Bạn đang xem bài viết Bạo Hành Gia Đình: Cách Xử Lý, Tố Cáo Bạn Cần Nắm được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
4.1. Xử lý hành chính
Xử lý vi phạm hành chính về bạo lực gia đình được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
e) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
+ Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
g) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
– Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
– Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
h) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
i) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
– Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.
k) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
l) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
– Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
m) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
n) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
– Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
– Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
o) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
p) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
4.2. Xử lý hình sự:
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm về các tội sau:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Tội hành hạ người khác theo (Điều 140 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Đơn Tố Cáo Bạo Hành Trẻ Em
(Về hành vi bạo lực trẻ em của ……………..) – Căn cứ Luật trẻ em 2016; – Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017; Kính gửi: CÔNG AN XÃ/PHƯỜNG ………..
Khi phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, người phát hiện hành vi có quyền và nghĩa vụ phải trình báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật này tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bị hành hạ. Đơn tố giác có thể có những nội dung cơ bản sau:
ĐƠN TỐ CÁO/TRÌNH BÁO,TỐ GIÁC TỘI PHẠM
Tôi là ………………………………… Sinh ngày: ……………………………
Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ………………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo/trình báo tố giác hành vi phạm tội của:
Anh/chị: …………………………………… Sinh ngày:……………………………
Chứng minh nhân dân số: …………… Ngày cấp: ………… Nơi cấp: ………………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………..
(Ví dụ: Tôi là …………. của gia đình anh …………../của cháu ………. (nạn nhân). Vào khoảng …… năm …… tôi thường xuyên thấy anh/chị …………………. có hành vi chửi bới, lăng mạ cháu ……… thậm chí là đánh đập, tôi có vào can ngăn và có khuyên anh ………. để anh không đánh cháu nữa vì cháu còn rất nhỏ. Tuy nhiên, sau nhiều lần trông thấy và cùng gia đình can ngăn nhưng anh …………… vẫn thường xuyên đánh đập cháu …………. Tôi nhận thấy hành vi của anh ………….. đang gây tổn hại rất lớn về sức khỏe, tâm lý của cháu …………. khi cháu luôn có biểu hiện sợ sệt khi tiếp xúc với bên ngoài và khi làm sai ý của ………………
Tôi xin trình bày sự việc như sau: ……………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Dựa trên Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, xét thấy hành vi của anh …………… đã đủ cấu thành tội hành hạ trẻ em theo quy định pháp luật hình sự, cụ thể:
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Cho nên, nay tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan một số yêu cầu như sau:
– Có biện pháp ngăn chặn, cách ly và bảo vệ cháu ………. khỏi sự hành hạ, ngược đãi của ………………;
– Truy cứu trách nhiệm và xử lý anh ……. theo quy định pháp luật hình sự;
Người làm đơn
– ………………………………………………………………………………………
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mẫu Đơn Tố Cáo Hành Vi Lừa Đảo
Trong xã hội hiện nay tồn tại một vấn đề mà nhiều người gặp phải, đó là khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhưng không biết tố cáo những hành vi đó đến cơ quan nào, làm thế nào để báo cho cơ quan chức năng về những hành vi đó và trình tự, thủ tục tố cáo diễn ra như thế nào, lấy mẫu đơn tố cáo lừa đảo ở đâu chuẩn nhất. Cũng có những trường hợp bị thiệt hại trong các giao dịch dân sự do bị lừa gạt, lừa đảo nhưng phân vân không biết soạn đơn tố cáo hay đơn trình báo, tố giác tội phạm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích về đơn tố cáo hành vi lừa đảo, mẫu đơn tố cáo lừa đảo và quy trình giải quyết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành
Khái niệm đơn tố cáo:
Để làm rõ về khái niệm đơn tố cáo, chúng ta cần biết được thế nào là tố cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Điều luật trên có những điểm cần lưu ý sau:
Thứ nhất: chủ thể thực hiện hành vi tố cáo là “cá nhân”.
Thứ hai: việc tố cáo phải được thực hiện theo thủ tục quy định của Luật này (Luật tố cáo 2018).
Thứ ba: chủ thể tiếp nhận đơn tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Thứ tư: hành vi bị tố cáo là hành vi gây thiệt hại hoặc có căn cứ cho rằng hành vi đó có thể gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, cá nhân, tổ chức và phải thuộc một trong các trường hợp:
Hành vi đó vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Hành vi đó vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Từ sự phân tích trên có thể suy ra rằng đơn tố cáo là việc cá nhân báo tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác bằng hình thức văn bản. Văn bản đó được quy định thành một mẫu thống nhất được gọi là mẫu đơn tố cáo.
Lừa đảo thường được hiểu theo quan niệm dân gian là là những hành vi lừa lọc, gian dối với người khác nhằm trục lợi cho bản thân.
