Xu Hướng 9/2023 # 8 Bước Lập Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Café # Top 9 Xem Nhiều | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 8 Bước Lập Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Café # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 8 Bước Lập Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Café được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mẫu kế hoạch kinh doanh quán café phải làm như thế nào để định hướng đúng mục tiêu, giúp cho kinh doanh được thuận lợi. Với những quán café kinh doanh nhỏ lẻ, chưa thể có sự hỗ trợ phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, thì cần biết cách lập kế hoạch chỉn chu.

Bước 1 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Giới thiệu chung

Các thông tin cần ghi chi tiết trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café là:

Loại hình quán café (café dành cho teen, âm nhạc, thú nuôi, café sách,…).

Quy mô về quán café: Phong cách, cách thiết kế và các dịch vụ quán café.

Thông tin về chủ quán café: Kinh nghiệm làm việc, và dự định của họ cho quán cafe của bạn.

Định hướng kinh doanh quán café: Mục tiêu quán café, đối tượng khách hàng được phục vụ cho quán café, hình thức cạnh tranh với đối thủ trong địa phương lân cận.

Chỉ tiêu doanh số và khách hàng cho quán café: Đạt được doanh thu 1 tháng bao nhiêu, bao lâu hồi vốn kinh doanh, số lượng khách hàng bao nhiêu, ….

Bước 2 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Mô tả chi tiết kinh doanh

Đây là phần ghi chú các thông số trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café sau:

Số vốn, tỉ lệ đóng góp vốn của thành viên (nếu có) và các vai trò khác.

Vị trí của quán café, không gian quán café, thiết kế quán café.

Các thực đơn mẫu cho quán café.

Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh (nếu có).

Bước 3 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Phân tích thị trường quán café

Đưa vào các thống kê và đánh giá thị trường, đối thủ mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café thì đây là định hướng cho quán café để khởi đầu khi lập quán.

Đánh giá thị trường kinh doanh

Mục tiêu tăng doanh số: Đặt ra mục tiêu tăng doanh số dựa trên mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng và tình hình kinh tế, cùng với số liệu dự kiến theo tháng, quý và năm tiếp theo.

Xu hướng ẩm thực: Đối tượng khách hàng kinh doanh cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phong cách quán café. Bạn phải tham khảo các khách hàng trong quán, điều chỉnh các giá thành và thực đơn để đáp ứng khách hàng mục tiêu.

Chiến lược hoạt động: đánh giá và đưa ra các dịch vụ kèm theo để nâng cao doanh số kinh doanh. Từ đó bạn có thể lập kế hoạch ngân sách đầu tư để phát triển các dịch vụ như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc theo yêu cầu, đưa đồ uống tận nơi…

Thị trường mục tiêu kinh doanh

Đây là mục tiêu quan trọng của mẫu kế hoạch kinh doanh quán café để bạn nắm chắc mục tiêu của bạn.

Thông tin nào bạn cần tìm hiểu: thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu v.v…

Đối thủ cạnh tranh kinh doanh: việc tìm hiểu về những quán cafe có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vu, điểm mạnh / yếu của mỗi quán cafe…

Bước 4 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Tạo chiến lược Marketing

Ghi nhớ là bạn cần phải trình bày các biện pháp Marketing tiếp cận với khách hàng, để giới thiệu và thu hút khách tới quán. Bạn nên đưa vào các mục tiêu, thời gian, thời hạn và tính khả thi trong chiến lược Marketing.

Bước 5 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Quản lý điều hành kinh doanh

Đây là phần đưa ra phương châm điều hành và chính sách quản lý quán café trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café.

Các chính sách quản lý điều hành: quy định quán café (quản lý và điều hành), quy trình kinh doanh và mô hình hệ thống kinh doanh được áp dụng khi kinh doanh quán café. Tất cả nên đưa vào phần mềm lập kế hoạch kinh doanh (nếu có).

Mô hình nhân viên: số lượng nhân viên, cách thức đào tạo, mức lương ở các vị trí và cả các chính sách khen thưởng và kỷ luật.

Lịch trình làm việc: thời gian biểu làm việc, mô tả công việc ở từng vị trí và thời gian làm việc. Bạn cần phải nêu rõ ràng chi tiết và trách nhiệm nhân viên ở từng vị trí một. Bạn cần phải có các bảng biểu hệ thống báo cáo, các thống kê kiểm soát hàng hóa. Đồng thời việc hợp tác giữa các bộ phận (quản lý, bar, phục vụ,…) cũng cần phải nêu ra để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm.

Nhà cung cấp hàng hóa: Thông tin về nhà cung cấp chính và phụ cung cấp nguyên vật liệu cho quán.

