Bạn đang xem bài viết Bàn Về Căn Cứ Tạm Đình Chỉ Vụ Án Dân Sự Do “Đương Sự Đề Nghị Tòa Án Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự” được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp: 1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản; h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: 1. …………… 18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. …………
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quan điểm khác nhau về việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì một lý do nào đó được xem là hợp lý thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không. Vấn đề này trong thực tiễn có Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, có Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này cho thấy sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các Tòa án hiện nay. Ví dụ trường hợp ông Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn B trả lại diện tích đất mà trước đây cha của ông A (là ông C) cho ông B ở nhờ là 200m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện do ông Nguyễn Văn A đứng tên. Quá trình giải quyết vụ án, ông B cho rằng phần đất ông đang ở là do ông C cho ông, khi cho có người chứng kiến, đất này ông canh tác ổn định lâu dài gần 20 năm. Việc ông A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất tranh chấp thì ông B không hay biết. Vì vậy, ông không đồng ý trả lại đất cho ông A. Khi gần hết thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, ông B nộp đơn cho Tòa án đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông B đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Y (ông B có nộp kèm giấy nhập viện tại Bệnh viện Y; nguồn gốc đất ngoài ông B thì không ai trong nhà biết rõ nên ông không ủy quyền cho ai được). Vấn đề này có hai ý kiến giải quyết khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng, Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của ông B. Vì yêu cầu của ông B không phải là một trong các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015. Ý kiến thứ hai cho rằng, tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015 có quy định quyền của đương sự là “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này”. Vì vậy, Tòa án căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015: “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là có cơ sở. Trước đây, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng có quy định căn cứ Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án tương tự như quy định của BLTTDS năm 2015. Đó là: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” tại khoản 6 Điều 189 BLTTDS năm 2004. Theo khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đối với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo ý kiến của người viết, việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể xem là một căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 nếu lý do yêu cầu của họ là chính đáng. Bởi vì đây là một trong những quyền của đương sự nói chung được quy định rất rõ tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đương sự nào đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được Tòa án chấp nhận. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự phải nêu rõ lý do; đồng thời, đương sự phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các lý do mà đương sự đưa ra là có căn cứ và chính đáng. Khi đó, Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự. Bởi trên thực tế, có trường hợp Tòa án ra quyết đưa vụ án ra xét xử thì nguyên đơn bệnh nặng phải nhập viện điều trị một thời gian dài hoặc không thể trực tiếp đến dự phiên tòa được cũng không thể ủy quyền cho ai được. Tòa án cũng không thể hoãn phiên tòa mãi để chờ nguyên đơn có mặt hoặc nếu nguyên đơn không đến sau nhiều lần Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn. Tóm lại, vấn đề “đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án” có được coi là căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất chung trong áp dụng pháp luật, tạo cơ sở để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát theo đúng quy định.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định “Quyền, nghĩa vụ của đương sự ”:Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:1. ……………18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.…………
