Xu Hướng 3/2023 # Cách Học Viết Chữ Hán Hiệu Quả Bất Ngờ # Top 6 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Học Viết Chữ Hán Hiệu Quả Bất Ngờ # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Học Viết Chữ Hán Hiệu Quả Bất Ngờ được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nắm được cách viết chữ Hán giúp người học chữ Hán viết chữ hán nhanh hơn. Rút ngắn thời gian tập viết chữ Hán, có một phương pháp viết chữ Hán vừa nhanh vừa đúng.

Để có một cách học viết chữ Hán hiệu quả và áp dụng hành thạo vào trong quá trình sử dụng tiếng Trung, người học phải nắm được những quy tắc viết chữ Hán.

Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phải

Theo quy tắc viết tiếng Trung, tất cả các chữ phải được viết theo quy tắc từ trên xuống dưới từ trái qua phải. Ví dụ như, chữ nhất được viết là một đường ngang: 一. Chữ nhất gồm một nét duy nhất và viết từ trái qua phải.

Quy tắc viết chữ này cũng áp dụng khi viết các chữ nhiều nét cho trật tự các thành phần trong chữ đó. Chẳng hạn, chữ 校 được chia thành 2 phần. Phần bên trái là (木) được viết trước so với phần bên phải (交).Trong quy tắc này có một vài trường hợp ngoại lệ, xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới.

Trong chữ có hai phần: Phần nằm trên và phần nằm dưới thì viết phần nằm trên trước rồi viết phần nằm dưới sau, như trong chữ品 và chữ 星.

Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau

Khi viết chữ tiếng Trung có nét ngang và nét sổ dọc thì sẽ viết nét ngang trước rồi viết nét sổ sau đó. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau mới đến nét sổ dọc 十.

Nét sổ thẳng và nét xuyên ngang viết sau cùng

Những nét sổ dọc xuyên qua các nét ngang khác thường được viết ở vị trí cưới cùng sau khi hoàn thành xong tất cả các nét, ví dụ như chữ 聿 và chữ 弗.

Các nét ngang xuyên qua nhiều nét dọc khác cũng được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.

Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác)

Theo quy tắc. các nét xiên trái (丿) phải được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp hai nét này giao nhau, ví dụ như chữ 文.

Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc

Với các chữ đối xưng theo chiều dọc thì quy tắc viết sẽ là viết phần ở giữa trước sau đó mới đến phần bên trái và cuối cùng là bên phải. Ví dụ như trong chữ 兜 và chữ 承.

Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong

Các phần bao quanh bên ngoài luôn luôn được viết trước các phần nằm bên trong; nếu có các nét dưới cùng trong phần bao quanh thì sẽ được viết sau cùng, như trong chữ 日 và chữ 口.

Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh

Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng

Các thành phần bao quanh nằm ở dưới đáy chữ sẽ được viết sau cùng, như các chữ: 道, 建, 凶.

Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng

Những nét nhỏ viết sau cùng khi hoàn thiện chữ, như: 玉, 求, 朮.

Lưu Ý Và Cách Học Chữ Hán Trong Tiếng Nhật Cực Kỳ Hiệu Quả

Vì sao phải học chữ Hán trong tiếng Nhật?

Chữ Hán trong tiếng Nhật là Kanji – bộ chữ cái cơ bản khi bắt buộc phải học trong tiếng Nhật

Sở dĩ Kanji là bộ chữ cái cơ bản khi bắt buộc phải học trong tiếng Nhật là bởi vì một chữ Kanji có thể thay thế cho nhiều chữ khác, mang trên mình nhiều sắc thái và biểu cảm khác nhau. Những chữ Kanji được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau và người học Kanji không chỉ để viết hay học những chữ riêng lẻ mà kèm theo đó là những từ đồng nghĩa hay tạo thành những thành ngữ, cụm từ chứa Kanji. Điều này không những giúp tăng cường khả năng đọc và viết mà còn giúp phát triển khả năng xử lý các từ, các câu khiến cho việc giao tiếp phát triển hơn 

Giới thiệu về chữ Kanji

Kanji là những Hán tự được hình thành dựa trên những từ tượng hình bao gồm các chữ Hán du nhập từ Trung Quốc hoặc được người Nhật sáng tạo ra và được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật, là cơ sở để hình thành nên hai bảng chữ cái khác trong tiếng Nhật đó là Hiragana và Katakana. Thay vì chỉ có vài chục chữ như hai bảng chữ cái kia, Kanji có cho mình vài nghìn đến vài chục nghìn chữ, thêm vào đó vì đây là chữ tượng hình nên mỗi chữ sẽ có cho mình một sắc thái riêng, không có quy luật nào để tạo nên, vì thế khiến người học rất khó nhớ trong quá trình học Kanji. 