Hệ thống quản lý chi phí kinh doanh: Cụ thể là hệ thống POS, hệ thống kiểm soát ra vào và chấm công, lịch làm việc, phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, kiểm kê hàng hóa, tiền mặt, mua hàng, hệ thống an ninh…

Bước 6 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Phân tích đầu tư kinh doanh

Hãy phân tích nguồn đầu tư kinh doanh quán café. Bạn cũng cần đầu tư kinh doanh quán café với tỷ lệ góp vốn như thế nào, phân chia lợi nhuận ra sao. Vấn đề tiếp theo là bạn cần phải tìm hiểu và đưa ra được vấn đề sinh lợi nhuận sau khi đầu tư có hay không, được bao nhiều phần trăm.

Bước 7 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Mở rộng kế hoạch kinh doanh

Một khi kinh doanh quán café đang phát triển thuận lợi, bạn sẽ nghĩ tới việc mở rộng hệ thống kinh doanh của mình. Bạn sẽ cần phải đưa ra được các hướng phát triển thị trường kinh doanh sắp tới.

Và khi quán café đang thua lỗ, bạn không thể đạt được lợi nhuận như mong muốn, đồng thời bạn cần phải đưa ra các phương án dự phòng để tránh việc kinh doanh thua lỗ.

Bước 8 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Hoạch toán tài chính

Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận.

Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong những năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận, điểm hòa vốn dự kiến…

8 Bước Để Viết Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe

Khi bạn có ý định mở quán cafe, cho dù đó là quán cafe nhỏ hay lớn thì bước đầu tiên bạn cần phải làm là viết bản kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn ra giấy nếu bạn muốn thành công.

Đây là phần giới thiệu chung về quán cafe của bạn. Bao gồm những thông tin sau đây.

Thông tin quán cafe: Loại hình mà quán cafe muốn theo đuổi là quán cafe dành cho teen, cafe âm nhạc, cafe sách…, quy mô của quán, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ đi kèm, v.v…

Thông tin chủ quán cafe hoặc người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, và dự định của họ cho quán cafe của bạn.

Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở quán cafe, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình quán cafe cạnh tranh như thế nào trong khu vực.

Chỉ tiêu: Quán cafe của bạn sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn.

2. Kế hoạch kinh doanh quán cafe với mô tả chi tiết

Trong phần này, cần có thêm thông tin về số vốn và tỉ lệ phần đóng góp vốn của các thành viên và vai trò của họ trong quán.

Vị trí của quán cafe cũng cần được giới thiệu kỹ cùng với sơ đồ vị trí, thiết kế và thực đơn mẫu.

3. Kế hoạch kinh doanh quán cafe phân tích thị trường

Bao gồm 2 phần là đánh giá thị trường và thị trường mục tiêu

Mức tăng doanh thu dự kiến: dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.

Xu hướng ẩm thực

Đối tượng khách hàng mà quán cafe hướng tới phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của quán, và ngược lại, bạn phải điều chỉnh khẩu vị, giá thành, đồ uống nhằm đáp ứng xu thế của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thì đồ uống của bạn cũng nên điều chỉnh thích hợp với sự quan tâm này.

Khuynh hướng hoạt động

Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất hoặc phát triển các dịch vụ đi kèm với quán như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc theo yêu cầu, đưa đồ uống tận nơi…

Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình như thế nào. Những thông tin bạn cần tìm hiểu bao gồm: thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu v.v…

Quán cafe của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do vậy, việc tìm hiểu về những quán cafe có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vụ, điểm mạnh / yếu của mỗi quán cafe…

kinhdoanhcafe.com

Các Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cà Phê

Bản kế hoạch mở quán cafe – Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe từng bước

Lĩnh vực kinh doanh đồ uống đặc biệt là kinh doanh quán cafe đem lại khá nhiều lợi nhuận chính vì thế mà hiện nay rất nhiều bạn trẻ đã lập nghiệp dựa trên lĩnh vực kinh doanh này. 

1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh cafe

Mở quán cà phê cần đầu tư lớn cả về thời gian và tiền bạc. Điều cần thiết là bạn phải dành thời gian để nghiên cứu thị trường kinh doanh để có được quán cà phê thành công. 

Việc nghiên cứu thị trường của những người đi trước sẽ giúp việc kinh doanh cà phê được tốt hơn đồng thời học hỏi kinh nghiệm của họ; tìm ra những gì hiệu quả và những gì không.

Tìm hiểu về cơ sở khách hàng của bạn. Họ sẽ là ai? Nhu cầu của họ là gì? Thời gian nào trong ngày sẽ bận rộn nhất? Hiểu rõ khách hàng của bạn sẽ hỗ trợ lập kế hoạch, tạo menu và có một kế hoạch kinh doanh cho quán cà phê hoàn hảo của chính mình. 

2. Tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu

Một trong số những điều không thể thiếu trong bản kế hoạch kinh doanh của quán cafe chính là tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu của quán. 

Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn có những kế hoạch lớn và đã có sẵn hình ảnh về quán cà phê của bạn đang hoạt động. Viết ra những gì bạn muốn đạt được với quán cà phê của mình và phong cách quán cafe mà bạn muốn tạo ra. 

