doanh. Nếu không cân nhắc kỹ trong quá trình lựa chọn địa điểm thì thất bại sẽ là điều dĩ nhiên.
Trong bản kế hoạch kinh doanh quán cà phê bạn cần có thông tin về địa điểm và mặt bằng mở quán mà bạn đã chọn.
Theo kinh nghiệm của những người đi trước, việc lựa chọn những vị trí mở quán gần siêu thị, trung tâm thương mại, trường học, khu công nghiệp,… sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan bởi đây đều là những vị trí thu hút được lượng khách hàng lớn khi đến quán.
Để chọn được một vị trí ưng ý bạn sẽ mất khá nhiều thời gian, đây cũng là bước tốn nhiều khâu lên kế hoạch mở quán cafe của bạn nhất. Do đó, hãy ngắm một vài chỗ rồi theo dõi lưu lượng người qua lại có đông không, họ có nhu cầu nghỉ ngơi, uống cafe hay không,…
3.5 Lên menu quán cà phê
Hãy nghĩ về một món đồ uống đặc trưng và làm thế nào để loại đồ uống đó có thể định hình phong cách menu quán cafe của chính bạn.
Hãy đơn giản hóa menu của quán – một trong những sai lầm phổ biến nhất của các chủ quán cà phê là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Điều này có thể để lại trong cuốn menu của quán nhiều món đồ uống mà hầu như không bao giờ có khách hàng nào quan tâm.
Về việc định giá đồ uống: Hãy xem xem một ngày quán cafe của bạn có thể bán được bao nhiêu ly? Bao nhiêu ly sẽ giúp bạn hòa vốn và có lãi? Các khoản chi phí đi kèm khác như thay thế sản phẩm, giao hàng,… là bao nhiêu?
Để định giá chính xác bạn không được bỏ qua bất kỳ một khoản nào, hãy tổng hợp tất cả các khoản phí phát sinh rồi mới tính toán, chỉ khi đó bạn mới có thể định giá chính xác nhất cho đồ uống trong quán của mình.
Và có một quy chuẩn khá hay dành cho những ai đang định khởi nghiệp mở quán cafe là: “Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao. Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quả thấp. Còn khi chỉ có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo”.
3.6 Tìm nhà cung cấp
Đây là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch mở quán cà phê, bạn cần tìm nhà cung cấp đồ uống cho cửa hàng cafe của mình.
Để tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp bạn có thể tham khảo tại nhiều địa điểm khác nhau, và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp phù hợp để có thể tạo ra tính riêng biệt.
Về nguyên liệu chế biến đồ uống bạn có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Tùy vào quy mô mà việc lựa chọn đơn vị cung ứng nào cho phù hợp.
3.7 Thiết kế quán cafe
Việc lên ý tưởng kinh doanh quán cafe chính là lên ý tưởng cho quá trình thiết kế, trang trí quán cafe sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng mà quán cafe của bạn đang hướng đến.
Ngoài những thiết kế đơn giản từ vật dụng, đồ vật bạn có thể sử dụng các bức tranh tường hoặc sơn dầu để tô điểm thêm cho quán và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
3.8 Tuyển chọn nhân viên quán
Với quy mô quán nhỏ nếu bạn đầu chưa đông khách bạn không cần phải thuê nhiều nhân viên. Chỉ cần 3 người, một người pha chế, một người phục vụ và một nhân viên bảo vệ là đủ.
3.9 Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở quán cafe
Trước khi mở quán cafe bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như:
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Những loại thuế phải nộp: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều này tránh được sự bỡ ngỡ cho bạn trong quá trình kinh doanh đồng thời giúp cho quá trình kinh doanh quán cafe được suôn sẻ và đem lại kết quả cao hơn.
Sau khi đã hoàn thành các công việc quan trọng để có được một bản kế hoạch tương đối hoàn chỉnh thì bước cuối cùng bạn cần làm là tiếp thị quản cáp quán cafe của mình.
Điều đầu tiên là phải có một hệ thống để khách hàng có thể nhận diện quán của bạn như: tên quán, logo, biển hiệu, menu, name card, website,… sao cho dễ nhớ là được.
Thời gian đầu khi mới mở quán bạn có thể tận dụng các mối quan hệ thân thiết, các trang mạng xã hội, diễn đàn,….để giới thiệu cho quán.
4. Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe mẫu tham khảo
4.1 Kế hoạch mở quán cafe sách
Tổng quan
Loại hình: Cafe sách, cung cấp dịch vụ cafe, nước giải khát và đọc sách.
Mục tiêu: Tạo môi trường thư giãn thoải mái cho khách hàng, cung cấp nhiều đầu sách, chủng loại phục vụ khách hàng.
Địa điểm: 56 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tài chính dự kiến: 1.247.000.000 VNĐ.
Sản phẩm và dịch vụ
Menu: Cafe các loại, nước dinh dưỡng, trà, kem và fastfood gồm bánh nhẹ ăn kèm.
