Xu Hướng 4/2023 # Cách Làm Nổi Bật Hồ Sơ Xin Học Bổng – Personal Statement # Top 4 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Cách Làm Nổi Bật Hồ Sơ Xin Học Bổng – Personal Statement # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Nổi Bật Hồ Sơ Xin Học Bổng – Personal Statement được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi làm hồ sơ xin học bổng du học ( Personal Statement), bài tự luận cá nhân là phần không thể thiếu. Đây là lúc để bạn thể hiện bản thân cho nhà trường biết mình là người xứng đáng để nhận học bổng. Tuy nhiên, nhiều học sinh chưa quen với cách viết bài luận có thể làm hạn chế khả năng giành được học bổng. Vì vậy, bài tự luận đã trở thành một trong những phần quan trọng nhất của bộ hồ sơ đi du học; bởi đó chính là nơi để du học sinh thể hiện được những thế mạnh độc đáo của bản thân và khẳng định mình là ứng cử viên thích hợp của trường.

Để làm hồ sơ xin học bổng của bạn nổi bật lên trong tập hồ sơ của biết bao nhiêu người không phải là một điều dễ dàng. Thậm chí bạn có đủ tiêu chuẩn và được xét vào vòng trong thì bạn vẫn có vẻ giống những người khác với thành tích học tập, mục tiêu, hoạt động và nguyện vọng tương tự nhau. 

Đặt những mối quan tâm và những góc nhìn đặc biệt của bạn vào bài viết sẽ giúp bạn đi xa hơn và hoàn thiện một bài luận tạo ấn tượng với người đọc và làm cho nó có tính cá nhân và đầy nhiệt thành. Bài luận là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ xin học bổng và cũng có thể là điều gây khó khăn chính cho người xin học bổng.

MỤC ĐÍCH: Yêu cầu chính của bài giới thiệu bản thân là bố cục phải rõ ràng, đủ ý, mạch lạc, giọng điệu khiêm tốn nhưng tự tin, tuy mềm mỏng nhưng dứt khoát, thành thực nhưng không cục mịch. Bài giới thiệu phải nêu bật được ý chí, tài năng, niềm tin, sự quyết tâm và phải chiếm được tình cảm, sự lưu tâm của người đọc, người nghe. Tuy nhiên, để có thể viết cho ấn tượng và chuyên nghiệp là điều không dễ dàng.

Thứ nhất: 

Thứ hai: 

+ Viết bài luận hay bài viết hay cần có thời gian. Không nên vội vã hoặc mong đợi hoàn thành bài luận trong một buổi. Lưu ý là chỉ cần sử dụng từ ngữ đơn giản để thể hiện ý tưởng của bạn. Bạn không cần phải sử dụng từ vựng phức tạp để cho thấy mình biết nhiều tiếng Anh.

Thứ ba:

+ Bạn có thể không nghĩ đến bài luận từ vài ngày đến một tuần. Sau đó, khi xem lại bài luận, bạn sẽ có một cái nhìn mới mẻ. Ngoài ra, cần hỏi ý kiến của bạn bè, gia đình, có thể họ sẽ nhìn thấy những thứ bạn đã quên đề cập. Xem xét kỹ bài luận. Bạn nên tham thảo Worksheet của UCAS (The Universities and Colleges Admissions Service, UK) để giúp cho việc lên ý tưởng cho phần nội dung.

+ Một bài viết tốt, truyền được tình cảm, suy nghĩ, mong muốn của người viết cũng vẫn có thể bị loại bởi lỗi chính tả hay những câu viết vụng về. Đôi khi bạn là người tự kiểm tra lại bài luận của mình nhưng bạn dành quá nhiều thời gian tìm kiếm lỗi về từ nên lại dễ quên đi những lỗi sai cơ bản khác. Dành một vài phút đọc và sửa lỗi với một người đáng tin cậy có thể giúp tạo ra điều khác biệt lớn.