Bắt đầu thu thập ảnh, menu và ý tưởng thiết kế để cung cấp nguồn cảm hứng cho quán cà phê của bạn trông như thế nào, loại đồ uống mà bạn sẽ phục vụ là gì và bạn sẽ tạo cảm giác như thế nào cho khách hàng khi họ bước vào cửa. 

Xác định rõ tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu sẽ giúp bạn nhất quán khi chọn tên, quyết định được phong cách trang trí, lên kế hoạch cho loại đồ uống, chọn cà phê, chọn tách và xác định cách bạn sẽ tương tác với khách hàng. 

Hãy nhớ rằng: bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người – vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác khách hàng mà bạn muốn hướng đến để sử dụng đồ uống của quán là ai.

Có thể nói việc đưa ra tầm nhìn – sứ mệnh – mục tiêu sẽ giúp cho quán của bạn có được định hướng kinh doanh cụ thể, từ đó có được kế hoạch kinh doanh cafe rõ ràng, giúp cho việc kinh doanh hiệu quả và đạt kết quả cao trong quá trình hoạt động.

3. Tạo một kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết

Tuyệt đối không được bỏ qua việc bản kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết và đừng nghĩ rằng bạn “Có quá nhiều việc”… “Ai sẽ đọc nó”… đây là những suy nghĩ sai lầm. 

Trên thực tế, lợi ích thực sự khi đưa ra một kế hoạch kinh doanh không nằm ở tài liệu cuối cùng mà nhiều hơn về quy trình. Quá trình viết một kế hoạch giúp bạn thực sự hiểu thị trường địa phương của mình và nắm được những con số bạn cần để làm cho việc kinh doanh thành công. 

Kế hoạch kinh doanh sẽ hướng dẫn bạn qua từng giai đoạn phát triển và quản lý quán cà phê của mình, đồng thời sẽ là bản đồ lộ trình cho việc  điều hành và phát triển quán cafe của chính bạn.

3.1 Lên ý tưởng kế hoạch kinh doanh cafe

Hãy tiến hành xác định loại hình kinh doanh quán cafe mà bạn muốn hướng đến là gì? Đó là quán cafe công sở, cafe sách, cafe mèo, cafe nhạc sống, nhạc acoustic…

3.2 Định hướng kế hoạch kinh doanh cafe

Chính là xác định quy mô quán cafe của bạn, bao gồm các thông số về: sức chứa, diện tích quán, tiện ích dịch vụ đem lại có thể phục vụ tối đa bao nhiêu khách hàng,… Những thông số này cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng để đảm bảo được quá trình kinh doanh của quán phát triển đúng hướng và đem lại hiệu quả.

Bên cạnh quy mô chủ quán cafe cần nắm chỉ tiêu doanh số, đây là một trong số những vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong bản kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn. Dự định trong bao lâu bạn có thể thu hồi vốn, phải chịu lỗ trong bao nhiêu tháng, doanh thu một tháng cần đạt là bao nhiêu,…

3.3 Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về tài chính

Tài chính là một trong số những yếu tố then chốt quyết định lên sự thành công, thất bại của quá trình kinh doanh quán cafe. Do đó, ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe bạn cần lưu ý đến vấn đề tài chính. 

Hãy tìm hiểu thật kỹ mở quán cafe cần bao nhiêu vốn? Các chi phí khi mở quán là gì? Phát sinh khoảng bao nhiêu?…. để từ đó chuẩn bị tài chính thật kỹ càng và bắt đầu quá trình kinh doanh của mình một cách hiệu quả. 

Bạn cũng có thể tham khảo một số chi phí sau:

Xác định tổng số vốn đầu tư

Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe

Chi phí mua nguyên liệu

Chi phí tiền sửa chữa

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí setup cửa hàng…

3.4 Xác định vị trí của quán cafe

Lựa chọn vị trí quán cafe quyết định ⅓ sự thành công của quá trình kinh doanh. Nếu không cân nhắc kỹ trong quá trình lựa chọn địa điểm thì thất bại sẽ là điều dĩ nhiên.

Trong bản kế hoạch kinh doanh quán cà phê bạn cần có thông tin về địa điểm và mặt bằng mở quán mà bạn đã chọn. 

Theo kinh nghiệm của những người đi trước, việc lựa chọn những vị trí mở quán gần siêu thị, trung tâm thương mại, trường học, khu công nghiệp,… sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan bởi đây đều là những vị trí thu hút được lượng khách hàng lớn khi đến quán. 

