Bạn đang xem bài viết 6 Bước Trong Trình Tự, Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp Là Gì ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp
Tôi tên là Hoàng Anh Tuấn, 35 tuổi, hiện đang cư trú tại Thái Nguyên. Tôi có một thắc mắc về vấn đề trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mong được luật sư giải đáp. Cụ thể:
Tôi hiện đang sở hữu một công ty TNHH kinh doanh trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Do đại dịch covid 19 công ty tôi hiện đang gặp khó khăn về tài chính, có rất nhiều khoản nợ lớn và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đó. Tôi muốn hỏi luật sư về trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với công ty chúng tôi.
Luật Thái An trả lời:
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý điều chỉnh trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp là các văn bản pháp luật sau đây:
Theo quy định tại Luật Phá sản 2014, phá sản doanh nghiệp là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Như vậy, điều kiện để phá sản doanh nghiệp là:
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng, tính từ ngày đến hạn phải thanh toán.
Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán xảy ra khi:
Doanh nghiệp không có tài sản để thanh toán các khoản nợ
Doanh nghiệp có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Trình tự thủ tục phá sản của doanh nghiệp được Luật phá sản 2014 quy định tuần tự theo 6 bước cơ bản sau:
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án thụ lý và xem xét đơn yêu cầu phá sản
Mở thủ tục phá sản
Hội nghị chủ nợ
Phục hồi doanh nghiệp
Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và thi hành quyết định.
a. Bước 1 trong thủ tục phá sản: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Để bắt đầu thủ tục phá sản doanh nghiệp, các chủ thể có quyền, nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kèm theo các tài kiệu, chứng cứ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Để tìm hiểu về các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn bạn hãy tham khảo bài viết Ai có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường bưu điện đến trụ sở của Tòa án nhân dân có thẩm quyền
b. Bước 2 trong thủ tục phá sản: Tòa án thụ lý và xem xét đơn yêu cầu phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu phá sản, Tòa án sẽ xem xét và có 4 phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: Nếu vụ việc phá sản không thuộc thẩm quyền thì Tòa án sẽ chuyển đơn yêu cầu cho Toàn án có thẩm quyền.
Phương án 2: Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các thông tin, nội dung thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn và yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Phương án 3: Nếu người nộp đơn không được phép nộp đơn hoặc không thực hiện sửa đổi đơn khi có yêu cầu hoặc người nộp đơn rút đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu.
Phương án 4: Nếu đơn yêu cầu hợp lệ, Thẩm phán sẽ thông báo cho người nộp đơn về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản (Trừ khi người nộp đơn là người lao động, công đoàn hoặc doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp phí)
c. Bước 3 trong thủ tục phá sản: Mở thủ tục phá sản
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ khi doanh nghiệp được Tòa án giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn)
Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, trong vòng 3 ngày Thẩm phán phải chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Sau khi quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành hoạt động của doanh nghiệp sẽ được giám sát, tài sản của doanh nghiệp sẽ được kiểm kê. Doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi che giấu hoặc tẩu tán tài sản.
d. Bước 4 trong thủ tục phá sản: Triệu tập hội nghị chủ nợ
Thẩm phán sẽ triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc lập danh sách chủ nợ
Hội nghị chủ nợ sẽ được tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ≥51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng điều kiện thì Thẩm phán sẽ hoãn hội nghị và tổ chức lại trong vòng 30 ngày sau.
Hội nghị chủ nợ được tổ chức có quyền đưa ra các kết luận theo 3 hường giải quyết sau:
Đề nghị Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Đề nghị áp dụng những biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đề nghị Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản
đ. Bước 5 trong thủ tục phá sản: Phục hồi doanh nghiệp
Nếu hội nghị chủ nợ ra quyết định áp dụng các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì trong vòng 30 ngày từ ngày ra quyết định đó, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ để xem xét và cho ý kiến.