Đơn Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án
Quyết Định 1319 Năm 2015 Quy Định Về Quy Trình Tiếp Nhận Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tội Phạm Và Kiế, Quyết Định 1319 Năm 2015 Quy Định Về Quy Trình Tiếp Nhận Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tội Phạm Và Kiế, Mẫu Số 45-ds Quyết Định Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự (dành Cho Thẩm Phán), Quyết Định Giải Quyết Cho Người Chấp Hành án Tạm Vắng Nơi Cư Trú, Giải Quyết Khiếu Nại Quyết Định Kỷ Luật Công Chức, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm Và Ki, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm Và Ki, Quyết Định Số 1319/qd-bca Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm, Quyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ng, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tộ Phạm Và Kiến Ng, Quyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ng, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tộ Phạm Và Kiến Ng, Quyết Định 17/2007/qĐ-bca(c11) Về Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Thủy Do Bộ, Quyết Định 17/2007/qĐ-bca(c11) Về Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Thủy Do Bộ, Giải Quyết Khiếu Nại Quyết Định Kỷ Luật, Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại Lần Đầu, Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại, Mẫu Đơn Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Quyết Định Giải Thể Chi Bộ, Quyết Định Dẫn Giải, Quyết Định Giải Thể, Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Đơn Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Mẫu Quyết Định Giải Quyết Đơn Tố Cáo, Quy Định Thủ Tục Giải Quyết Cấp Điện, Đơn Đề Nghị Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Quyết Định Giải Thể Công Ty, Nghị Định Giải Quyết Tố Cáo, Mẫu Thông Báo Quyết Định Giải Thể, Quyết Định Giải Thể Chi Nhánh, Tờ Trình Ra Quyết Định Giải Thế Hợp Tác Xã, Quyết Định Giải Thể Chi Đoàn, Quyết Định Giải Thể Doanh Nghiệp, Quyết Định Dẫn Giải Người Làm Chứng, Nghị Định Giải Quyết Khiếu Nại, Quyết Định Số 10 Về Giải Phóng Mặt Bằng, Mẫu Đơn Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Đưa Đi Cơ Sở Cai Nghiện ép Buộc, Quy Dinh Ve Trinh Tu Thu Tuc Trong Giai Quyet To Giac Tin Bao, Quyết Định Khen Thưởng Giải Thể Thao, Quyết Định Khen Thưởng Giải Cầu Lông, Quyết Định Khen Thưởng Giải Bóng Đá, Quyết Định Khen Thưởng Giải Bóng Chuyền, Quy Định Về Quản Lý, Điều Trị, Chăm Sóc, Giải Quyết Chính Sách…, Quyết Dinh 2677cua Bo Quốc Phong Ve De An Giao Dục Chinh Tri Trong Giai Doan Moi, Quy Định Giải Quyết Chính Sách Đối Với Cán Bộ Sỹ Quan Mắc Bệnh Phải Điều Trị Dài Ngày, Uyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ngh, Uyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ngh, Thong Tu157/tt-bqp Ngay 26 Thang 8 Nam2013quy Dinh Ve Quan Ly, Dieu Tri, Cham Soc, Giai Quyet Chinh, Thong Tu157/tt-bqp Ngay 26 Thang 8 Nam2013quy Dinh Ve Quan Ly, Dieu Tri, Cham Soc, Giai Quyet Chinh , Tiểu Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Hòa Giải, Thông Tư Số 73/2012/tt-bca Ngày 05/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thôn, Thông Tư 77/2012/tt-bca Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ Của Cảnh, Thông Tư Số 73/2012/tt-bca Ngày 05/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thôn, Hông Tư 77/2012/tt-bca Ngày 05/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đườ, Thông Tư 73/2012/tt-bca Về Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Thủy Nội, 77/2012/tt-bca Ngày 28 Tháng 12 Năm 2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông, Thông Tư 77/2012/tt-bca Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ Của Cảnh, Được Thay Thế Bởi Thông Tư Số 73/2012/tt-bca Ngày 05/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết, Được Thay Thế Bởi Thông Tư Số 73/2012/tt-bca Ngày 05/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết, Thông Tư 73/2012/tt-bca Về Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Thủy Nội, Thông Tư Số 77/2012/tt-bca Ngày 28/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thôn, Thông Tư 77/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tngt Đường Bộ Của Lực Lượng Csgt Đường Bộ, Quy Dinh Quan Dieu Tri Cham Soc Giai Quyet Chinh Sach Doi Voi