Để chọn được một vị trí ưng ý bạn sẽ mất khá nhiều thời gian, đây cũng là bước tốn nhiều khâu lên kế hoạch mở quán cafe của bạn nhất. Do đó, hãy ngắm một vài chỗ rồi theo dõi lưu lượng người qua lại có đông không, họ có nhu cầu nghỉ ngơi, uống cafe hay không,…

3.5 Lên menu quán cà phê

Hãy nghĩ về một món đồ uống đặc trưng và làm thế nào để loại đồ uống đó có thể định hình phong cách menu quán cafe của chính bạn. 

Hãy đơn giản hóa menu của quán – một trong những sai lầm phổ biến nhất của các chủ quán cà phê là cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Điều này có thể để lại trong cuốn menu của quán nhiều món đồ uống mà hầu như không bao giờ có khách hàng nào quan tâm. 

Về việc định giá đồ uống: Hãy xem xem một ngày quán cafe của bạn có thể bán được bao nhiêu ly? Bao nhiêu ly sẽ giúp bạn hòa vốn và có lãi? Các khoản chi phí đi kèm khác như thay thế sản phẩm, giao hàng,… là bao nhiêu? 

Để định giá chính xác bạn không được bỏ qua bất kỳ một khoản nào, hãy tổng hợp tất cả các khoản phí phát sinh rồi mới tính toán, chỉ khi đó bạn mới có thể định giá chính xác nhất cho đồ uống trong quán của mình. 

Và có một quy chuẩn khá hay dành cho những ai đang định khởi nghiệp mở quán cafe là: “Nếu tất cả mọi người đều phàn nàn về giá cả, tức là nó quá cao. Nếu chẳng ai phàn nàn, tức là quả thấp. Còn khi chỉ có vài người kêu ca, tức là bạn đã định giá hoàn hảo”.

3.6 Tìm nhà cung cấp

Đây là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch mở quán cà phê, bạn cần tìm nhà cung cấp đồ uống cho cửa hàng cafe của mình. 

Để tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp bạn có thể tham khảo tại nhiều địa điểm khác nhau, và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp phù hợp để có thể tạo ra tính riêng biệt.

Về nguyên liệu chế biến đồ uống bạn có thể lựa chọn nhiều nhà cung cấp trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Tùy vào quy mô mà việc lựa chọn đơn vị cung ứng nào cho phù hợp.

3.7 Thiết kế quán cafe

Việc lên ý tưởng kinh doanh quán cafe chính là lên ý tưởng cho quá trình thiết kế, trang trí quán cafe sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng mà quán cafe của bạn đang hướng đến.

Ngoài những thiết kế đơn giản từ vật dụng, đồ vật bạn có thể sử dụng các bức tranh tường hoặc sơn dầu để tô điểm thêm cho quán và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

3.8 Tuyển chọn nhân viên quán

Với quy mô quán nhỏ nếu bạn đầu chưa đông khách bạn không cần phải thuê nhiều nhân viên. Chỉ cần 3 người, một người pha chế, một người phục vụ và một nhân viên bảo vệ là đủ. 

3.9 Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở quán cafe

Trước khi mở quán cafe bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như:

Giấy phép đăng ký kinh doanh

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Những loại thuế phải nộp: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều này tránh được sự bỡ ngỡ cho bạn trong quá trình kinh doanh đồng thời giúp cho quá trình kinh doanh quán cafe được suôn sẻ và đem lại kết quả cao hơn. 

Sau khi đã hoàn thành các công việc quan trọng để có được một bản kế hoạch tương đối hoàn chỉnh thì bước cuối cùng bạn cần làm là tiếp thị quản cáp quán cafe của mình. 

Điều đầu tiên là phải có một hệ thống để khách hàng có thể nhận diện quán của bạn như: tên quán, logo, biển hiệu, menu, name card, website,… sao cho dễ nhớ là được. 

Thời gian đầu khi mới mở quán bạn có thể tận dụng các mối quan hệ thân thiết, các trang mạng xã hội, diễn đàn,….để giới thiệu cho quán.

4. Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe mẫu tham khảo 4.1 Kế hoạch mở quán cafe sách 

Tổng quan

Loại hình: Cafe sách, cung cấp dịch vụ cafe, nước giải khát và đọc sách.

Mục tiêu: Tạo môi trường thư giãn thoải mái cho khách hàng, cung cấp nhiều đầu sách, chủng loại phục vụ khách hàng.

Địa điểm: 56 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tài chính dự kiến: 1.247.000.000 VNĐ.

Sản phẩm và dịch vụ

Menu: Cafe các loại, nước dinh dưỡng, trà, kem và fastfood gồm bánh nhẹ ăn kèm.

Quán cung cấp hơn 5000 đầu sách đa dạng về chủng loại.

Nghiên cứu thị trường

Các nhóm khách hàng tại quận Cầu Giấy:

Doanh nhân: Có trên 50 công ty, xí nghiệp.

Học sinh, sinh viên: Có 12 trường đại học, cao đẳng. Đây là đối tượng nhóm khách hàng chính mà Café sách hướng tới.

Công nhân, viên chức: Nhu cầu tương đối thấp.