Làm thế nào để học chữ Hán trong tiếng Nhật một cách hiệu quả và không quên?

Tạo động lực, thúc đẩy việc học

Có rất nhiều lý do đưa người ta đến với việc học tiếng Nhật, có thể là do công việc , do tương lai thúc đẩy hay niềm đam mê về văn hóa và con người Nhật Bản. Cho nên mặc dù Kanji khiến cho nhiều người gặp khó khăn trong quá trình học tập nhưng bạn chỉ cần nghĩ đến mục đích của bản thân trong việc học tiếng Nhật, nghĩ đến kết quả mà bạn đạt được sau khi đã thành thạo tiếng Nhật như thế thì dù có khó khăn như thế nào thì cũng sẽ giúp bạn có nhiều động lực hơn trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bạn hãy đặt cho bản thân một kế hoạch học tập cụ thể, một mục tiêu như học 2000 Hán tự trong vòng 3 tháng hay đạt được trình độ N3 sau một năm học tập,… như thế thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn để đạt được mục tiêu của mình.

Sử dụng liên tưởng, tưởng tượng

Vì Kanji có nguồn gốc từ những chữ tượng hình nên trong quá trình học bạn sẽ tìm thấy sự thú vị khi liên tưởng các từ đến những hình ảnh thực tế trong cuộc sống, điều này khiến cho bạn dễ nhớ hơn. Vì thế, một phương pháp tuy đơn giản nhưng vô cùng hữu ích trong quá trình học Hán tự đó là liên tưởng và tưởng tượng. Việc so sánh các chữ Kanji theo sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh sẽ giúp cho hình ảnh của các Hán tự sẽ in sâu hơn vào trong não bộ của bạn, sẽ khiến cho quá trình học không còn nhàm chán mà trở nên thú vị hơn.

Học qua Flashcard

Flashcard là những xấp giấy nhỏ, có hai mặt được gắn liền với nhau. Theo đó bạn có thể tự làm cho mình những flashcard riêng, tuy nhiên yêu cầu phải ngắn gọn, chính xác và kích thích thị giác của bản thân. 

Vì có hai mặt nên bạn có thể sử dụng mặt trước để ghi các từ ghép với chữ Hán đó, mặt sau khi âm Hán Việt, âm Nhật viết bằng Hiragana và âm Hán Nhật viết bằng Katakana. Hoặc giả bạn cũng có thể vẽ các sự vật tương ứng với trí tưởng tượng của mình để kích thích thị giác, tạo cảm giác dễ nhớ hơn. Việc học Kanji bằng flashcard sẽ giúp cho bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi và có thể học được cách sử dụng những chữ Hán một cách chính xác nhất.

Luyện viết nhiều

Đây là một phương pháp học được rất nhiều người sử dụng trong quá trình học bất kỳ loại ngôn ngữ nào. Việc viết đi viết lại nhiều lần các Hán tự sẽ giúp cho bạn vừa có thể luyện viết chữ, vừa có thể ghi nhớ được mặt chữ và ý nghĩa của chữ. Tuy là phương pháp đơn giản, có hiệu quả cao nhưng phương pháp này đòi hỏi người học phải có sự cố gắng và tinh thần học tập cao.

Học Kanji qua bộ thủ

Mỗi Kanji đều được tạo thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản, vì thế việc hiểu và nhớ từng thành phần của nó sẽ giúp cho người học liên tưởng nhanh hơn về mặt chữ và ý nghĩa của nó hơn. Hầu hết các Hán tự chữ chữ hình thanh nên việc nắm vững các bộ thủ là một điều kiện thuận lợi giúp cho người học hiểu rõ hơn về cấu trúc của Kanji, hiểu về hình dáng – âm thanh – ý nghĩa của Hán tự và dễ nhớ hơn.

Ghi nhớ bằng âm Hán Việt

Đây là phương pháp học gần gũi với người Việt, theo đó người học cần chuẩn bị bảng Kanji có kèm âm Hán Việt, mỗi lần học những Hán tự thì nhìn theo âm Hán Việt trong bảng còn lại, học và nhìn nhiều lần. Với phương pháp này, người học sẽ dễ dàng học hơn vì có âm tiếng Việt quen thuộc với bản thân và có tính ứng dụng cao hơn trong khi đọc văn bản.