Những hiểu biết này sẽ giúp bạn biết được ban tuyển chọn mong muốn tìm được những gì nơi ứng sinh mà họ cho là xứng đáng được nhận học bổng. Bạn sẽ dựa vào các thông tin này nhằm thuyết phục ban tuyển chọn là học bổng rất thích hợp và cần thiết cho bạn trong lãnh vực học tập hay làm việc của bạn.

Nguồn: Tiin.vn

Cách Viết Hồ Sơ Xin Học Bổng Du Học Hay

Cách viết hồ sơ xin học bổng du học hay

Bảng điểm, bài luận, thư giới thiệu, điểm thi IELTS, TOEFL, SAT, GMAT, GRE, không thể thiếu những hoạt động ngoại khóa… là những điều cần có trong hồ sơ xin học bổng du học 2017, 2018.. Một số điều bạn cần có để làm đẹp hồ sơ xin học bổng du học

Hãy là chính mình

Kinh nghiệm đầu tiên và cũng là kinh nghiệm quan trọng nhất chính là bạn hiểu bạn như thế nào? Bạn mong muốn điều gì? Tại sao bạn lại đi học? Đi học xong bạn làm gì? Rất nhiều bạn với mong muốn làm đẹp hồ sơ xin học bổng du học của mình đã viết quá lên những kinh nghiệm hoạt động của mình, mà quên mất động lực quan trọng nhất để bạn đi học là gì. Bạn nên nhớ rằng có hàng nghìn người như bạn, và bạn phải tìm được một điểm độc đáo của bạn, để bạn có thể xuất sắc hơn những người khác. Bạn không cần là người giỏi nhất, nhưng bạn cần có một sự độc đáo. Sự độc đáo có thể từ một kinh nghiệm thực tế bạn rút ra bài học, từ một cuộc đối thoại với một người bạn vô cùng yêu quý, hoặc có thể từ mong muốn mà bạn có thể đạt được sau khi đi du học. Có một bạn học sinh đã viết như thế này: “Tôi đã đọc rất nhiều bài luận xin học bổng du học và phát hiện ra một điều thú vị là học sinh nước tôi đều lấy lý do là gia đình không có đủ điều kiện tài chính để đi du học nên phải xin học bổng. Còn tôi, tôi tin bố mẹ tôi có đủ điều kiện cho tôi đi du học, nhưng tôi vẫn mong muốn được nhận học bổng này, vì đơn giản, tôi muốn tự lập như chính các bạn sinh viên trên thế giới.” Bạn có tìm thấy sự đặc biệt nào trong bài luận trên không?

Lựa chọn phù hợp

Sau khi bạn hiểu bạn cần gì, bạn muốn gì, giờ đến lúc bạn cần lựa chọn những đặc điểm phù hợp với từng học bổng. Một thực tế bạn cần hiểu rằng các học bổng danh giá nhất (Chevening, Fulbright) hoàn toàn khác với các học bổng của từng trường. Bạn không thể copy hồ sơ bạn gửi cho các học bổng chính phủ để gửi cho các học bổng của trường được, vì mỗi loại có những yêu cầu khác nhau. Bạn cũng cần sử dụng các kinh nghiệm bản thân cho phù hợp với từng loại học bổng.

Điểm thi IELTS, TOEFL, SAT, GMAT, GRE

Các bài thi chuẩn hóa có thể coi là điều kiện nhất thiết cần để xin được học bổng. Khác với điểm GPA (trung bình học tập) là tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng quốc gia (ví dụ thang điểm Việt Nam là 10, thang điểm Mỹ là 4), thì các bài thi tiếng Anh như IELTS, TOEFL, hay bài thi tư duy như SAT, GMAT, GRE đều đã được chuẩn hóa để đánh giá trình độ của học sinh khắp nơi trên thế giới, vì thế bạn không thể viện cớ bạn ở Việt Nam nên điểm IELTS, TOEFL hay GMAT thấp được. Do đó, để có thể cộng thêm một điểm vào hồ sơ xin học bổng, bạn cần phải có các điểm bài thi chuẩn hóa này càng cao càng tôt. Và sẽ thật khó để thuyết phục người khác cho bạn học bổng nếu bạn chỉ có IELTS 5.0.