Đối thủ cạnh tranh: Xung quanh có khá nhiều các quán kinh doanh đồ uống như: Urban Station, Twitter Beans coffee, Ding tea…

Tìm nhà cung cấp

Sách: từ các nhà xuất bản, tìm thêm sách cũ từ các nguồn hiệu sách hoặc mạng internet.

Nguyên liệu: siêu thị metro, các cửa hàng khác.

Cơ cấu tổ chức

Đội ngũ nhân viên: nhân viên phục vụ, pha chế, bảo vệ

Lên kế hoạch phục vụ

4.2 Bảng kế hoạch kinh doanh quán cafe S

Thông tin chung

Loại hình: Quán Cafe truyền thống, phục vụ người dân xung quanh và khách vãng lai, đi công tác, du lịch.

Mục tiêu: Tạo môi trường thư giãn thoải mái cho khách hàng, cung cấp nhiều đầu sách, chủng loại phục vụ khách hàng.

Địa điểm: Thành phố Nha Trang.

Khách hàng mục tiêu: dân công sở và lao động phổ thông gần quán, sinh viên các trường cao đắng y tế Khánh Hòa, sư phạm Nha Trang…

Tài chính

Tài chính dự kiến: 600.000.000 VNĐ.

Đầu tư mua máy móc thiết bị: 95.955.000 VNĐ.

Tăng vốn lưu động, mua nguyên liệu dự trữ: 455.700.000 VNĐ.

Chi phí dự phòng: 48.345.000 VNĐ.

Sản phẩm, dịch vụ

Menu: Cafe, trà các loại, cacao, kem sữa, sinh tố, nước ép… Thức ăn sáng, điểm tâm nhẹ: bánh mì, mì tôm, cơm tấm, pizza…

Tổ chức hoạt động giao lưu cho khách hàng: nhạc sống vào thứ 7 hàng tuần.

Nghiên cứu thị trường

Học sinh sinh viên: sở thích đa dạng, thu nhập thấp thường tìm những quán độc đáo nhưng chi phí phù hợp

Nhân viên văn phòng, công chức: thu nhập trung bình, thời gian hạn hẹp nên thường tìm những quán gần địa chỉ làm việc

Giới văn nghệ sỹ tìm đến những quán có nhiều cảm hứng sáng tạo

Giới doanh nhân: thu nhập cao, cần tìm những nơi sang trọng gặp đối tác.

Đối thủ cạnh tranh: bán kính xung quanh 5km quán, có trên 30 quán cafe lớn nhỏ khác nhau như: cafe Hoa Đồng Nội, Ciao Sea coffee, Mimosa,… với nhiều yếu tố cạnh tranh cao.

Lập kế hoạch nhân sự

Xác định thời gian (khi nào nên thuê hoặc thăng chức nhân viên cụ thể) và dự tính chi phí tương xứng với vòng tuần hoàn ngân sách. (1)

Đặt mục tiêu nhân sự

Xây dựng sơ đồ nhân sự, bao gồm quản lý, tạp vụ, thu ngân, bảo vệ, pha chế…

Hình thức trả lương, thời gian làm việc theo ca

Phân tích tình trạng nhân sự hiện tại như thế nào. So với mục tiêu đang thiếu những gì

Lên giải pháp nhân sự

Lập kế hoạch nhu cầu nhân sự cho 3 năm đầu tiên

Lên lộ trình đào tạo huấn luyện nhân sự

Nếu có dự định mở quán cafe thì hãy lập kế hoạch kinh doanh ngay từ ban đầu, điều này sẽ đảm bảo được công việc kinh doanh của bạn đi đúng hướng đồng thời đem lại được kết quả cao trong quá trình thực hiện. 

Đặc biệt việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe rất cần thiết đối với những ai không có nhiều kinh nghiệm vì thế bạn cần đặc biệt chú ý và tìm hiểu thật kỹ về bản kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu quá kinh doanh quán cafe của mình. (2)

3 Bước Lập Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe Từ A Đến Z

1.1 Giới thiệu chung

Một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ đóng vai trò như một bản đồ chỉ đường giúp bạn đến được cái đích thành công một cách nhanh chóng. Trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì những bản kế hoạch kinh doanh luôn là công việc được ưu tiên hàng đầu. Vậy với việc mở quán bán cafe, việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của riêng bạn cần có những phần nào?

Lập bản kế hoạch kinh doanh cafe để có cách phát triển quán đúng đắn

1.2 Mô tả chi tiết

Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của riêng bạn hiệu quả và đạt kết quả cao là bạn mô tả chi tiết công việc kinh doanh hay chính là xác định các vấn đề về thị trường, đối thủ mục tiêu và khách hàng mục tiêu.

Ví dụ, để xác định thị trường kinh doanh cafe, bạn cần tìm hiểu thị hiếu của người dân sống trong khu vực xung quanh, nắm được độ tuổi trung bình của họ cũng như đặc điểm ẩm thực, lưu lượng giao thông ở địa điểm quán.

