Bạn đang xem bài viết Bài Thu Hoạch Chuyến Đi Thực Tế Huế được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
HUẾ-QUẢNG TRỊ-QUẢNG BÌNH-HÀ TĨNH LỚP ĐHTH K08Trong chuyến đi thực tế ngày 27-5-2011 vừa qua của lớp Đại Học Tiểu Học K08. Đoàn chúng tôi gồm 42 sinh viên và 3 cô giáo là cô Hoa Trưởng Khoa Sư Phạm, cô Lan Chi Trợ Lý Thanh Niên Khoa và cô Nga Giáo Viên Mỹ Thuật. Chuyến tham quan thực tế kéo dài 4 ngày 3 đêm nhưng đã mang lại cho chúng tôi thật nhiều điều bổ ích, vui vẻ, có thật nhiều những kĩ niệm đẹp và những ấn tượng khó phai trong mỗi cá nhân chúng tôi.
Lịch trình chuyến tham quan qua những địa danh và di tích lịch sử như Phong Nha-Kẻ Bàng đi thăm Hồ Kẻ Gỗ thăm Nga ba Đồng Lộc thăm Thành Cổ Quảng Trị thăm Kinh Thành Huế thăm Lăng Vua Minh Mạng thăm Chùa Thiên Mụ.
Địa danh đầu tiên đoàn chúng tôi ghé thăm là khu du lịch Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở của về phía tây, cách 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.
Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ . Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo , 300 hang động, các và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới . Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng. Kiến tạo của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí , địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng đang hướng tới mục tiêu được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học .
Khi tham quan trên dòng sông Son tiến vào động Phong Nha tôi nhìn thấy phong cảnh núi rừng thật hùng vĩ, thiên nhiên ở đây thật đẹp, có nhiều cây bụi đặc trưng cho vùng núi đá vôi. Dòng sông thật mềm mại nước trong xanh, hai bên bờ là các triền đồi trồng Ngô, trồng hoa màu các loại. Tôi đã được học môn “Tự Nhiên và Xã Hội” nên đã được học về sự hình thành các hang động Đá vôi, kiến tạo của địa chất, địa hình qua hàng ngàn năm. Nhưng tất cả kiến thức đó cũng không bằng lần tham quan thực tế đến với động Phong Nha. Nhìn những thạch nhũ đá vôi đủ mọi hình dạng mà thiên nhiên tạo ra thật là kì ảo vô cùng. Động Phong Nha quả là một Kì Quan của thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta. Những cột đá được hình thành qua quá trình nhỏ giọt của nước đá vôi trên trần động qua hàng ngàn năm sẽ tạo thành những cột đá vôi tuyệt đẹp. Chúng tôi đã được anh Hướng Dẫn Viên Du Lịch chỉ dẫn cách nước mưa hòa tan đá vôi và quá trình nhũ hóa để tạo nên vô số hình tượng kì ảo đầy màu sắc. Sau khi tham quan động Phong Nha kiến thức về địa lý của tôi càng được củng cố thêm nhiều, hiểu biết về thiên nhiên, về địa hình địa vật của tôi càng thêm giàu có và vững chắc hơn. Chắc chắn sau này tôi sẽ vận dụng nó vào quá trình dạy học của mình một cách tự tin, sinh động và đầy thuyết phục đối với các em học sinh thân yêu.
Trên con đường đi về thành phố Hà Tĩnh đoàn chúng tôi đã ghé thăm Hồ Kẻ Gỗ nằm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh chưa đầy 20km về phía Tây Nam, khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có diện tích tự nhiên 35,159ha, Hồ Kẻ Gỗ toạ ở địa phận hành chính của ba huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Trước đây tôi chỉ được biết đến Kẻ Gỗ qua lời một bài hát, mang nặng tình yêu quê hương của tác giả Nguyễn Văn Tý. Hôm nay ghé thăm Kẻ Gỗ mới thấy hết ân tình của người đã gửi gắm cả tâm tình của mình vào đó thật chẳng sai. Hồ Kẻ Gỗ được khởi công xây dựng vào ngày 26/3/1976 và hoàn thành vào ngày 26/3/1979. Nó là công trình đại thuỷ nông với trữ lượng 350 triệu m 3 nước, tưới cho gần 17.000 ha lúa, mùa, vùng đất thuộc huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh. Hồ Kẻ Gỗ còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho các vùng dân cư với chiều dài hơn 30 km. Hồ len lỏi giữa các triền núi, như chiếc gương khổng lồ soi bóng những dãy núi, những rừng cây ngút ngàn.