Ứng dụng công nghệ học trực tuyến, học trên app.

Hiện nay công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, vì thế mà bên cạnh việc học với những phương pháp truyền thống thì việc học online qua các ứng dụng, video, các công cụ trực tuyến đang trở nên phổ biến hơn. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng học online trực tuyến với những tính năng đa dạng khác nhau, có thể giúp bạn học mọi lúc mọi nơi và kích thích được khả năng nhớ của bạn hơn. Tuy nhiên, với phương pháp này yêu cầu người học cần phải có tính tự giác và không quên ghi chép trong quá trình học tập.

Vài lưu ý khi học Kanji để nhớ lâu mà không loạn

Học đúng thời điểm

trong đời sống hằng ngày.

Đừng cố gắng nhớ nhiều âm On – Kun của mỗi chữ

Cách Học Đọc, Viết Tiếng Pháp Hiệu Quả

CÁCH HỌC ĐỌC TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ

Trước khi vào đọc vào nội dung chính của bài khoá, cần quan sát những thành phần khác như: tiêu đề, phần tóm tắt bài viết, nguồn của tác phẩm, tác giả… cũng như đọc trước phần câu hỏi của bài. Từ đó, tạo lập những giả thuyết về nội dung bài khoá.

Sau đó, đọc lướt bài khoá từ đầu đến cuối để nắm nội dung chính của bài. Trong lần đọc này không nên cố gắng hiểu, dịch từng từ một, nên trả lời các câu hỏi về thông tin chung của bài:

Bài khoá này thuộc thể loại gì?

Chủ đề của bài khoá là gì?

Những từ khoá của bài là gì?

Khi đọc bài, cần chú ý vào các dấu hiệu đặc biệt như: in nghiêng, ngoặc kép, in đậm,… vì thường sẽ chứa các thông tin quan trọng, phục vụ cho việc trả lời câu hỏi.

Để trả lời các câu hỏi về từ vựng : có thể đọc những câu ở xung quanh để tìm từ đồng nghĩa. Mỗi từ đều có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh của câu. Do đó, cần đọc kĩ câu, cùng với đoạn văn để đoán.

Để trả lời các câu hỏi về thông tin trong bài : Để làm dạng bài này, ta cần chú ý tìm từ khoá trong câu hỏi, từ đó suy ra đoạn văn cần tìm và lấy dẫn chứng

Để trả lời các câu hỏi về nội dung : Lúc này thì ta đã nắm được phần nào nội dung toàn bài, cần đọc lại bài một lần nữa để xâu chuỗi nội dung. Những câu hỏi này đòi hỏi người đọc cân nhắc và suy luận.

Chủ đề là ý bao quát toàn bài.

Tránh nhầm lẫn với ý chính và ý phụ của đoạn, hay sa đà vào dẫn chứng, ví dụ.

Sau khi đã giải quyết được các câu hỏi trong bài, lúc này ta có thể đi vào đọc kĩ từng đoạn, tra cứu từ mới và phân tích sâu từng đoạn. Từ đó học cách lập luận và xây dựng câu của tác giả. Việc ghi chú lại các ví dụ trong bài khoá cũng rất hữu dụng để khi viết bài, ta có thể sử dụng lại.

CÁCH HỌC VIẾT TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ

Chủ đề chung của bài là gì? Chủ đề cụ thể của bài yêu cầu là gì?

2. Tìm ý và lập dàn bài

Trước khi bắt đầu viết, việc lập dàn bài là rất quan trọng. Nhờ đó, khi viết bài, ta sẽ tránh được các vấn đề sau:

Ngắn, thiếu ý hoặc bỏ sót ý

Bố cục không rõ ràng, ý rời rạc

Phân chia luận điểm không hợp lí

Trình tự sắp xếp giữa các đoạn không liên kết

Đầu tiên, cần chọn một dạng dàn bài phù hợp với bài viết của mình. Khi làm dàn ý, không viết cả câu, chỉ nên viết các ý chính, viết theo dạng câu danh từ.

a. Mở bài

Mở bài là phần rất quan trọng trong bài viết, có nhiệm vụ giới thiệu, nêu lên quan điểm và lập trường của người viết. Mở bài cần gồm ba phần cơ bản:

Tóm tắt về dàn bài của mình

Chú ý:

Xác định đối tượng hướng đến

Nêu lên từ khoá

b. Thân bài

Cần chia số đoạn một cách cân bằng, không lệch, không quá nhiều, không quá ít.