Hoạt động ngoại khóa

Học sinh, sinh viên Việt Nam ta rất thông minh và nhanh nhạy, vì thế sau rất nhiều năm kinh nghiệm xin học bổng, giờ đây các diễn đàn và trang mạng đều có một lời khuyên sắt đá cho các bạn muốn xin học bổng là cần phải có thật nhiều hoạt động ngoại khóa. Nhưng sự thật thì không hoàn như vậy. Những người xét duyệt học bổng muốn bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa để bạn phát huy được các tố chất cá nhân của mình, và để họ có thể phát hiện ra một tiềm năng nào đó của bạn. Bạn ghi ra quá nhiều hoạt động, người ta sẽ không thể biết bạn thực sự muốn làm gì, hay bạn chỉ muốn làm cho vui và đẹp hồ sơ thôi.

Thư giới thiệu

Bài luận xin học bổng hay

Các câu hỏi thường gặp: Vì sao bạn chọn học bổng và ngành học này của trường? Bạn hiểu gì về trường? Lý do cho thấy bạn xứng đáng nhận được học bổng? Định hướng nghề nghiệp và khát vọng cá nhân hoặc chia sẻ những kinh nghiệm và thành công mà bạn đã đạt được.

Mục tiêu học tập phải thực tiễn và cụ thể

Viết ngắn gọn: không quá 500 từ để tránh lạc đề và tạo sự nhàm chán cho hội đồng giám khảo.

Cấu trúc bài chặt chẽ, nội dung rõ ràng, có dẫn chứng hoặc câu chuyện cụ thể để diễn tả ý.

Tập trung phân tích sâu vào những ý cần diễn đạt và đưa nhiều ví dụ cụ thế, tạo sự thu hút cho hội đồng tuyển sinh.

Nên nộp hồ sơ xin học bổng du học vào thời điểm nào?

Quá trình chuẩn bị một bộ hồ sơ xin học bổng du học hoàn chỉnh thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Trong đó, thời gian thường mất nhiều nhất cho việc xin học tại trường đại học (vì cần ít nhất một tháng để trường xét hồ sơ và trả lời ứng viên), viết luận và xin thư giới thiệu.

Mẫu đơn xin học bổng du học viết tay

Không giống như các hồ sơ nhập học thông thường, hồ sơ đăng ký xin học bổng đòi hỏi các thí sinh phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Ngoài những giấy tờ chứng từ như bảng điểm, thư giới thiệu (reference letter), bài tự luận (personal statement) thì một phần quan trong nhất trong hồ sơ mà các hội đồng xét tuyển quan tâm đó là CV (viết tắt của Curriculum Vitae – bản lý lịch học tập và làm việc). CV là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ học bổng vì thông qua CV hội đồng xét tuyển sẽ nắm được thông tin về tất cả các hoạt động, thành tích và những khả năng nổi trội của bạn. Những thông tin này sẽ quyết định bạn có được vượt qua vòng tuyển hồ sơ hay không. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn có thể thể hiện hết được những hoạt động, thành tích nổi trội của bạn trong một bản CV ngắn gọn nhằm thuyết phục được hội đồng xét tuyển? Mỗi trường đại học hay cơ sở giáo dục cung cấp học bổng sẽ có những yêu cầu khác nhau trong việc ứng tuyển. Có thể bạn sẽ được yêu cầu điền theo mẫu CV có sẵn hoặc cung cấp CV của riêng mình. Ví dụ, tại Châu Âu thông thường có một mẫu CV Châu Âu mà các ứng viên được yêu cầu sử dụng trong quá trình ứng tuyển.