Về thăm Kẻ Gỗ tôi mới thật sự thấy hết được công sức, ý chí, tình đoàn kết của nhân dân Hà Tĩnh và nhân dân miền Bắc để hoàn thành công trình to lớn này.
Hồ Kẻ Gỗ là đại diện cho tinh thần đoàn kết, tính xã hội chủ nghĩa của con người Việt Nam. Ngay trong thời kỳ đất nước ta mới độc lập còn thật nhiều khó khăn về kinh tế, lương thực, phương tiện… nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm của toàn dân ta thì công trình Hồ Kẻ Gỗ đã ra đời và minh chứng cho điều đó. Qua chuyến tham quan đã mang lại cho tôi cảm giác khâm phục, biết ơn con người ngày xưa và thấm nhuần hơn lí tưởng cộng sản đã làm nên biết bao công trình cho nước nhà.
Sau khi ngủ lại một đêm tại thành phố Hà Tĩnh ngay sáng ngày hôm sau đoàn chúng tôi tiến hành đi về địa danh lịch sử mang tên Ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.
Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực… của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.
Tôi được nghe các anh Hướng Dẫn ở đây kể lại câu chuyện lịch sử rằng hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:
Võ thị Tần – 22 tuổi – tiểu đội trưởng Hồ Thị Cúc – 21 tuổi – tiểu đội phó Võ Thị Hợi – 20 tuổi – chiến sĩ Nguyễn Thị Xuân – 20 tuổi – chiến sĩ Dương Thị Xuân – 19 tuổi – chiến sĩ Trần Thị Rạng – 19 tuổi – chiến sĩ Hà Thị Xanh – 18 tuổi – chiến sĩ Nguyễn Thị Nhỏ – 19 tuổi – chiến sĩ Võ Thị Hạ – 19 tuổi – chiến sĩ Trần Thị Hường – 17 tuổi – chiến sĩ Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ hướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vǎng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.
Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọng điểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc.
Đến với Ngã ba Đồng Lộc trong tôi thật sự trào dâng cảm xúc về các chiến sĩ Thanh Niên Xung Phong tại đây và cả nước trong thời kì khán chiến chống giặc ngoại xâm. Khi được nghe anh hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về sự hi sinh của 10 cô gái Đồng Lộc trong tim tất cả chúng tôi dường như nghẹn ngào và tràn đầy xúc động. Trong tôi thật nhiều tình cảm về quê hương, về các chiến sĩ bộ đội đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Hình ảnh những người mẹ tiễn con lên đường làm nhiệm vụ và nghe tin con mình phải hi sinh thật đau đớn vô cùng. Chính hình ảnh này đã ùa về trong tôi nỗi niềm thương tiếc vô vàng nơi các chiến sĩ bộ đội ta đã ngã xuống.
Tôi đã được học về chiến tranh, được biết về chiến tranh trên quê hương của mình rất nhiều qua sách vở. Nhưng đây là lần đi thực tế đầy sinh động cho điều đó. Hình ảnh các chiến sĩ, hình ảnh những chiếc áo sờn vai, chiếc vali cũ kĩ, những dụng cụ cá nhân của các chiến sĩ thật đơn sơ đến giản dị…..tất cả những hình ảnh đó trong nhà bảo tàng hiện vật ở Ngã ba Đồng Lộc đã làm cho tất cả chúng tôi trào dâng cảm xúc về tình yêu quê hương, tình yêu con người Việt Nam đoàn kết một lòng vượt qua sức mạnh của quân thù.
Qua lần ghé thăm địa danh lịch sử Ngã ba Đồng Lộc lần này chắc có lẻ trong chúng tôi ai ai cũng không bao giờ quên được 10 cô gái đã làm nên biểu tượng cho Tiền Tuyến Lớn, cho Thanh Niên Xung Phong, cho phụ nữ Việt Nam, cho lòng gan dạ của con người, cho tình yêu quê hương đất nước…
Chiến tranh nếu ai đã từng trải qua thì rất rõ và thấu hiểu, nhưng chúng tôi là thế hệ sinh ra trong hòa bình, độc lập nên chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở mà thôi. Sau lần đi thăm địa danh lịch sử Ngã ba Đồng Lộc thì sự hiểu biết về chiến tranh trong mỗi chúng tôi được tăng lên rất nhiều lần, được bồi dưỡng thêm thật nhiều kiến thức và tình yêu dành cho quê hương ngày hôm nay.