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng. Cụ thể như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối. Dùng thủ đoạn gian dối được hiểu là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh…hoặc cũng có thể là kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Tại khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điều 12 BLHS 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng có thể được thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản.
Theo quy định trên, ta có thể thấy rằng việc một người cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi lừa đảo từ người khác mà viết đơn tố cáo lừa đảo gửi lên Công an là chưa đúng với quy định của pháp luật do không thỏa mãn các yếu tố về thẩm quyền giải quyết tố cáo và đối tượng bị tố cáo. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: đơn tố cáo chỉ áp dụng đối với hành vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Trong khi chủ thể của hành vi này là Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ… Trong khi đó, chủ thể của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thuộc những chủ thể nêu trên nên sẽ không thể nộp đơn tố cáo lừa đảo.
Thứ hai: thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định theo những nguyên tắc sau:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau:
a) Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
b) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết;
c) Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết;
Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức đã bị giải thể do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cơ quan, tổ chức trước khi bị giải thể giải quyết.
Tố cáo cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Mẫu đơn tố cáo hiện hành là mẫu số 46, được ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra. Chúng tôi cung cấp để các bạn có thể tham khảo như sau:
……., ngày…. tháng…. năm ……
Kính gửi: ………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: …………………
Nay tôi đề nghị: …………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
Để hoàn thành mẫu đơn tố cáo trên, bạn cần điền đầy đủ các thông tin như sau:
Thứ nhất, mục “Kính gửi…”, người viết đơn sẽ điền tên cơ quan, cá nhân tiếp nhận đơn tố cáo.
Thứ hai, mục “Tên tôi là…” và “Địa chỉ…”, người viết đơn khai rõ thông tin về họ tên và địa chỉ của bản thân.
Thứ ba, mục “Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của…” người viết đơn trình bày Họ tên, chức vụ và dấu hiệu, văn cứ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị tố cáo. Nội dung tố cáo sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà có cách lập luận và trình bày khác nhau.
Thứ tư, mục “Nay tôi đề nghị…” người viết đơn điền tên cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi lừa đảo theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn cần viết đơn tố cáo về hành vi lừa đảo nói riêng hoặc những hành vi vi phạm pháp luật khác nói chung thì bạn có thể sử dụng mẫu trên và điền những thông tin cần thiết. Ngoài ra bạn cũng có thể cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn soạn thảo thành đơn tố cáo hành vi lừa đảo hoàn chỉnh nhất để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, việc giải quyết đơn tố cáo phải được thực hiện theo trình tự và thủ tục sau:
Thứ nhất, thụ lý đơn tố cáo hành vi lừa đảo.
Cơ quan/người có thẩm quyền giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý đơn tố cáo khi có đủ các điều kiện sau:
Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Thứ hai, xác minh nội dung trong đơn tố cáo hành vi lừa đảo:
Sau khi thụ lý, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh thông tin tố cáo và được tiến hành như sau:
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Kết luận nội dung tố cáo trong đơn tố cáo hành vi lừa đảo:
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
Trường hợp kết luận người bị tố cáo không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi hoặc có dấu hiệu của hành vi lừa đảo thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
Trong quá trình giải quyết những vụ việc cho khách hàng, có rất nhiều trường hợp phản ánh lại rằng nhiều lần gửi đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không nhận được phản hồi hoặc việc giải quyết đơn không đúng với nguyện vọng. Trên thực tế, những văn bản trong lĩnh vực hành chính – pháp lý đòi hỏi tính chính xác rất cao về cả hình thức lẫn nội dung, chỉ cần một lỗi sai sót trong quá trình soạn thảo cũng có thể dẫn tới hậu quả là đơn tố cáo sẽ không được thụ lý và giải quyết. Do vậy, để có thể soạn thảo đơn tố cáo về hành vi lừa đảo theo đúng quy định của pháp luật cùng với việc sắp xếp nội dung tố cáo hợp lý, mạch lạc, bạn có thể liên hệ qua đường dây nóng 1900 6194 của chúng tôi để gặp chuyên viên và được hỗ trợ tận tình nhất.
Ngoài ra, nếu bạn gặp những vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự nói riêng và các lĩnh vực pháp luật khác nói chung thì có thể để lại nội dung cần tư vấn trong phần tin nhắn hoặc liên hệ tới hotline của chúng tôi để được hỗ trợ.
Đơn Xin Nghỉ Việc Vì Lý Do Gia Đình
Có rất nhiều lý do để một người nhân viên đang làm việc phải viết đơn xin nghỉ việc và một trong những lý do phải nghỉ việc là về hoàn cảnh gia đình.
