Bạn đang xem bài viết 4 Bước Khởi Kiện Để Thay Đổi Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi của khách hàng:
Chào luật sư.
Tôi và anh ly hôn đã được một năm, khi ly hôn tòa quyết định chồng tôi được nuôi con. Tuy nhiên hiện tại chồng cũ của tôi gặp nhiều khó khăn về kinh tế, không đáp ứng được điều kiện nuôi con. Vậy tôi có thể khởi kiện để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn có được không. Thủ tục và thời gian giải quyết như thế nào.
Hi vọng sớm nhận được sự tư vấn từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Luật Thái An trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật sau:
Luật Hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13
Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình
Bộ luật tố tụng dân sự 92/2023/QH13
2. Có thể thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn không?
Cha mẹ có nghĩa vụ và qyuền ngang nhau đối với việc chăm sóc và nuôi con, đảm bảo con được phát triển tốt, quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Sau ly hôn, việc chăm sóc nuôi dưỡng con không thay đổi. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho con, pháp luật đã dự liệu, đưa ra cách giải quyết việc nuôi con sau khi ly hôn. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, các trường hợp được thay đổi người trực tiếp nuôi con có quy định:
– Khi có yêu cầu của cha, mẹ, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều này thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
– Khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải được xem xét đến nguyện vọng của con.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện giành quyền nuôi con trong trường hợp này.
Trên cơ sở quy định pháp luật trên, khi xét thấy việc chồng bạn không đủ điều kiện kinh tế để nuôi con thì bạn có thể liên hệ với chồng bạn để bàn bạc thoả thuận về việc bạn muốn là người trực tiếp nuôi con. Nếu như chồng bạn không đồng ý, hai người không thể đi đến thoả thuận chung thì bạn có thể nộp đơn thay đổi quyền nuôi con kèm theo các chứng cứ chứng minh những khó khăn về kinh tế, không thể đảm bảo nuôi dưỡng chăm sóc con tốt của chồng bạn.
3. Thủ tục khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
a. Nộp đơn thay đổi quyền nuôi con ở đâu ?
Căn cứ các quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2023, để tiến hành thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con, bạn cần phải gửi đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi cư trú của chồng bạn.
b. Các bước khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Việc nộp đơn khởi kiện tại tòa án thực hiện theo thủ tục sau:
Bước 1: Nộp đơn thay đổi quyền nuôi con
Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
Đơn thay đổi quyền nuôi con
Quyết định, bản án ly hôn
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu
Giấy khai sinh của con
Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con
Các giấy tờ trên (ngoài đơn khởi kiện) đều là bản sao có công chứng hoặc chứng thực.
Bước 2: Tòa ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Thụ lý vụ án
Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
4. Thời gian giải quyết vụ việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
5. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình của Luật Thái An
Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình là một lựa chọn khôn ngoan bởi luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ lợi ích hợp pháp một cách tối đa khi. Nếu bạn muốn khởi kiện để thay đổi quyền nuôi con thì hãy tham khảo dịch vụ của chúng tôi trình bầy trong bài viết Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.
HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ
Tác giả bài viết: Luật sư Đàm Thị Lộc
Thủ Tục Thay Đổi Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập, tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận. Cha mẹ làm gương tốt cho con về mọi mặt, Cha mẹ có nghĩa vụ phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
Sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Khi ly hôn, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con và Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này. Nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
+ Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai.
+ Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn trước tiên phải là TRÁCH NHIỆM và NGHĨA VỤ của cha mẹ chứ không phải là QUYỀN. Đặc biệt trong trường hợp nếu vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con thì Tòa án sẽ cân nhắc việc ai sẽ có các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn và phải xem xét dựa trên quyền lợi mọi mặt của con để QUYẾT ĐỊNH giao cho bố hoặc mẹ được trực tiếp nuôi dưỡng.
Trong thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con, cha mẹ có quyền thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng và đề nghị Tòa án ghi nhận sự thay đổi đó.