Rời Ngã ba Đồng Lộc đoàn chúng tôi trở về một địa danh đã ghi dấu ấn trong lịch sử của dân tộc đó là Thành cổ Quảng Trị tại đây là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt
với Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai bên. Hiện nay tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị vẫn còn có nhưng di vật, và những bức thư bộ đội gửi vĩnh biệt gia đình trong thời gian xảy ra trận đánh này.
Di tích nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị đón chào đoàn chúng tôi bằng một không gian rất đặc biệt: vừa u buồn trầm mặc, vừa hào hùng, lãng mạn và bi tráng. Không gian của thị xã Quảng Trị – đặc biệt là ở Thành cổ – khiến người ta có cảm giác luôn phảng phất khói hương tưởng nhớ những người đã khuất. Đoàn chúng tôi nghe anh hướng dẫn tại đây kể lại rằng, trong trận đánh 81 ngày đêm năm xưa tại Thành cổ, 14.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh với vô vàn câu chuyện về lòng dũng cảm, sự hy sinh quên mình của rất nhiều chiến sĩ tuổi đôi mươi.
Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất. Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến chúng tôi tất cả đều bồi hồi xúc động và hình dung ra chiến tranh thật khốc liệt, thật tàn bạo, và chia ly.
Được biết Thành cổ Quảng Trị do vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam. Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta.
Một lần nữa sau khi thăm quan hai địa danh lịch sử là Ngã ba Đồng Lộc và Thành cổ Quảng Trị hình ảnh chiến tranh của nhân dân ta trong công cuộc thống nhất nước nhà. Những con số về sự hi sinh của bộ đội ta tại trận đánh 81 ngày đêm này đã làm cho tôi phải giật mình trước chiến tranh, nghe địa danh Đại Lộ Kinh Hoàng đã lâu, nay mới được anh Hướng Dẫn Viên giảng giải thì tôi mới hiểu vì sao người ta gọi là Đại Lộ Kinh Hoàng. Tôi dường như cảm nhận mỗi tấc đất của dân tộc Việt Nam ta ngày hôm nay đều thấm máu và xương của biết bao con người đã ngã xuống cho Hòa Bình ngày hôm nay. Chuyến thăm đến Thành cổ Quảng Trị đã minh chứng sinh động cho bài học Lịch Sử khi ngồi trên ghế nhà trường của tôi. Làm cho trái tim tôi cảm động vô cùng, biết ơn vô cùng về sự hi sinh của chiến sĩ và đồng bào ta cho nền Độc Lập ngày hôm nay. Người ta đã nói quả thật không sai:
“Trăm nghe không bằng một thấy. Trăm thấy không bằng một sờ.” hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Trong chuyến đi thực tế này tôi đã hiểu thật nhiều về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Tôi đã tự nhũ với lòng mình phải có công lao gì đóng góp cho sự nghiệp trường tồn của nước nhà dù chỉ là một chút sức lực có thể của bản thân mình nhằm xứng đáng với máu xương của cha ông ta đã ngã xuống cho nền Hòa Bình mà ngày hôm nay chúng tôi đang sống.
Tạm biệt quê hương Quảng Trị nơi mệnh danh là “Đất Thép Thành Đồng”, là “Máu Và Lửa”…đoàn tham quan thực tế chúng tôi tiến về đất Thần Kinh đó là Cố Đô Huế. Đến với Huế chúng tôi được anh hướng dẫn giới thiệu thật nhiều kiến thức bổ ích về Huế và các triều đình tại đây. Kinh Thành Huế là tòa thành ở , nơi đóng đô của vương triều trong suốt 140 năm từ đến . Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới .
Từ thời các chúa Nguyễn , đã từng được chọn làm thủ phủ xứ : năm 1635-1687 Nguyễn Phúc Lan , Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long ; đến thời Nguyễn Phúc Thái , Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về trong những năm 1687-1712; 1739-1774. Đến thời , Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô.