Những điều cơ bản cần chú ý khi viết đơn xin học bổng du học

Mỗi người có cách thức trình bày thông tin và nội dung CV khác nhau, nhìn chung các mục của CV tương đối giống nhau nhưng bạn không nên phụ thuộc quá nhiều hay copy toàn bộ CV của người khác. Bạn là người hiểu bản thân mình nhất, vì thế nên tạo một bản CV thể hiện những tố chất và khả năng của mình một cách thông minh và sáng tạo. Đây chính là điều giúp bạn nổi trội hơn trong mắt hội đồng xét duyệt. CV nên rõ ràng, ngắn gọn và xúc tích, hơn nữa nó phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và logic. Những lỗi nhỏ như chính tả, màu chữ, căn lề… cũng cần được kiểm tra cẩn thận. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các giáo viên hay tư vấn trong trường về CV của mình. Tuy nhiên những lời khuyên này chỉ mang tính tham khảo, hãy cân nhắc kỹ càng xem có thực sự phù hợp với mục tiêu của bạn hay không.

Nhìn chung CV thường có những phần chính như

Thông tin cá nhân – Personal information: giới thiệu về tên tuổi, quê quán, thông tin liên lạc… Lời khuyên của Hotcourses là chọn địa chỉ email có kèm theo tên/họ của bạn nhằm giúp nhân viên nhận hồ sơ dễ dàng tìm kiếm thông tin về bạn nếu có bất cứ sự cố hay yêu cầu nào. Hơn nữa điều này cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của người nộp đơn.

Trình độ học vấn – Education Background: giới thiệu trình độ học vấn, thời gian học, kết quả…

Kinh nghiệm làm việc – Work Experirence: giới thiệu về các công việc đã từng làm, thời gian…

Kinh nghiệm nghiên cứu – Research Experience: giới thiệu về các dự án thực tế, chương trình nghiên cứu mà bạn đã từng tham gia và kết quả… Nội dung này đặc biệt quan trọng nếu bạn xin học/học bổng các chương trình mang tính nghiên cứu.

Hoạt động ngoại khóa – extracurricular activities: giới thiệu về các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia, thời gian. Ví dụ: các hoạt động đoàn trường, câu lạc bộ trường, tình nguyện…

Các giải thưởng, bằng khen – Awards and honours: các chứng nhận về thành tích trong học tập cũng như các hoạt động của bạn.

Các kỹ năng – Skills: Các kỹ năng mền ví dụ, ngoại ngữ, máy tính, sử dụng các phần mềm máy tính, làm việc nhóm… Nội dung này không cần quá chú trọng trong hồ sơ xin học trừ những trường hợp xin học/học bổng về những ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt như làm việc nghiên cứu độc lập, làm việc nhóm, làm việc trong phòng thí nghiệm…

Người giới thiệu/xác nhận – References: Những người này thường là giảng viên hay cấp trên của bạn… Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc xin thư giới thiệu trên Hotcourses.

Những phần trong một bản CV tuy giống nhau nhưng cách bạn khai thác và xây dựng mỗi phần là lựa chọn của bạn, vì thế nên dành thời gian để tạo nên một bản CV của riêng mình trong đó lột tả được hết những thế mạnh của bạn. Bạn cũng nên viết CV một cách trung thực vì những gì bạn viết trong đó thường sẽ là những câu hỏi đặt ra cho bạn trong quá trình phỏng vấn (nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận).

(Theo chúng tôi )

Cách Viết Hồ Sơ Xin Học Bổng Gây Ấn Tượng Và Đẹp

Thông thường bạn sẽ tìm thấy yêu cầu đầy đủ một bộ hồ sơ xin học bổng trên website của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường chỉ liệt kê những giấy tờ cần thiết, điều quan trọng đối với bạn, là làm sao vẫn với những thành tích và điểm số như vậy, bạn “đánh bóng” được bản thân mình, và tạo được ấn tượng tốt đối với hội đồng xét duyệt.