Thẩm phán sẽ tổng hợp ý kiến về phương án phục hồi của các bên và đưa ra hội nghị chủ nợ để xem xét và thông qua.
e. Bước 6 trong thủ tục phá sản: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và thực hiện quyết định đó
Nếu doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ bị thanh lý và phân chia cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản
4. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An
Trong bối cảnh kinh doanh sôi động và đầy cạnh tranh khá nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chủ nợ yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Khi gặp các trường hợp này doanh nghiệp cần nắm bắt được các công việc cần làm hoặc liên hệ với Công ty Luật Thái An để được hỗ trợ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lưu ý
Bài viết trên được các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Thái An – Đoàn Luật sư TP Hà Nội thực hiện phục vụ với mục đích phố biến kiến thức pháp luật cho cộng đồng hoặc nghiên cứu khoa học, không có mục đích thương mại.
Bài viết căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm Bạn đọc bài viết này, rất có thể các quy định pháp luật đã bị sửa đổi hoặc thay thế.
Tác giả bài viết:
Luật sư Lê Văn Thiên
Thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội
Cử nhân Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000)
Thẻ Luật sư số 1395/LS cấp (tháng 8/2010)
Lĩnh vực hành nghề: Hôn nhân gia đình, Tố tụng, Dân sự
Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Điều này là do quy đinh pháp luật và trình tự thủ tục tại các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, người lao động. Chính vì thế, Luật An Viên (ANVLaw) sẽ hỗ trợ và tư vấn cho Quý khách hàng trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Căn cứ vào Điều 5, Luật Phá sản 2014 thì Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:
a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;
c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;
d) Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
– Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chương II, Luật Phá sản 2014): chủ nợ, người lao động, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông Công ty cổ phần, thành viên Công ty hợp danh;
– Tất cả các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 30 của Luật Phá sản 2014;
– Đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khác nhau sẽ có nội dung đơn và hồ sơ, các tài liệu chứng cứ đi kèm khác nhau, được quy định cụ thể tại Chương II, Luật Phá sản 2014.
Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;
c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn
1. Tòa án nhân dân xử lý đơn theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật này có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chuyển đơn thì người nộp đơn hoặc Tòa án nhân dân được chuyển đơn có quyền đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét lại việc chuyển đơn.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn biết để sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Tòa án nhân dân ấn định, nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp đơn nhận được thông báo; trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;
c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;
đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
– Thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản;
– Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Toà án và xác định giá trị các tài sản đó;
– Việc kiểm kê tài sản đặt dưới sự quản lý, giám sát của tổ quản lý, thanh lý tài sản;
– Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
– Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán ra quyết định thành lập và chủ trì hội nghị;
– Việc tổ chức Hội nghị chủ nợ trước hết là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết một cách bình đẳng lợi ích kinh tế của các chủ nợ của doanh nghiệp;
– Hội nghị chủ nợ chỉ hợp lệ khi có sự tham gia của quá nửa số chủ nợ đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm tham gia;
– Nội dung của Hội nghị chủ nợ chủ yếu bàn và giải quyết về 2 vấn đề chính:
Xem xét thông qua phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
– Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
– Nếu doanh nghiệp không thể phục hồi sẽ tiến hành thủ tục thanh lý tài sản;
– Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh thì Thẩm phán sẽ không ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp và sẽ tiến hành luôn thủ tục thanh lý tài sản.
– Chủ thể thực hiện việc xử lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục phá sản là Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:
Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm Tổ trưởng;
Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp;
Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét, quyết định.
– Các bước tiến hành thủ tục thanh lý tài sản được quy định từ Điều 78 đến Điều 85, Luật Phá sản 2004.
– Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Công ty Luật An Viên (ANVLaw) với đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn về hồ sơ và thủ tục phá sản doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Luật An Viên (ANVLaw), Chúng tôi tư vấn và cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ tậm tâm và hiệu quả nhất
Các dịch vụ Luật An Viên (ANVLaw) cung cấp đến khách hàng:
1. Tư vấn lập phương án phá sản;
2. Tư vấn trình tự và thủ tục phá sản doanh nghiệp;
3. Đại diện theo ủy quyền nộp Đơn yêu cầu phá sản;
5. Tư vấn trình tự khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
6. Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp.
Hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH An Viên (ANVLaw) Quý khách sẽ được tư vấn và cung cấp các dịch vụ tư vấn luật tận tâm và tốt nhất!
Hotline: Email: 0946 311 881 [email protected] Văn phòng Hà Nội: Phòng 1301 Nhà B11B Khu đô thị Nam Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội Tel: (04) 628 10070 – Fax: (04) 628 10070Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 20 đường Tô Hiến Thành, Phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Hotline: 0946 311 881
Website: chúng tôi – chúng tôi
Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp Giá Rẻ
1. Những người có quyền nộp đơn:
Chủ nợ
Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Các cổ đông công ty cổ phần
Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
2. Những người có nghĩa vụ nộp đơn:Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
3. Hồ sơ tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp a. Người nộp đơn là chủ nợ:Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn;
Tên, địa chỉ của ngời làm đơn;
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đợc doanh nghiệp thanh toán;
Quá trình đòi nợ;
Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
b. Người nộp đơn là người lao động:– Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn;
Tên, địa chỉ của ngừơi làm đơn;
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp không trả được cho người lao động;
Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
c. Người nộp đơn là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:– Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn;
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp;
Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.
– Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
d. Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước:– Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
e. Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần:– Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
f. Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh:– Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đợc thực hiện như mục
Liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN BRAVOĐịa chỉ: P1707, Tòa nhà 17T9 Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa-Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà NộiHotline: 1900 6296Email: [email protected]
Bạn đang xem Thủ tục phá sản doanh nghiệp giá rẻ hoặc Thu tuc pha san doanh nghiep gia re trong Giải thể doanh nghiệp
Tư Vấn Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện:
Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
Hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn là hiện tượng nhất thời mà rất trầm trọng thuộc về bản chất và không thể khắc phục được.
Những người có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản:
Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Các cổ đông công ty cổ phần
Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn;
Tên, địa chỉ của người làm đơn;
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản;
Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
đ) Quá trình đòi nợ;
Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp cần những gì:1. Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;
2. Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
Danh sách những ngươì mắc nợ của doanh nghiệp trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.
Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục phá sản doanh nghiệp, thành lập công ty , thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi: 1900 62 80
Các Bước Lập Lịch Trình Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp
Lập lịch trình sản xuất là biện pháp làm cho quá trình sản xuất của bạn chảy với hiệu quả tối đa. Nó đảm bảo các đơn đặt hàng của bạn được thực hiện theo cách hiệu quả nhất, không bị gián đoạn hoặc chậm trễ.
Lịch trình sản xuất là toàn bộ các hoạt động điều phối, phân giao công việc cho từng bộ phận, cá nhân theo thứ tự công việc ưu tiên nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ dựa trên khả năng hiện có của nhà máy. Việc lập lịch trình sản xuất sẽ do Quản lý sản xuất, Quản đốc hoặc Trưởng ca lập nên tùy vào mô hình tổ chức nhân sự của từng nhà máy, doanh nghiệp sản xuất.
Mục đích của việc lập lịch trình sản xuất
Thiết lập khung thời gian thực hiện công việc của nhà máy.
Tối thiểu hóa khung thời gian thực hiện một đơn hàng sản xuất.
Tối thiểu hóa khối lượng sản xuất sản phẩm dở dang của doanh nghiệp
Nâng cao hệ số sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất.
Dựa trên các thông tin đầu vào là số liệu dự báo, dự trữ đầu kỳ, đơn đặt hàng của khách, người phụ trách sẽ tiến hành lập lịch trình sản xuất. Kết quả của quá trình này sẽ giúp người quản lý hệ thống được kế hoạch sản xuất, thời điểm sản xuất – khối lượng sản phẩm và đảm bảo có đủ hàng dự trữ sẵn sàng bán theo nhu cầu của thị trường.