Để nói về Huế thì phải tốn thật nhiều giấy bút cũng nói không hết ra đây. Tôi thật sự được mở mang đầu óc khi đến thăm kinh thành Huế. Tham quan trong khu Đại Nội đoàn chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, những gì bấy lâu nay được biết quả thật không bằng một lần đến thăm và tìm hiểu về triều đình Nhà Nguyễn. Trong tôi đã hình dung ra được cuộc sống của vua chúa ngày xưa, cách mà con người ngày xưa làm việc, bảo vệ quốc gia, quan niệm của người xưa về thiên nhiên,về con người. Bước vào các lăng tẩm trong cung đình trong lòng tôi như có một không khí trang nghiêm, hùng tráng của một thời đã qua. Tôi được sinh ra trong kĩ nguyên của Công Nghệ Thông Tin, thời Hiện Đại nhưng khi đến kinh thành Huế trong tôi có một cảm giác ngỡ ngàng khâm phục người xưa biết bao. Người xưa họ thật giỏi về kiến trúc, về phong thủy, về cách làm các công trình mang tầm qui mô lớn. Tại đây tôi được tìm về với các giá trị xưa kia của dân tộc ta, giá trị văn hóa trong các hiện vật còn lại minh chứng cho một thời oanh liệt của dân tộc Việt Nam trong chế độ phong kiến. Chúng tôi được quay về ngày xưa lần giở từng trang lịch sử tìm hiểu về các vị vua, về đời tư, về chính trị, về cuộc sống, công đức của các vị vua đã cống hiến cho dân tộc. Thật may mắn cho Việt Nam khi trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề về mọi mặt nhưng chúng ta vẫn giữ được kinh thành nhà Nguyễn cho con cháu sau này được biết về cha ông của mình ngày xưa. Cho thế giới muốn tìm hiểu về lịch sử của dân tộc.
Sau khi thăm Kinh Thành Huế đoàn chúng tôi đến thăm một Lăng Tẩm của một vị vua rất nổi tiếng là vua Minh Mạng. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng (do cho xây dựng), nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành , cách cố đô 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm đến năm thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính. Qua việc thăm Lăng của vua tôi được bổ sung thêm kiến thức mà lâu nay mình chưa có về việc quan niệm của người xưa khi chết đi, về cuộc đời của các vị vua. Được biết thêm nhiều về kiến thức xây dựng Lăng Tẩm tại Kinh thành Huế. Có lẽ sau khi đi Huế kiến thức về chế độ Phong Kiến của tôi được củng cố thêm thật nhiều và kiến thức về lịch sử của các vị vua Triều Nguyễn thêm phong phú và sinh động hơn. Đây sẽ là tiền đề cho công việc đi dạy của chúng tôi sau này. Chính những lần đi thực tế đầy bổ ích đã mang lại cho chúng tôi không biết bao nhiêu là điều muốn nói.
Đoàn chúng tôi cũng được ghé thăm một danh lam lịch sử khác tại Huế đó là Chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn , cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm (), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất của Huế. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm ), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua . Tại chùa có Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm . Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng . Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng . Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Bước vào chùa chúng tôi như vào với thế giới thanh tịnh, tôi dạo những bước chân nhẹ nhàng trên nền gạch của chùa cảm thấy trong lòng mình nhẹ nhàng quá đổi. Không gian nơi đây thật là nên thơ, thật là thanh tịnh, tất cả cảnh vật làm tôi nhìn chúng với ánh mắt thật từ bi và thanh thảng như chính tinh thần nhà Phật mang đến cho mọi người. Tại chùa Thiên Mụ chứa đựng biết bao dấu ấn của các thời đại nhà Nguyễn về sự hưng thịnh của Phật Giáo thời xưa. Qua chuyến thăm tôi như được thêm kiến thức thật là bổ ích và lí thú cho công việc, hiểu biết sau này của bản thân tôi.
Vậy là qua 4 ngày 3 đêm với biết bao nhiêu là kĩ niệm đáng nhớ đã qua đi thật nhanh, giờ đây đoàn thực tế của chúng tôi phải lên đường trở về quê nhà. Trong chuyến đi thực tế này tôi vô cùng biết ơn các thầy cô trong khoa Sư Phạm đặc biệt là cô Hoa trưởng khoa đã tận tình giúp chúng tôi có được chuyến đi đầy ý nghĩa này. Tôi sẽ ghi nhớ mãi những kĩ niệm đẹp thời sinh viên của mình cùng bạn bè thân yêu, thầy cô kính mến trong dịp tham quan thực tế đầy ý nghĩa này.