Mỗi đoạn sẽ bao gồm 1 ý chính

Phát triển các ý chính với dạng danh sách 1, 2, 3. Đối với mỗi ý chính cần có giải thích luận điểm, minh hoạ

Cần viết câu chuyển ý, đầy đủ, rõ ràng

c. Kết bài

Kết bài là phần quan trọng thứ hai trong bài viết, có tác dụng tóm tắt ý của toàn bài và cho người đọc một cái nhìn cụ thể.

Tóm tắt ngắn gọn lại các ý chính trên thân bài

Nêu lên một góc nhìn khác của vấn đề

Kêu gọi hành động hoặc đưa ra lời khuyên

Mọi bài viết thuộc bản quyền của VFE, nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.

bạn còn nhiều thắc mắc? nhận tư vấn miễn phí từ vfe:

Tự Học Viết Chữ Thư Pháp Đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà

Tự học viết chữ thư pháp đơn giản, hiệu quả tại nhà

Các phần trong một nét khi học viết chữ thư pháp

Mới đầu tập luyện, bạn sẽ gặp lúng túng nhưng khi đã biết cách viết. Nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên. Chỉ cần đặt bút xuống và viết các nét một cách dễ dàng. Trong một nét, một kí tự cơ bản được chia ra làm 3 phần: Khởi bút: Tức là phần bắt đầu của một nét Hành bút: Là phần di chuyển bút sau khi khởi bút đến phần kết thúc của một nét. Thâu bút là phần kết thúc của một nét. Bút pháp chính là kỹ thuật cơ bản nhất mà bạn cần phải học khi luyện viết thư pháp. Đây là những phương pháp để ta tập làm quen với ngọn bút lông. Đồng thời, là kỹ thuật cơ bản. Chúng kết cấu thành những đường nét trong viết chữ thư pháp. Bài viết này sẽ giới thiệu các loại bút pháp trong phần khởi bút và thâu bút.

Phương bút, có nghĩa là nét bút vuông. Để luyện tập phương bút, bạn đặt nghiêng cây bút và kéo ngang qua từ trái sang phải. Sao cho phần khởi đầu và kết thúc của một nét tạo thành các góc cạnh rõ ràng.

Bút pháp viên bút

Viên có nghĩa là tròn, tức là phần khởi đầu và kết thúc của một nét có dạng hình tròn. Để luyện tập viên bút, đầu tiên bạn cầm bút vuông góc với mặt giấy. Sau đó, di chuyển bút ngược lại với hướng tay trái. Đồng thời xoay bút từ phải sang trái và từ trên xuống dưới. Sao cho ngọn bút tạo thành một nữa hình tròn. Sau đó xòe bút ra cho bằng kích thước chúng ta vừa tạo và kéo ngang qua.

Bút pháp lộ phong

Phong ở đây có nghĩa là ngọn bút. Lộ phong có nghĩa là để lộ phần nhọn của ngọn bút trong phần khởi bút hoặc thâu bút của một nét. Phương pháp tập: Chỉ cần lật bàn tay sao cho ngọn bút với mặt giấy tạo thành một góc dẹt. Sau đó kéo bút ngang qua mặt giấy từ trái qua phải. Đồng thời, để bút từ trên cao chạm nhẹ xuống giấy và nhấc bút ngược trở lại lên trên.

Bút pháp tàng phong

Đây là bút pháp khó nhất khi học viết chữ thư pháp. Tàng phong có nghĩa là giấu đi, ẩn đi ngọn bút. Cách viết của tàng phong giống viên bút nhưng nét khởi bút và thâu bút không tạo thành nét tròn. Mà nó có phần hơi nhô ra, to hơn phần giữa của nét, tạo cho nét chữ trông mạnh mẽ và rắn chắc. Cách viết: Dùng đầu ngọn bút, khởi bút từ phải sang trái, hơi nhún nhẹ phần bụng bút hướng từ trên xuống dưới. Sau đó, kéo ngang sang bên phải và thâu bút bằng cách rút bút lên từ từ theo hướng trên cùng. Dùng đầu ngọn bút đi từ trên xuống dưới và hướng từ phải sang trái, đi vào phần giữa của nét để kết thúc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Học Viết Chữ Hán Hiệu Quả Bất Ngờ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!