Quan Nhan Cnvc Bi Benh Hiem Ngheo, Quy Định Về Quản Lý, Điều Trị, Chăm Sóc, Giải Quyết Chính Sách Đối Với Quân Nhân, Công Nhân Viên Chứ, Quy Định Về Quản Lý, Điều Trị, Chăm Sóc, Giải Quyết Chính Sách Đối Với Quân Nhân, Công Nhân Viên Chứ, Thông Tư Số 77/2012/tt-bca Ngày 05/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông, Thông Tư Số 77/2012/tt-bca Ngày 28/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông, Thông Tư Số 77/2012/tt-bca Ngày 0/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông , Thông Tư Số 77/2012/tt-bca Ngày 0/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông, Thông Tư 77/2012/tt-bca Ngày 05/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đư, Thông Tư 77/2012/tt-bca Ngày 28/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đ, Thông Tư 77/2012/tt-bca Ngày 28/12/2012 Quy Định Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đ, Nghi Quyet Giai Quyet Ton Đong Đat Đai, Quyết Định Hủy Bỏ Quyết Định Không Khởi Tố Vụ An Hình Sự, Nghị Quyết Giải Quyết Nợ Xấu, Thủ Tục Ly Hôn Giải Quyết ở Đâu, Báo Cáo Kết Quả Giải Quyết Đơn Thư, Mẫu Đơn Xin Giải Quyết Nội Bộ, Mẫu Giải Quyết Đơn Tố Cáo, Đơn Xin Yêu Cầu Giải Quyết, Báo Cáo Kết Quả Giải Quyết Đơn Tố Cáo, Nếu Bạn Là Giám Đốc Thì Bạn Sẽ Giải Quyết Vấn Đề Này Như Thế Nào?, Thủ Tục Ly Hôn Giải Quyết Trong Bao Lâu, Mẫu Kế Hoạch Giải Quyết Đơn Tố Cáo, Mẫu Đơn Xin Quyết Toán Giải Thể, Đơn Yêu Cầu Tòa án Giải Quyết Việc Dân Sự, Mẫu Đơn Yêu Cầu Giải Quyết Ly Hôn Vắng Mặt, Mẫu Đơn Yêu Cầu Giải Quyết Việc Dân Sự, Đề án Giải Quyết Việc Làm, Thông Tư Số 01 Về Giải Quyết Tin Báo, Đơn Yêu Cầu Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự, Đơn Yêu Cầu Giải Quyết Việc Dân Sự, Đơn Yêu Cầu Giải Quyết Ly Hôn Vắng Mặt, Thông Tư Số 06 Giải Quyết Tố Cáo, Thông Tư Số 06 Về Giải Quyết Tố Cáo, Thông Tư Giải Quyết Tố Cáo, Thông Tư Giải Quyết Tin Báo, Đơn Giải Quyêt Sự Việc, 6 Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề, Bài 3 Giải Quyết Xung Đột,
Quyết Định 1319 Năm 2015 Quy Định Về Quy Trình Tiếp Nhận Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tội Phạm Và Kiế, Quyết Định 1319 Năm 2015 Quy Định Về Quy Trình Tiếp Nhận Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tội Phạm Và Kiế, Mẫu Số 45-ds Quyết Định Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự (dành Cho Thẩm Phán), Quyết Định Giải Quyết Cho Người Chấp Hành án Tạm Vắng Nơi Cư Trú, Giải Quyết Khiếu Nại Quyết Định Kỷ Luật Công Chức, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm Và Ki, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm Và Ki, Quyết Định Số 1319/qd-bca Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Về Tội Phạm, Quyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ng, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tộ Phạm Và Kiến Ng, Quyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ng, Quyết Định Số 1319/qĐ-bca-c41 Về Quy Trình Tiếp Nhận, Giải Quyết Tố Giác, Tin Báo Tộ Phạm Và Kiến Ng, Quyết Định 17/2007/qĐ-bca(c11) Về Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Thủy Do Bộ, Quyết Định 17/2007/qĐ-bca(c11) Về Quy Trình Điều Tra, Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông Đường Thủy Do Bộ, Giải Quyết Khiếu Nại Quyết Định Kỷ Luật, Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại Lần Đầu, Quyết Định Giải Quyết Khiếu Nại, Mẫu Đơn Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Quyết Định Giải Thể Chi Bộ, Quyết Định Dẫn Giải, Quyết Định Giải Thể, Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Đơn Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Mẫu Quyết Định Giải Quyết Đơn Tố Cáo, Quy Định Thủ Tục Giải Quyết Cấp Điện, Đơn Đề Nghị Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án, Quyết Định Giải Thể Công Ty, Nghị Định Giải Quyết Tố Cáo, Mẫu Thông Báo Quyết Định Giải Thể, Quyết Định Giải Thể Chi Nhánh, Tờ Trình Ra Quyết Định Giải Thế Hợp Tác Xã, Quyết Định Giải Thể Chi Đoàn, Quyết Định Giải Thể Doanh Nghiệp, Quyết Định Dẫn Giải Người Làm Chứng, Nghị Định Giải Quyết Khiếu Nại, Quyết Định Số 10 Về Giải Phóng Mặt Bằng, Mẫu Đơn Xin Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Đưa Đi Cơ Sở Cai Nghiện ép Buộc, Quy Dinh Ve Trinh Tu Thu Tuc Trong Giai Quyet To Giac Tin Bao, Quyết Định Khen Thưởng Giải Thể Thao, Quyết Định Khen Thưởng Giải Cầu