Qua chuyến tham quan tôi thật sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về những lịch sử, dấu ấn, địa lý, con người…..chuyến tham quan thực tế trang bị cho tôi thật nhiều kiến thức sau này khi ra trường sẽ giúp tôi giảng dạy tốt hơn, sinh động hơn, thực tế hơn….chuyến đi cũng làm cho tôi cảm thấy yêu nghề dạy học hơn nhằm góp phần cho đất nước đi lên.
Trong quá trình tham quan nhờ có anh hướng dẫn viên anh Anh của công ty du lịch Lê Phong đầy kinh nghiệm và kiến thức về mọi mặt trên hành trình du lịch tìm hiểu của đoàn chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn anh vì điều đó.
Tôi cũng chân thành cảm ơn nhà trường đã phê duyệt kế hoạch tham quan thực tế của lớp Đại Học Tiểu Học k08, cung cấp cho chúng tôi phương tiện để đi thực tế.
Và lời cảm ơn chân thành nhất đến quí lãnh đạo khoa Sư Phạm trường Đại Học Quảng Nam đã giúp chúng tôi có được chuyến tham quan thực tế đầy ý nghĩa, đầy kĩ niệm của một thời sinh viên không thể nào quên.
Qua chuyến tham quan thực tế lần này cũng làm cho tôi cảm thấy yêu thêm đất nước và con người Việt Nam thân thương, nơi có những danh lam thắng cảnh mang tầm cỡ quốc tế, nơi có những địa danh lịch sử hào hùng làm chấn động toàn cầu.
Bùi Bình Tây @ 16:20 21/11/2011 Số lượt xem: 57030
Hướng Dẫn Viết Lời Mở Đầu Hay Cho Bài Báo Cáo Thực Tập
(Nêu lý do cụ thể về những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, cần giải quyết dẫn đến việc lựa chọn vấn đề đó làm Báo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình)
Các em cần tìm hiểu kỹ và trả lời các câu hỏi sau đây và viết thành các đoạn văn, không gách đầu dòng:
Trình bày hoạt động đang diễn ra của ngành/ lĩnh vực mà em đang tìm hiểu (1/4 trang);
(Nêu mục tiêu đạt đạt sau khi thực hiện đề tài: Các em cần trình bày (1/4 trang) về:
Tìm hiểu hoạt động gì nhằm giúp hỗ trợ cho bản thân có them kiến thức và kỹ năng gì? Kiến thức và kỹ năng đó hỗ trợ gì cho nghề nghệp và doanh nghiệp mà em đang tìm hiểu?
Giúp phân tích và đánh giá được thực trạng của vấn đề gì mà em đang tìm hiểu?
Và giúp đềề xuất được giải pháp gì để giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp đặt ra?
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về các hoạt động gì tại doanh nghiệp (2 đến 3 dòng)
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về thời gian: Đề tài tìm hiểu hoạt động gì? Thời gian tìm hiểu là từ tháng mấy đến tháng mấy?
Về không gian: địa điểm? Các hoạt động diễn ra tại oanh nghiệp hay trên địa bàn nào?
Về vấn đề nghiên cứu: Chính là nội dung của tên đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp gì để:
Trình bày nội dung chương 1;
Trình bày nội dung chương 2;
Trình bày nội dung chương 3;
Đề tài có bao nhiêu phần?
Đề tài có bao nhiêu chương? Tên của từng chương?
Đề tài có phần kết luận riêng không?