Một lịch trình sản xuất sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu sản phẩm đồng thời giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất bằng cách cải thiện quy trình sản xuất, giảm thời gian chờ đợi giữa các hoạt động và tối ưu hóa việc sử dụng nhà máy, thiết bị và hàng tồn kho. Để thực hiện điều này, bạn phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất của mình với chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh và hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất bằng cách phối hợp với các bộ phận khác, chẳng hạn như mua sắm, tài chính và tiếp thị.
Bước 1: Lập danh sách các công việc cần làm trong ngày, tuần hoặc tháng, nămĐây là bước đầu tiên quyết định sự thành công hay thất bại của một bản kế hoạch sản xuất. Việc lên danh sách các công việc cần làm sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về số lượng cũng như trình tự thời gian thực hiện các công việc. Các công việc càng ghi được đầy đủ, rõ ràng bao nhiêu thì sự chủ động trong việc thực hiện sau này càng dễ dàng bấy nhiêu.
Sau khi lên danh sách các công việc, bạn cũng cần phải thiết lập các mục tiêu phù hợp với các công việc. Mục tiêu này có thể là thời gian hay kết quả mong muốn đạt được. Bạn lưu ý rằng, để mục tiêu phù hợp, thì cần phải bám sát với mong muốn và khả năng của công ty. Nếu đặt mục tiêu quá cao khi bạn chẳng thể đạt được, ít nhiều sẽ làm giảm tiến độ kế hoạch thực hiện các công việc khác.
Bước 3: Ưu tiên sắp xếp thứ tự các công việcVới bước này, bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đã liệt kê ở trên theo thứ tự cấp bách, quan trọng hoặc theo trình tự thời gian, đối tượng tiến hành. Việc sắp xếp này sẽ làm cho bạn loại bỏ những công việc không phù hợp, tiết kiệm thời gian và các nguồn lực khác mà vẫn đạt được các mục tiêu đã đề ra cho công ty.
Bước 4: Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạchVới những đơn hàng gấp, đơn hàng ưu tiên cần sắp xếp kế hoạch cho phù hợp
Bước 5: Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạchĐể biết bản thân đã làm được đến đâu và được bao nhiêu phần trăm của mục tiêu, hay xem xét liệu có hoàn thành được mục tiêu của công ty đúng hạn hay không, bạn cần phải liên tục theo dõi, kiểm tra và chiếu giữa mục tiêu và thành quả của mình.
Đơn giản hóa việc lập lịch trình sản xuất với phần mềm 3S ERPỨng dụng phần mềm 3S ERP sẽ giúp doanh nghiệp:
Lập kế hoạch sản xuất nhanh chóng, chính xác
Ngăn chặn thời gian chết
Giảm thiểu chi phí vận chuyển và lưu kho;
Xác định sự thiếu hiệu quả có thể dẫn đến tắc nghẽn sản xuất
Đăng ký nhận tư vấn về giải pháp ERP
Phá Sản Doanh Nghiệp Theo Thủ Tục Rút Gọn
Trường hợp Tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau thì Tòa án thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Theo quy định tại khoản Điều 105 Luật Phá sản 2014, Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
Trường hợp 2: Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.
Khác với trình tự thủ tục phá sản bình thường, phá sản theo thủ tục rút gọn được Tòa án tuyên bố nhanh, vào thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Tòa án xét thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, và thanh toán chi phí phá sản.
Về thủ tục: Bước 1: Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và xem xét tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp đơn yêu cầu theo đúng quy định pháp luật.
Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi có đủ điều kiện thụ ký đơn theo Điều 39 Luật Phá sản 2014.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân xem xét doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thuộc một trong hai trường hợp giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không. Trường hợp Tòa án xét thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thuộc một trong các trường hợp trên thì Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Bước 2: Tòa án tuyên bố daonh nghiệp phá sản
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn cho người tham gia thủ tục phá sản biết, Tòa án xem xét và tuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.
Lưu ý: Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo trường hợp 2 ở trên, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không được hoàn lại lệ phí phá sản và tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp.
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Bước Trong Trình Tự, Thủ Tục Phá Sản Doanh Nghiệp Là Gì ? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!