Lông, Quyết Định Khen Thưởng Giải Bóng Đá, Quyết Định Khen Thưởng Giải Bóng Chuyền, Quy Định Về Quản Lý, Điều Trị, Chăm Sóc, Giải Quyết Chính Sách…, Quyết Dinh 2677cua Bo Quốc Phong Ve De An Giao Dục Chinh Tri Trong Giai Doan Moi, Quy Định Giải Quyết Chính Sách Đối Với Cán Bộ Sỹ Quan Mắc Bệnh Phải Điều Trị Dài Ngày, Uyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ngh, Uyet Dinh So 1319/qd-bca Ve Quy Trinh Tiep Nhan, Giai Quyet To Giac, Tin Bao Ve Toi Pham Va Kien Ngh, Thong Tu157/tt-bqp Ngay 26 Thang 8 Nam2013quy Dinh Ve Quan Ly, Dieu Tri, Cham Soc, Giai Quyet Chinh, Thong Tu157/tt-bqp Ngay 26 Thang 8 Nam2013quy Dinh Ve Quan Ly, Dieu Tri, Cham Soc, Giai Quyet Chinh , Tiểu Luận Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Hòa Giải,
Rút Kinh Nghiệm Công Tác Kiểm Sát Quyết Định Tạm Đình Chỉ, Quyết Định Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự; Quyết Định Công Nhận Thuận Tình Ly Hôn
Thông qua công tác Kiểm sát bản án, quyết định theo thủ tục phúc thẩm; thấy rằng một số quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm ban hành trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình không phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Bộ luật TTDS). Tác giả xin nêu lên một số ví dụ cụ thể, để đồng nghiệp cùng bạn đọc nghiên cứu, trao đổi rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
1 – Tòa án ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không thuộc các căn cứ quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự. Điển hình:
1.1 – Tóm tắt nội dung và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
– Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa: nguyên đơn Nguyễn Văn B với bị đơn Nguyễn L.R và vụ án “Tranh chấp chia tài sản chung” giữa: nguyên đơn Trần T.T với bị đơn Võ T.H cả hai vụ án đều được TAND ĐL thụ lý giải quyết.
Trong quá trình giải quyết, Tòa án sơ thẩm ban hành văn bản yêu cầu nguyên đơn cung cấp cho Tòa án chứng cứ thể hiện sơ đồ hiện trạng diện tích đất đang tranh chấp; thời hạn cung cấp chứng cứ là 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu không thực hiện được thì phải có văn bản thông báo cho Tòa án biết.
Ngày 26/02/2020, nguyên đơn có văn bản đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: “Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện đã tiến hành thủ tục đo đạc, nhưng chưa có kết quả nộp cho Tòa án”. Cùng ngày 26/02/2020, Tòa án có công văn số 47 và số 48, yêu cầu Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện sớm trả kết quả cho đương sự để nộp cho Tòa án.
– Ngày 26/02/2020, Tòa án cấp sơ thẩm ban hành quyết định số 08 và số 09 tạm đình chỉ giải quyết 02 vụ án nêu trên với lý do: “cần đợi nguyên đơn cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được và nguyên đơn có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án, theo quy định tại khoản 18 Điều 70, điểm h khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự”.
1.2 – Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
– Một là, Tòa án ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng với các căn cứ quy định tại Điều 214 Bộ luật TTDS vì:
+ Tại khoản 5, 6 Điều 6 và khoản 7 Điều 70, Điều 91, Điều 96 Bộ luật TTDS quy định: Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; nếu đương sự không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ. Trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được thì Tòa án phải ban hành quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó nhưng hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà chưa có kết quả, thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 214 Bộ luật TTDS (Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án). Tuy nhiên, cả hai vụ án nêu trên các đương sự không có đề nghị Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ nên Tòa án giải quyết vụ án theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ và đương sự phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Bộ luật TTDS.
Như phân tích ở trên, Tòa án chỉ ra Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là đương sự tham gia tố tụng trong vụ án được giải quyết. Nhưng Tòa án sơ thẩm ra quyết định yêu cầu nguyên đơn cung cấp chứng cứ đã vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 và khoản 3 Điều 97 Bộ luật TTDS.