CHƯƠNG 1. : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ (HOẠT ĐỘNG MÀ EM TÌM HIỂU) CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG (CỦA HOẠT ĐỘNG MÀ EM ĐANG TÌM HIỂU)Giới thiệu về công ty ABC
Giới thiệu khái quát
Quá trình hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động SXKD
(Kết quả hoạt động SXKD trong 3 năm gần nhất)
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động….. (theo đề tài anh/chị đang nghiên cứu. Thầy/cô sẽ hướng dẫn anh/chị phần này)
Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát (Từ khảo sát thực tế vần đề mà anh/chị đang nghiên cứu)
Những mặt tồn tại (Từ vấn đề đang nghiên cứu, anh/chị rút ra những mặt tồn tại hiện doanh nghiệp thực hiện chưa tốt hoặc chưa thực hiện)
Phương hướng và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
Cách Viết Mở Bài , Thân Bài, Kết Bài Trong Văn Nghị Luận
a.Yêu cầu, đặc điểm Phần mở bài còn gọi là đặt vấn đề, có nhiệm vụ nêu vấn đề giải quyết trong phần thân bài. Do đó mở bài phải đi thẳng vào vấn đề không được đề cập đến bất cứ luận điểm, luận cứ nào ở phần dàn ý chi tiết phần thân bài. Mô hình mở bài:
Cách viết đoạn văn thân bài Cách viết đoạn kết bài trong văn nghị luậna.Yêu cầu, đặc điểm: Phần kết bài có tính chất tổng kết, khái quát những vấn đề đã trình bày ở phần thân bài. Giáo sư Trần Đình Sử cũng đã nêu vấn đề này như sau : Một kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài, chỉ nêu những ý khái quát có tính tổng kết, đánh giá. Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hay lặp nguyên văn lời lẽ mở bài. Có 4 cách kết bài như sau:Cách một : Tóm lược (tóm tắt quan điểm, nội dung đã nêu ở thân bài)Cách hai: Phát triển , mở rộng thêm vấn đề đặt raCách ba: vận dụng, nêu phương hướng, bài học phát huy hay khắc phục vấn đề nêu ở thên bài.Cách bốn: Liên tưởng, mượn ý tương tự – những ý kiến có uy tín- để thay cho lời tóm tắt của người làm. Một kết bài hay trước hết là một kết bài đúng. Đúng nguyên tắc, đúng cách, cho nên một kết bài hay phải đi lên từ một kết bài đúng. Một số kết bàiMẫu:Phân tích bài thơ ” Tây Tiến” của Quang Dũng?
Người lính Tây Tiến ra đi nhưng hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí con người. Hình ảnh người lính và những kỉ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và chúng ta“Tây Tiến người đi không hẹn ướcĐường lên thăm thẳm một chia phôiAi lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn vang vọng mãi trong tâm hồn mỗi chúng ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều nhưng ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm ta bắt gặp một lần nhưng sống mãi. Ấy là Tây Tiến.
Mở đầu bài thơ là dòng sông Mã và kết thúc bài thơ vẫn là tiếng gầm réo của dòng sông. Dòng sông tiễn đưa a và lại đón anh về. Quang Dũng một lần nữa khẳng định ý niệm “nhất khứ bất phục hoàn”(một đi không trở lại). Đó cũng chính là ý chí quyết tâm của cả thế hệ-của cả một thời đại. Những gian khổ hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể nào quên. Sẽ không bao giờ có lại thời kì gian khổ đến như thế và hào hùng đến như thế. Và cũng khó có một bài “Tây Tiến” lần thứ hai. (Bài viết sưu tầm)
Cách Viết Bài Thu Hoạch Đi Thực Tế Như Thế Nào?
1. Tại sao phải viết bài thu hoạch đi thực tế?
Trong quá trình học tập tại trường, công tác, làm việc tại các cơ quan thì những chuyến đi thực tế cho học sinh, sinh viên và nhân viên là không thể thiếu. Vì bên cạnh những giờ lý thuyết nặng nề, những công việc mệt mỏi thì việc đi thực tế ở nhiều nơi sẽ tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi nhiều hơn cho con người.
Những kiến thức, kỹ năng, am hiểu trong chuyến đi thực tế không chỉ được lưu vào trí nhớ con người, những tấm hình kỷ niệm mà còn phải được thể hiện trong bài thu hoạch. Đây là một trong những lý do quan trọng để mỗi cá nhân, tập thể phải viết bài thu hoạch sau những chuyến đi thực tế.
Viết bài thu hoạch đi thực tế còn là kết quả của việc nghiên cứu, tìm hiểu, hiểu biết về vấn đề gặp phải, phát hiện mới trong thực tế. Lý do viết bài thu hoạch là để tổng hợp tất cả những thứ trong chuyến đi, nêu quan điểm của mình cũng như sự tương quan giữa lý luận, lý thuyết với thực tiễn.