Quán cung cấp hơn 5000 đầu sách đa dạng về chủng loại.
Nghiên cứu thị trường
Các nhóm khách hàng tại quận Cầu Giấy:
Doanh nhân: Có trên 50 công ty, xí nghiệp.
Học sinh, sinh viên: Có 12 trường đại học, cao đẳng. Đây là đối tượng nhóm khách hàng chính mà Café sách hướng tới.
Công nhân, viên chức: Nhu cầu tương đối thấp.
Đối thủ cạnh tranh: Xung quanh có khá nhiều các quán kinh doanh đồ uống như: Urban Station, Twitter Beans coffee, Ding tea…
Tìm nhà cung cấp
Sách: từ các nhà xuất bản, tìm thêm sách cũ từ các nguồn hiệu sách hoặc mạng internet.
Nguyên liệu: siêu thị metro, các cửa hàng khác.
Cơ cấu tổ chức
Đội ngũ nhân viên: nhân viên phục vụ, pha chế, bảo vệ
Lên kế hoạch phục vụ
4.2 Bảng kế hoạch kinh doanh quán cafe S
Thông tin chung
Loại hình: Quán Cafe truyền thống, phục vụ người dân xung quanh và khách vãng lai, đi công tác, du lịch.
Mục tiêu: Tạo môi trường thư giãn thoải mái cho khách hàng, cung cấp nhiều đầu sách, chủng loại phục vụ khách hàng.
Địa điểm: Thành phố Nha Trang.
Khách hàng mục tiêu: dân công sở và lao động phổ thông gần quán, sinh viên các trường cao đắng y tế Khánh Hòa, sư phạm Nha Trang…
Tài chính
Tài chính dự kiến: 600.000.000 VNĐ.
Đầu tư mua máy móc thiết bị: 95.955.000 VNĐ.
Tăng vốn lưu động, mua nguyên liệu dự trữ: 455.700.000 VNĐ.
Chi phí dự phòng: 48.345.000 VNĐ.
Sản phẩm, dịch vụ
Menu: Cafe, trà các loại, cacao, kem sữa, sinh tố, nước ép… Thức ăn sáng, điểm tâm nhẹ: bánh mì, mì tôm, cơm tấm, pizza…
Tổ chức hoạt động giao lưu cho khách hàng: nhạc sống vào thứ 7 hàng tuần.
Nghiên cứu thị trường
Học sinh sinh viên: sở thích đa dạng, thu nhập thấp thường tìm những quán độc đáo nhưng chi phí phù hợp
Nhân viên văn phòng, công chức: thu nhập trung bình, thời gian hạn hẹp nên thường tìm những quán gần địa chỉ làm việc
Giới văn nghệ sỹ tìm đến những quán có nhiều cảm hứng sáng tạo
Giới doanh nhân: thu nhập cao, cần tìm những nơi sang trọng gặp đối tác.
Đối thủ cạnh tranh: bán kính xung quanh 5km quán, có trên 30 quán cafe lớn nhỏ khác nhau như: cafe Hoa Đồng Nội, Ciao Sea coffee, Mimosa,… với nhiều yếu tố cạnh tranh cao.
Lập kế hoạch nhân sự
Xác định thời gian (khi nào nên thuê hoặc thăng chức nhân viên cụ thể) và dự tính chi phí tương xứng với vòng tuần hoàn ngân sách. (1)
Đặt mục tiêu nhân sự
Xây dựng sơ đồ nhân sự, bao gồm quản lý, tạp vụ, thu ngân, bảo vệ, pha chế…
Hình thức trả lương, thời gian làm việc theo ca
Phân tích tình trạng nhân sự hiện tại như thế nào. So với mục tiêu đang thiếu những gì
Lên giải pháp nhân sự
Lập kế hoạch nhu cầu nhân sự cho 3 năm đầu tiên
Lên lộ trình đào tạo huấn luyện nhân sự
Nếu có dự định mở quán cafe thì hãy lập kế hoạch kinh doanh ngay từ ban đầu, điều này sẽ đảm bảo được công việc kinh doanh của bạn đi đúng hướng đồng thời đem lại được kết quả cao trong quá trình thực hiện.
Đặc biệt việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe rất cần thiết đối với những ai không có nhiều kinh nghiệm vì thế bạn cần đặc biệt chú ý và tìm hiểu thật kỹ về bản kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu quá kinh doanh quán cafe của mình. (2)
8 Bước Để Viết Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe
Khi bạn có ý định mở quán cafe, cho dù đó là quán cafe nhỏ hay lớn thì bước đầu tiên bạn cần phải làm là viết bản kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn ra giấy nếu bạn muốn thành công.
Đây là phần giới thiệu chung về quán cafe của bạn. Bao gồm những thông tin sau đây.
Thông tin quán cafe: Loại hình mà quán cafe muốn theo đuổi là quán cafe dành cho teen, cafe âm nhạc, cafe sách…, quy mô của quán, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ đi kèm, v.v…
Thông tin chủ quán cafe hoặc người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, và dự định của họ cho quán cafe của bạn.
Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở quán cafe, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình quán cafe cạnh tranh như thế nào trong khu vực.
Chỉ tiêu: Quán cafe của bạn sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn.
2. Kế hoạch kinh doanh quán cafe với mô tả chi tiết
Trong phần này, cần có thêm thông tin về số vốn và tỉ lệ phần đóng góp vốn của các thành viên và vai trò của họ trong quán.
Vị trí của quán cafe cũng cần được giới thiệu kỹ cùng với sơ đồ vị trí, thiết kế và thực đơn mẫu.
3. Kế hoạch kinh doanh quán cafe phân tích thị trường
Bao gồm 2 phần là đánh giá thị trường và thị trường mục tiêu
Mức tăng doanh thu dự kiến: dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.
Xu hướng ẩm thực
Đối tượng khách hàng mà quán cafe hướng tới phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của quán, và ngược lại, bạn phải điều chỉnh khẩu vị, giá thành, đồ uống nhằm đáp ứng xu thế của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thì đồ uống của bạn cũng nên điều chỉnh thích hợp với sự quan tâm này.
Khuynh hướng hoạt động
Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất hoặc phát triển các dịch vụ đi kèm với quán như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc theo yêu cầu, đưa đồ uống tận nơi…
Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình như thế nào. Những thông tin bạn cần tìm hiểu bao gồm: thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu v.v…
Quán cafe của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do vậy, việc tìm hiểu về những quán cafe có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vụ, điểm mạnh / yếu của mỗi quán cafe…
kinhdoanhcafe.com
9 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Người Mới Bắt Đầu
CÂU HỎI: Em đang có ý định kinh doanh riêng sau khi tích lũy được một số vốn nhất định, nhưng chưa biết nên bắt đầu như thế nào. Blog có thể hướng dẫn em cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả thật chi tiết được không ạ? Em cảm ơn!
Bạn Bùi Thị Nga, 24 tuổi, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh TRẢ LỜI:
Kế hoạch kinh doanh giống như bản hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết phải làm gì và như thế nào khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất kỳ. Các bước lập kế hoạch kinh doanh được triển khai như sau:
Bước 1: Xây dựng ý tưởng kinh doanh độc đáo
Bước 2: Xây dựng mục tiêu
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
Bước 6: Lập kế hoạch Marketing
Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính
Bước 9: Thực hiện kế hoạch
Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo
Thế nên khi bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh hãy tìm một ý tưởng tiềm năng, ít “đụng hàng” nhất, điều này quyết định tới hơn 50% tỷ lệ thành công của bạn.
Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh
Dĩ nhiên muốn vẽ ra con đường thì bạn phải có điểm đầu và điểm cuối, những mục tiêu và thành quả chính là động lực để bạn cố gắng, là cái đích cho mọi ý tưởng của bạn. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn tạo lập lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và chính xác hơn.
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, thương trường là cuộc chiến khốc liệt giữa hàng trăm kẻ đối đầu khác nhau, muốn vươn lên bạn buộc phải hiểu rõ mọi yếu tố môi trường xung quanh, đây là một bước cực kì quan trọng trong cách lập bảng kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ.
Bạn cần hiểu về thị trường mình nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh. Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!
Hiểu người giờ đến lượt bạn phải hiểu chính mình, lập ra biểu đồ SWOT giúp bạn thống kê lại bản thân mình có thế mạnh gì để cạnh tranh, cần khắc phục và phải vượt qua những gì.
Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch bất khả thi. Ví dụ điểm mạnh của bạn nằm ở nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng chỉ đạt mức trung bình, vậy thì khi lên kế hoạch bán hàng bạn phải tập trung vào chiến lược giá thay vì chất, như vậy mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.
Bạn có một ý tưởng thật sự vĩ đại, có một kế hoạch thật sự to lớn, và liệu bạn có làm được một mình? Không đúng không, bạn cần người cùng chung chí hướng, bạn cần những nhân viên chuyên môn khác nhau.
Lúc này bạn không thể để mọi thứ loạn lên được, bạn cần tạo lập bản kế hoạch kinh doanh trong đó hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa có bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Hãy xác lập mô hình kinh doanh của mình!
Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn, đây cũng là một trong những hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh khôn ngoan nhất!
Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng, nhân viên tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm người, bạn không thể quản lý trực tiếp mỗi người bọn họ được. Nên có một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kĩ năng cho nhân viên.
Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Cần những khoản phí gì, khi nào chi ra, khi nào thì thu vào,… Tất cả các câu hỏi đó nên đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.
Bước 9: Kế hoạch thực hiện
Khi đã lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn, nếu có thay đổi thì phải luôn dự trù để mọi thứ không rối tung lên.
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Bước Để Lập Một Kế Hoạch Kinh Doanh Hoàn Hảo trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!