+ Việc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 Bộ luật TTDS “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định”, được hiểu là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong Bộ luật TTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi Bộ luật TTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó (Tham chiếu hướng dẫn tại khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP). Theo đó Bộ luật TTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật TTDS đều không quy định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì lý do “cần đợi nguyên đơn cung cấp tài liệu, chứng cứ…”.
– Hai là, đối với vụ án “Tranh chấp chia tài sản chung” giữa nguyên đơn Trần T.T với bị đơn Võ T.H, thời hạn giải quyết vụ án không quá 06 tháng (kể cả gia hạn). Lẽ ra Tòa án phải ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử 02 tháng để đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ, nhưng Tòa án không gia hạn mà ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, Tòa án đã ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong khi chưa hết thời hạn chuẩn bị xét xử là không phù hợp hợp quy định tại Điều 203 Bộ luật TTDS.
2 – Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hôn nhân gia đình không đúng quy định tại Điều 214 Bộ luật TTDS.
2.1 – Tóm tắt nội dung và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm:
– Vụ án thứ nhất: “Tranh chấp ly hôn” giữa nguyên đơn Võ Thị Q với bị đơn Mai Văn N vì nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện nên Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
– Vụ án thứ hai: “Tranh chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con” giữa nguyên đơn Nguyễn Thị H với bị đơn Lê Văn T. Trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết thì nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện (rút phần tranh chấp nuôi con). Ngày 28/2/2020 Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết một phần vụ án dân sự. Theo đó: đình chỉ giải quyết phần tranh chấp nuôi con, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS.
– Vụ án thứ ba: “Tranh chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con” giữa nguyên đơn Lê Minh H với bị đơn Lê Thu H. Trong quá trình Tòa án thụ lý giải quyết thì nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện (rút phần tranh chấp nuôi con). Ngày 25/02/2020 Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, tuy nhiên ở phần quyết định ghi “đình chỉ giải quyết một phần vụ án ly hôn, tranh chấp nuôi con”, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS.
2.2 – Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
– Vụ án thứ nhất: Tòa án áp dụng căn cứ đình chỉ, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS là có căn cứ. Tuy nhiên, tại phần quyết định lại ghi “đình chỉ giải quyết một phần vụ án ly hôn…” là không đúng, bởi nguyên đơn đã rút yêu cầu khởi kiện. Vì vậy, trường hợp này phải ghi là “đình chỉ giải quyết vụ án …”.
– Đối với vụ án thứ hai và thứ ba:
+ Về hình thức của Quyết định đình chỉ: Đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện nhưng Tòa án ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo Mẫu số 45-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) là áp dụng không đúng biểu mẫu của Tòa án nhân dân tối cao.
Riêng vụ án “Tranh chấp ly hôn, tranh chấp nuôi con” giữa nguyên đơn Lê Minh H với bị đơn Lê Thu H. Tại phần quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ghi chung chung là đình chỉ giải quyết một phần vụ án “Ly hôn, tranh chấp nuôi con” là không đúng. Lẽ ra phải ghi rõ là đình chỉ giải quyết đối với phần tranh chấp nuôi con mới đúng với yêu cầu của đương sự.
+ Về căn cứ pháp luật áp dụng ban hành Quyết định đình chỉ: Đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện, nhưng Tòa án áp dụng điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật TTDS là không đúng pháp luật. Bởi đây là căn cứ để ban hành quyết định đình chỉ giải quyết cả vụ án khi đương sự rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
Trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện thì Tòa án không phải ban hành quyết định đình chỉ đối với phần yêu cầu đã rút mà Hội đồng xét xử nhận định về việc người khởi kiện rút một phần yêu cầu khởi kiện và quyết định đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện đó trong bản án, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại mục 15 giải đáp số 02 ngày 19/9/2018 và căn cứ pháp luật áp dụng để đình chỉ đối với phần yêu cầu đã rút là khoản 2 Điều 244 Bộ luật TTDS.
3 – Tòa án quyết định án phí đối với trường hợp thuận tình ly hôn không đúng pháp luật.