Bài thu hoạch đi thực tế còn là căn cứ để cấp có thẩm quyền đánh giá kết quả thực tế của một cá nhân hoặc một nhóm sau chuyến đi thực tế. Đây là lý do quan trọng nhất, mà ai sau chuyên đi thực tế cũng phải viết bài thu hoạch. Bạn cần phải biết cách viết bài thu hoạch đi thực tế thì mới đạt được kết quả cao.
2. Cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tếThứ hai, về nội dung. Nội dung trong bài thu hoạch đi thực tế bạn phải thể hiện được những nội dung với cấu trúc tương tự như sau:
– Phần mở bài: Bạn có thể nêu lý do mà bạn lựa chọn chuyên đề, đề tài để viết bài thu hoạch. Hoặc có thể nêu cảm nghĩ của bạn về chuyến đi thực tế vừa qua đã để lại cảm xúc gì.
+ Nhận xét của bản thân về chuyến đi thực tế. Ví dụ: Dịch vụ ăn uống, lưu trú, dịch vụ vận chuyển, đội ngũ hướng dẫn viên, các địa điểm được đến trong chuyến đi thực tế, môi trường tham quan doanh nghiệp,….
+ Nếu đi thực tế ở các công ty, doanh nghiệp, cơ quan thì bạn hãy nêu về yêu cầu và cơ hội tuyển dụng đối với nhân sự của nơi đó.
+ Phân tích những vấn đề trên thực tế mà bạn nhìn thấy, tìm hiểu và nghiên cứu được. Có sự so sánh giữa nước ta với nước ngoài, kết hợp so sánh với lý thuyết, ý luận đã được học.
+ Nêu lên ý kiến của bản thân và có đề cập giải pháp, phương hướng gì hay không.
Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Thừa Thiên Huế
THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG CẠNH TRANH RÚT GỌN
Thông báo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNG CẠNH TRANH RÚT GỌN
Tên bên mời thầu: Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế
Địa chỉ: 14 Phùng Hưng, Tp Huế
Điện thoại: 0234-3530027
Thông báo mời chào hàng với nội dung sau:
1. Tên gói thầu: Cung cấp Nghêu (Meretrix lyrata) bố mẹ
– Loại gói thầu: Mua sắm hàng hóa
– Giá gói thầu: 160.800.000 đồng (Một trăm sáu mươi triệu tám trăm ngàn đồng.)
– Thuộc Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất giống Nghêu ( Meretrix lyrata) ở quy mô hàng hóa
– Thời gian thực hiện hợp đồng: 15 ngày
2. Nguồn vốn: Kinh phí dự án Khuyến nông Trung ương.
3. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh rút gọn
4. Thời gian phát hành HSYC: Từ 8 giờ 00, ngày 19 tháng 3 năm 2023 đến trước 11 giờ 30 ngày 26 tháng 3 năm 2023.
5. Địa điểm phát hành HSYC:
Đơn vị: Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế
Địa chỉ: 14 Phùng Hưng – TP Huế
Điện thoại: 0234-3530027 Fax: 0234-3530027
6. Thời điểm đóng thầu: Vào lúc 11 giờ 30, ngày 26 tháng 3 năm 2023.
7. Thời điểm mở thầu: Vào lúc 15 giờ 00, ngày 26 tháng 3 năm 2023.
Tp Huế, ngày 18 tháng 3 năm 2023. Đại diện hợp pháp của bên mời thầu GIÁM ĐỐC
(đã ký)
Châu Ngọc Phi
Cách Làm Bài Viết Thu Hoạch Sau Chuyến Đi Thực Tế
Tweet on Twitter Rất nhiều đơn vị, tổ chức sau thời gian học tập, làm việc căng thẳng thường tổ chức cho học sinh, sinh viên hoặc công nhân viên trong đơn vị tham gia các chuyến đi thực tế. Chuyến đi thực tế không đơn thuần là giải trí mà đó là cơ hội để trải nghiệm, mở mang tầm mắt, mở mang kiến thức từ đó bồi dưỡng tâm hồn cho mọi người, có thêm động lực học tập và làm việc. Sau chuyến đi, bạn phải làm Share on Facebook Google+ Pinterest
1. Tại sao nên tham gia chuyến đi thực tế?Nhiều người thường nói rằng những chuyến đi thực tế của tổ chức, của đơn vị, của trường thường rất chán, tẻ nhạt và phải làm bài thu hoạch đi thực tế nên không muốn tham gia. Suy nghĩ đó là một sai lầm, sau đây là những lý do tại sao bạn nên tham gia chuyến đi thực tế.