1.3 Mô tả các ngành hàng, sản phẩm kinh doanh

Xác định mặt hàng kinh doanh trọng tâm của quán

1.4 Phân tích thị trường kinh doanh cafe

Phân tích thị trường là bước đầu tiên bạn cần thực hiện trông bản kế hoạch kinh doanh cafe của mình. Đây là cách duy nhất nhất để bạn nắm được đặc điểm của thị trường, nắm được tâm lí khách hàng và cả xu hướng của các đối thủ hiện nay.

Ví dụ, vị trí mà bạn muốn mở quán cafe có nhiều dân cư là người lớn, dân văn phòng, trung tuổi sinh sống và làm việc. Thức uống ưa thích của những khách hàng này là cafe, trà, sinh tố,… nên rất phù hợp với mô hình quán cafe mà bạn hướng tới. Từ đó giúp bạn nâng cao khả năng thành công cho quán cafe.

Lưu ý: Nếu như bạn không làm chính xác khâu này, bạn sẽ không hình dung ra được thị trường mục tiêu của mình, cũng không có đối tượng khách hàng mục tiêu và đồng nghĩa cũng không đưa ra được mô hình kinh doanh hiệu quả.

1.5 Cách lập kế hoạch kinh doanh quán cafe – Tạo chiến lược Marketing

Để thành công thì tất nhiên việc tạo một chiến lược marketing để phát triển quán cafe là không thể thiếu. Ngoài yếu tố về mặt chất lượng đồ uống, phục vụ thì để quảng bá thương hiệu của quán cafe, bạn cần thêm chiếc lược marketing vào kế hoạch mở quán cafe của bạn. 

Xây dựng chiến lược marketing hướng đến khách hàng mục tiêu

1.6 Quản lý điều hành

Quản lý điều hành là một tiêu chí quan trọng trong bảng kế hoạch kinh doanh quán cafe mà bạn phải vạch rõ. Quản lý và điều hành một quán cafe bao gồm nhiều công việc như: quản lý ngân sách, mô hình nhân viên, lịch làm việc, nhà cung cấp nguyên liệu, hệ thống quản lý chi phí kinh doanh…

1.7 Phân tích các cơ hội đầu tư kinh doanh

Đối với những người mới bắt đầu học kinh doanh và còn thiếu hụt về vốn thì việc phân tích các cơ hội đầu tư kinh doanh, kêu gọi góp vốn để cùng nhau mở quán, chia lợi nhuận là một cách làm khôn ngoan. Tuy nhiên, vấn đề tỷ lệ cổ phần và phân chia lợi nhuận phải được cân nhắc và quy định rõ ràng để tránh phát sinh vấn đề về sau.

1.8 Mở rộng kế hoạch kinh doanh

Trong những ngày đầu mới kinh doanh tuy chưa có lợi nhuận, nhưng bạn cũng cần có một phương án dự phòng trước nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh.

Việc xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng kinh doanh sẽ giúp kích thích bạn nỗ lực làm việc để đạt được kết quả thành công, mở rộng mô hình kinh doanh và thu nhiều lợi nhuận hơn.

1.9 Hạch toán tài chính

Trong lĩnh vực, đầu tư kinh doanh thì hạch toán tài chính luôn phải được làm rõ và ghi chép rõ ràng. Bạn có thể tham khảo các cách phân chia, hạch toán chi phí như sau:

Xác định tổng vốn đầu tư ban đầu

Chi phí thuê mặt bằng quán cafe

Chi phí mua nguyên liệu hàng ngày

Chi phí thuê nhân viên phục vụ

Chi phí thiết kế quán cafe

Chi phí sửa chữa quán

Tiền điện, nước…

Hạch toán tài chính rõ ràng trong kinh doanh

9 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Từ A

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp ắt hẳn phải nắm vững tình hình hoạt động hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để vạch ra cho mình đường lối phát triển trong tương lai.

Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Bạn cứ thử hình dung hoạt đông tương lai của doanh nghiệp như một con đường không ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là chiếc đèn pin rọi sáng, giúp bạn bước những bước đi vững chắc về sau.

Dù biết được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mơ hồ, chưa hình dung cách thức tạo lập một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Uplevo đã tổng hợp cẩm nang lập kế hoạch kinh doanh từ A – Z chi tiết kèm bản mẫu, hy vọng sẽ đem lại cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về quy trình vô cùng quan trọng này.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về quá trình chuẩn bị và thực hiện một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chúng ta cùng khám phá đôi nét về khái niệm bản kế hoạch kinh doanh, cùng tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp.

1. Bản kế hoạch kinh doanh là gì?

Bản kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại, đối thủ cạnh tranh trong ngành, và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Tại sao cần lập bản kế hoạch kinh doanh?

Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Về mặt đối ngoại, bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tượng bên ngoài (như đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định trong quá trình hợp tác sau này.

Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh

Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị và thu thập một số tài liệu cần thiết như sau

1. Thu thập thông tin số liệu

Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…

Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?

Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?

Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?

Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…

Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.

Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.

Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.

Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…

Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…

Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.

Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:

Logo và bộ nhận diện thương hiệu.

Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…

Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

3. Xác định đối tượng thực hiện

Một khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.

Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.

Hướng dẫn viết bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Khi bắt tay viết một bản kế hoạch cụ thể, bạn cần quan tâm những thành tố cần phải có, nội dung và mẫu viết bảng kế hoạch kinh doanh sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.

1. 6 đề mục nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh

#3: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ

Ngoài những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bạn cũng nên trình bày khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra ngoài thị trường.

#6: Tài liệu đính kèm

Để làm rõ hơn cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai, chắc chắn không thể thiếu những tài liệu đính kèm bổ trợ. Những tài liệu này bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm),…

2. 9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước của Uplevo như sau

#1: Xác định tầm nhìn dài hạn

Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.

#2: Đặt mục tiêu cụ thể

Mục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.

Ví dụ: Doanh thu của sản phẩm nước giải khát của công ty A năm 2023 phải tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Ví dụ: Bài viết tìm hiểu về S.W.O.T của công ty A sẽ đạt rank #1 trong kết quả tìm kiếm Google, từ khóa ” SWOT là gì? “

#3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhất

Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.

#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.

#5: Tìm hiểu khách hàng trọng tâm

Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.

Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.

#7: Xây dựng các mục tiêu kinh doanh

Sau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Đừng quên các mục tiêu kinh doanh cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART đã được đề cập ở phần trên.

#8: Viết chiến lược kinh doanh cụ thể

Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh?

Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.

Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.

3. 3 nguyên tắc khi viết kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

#1: Viết bản kế hoạch với dung lượng cô động nhất có thể

Sẽ thật là mệt mỏi nếu người đọc phải lần mở tới 100 trang kế hoạch kinh doanh. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc lựa chọn thông tin cụ thể để lồng ghép vào trong bản kế hoạch của mình. Lý tưởng nhất, số trang của bản kế hoạch kinh doanh nên rơi vào tầm 10 – 20 trang giấy A4.

#2: Nhận biết đối tượng người đọc là ai

Xác đinh chính xác đối tượng người đọc sẽ quyết định việc bạn lựa chọn nhặt yếu tố nào vào bản kế hoạch. Ví dụ, nếu người đọc là cổ đông của công ty, thông tin chính trong bảng kế hoạch phải là báo cáo tài chính trong năm và kế hoạch tài chính trong năm tới.

Việc đưa ra các số liệu mang tính quá hàn lâm chỉ khiến bản kế hoạch của bạn trở nên rối ren và phức tạp quá mức cần thiết.

4. Tham khảo template – mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh

#1: Panda Doc

Panda Doc là vốn là doanh nghiệp chuyên cung cấp các template tài liệu thuộc đủ các lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó tất nhiên là cả bảng kế hoạch kinh doanh. Trong bảng điều hướng, bạn chỉ cần chọn ngành nghề của doanh nghiệp, và sẽ có những mẫu gợi ý dành riêng cho bạn.

#3: BPlan

ThoughtCo đã dày công tạo 1 sample riêng, lấy công ty giả lập ” Acme Management Technology ” để trình bày cho bạn một cách trực quan nhất những yếu tố cần có trong một bản kế hoạch kinh doanh ngoài đời thực. Việc của bạn là tìm hiểu và đối chiếu với bản kế hoạch của doanh nghiệp mình.

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe đơn giản

“Kinh doanh mà không lập kế hoạch nghĩa là bạn đang lập kế hoạch cho thất bại”

Ngày nay có không ít bạn trẻ muốn bước vào lĩnh vực kinh doanh quán café (vì nhiều lý do như: nhu cầu cao, vốn đầu tư ít, quản lý đơn giản), tuy nhiên những người thất bại cũng không ít (cũng vì nhiều lý do: thị trường ngày càng cạnh tranh, sự lựa chọn phong phú, thiếu kinh nghiệm, lựa chọn sai mặt bằng, xác định không đúng khách hàng mục tiêu, tính toán không kỹ chi phí và lợi nhuận…).

Vì thế trước khi mở quán café các bạn trẻ nên suy nghĩ kỹ về ý tưởng của mình và xây dựng 1 bản kế hoạch đơn giản, hoàn chỉnh trước khi bước chân ra thị trường.

Một bản kế hoạch kinh doanh đơn giản tối thiểu cũng phải bao gồm những nội dung sau:

Các bạn nên xác định rõ mục tiêu mà mình muốn đạt được là gì ???:

VD: “phải thành công và kiếm được nhiều tiền từ kinh doanh café”

Nếu mục tiêu là học hỏi thì các bạn không nên mở quán mà nên đi làm nhân viên bán hàng cho các quán café thì các bạn sẽ học được nhiều hơn với chi phí thấp hơn.