Nếu cha mẹ không thỏa thuận được việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, thì có quyền đề nghị Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trong một số trường hợp đặc biệt khi người trực tiếp nuôi dưỡng có các hành vi ngược đãi, bạo hành con…, để bảo vệ kịp thời tính mạng, sức khỏe cũng như quyền lợi chính đáng của con thì Người thân thích, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng
Khi nhận được yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để đánh giá, xem xét yêu cầu thay đổi trong đó xét đến quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn
Trường hợp cha mẹ thỏa thuận thống nhất việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì cha mẹ gửi đến Tòa án
Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con
Trích lục Bản án hoặc Quyết định ly hôn
Giấy khai sinh của con
CMND và sổ hộ khẩu của cha, mẹ
Bản thỏa thuận của cha mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được: Bên mong muốn thay đổi gửi đến tòa án bộ hồ sơ bao gồm:
Đơn khởi kiện về việc thay đổi quyền nuôi con
Trích lục bản án hoặc Quyết định ly hôn
Giấy khai sinh của con
CMND và sổ hộ khẩu của cha, mẹ
Tài liệu chứng cứ chứng minh về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng như (Nơi ở, sinh hoạt học tập, khám chữa bệnh …;
Các tài liệu chứng cứ chứng minh về việc người trực tiếp nuôi con đã không còn các điều kiện nuôi con hoặc chứng cứ chứng minh người trực tiếp nuôi dưỡng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc giáo dục con, bạo hành, ngược đãi con..
Mọi chi tiết xin liên hệ: 0904 152 023 – 0865.28.58.28 hoặc
Sau Ly Hôn Có Được Yêu Cầu Thay Đổi Quyền Nuôi Con Không?
Vợ chồng nên thỏa thuận với nhau về vấn đề thay đổi quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì gửi đơn lên tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Để được tư vấn cụ thể, quý khách vui lòng gọi tới Tổng đài 19006198.
Hỏi: Vợ chồng tôi đồng thuận ly hôn, vợ tôi có quyền nuôi con sau ly hôn, chúng tôi đã thỏa thuận tôi sẽ được phép gặp con hàng tháng 1 lần vào ngày chủ nhật cuối tháng. Tuy nhiên, khi vợ tôi có gia đình mới, cô ấy không cho phép tôi được gặp con nữa, vậy tôi có thể thay đổi quyền nuôi con để trở thành người trực tiếp nuôi con không? (Nguyễn Mạnh Cường – Hải Phòng)
Thỏa thuận của anh chị được ghi nhận trong quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn của Tòa án. Đầu tiên anh có thể đề nghị cơ quan thi hành án yêu cầu vợ anh phải thực hiện theo đúng thỏa thuận, nếu vợ anh tiếp tục làm khó để anh không thể gặp con thì anh có thể thực hiện các thủ tục về thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
c) Cơ quan quản lý về trẻ em
Vì vậy, đầu tiên, anh chị nên thỏa thuận với nhau về vấn đề thay đổi quyền nuôi con. Nếu anh chị thỏa thuận được thì gửi đơn lên tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, anh có thể khởi kiện lên tòa án để được giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo các quy định của tố tụng dân sự.
– Đơn khởi kiện theo mẫu;
– Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về viêc ly hôn;
– Giấy khai sinh của con;
– Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
– Các tài liệu, giấy tờ, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ.
Mẫu đơn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận /huyện
Tên tôi là:…………………………………………………………………………………….. Sinh năm: …………………..
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………………………..
Tạm trú:……………………………………………………………………………………………………………………… Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………………………………..
Tại bản án, quyết định:……………………………………………………………………………………………………….
tại:………………………………………………………………………………………………. ngày…..tháng…..năm…….
của Tòa án nhân dân…………………………………………………………………………………………………………..
Về phần con chung:……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………hiện con chung đang ở với anh (chị)……………………………………………………………………………………
là…………………………………………………………………………………………………………. trực tiếp nuôi dưỡng
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………… ……………………..
Tạm trú:……………………………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………… ……………………..
Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:………………………………………………………………. ……………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:……………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Hà Nội, ngày……..tháng……..năm 20…..
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Mẫu Đề Nghị Thay Đổi Người Nuôi Con Sau Ly Hôn
Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng hoặc Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng thực tế của cha mẹ và quyền, lợi ích chính đáng của con mà sẽ quyết định ai có quyền trực tiếp, ai có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực thì dựa trên cơ sở lợi ích của con thì Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi đó, người yêu cầu thay đổi sẽ viết đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi còn sau khi ly hôn. Để giúp cho người có yêu cầu thay đổi thực hiện được thủ tục thay đổi một cách dễ dàng với cơ quan nhà nước thì sau đây, chúng tôi xin được cung cấp mẫu đơn đề nghị thay đổi người trực nuôi con sau ly hôn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện)…………………. Tên tôi là: ………………………………………………… Sinh năm: …………………………. Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………….. Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………… Nơi tạm trú: …………………………………………………………………………………………………. Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………………………… Tại bản án, quyết định: ………………………………………………………………………….. Tại: …………………………………………………………….. ngày …. tháng ….. năm …….. của Tòa án nhân dân……………………………………………………………………………………… Về phần con chung: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………. Hiện con chung đang ở với anh (chị)………………………………………………….là người trực tiếp nuôi dưỡng. Nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………… Nơi tạm trú:………………………………………………………………………………………………….. Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………. Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:…………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………. Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:…………………………………………………………………………………………………………………
…………, ngày … tháng … năm …..