– Tham gia chuyến đi thực tế, bạn có cơ hội được tiếp xúc, giao lưu với nhiều người, làm quen được nhiều bạn mới, là cơ hội để cải thiện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, học được tính kỷ luật của một tổ chức.
– Sau thời gian học tập và làm việc vất vả, bạn có thể được đi ra ngoài tham quan, tiếp xúc với thế giới bên ngoài, thư giãn cơ thể và gạt bỏ đi những xô bồ cuộc sống. Đến từng địa phương, bạn được trải nghiệm văn hóa đặc sắc ở đó, được thưởng thức ẩm thực từng vùng miền, còn điều gì tuyệt vời hơn mà không thử.
– Chuyến đi còn là dịp để bạn có thể biết thêm được nhiều thứ mà trong trường học chưa dạy tới, là những di tích lịch sử dân tộc, là những di sản văn hóa đáng tự hào, là những danh lam thắng cảnh tươi đẹp của đất nước. Từ đó, bồi dưỡng thêm tâm hồn mỗi người, làm ta thêm yêu đất nước Việt Nam.
– Việc làm bài thu hoạch đi thực tế không quá khó khăn, nó như là những dòng nhật kí cuối ngày bạn thường viết, là những cảm xúc, những trải nghiệm mà bạn có được trong chuyến đi, nó không theo một khuôn mẫu bắt buộc nào.
2. Hướng dẫn làm bài thu hoạch chuyến đi thực tếMục đích của một chuyến đi thực tế không phải chỉ để chơi , để giải trí mà là để mở mang kiến thức, để yêu và cảm nhận vẻ đẹp đất nước. Do đó, việc hoàn thành bài thu hoạch chuyến đi thực tế là việc không thể thiếu. Thực tế thì không có mẫu bài thu hoạch đi thực tế chung nào cho mọi người vì mỗi người được học tập và làm việc trong các cơ quan khác nhau, địa điểm chuyến đi khác nhau và mục đích từng chuyến đi cũng khác nhau. Tuy nhiên, ít nhất bạn cũng phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Lý do tham gia chuyến đi thực tế.
+ Những chuẩn bị cá nhân về vật chất và tinh thần trước chuyến đi.
+ Chi tiết hành trình chuyến thực tế: thời gian di chuyển từng trạm, thăm thú ở đâu, những điểm đặc sắc nơi đó, thời gian sinh hoạt tập thể, ăn uống, nghỉ ngơi.
+ Nhận xét về chuyến đi: thời gian, các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn viên, hàng hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Cảm xúc sau chuyến đi, những kiến thức thực tế hữu ích học được và định hướng học tập, nghiên cứu, công việc trong tương lai.
+ Nên đánh máy bài viết thu hoạch sau chuyến đi thực tế để dễ dàng chỉnh sửa, edit đẹp, nhanh và chuyên nghiệp.
+ Phần bìa là phần quan trọng, nên đầu tư thiết kế cho phần bìa thật ấn tượng và chuyên nghiệp, đảm bảo phải có tên đơn vị, tên đề tài, địa chỉ, ngày tháng năm và họ tên.
+ Nên chèn những hình ảnh thực tế chụp được trong chuyến đi thực tế để minh họa cho bài thu hoạch được sinh động. Đối với những đơn vị yêu cầu nộp bản giấy, nên đầu tư in màu để hình ảnh được đẹp.
+ Căn chỉnh lề, phông chữ, kiểu chữ đồng bộ, thống nhất, đánh số trang đối với những bài thu hoạch dài (5 trang trở lên).
+ Có thể đóng bìa kính, bìa cứng để bài thu hoạch được chuyên nghiệp, bắt mắt.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ý nghĩa của chuyến đi thực tế và cách viết một bài thu hoạch đi thực tế chuyên nghiệp. bài thu hoạch đi thực tế là căn cứ đánh giá kết quả tìm hiểu, nghiên cứu và rèn luyện của bạn, do đó cần đầu tư làm thật nghiêm túc từ nội dung đến hình thức.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thu Hoạch Chuyến Đi Thực Tế Huế trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!