Nếu mục tiêu là thành công mà không kiếm được tiền thì thành công cũng không để làm gì.

Sau khi đã xác định được mục tiêu cụ thể thì các bạn phải nghĩ cách để đạt được mục tiêu của mình.

VD:

Làm thế nào để thành công trong việc kinh doanh quán café?

Bạn phải tạo được điểm nhấn khác biệt và đáng lưu ý. Phải thu hút được khách hàng ổn định và bền vững.

Làm thế nào kiếm được nhiều tiền từ quán café?

Bạn phải có cách nâng cao giá trị cảm nhận mà bạn mang lại cho khách hàng từ đó khách hàng sẽ trả cho bạn nhiều tiền hơn.

Mô hình kinh doanh mà bạn hướng đến là gì? Café lề đường, café văn phòng, cafe nhượng quyền, café take away…

Không có mô hình kinh doanh hoàn hảo nhất, chỉ có mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Hãy lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất với đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.

Bạn sẽ thiết kế quán café theo phong cách nào? Hiện đại hay cổ kính, kín đáo hay thoáng mát… Tất cả phụ thuộc vào khách hàng mục tiêu.

VD: khách hàng trẻ tuổi thì phong cách nên hiện đại trẻ trung, khách hàng lớn tuổi thì không gian nên cổ kính, khách hàng văn phòng thì không gian nên yên tĩnh…

Lựa chọn vị trí đặt quán là 1 trong những yếu tố quan trọng sống còn đối với việc kinh doanh quán café. Quán phải được đặt ở những nơi có dông khách hàng mục tiêu tụ tập, phải có giá thuê hợp lý, lề đường rộng hoặc chỗ để xe rộng rãi… các yếu tố này các bạn phải tìm hiểu kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng, hãy tham khảo kinh nghiệm của người đi trước bằng cách search từ khóa “kinh nghiệm mở quán café” hoặc “những sai lầm khi mở quán café”

Các bạn cần tính toán xác định xem khách hàng mục tiêu của mình là ai? Giá trị mà mình cung cấp là gì? Khả năng chi trả của khách hàng như thế nào? Mức giá của các đối thủ cạnh tranh xung quanh là bao nhiêu? Mức giá nào thì mình sẽ có lời?… từ đó xác định mức giá phù hợp.

Menu của các quán café thường giống nhau bạn nên tham khảo các quán café tương tự trên thị trường để tham khảo trước từ đó thiết kế menu riêng cho mình. Tuy nhiên các bạn cần phải tạo được sự khác biệt về sản phẩm mà khách hàng có thể cảm nhận được để thu hút khách hàng.

Để thành công trên thị trường thì các bạn phải xây dựng được thương hiệu mà khách hàng mục tiêu có thể nhận biết thông qua các chương trình marketing bán hàng.

VD: giới thiệu về quán trên các trang foody, diadiem… thành lập fanpage riêng của quán và khuyến khích khách hàng đưa ra các đánh giá cảm nhận về quán.

Dự kiến quán cần có bao nhiêu nhân viên? Tiêu chuẩn lựa chọn nhân viên như thế nào? Mức lương hàng tháng là bao nhiêu?…

Dự kiến chi phí đầu tư ban đầu là bao nhiêu? (chi phí thuê mặt bằng, chi phí trang trí nội thất, chi phí mua sắm thiết bị dụng cụ, vốn lưu động)

Doanh thu dự kiến là bao nhiêu? (Dựa trên menu để ước tính lượng khách và số ly bán được hàng ngày, hàng tháng từ đó tính toán doanh thu) Giá vốn hàng bán là bao nhiêu? (ly nước 10.000 vnđ thì giá vốn là bao nhiêu?) Lợi nhuận gộp là bao nhiêu? (Lợi nhuận gộp=doanh thu-giá vốn)

Chi phí hàng tháng là bao nhiêu? (Chi phí mặt bằng, điện nước, marketing bán hàng, nhân sự, khấu hao, các chi phí lặt vặt khác

Lãi ròng hàng tháng là bao nhiêu? (Lãi ròng= Lợi nhuận gộp-chi phí)

Các rủi ro chính có thể gặp phải và cách thức phòng tránh như thế nào?

Các công việc cụ thể phải làm và thời hạn phải hoàn thành.

Nếu đã lên được kế hoạch hoàn chỉnh như trên thì các bạn cũng đã tìm hiểu rất kỹ về việc mở quán. Điều này chắc chắn sẽ giúp các bạn giảm thiểu rất nhiều rủi ro và dễ dàng thành công hơn khi triển khai kinh doanh trong thực tế.

Nguồn: Kế Hoạch Việt

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Bước Lập Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Café trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!