Qua kiểm tra một số Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự, do Tòa án nhân dân cấp huyện ban hành thấy rằng: Tại biên bản ghi nhận sự tự nguyện thuận tình ly hôn và hòa giải thành, thể hiện các đương sự không có thỏa thuận về việc nguyên đơn hay bị đơn phải chịu án phí ly hôn. Nhưng Tòa án cấp sơ thẩm buộc nguyên đơn phải chịu 150.000 đồng án phí sơ thẩm đã vi phạm khoản 4 Điều 147 Bộ luật TTDS, điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại văn bản số 72/TANDTC-PC ngày 11/4/2017. Theo đó: Trường hợp thuận tình ly hôn nhưng không có sự thỏa thuận về nghĩa vụ chịu án phí, thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí (tức mỗi đương sự phải chịu 75.000 đồng án phí).
Từ thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình của Viện KSND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn nhiều quyết định của TAND cấp sơ thẩm ban hành có sai sót, nhưng không được kịp thời phát hiện, đồng thời chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn gửi Quyết định chưa có hiệu lực cho Viện kiểm sát cấp trên theo quy định tại tiết 2.4.1 tiểu mục 2.4 mục 2 Chỉ thị số 10/CT-VKSTC ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện KSND tối cao, về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, dẫn đến hết thời hiệu kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết các vụ án nêu trên theo quy định tại khoản 4 Điều 215, khoản 4 Điều 218, khoản 2 Điều 280 Bộ luật TTDS.
Để đạt và vượt các chỉ tiêu công tác của năm 2020. Tác giả xin nêu ra một số giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng và công tác kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung, như sau:
– Một là, lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện và công chức phòng nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát tỉnh gắn trách nhiệm cá nhân với chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị được phân công phụ trách theo dõi.
– Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới thông qua việc trao đổi nghiệp vụ, thỉnh thị xin ý kiến, báo cáo thông tin vi phạm trong hoạt động ban hành bản án, quyết định của Tòa án để kịp thời thực hiện các quyền năng của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình;
– Bốn là, tăng cường công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác. Phối hợp với Tòa án để tổ chức có hiệu quả các phiên tòa rút kinh nghiệm.
– Năm là, Viện kiểm sát cấp trên tăng cường hoạt động tổng hợp những vướng mắc, khó khăn của Viện kiểm sát cấp huyện để tham mưu cho lãnh đạo Viện cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết. Thông báo kịp thời những vụ việc bị Tòa án cấp trên hủy, sửa để rút kinh nghiệm chung nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Phạm Xảnh
Phòng 9 Viện KSND tỉnh Bình Thuận
Cách Làm Đơn Yêu Cầu Tòa Án Giải Quyết Vụ Việc Dân Sự
Tư vấn cách làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dấn sự năm 2020: Yêu cầu tuyên bố người mất tích, người đã chết; Yêu cầu công nhận cha con; Yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự; … Có được rút Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự khi đã nộp không?
Mẫu đơn yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ
V/v: Tuyên bố người mất tích (Chọn 1 trong các yêu cầu mục 2)
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội
1. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Địa chỉ: (Ghi địa chỉ chỗ ở hiện tại của người yêu cầu)
Số điện thoại (nếu có): …… Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …………
Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân …… việc như sau:
2. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
– Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
– Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
– Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.4. Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
– Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
– Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
– Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
3. Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:
– Các thông tin khác
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:
1. …………………..
2. …………………..
3. …………………..
Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.
………., ngày……tháng……năm
NGƯỜI YÊU CẦU
✔ Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
✔ Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp . Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.
Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền. Cũng như thế, khi muốn rút lại yêu cầu giải quyết việc dân sự thì người yêu cầu cũng phải gửi đơn đến Tòa án.
Lúc này, sau khi đã nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo hợp pháp, trong thời gian Tòa án đang xem xét các điều kiện yêu cầu và chưa thụ lý thì người yêu cầu tự nguyện rút yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Hậu quả của rút yêu cầu giải quyết việc dân sự
Theo quy định tại Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 , khi người yêu cầu tự nguyện rút yêu cầu giải quyết việc dân sự thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu cùng với các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Lúc này, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao trả đơn yêu cầu.
Ngoài ra, tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu này là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Bên cạnh đó, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện , tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu;
Trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Về Căn Cứ Tạm Đình Chỉ Vụ Án Dân Sự Do “Đương Sự Đề Nghị Tòa Án Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự” trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!