Người viết đơn:
(ký và ghi rõ họ tên)
Khi viết đơn, người viết cần chú ý những điểm sau:
Về phần con chung
Cần ghi rõ các thông tin về con như: họ tên, tuổi, ngày thàng năm sinh…..
Về hoàn cảnh của người viết đơn.
Cần nêu được lý do muốn yêu cầu thay đổi người nuôi con và hoàn cảnh cuộc sống hiện tại để có thể chăm lo tốt nhất cho con. Ngoài ra, kèm theo Đơn đề nghị thay đồi người trực tiếp nuôi con này thì còn cần các giấy tờ sau; Bản sao hợp lệ Hộ khẩu, chứng minh thư nhân dan và Giấy khai sinh cho con; Bản án (Quyết định) của Tòa án; Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang trực tiếp sinh sống.
Rate this post
Quyền Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn (Điều 81)
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 82)
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 83)
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn (Điều 84)
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên (Điều 85)
Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
– Phá tán tài sản của con;
– Có lối sống đồi trụy;
– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Thủ Tục Ly Hôn Và Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn
Thủ tục giải quyết ly hôn như thế nào và ai có quyền nuôi con 2 tuổi sau ly hôn?
Câu hỏi: Hiện tại em đang bầu lăm tháng nhưng do mẫu thuẫn vợ chồng không thể hoà giải được. Chồng em lại công khai ngoại tình và đưa gái về nhà gia đình chồng cũng chấp nhận. Em giờ không có công ăn việc làm, chồng và gia đình chồng thì bỏ mặc không quan tâm chăm sóc. Em muốn ly hôn thì phải làm những thủ tục gì? Em có một cháu lớn được 2 tuổi. Em có được quyền nuôi cháu không?
Bộ luật Tố tụng Dân sự do Quốc hội ban hành ngày 08/12/2023;
Luật Hôn nhân và gia đình do Quốc hội ban hành ngày 19/06/2023.
Tư vấn của luật sưVề quyền yêu cầu và thẩm quyền giải quyết ly hôn. Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cơ quan Tòa án có thẩm quyền giải quyết được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự là Tòa án cấp huyện, nơi một trong các bên thuận tình ly hôn.
Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án cấp huyện, nơi vợ hoặc chồng đang sinh sống giải quyết yêu cầu ly hôn.
Về hồ sơ yêu cầu giải quyết ly hôn. Căn cứ Điều 362 Bộ luật Tố tụng Dân sự và Điều 6 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ban hành ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hồ sơ yêu cầu bạn cần phải chuẩn bị bao gồm:
Đơn yêu cầu (theo mẫu);
Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
Giấy khai sinh của con (bản sao, chứng thực);
Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (bản sao, chứng thực);
Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân (bản sao, chứng thực); – Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có).
Về trình tự và thủ tục giải quyết ly hôn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện. Sau thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu chứng cứ kèm theo, bạn nhận kết quả thụ lý của Tòa án về yêu cầu của mình. Nếu đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo được thụ lý, bạn tiến hành nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí. Cuối cùng, bạn phải tham gia phiên họp theo Giấy triệu tập của Tòa án.
Về án phí ly hôn. Nếu không có tranh chấp về tài sản, án phí sơ thẩm là 300.000 đồng.
Theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình, quyền nuôi con sau ly hôn nếu con dưới 36 tháng tuổi thuộc về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo thông tin bạn cung cấp, con bạn được 2 tuổi, tức 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về bạn nếu bạn có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc về bạn. Người chồng sau ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn theo quy định pháp luật.
CÔNG TY LUẬT THÁI AN, Đối tác pháp lý tin cậy!
Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Bước Khởi Kiện Để Thay Đổi Quyền Nuôi Con Sau Ly Hôn trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!