Khi gặp vấn đề về hoàn cảnh gia đình, không thể giải quyết được bắt buộc phải nghỉ việc, thì bạn nên nêu lý do này trong đơn xin nghỉ việc, đây là cách để sếp và đồng nghiệp trong công ty biết rằng nguyên nhân bạn nghỉ việc không phải vì gặp phải vấn đề trong công ty hoặc với đồng nghiệp. Điều này giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt với công ty sau khi nghỉ việc, và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu muốn quay lại làm việc cho công ty sau một khoảng thời gian đã nghỉ việc.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chia sẽ chi tiếng về tình hình hiện tại bạn đang gặp phải ở gia đình, chỉ nên nêu lý do chung chung như vì “lý do gia đình” hoặc “hoàn cảnh cá nhân”, và cấp trên cũng sẽ đồng ý với việc bạn giữ kín lý do cá nhân khi xin nghỉ việc.
Không có gì chắc chắn bạn sẽ được nhận làm việc trở lại sau khi đã giải quyết chuyện gia đình ổn thỏa, nhưng việc để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn khi muốn quay lại làm việc sau một khoảng thời gian đã nghỉ việc.
I. Những gì cần trình bày trong đơn xin nghỉ việc của bạn
Thay vì trình bày chi tiết về lý do nghỉ việc, hãy trình bày thật khôn khéo như đề cập đến những trải nghiệm tốt của bạn trong thời gian làm việc tại công ty và những kinh nghiệm bạn đã học được tại công ty, những sự giúp đỡ bạn đã nhận được từ đồng nghiệp hoặc khen ngợi cấp trên, đồng nghiệp và công ty.
Trình bày ngày cuối cùng bạn đi làm trong đơn xin nghỉ việc và trừ khi quá đột xuất, nếu không hãy cố gắng thông báo trước hai tuần. Cuối cùng, hãy trình bày về bàn giao công việc. Nếu bạn sẵn sàng hướng dẫn và đào tạo người thay thế hoặc hỗ trợ qua email hoặc điện thoại trong quá trình chuyển giao.
II. Cách trình bày đơn xin nghỉ việc mẫu
Kính gửi, Ban giám đốc
Tôi viết thư này để thông báo rằng vào tháng tới, tôi sẽ nghĩ việc tại Công ty. Vì lý do gia đình tôi cần phải giải quyết, khiến tôi phải nghỉ việc tại công ty.
Tôi rất xin lỗi vì đã gây ra bất kỳ sự bất tiện nào, nhưng tối vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho đến ngày cuối cùng và bàn giao đầy đủ công việc, cũng như hỗ trợ hướng dẫn nhân viên mới thay thế một cách tốt nhất có thể.
Ngoài ra, tôi chắc chắn sẽ hoàn thành trách nhiệm của tôi trong thời gian làm việc còn lại tại công ty.
Cảm ơn, ban giám đốc đã hiểu và thông cảm. Tôi đã có một trải nghiệm tích cực khi làm việc tại công ty. và tôi hy vọng việc tôi rời đi sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tôi và công ty. Vui lòng cho tôi biết nếu ban giám đốc có bất kỳ câu hỏi nào .
Trân trọng.
III. Cách giảm thiểu tác động xấu đến nghề nghiệp của bạn
1. Lập kế hoạch trước khi bạn xin nghỉ việc
Mặc dù không có gì phải bàn cãi về việc gia đình của bạn là ưu tiên hàng đầu cần phải giải quyết, nhưng bạn cũng phải quan tâm đến những ảnh hưởng khi nghỉ việc và những tác động xấu đến sự nghiệp của bạn. Lập kế hoạch sơ bộ về thời gian bạn dự định nghỉ và thời gian bạn mong muốn quay lại với công việc.
Lưu ý: Cách bạn xin nghỉ việc cũng quan trọng đối với sự nghiệp tương lai của bạn.
2. Xem xét tài chính
Lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu, cả trong thời gian dự kiến nghỉ việc và sau này. (Bạn không có cách nào biết được sẽ mất bao lâu để có được việc làm khi bạn trở lại.) Hãy tính đến các yếu tố như bảo hiểm y tế, tiết kiệm hưu trí và các phúc lợi khác. Có những nơi nào bạn có thể cắt giảm chi tiêu tạm thời để giảm thiểu sự thiếu hụt không? Bạn có thể dựa vào tiền tiết kiệm hoặc làm việc tự do bán thời gian?
3. Giải thích khoảng trống
Khi có thời gian, bạn nên suy nghĩ để giải thích khoảng trống trong quá trình làm việc và sơ yếu lý lịch sẽ xuất hiện sau khi quay lại làm việc sau khoảng thời gian nghỉ. Nếu bạn chọn tư vấn, làm việc tự do hoặc làm việc bán thời gian trong thời gian ở xa, điều này sẽ dễ dàng hơn. Nhưng ngay cả khi bạn phải nghỉ làm hoàn toàn, việc chuẩn bị một lời giải thích sẽ giúp bạn dễ dàng giải thích khoảng trống trong các cuộc phỏng vấn.
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm chúng tôi – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bạo Hành Gia Đình: Cách Xử Lý, Tố Cáo Bạn Cần Nắm trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!