Thông tin cá nhân (Personal data)

Phần lớn mẫu đơn của các trường chỉ dành cho bạn một vài dòng để liệt kê hoạt động ngoại khoá và thành tích, tức là chỉ đủ chỗ để bạn viết tên hoạt động, năm học, và thời lượng. Trong khi đó, hệ thống giáo dục ở Việt Nam khác xa với các nước khác nên khó có thể tìm được tên gọi vừa ngắn gọn lại vừa mô tả chính xác những hoạt động ngoại khoá bạn tham gia hay những thành tích bạn đạt được. Vì vậy, nếu trường bạn định nộp hồ sơ không hạn chế việc gửi kèm lý lịch (résume), bạn nên tách riêng phần này ra thành một văn bản độc lập gọi là Extracurricular Activities Résume.

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng chấp nhận résume vì thường đọc thông tin trong résume tốn nhiều thời gian hơn là đọc thông tin trong mẫu đơn chuẩn của trường. Vậy nên cách sắp xếp thông tin trong résume là điều tối quan trọng. Cách hiệu quả nhất là sử dụng mẫu đơn sẵn có của các trường, tức là sử dụng bảng bao gồm các cột: Tên hoạt động, năm học, thời lượng, và miêu tả hoạt động. Tuy nhiên, nếu bạn tự thiết kế resume theo mẫu của nhà trường, bạn sẽ có nhiều diện tích hơn để miêu tả cụ thể và rõ ràng các hoạt động ngoại khoá bạn tham gia cũng như các thành tích mà bạn đạt được. Ngoài ra, bạn có thể chia résume thành các phần khác nhau, bao gồm: Các hoạt động ngoại khoá (extracurricular activities), thành tích (honors and awards), hoạt động hè (summer experiences), việc làm thêm (working experiences), và sở thích (hobbies). Riêng phần sở thích có thể có hoặc không, tuỳ theo “hoàn cảnh” cụ thể của bạn. Ngoài ra, bạn nên lưu ý rằng ngay cả khi bạn có gửi kèm résume, bạn vẫn nên điền thông tin về hoạt động ngoại khoá và thành tích vào mẫu đơn chuẩn một cách cẩn thận và chính xác.

1. Hoạt động ngoại khoá – Extracurricular Activities:

2. Thành tích – Honors and Awards:

3. Hoạt động hè – Summer Experiences:

4. Việc làm thêm – Working Experiences

Không giống như nhiều học sinh nước ngoài, học sinh Việt Nam không mấy ai làm thêm ở các cửa hàng hay quán ăn. Tuy nhiên, một số việc làm thêm thường gặp trong giới học sinh Việt Nam là dạy gia sư, viết bài cho các báo (HHT, Sinh Viên), tổ chức công ty hoặc kinh doanh nhỏ, và kinh doanh vào các dịp lễ. Bạn hoàn toàn có thể đánh bóng bản chất công việc, nhưng không nên bịa từ không thành có.

Tuỳ theo hoàn cảnh mà bạn có thể nêu hoặc không nêu phần này trong bộ hồ sơ. Vậy khi nào nên có? Nếu bạn chơi thành thạo một thứ nhạc cụ nào đó (vì thường trong trường hợp này học sinh nước ngoài sẽ tham gia câu lạc bộ hoặc ban nhạc của trường nhưng học sinh Việt Nam mình không có điều kiện tương tự), nếu bạn có năng khiếu nghệ thuật, nếu bạn dành nhiều thời gian cho một môn thể thao nào đó, hoặc đơn giản là bạn có một sở thích đặc biệt mà bạn nghĩ hội đồng xét duyệt nên biết.

Các Mẹo Hữu Ích Khi Nộp Hồ Sơ Xin Học Bổng

Bạn nên truy cập vào trang web của các trường để biết được yêu cầu đầu vào và các loại giấy tờ bắt buộc. Bạn chú ý đọc kỹ mục “Eligibility” (tính hợp lệ) của từng học bổng và xem mình có đạt đủ các điều kiện không nhằm tránh mất thời gian đăng ký để rồi bị loại ngay từ vòng đầu tiên vì không phù hợp. Bạn đừng quên đọc cả mục “Những câu hỏi thường gặp – FAQs” (Frequently asked questions) để được giải đáp những thắc mắc phổ biến.

Ngoài trang web của trường, bạn còn có nhiều nguồn khác để tìm hiểu về học bổng như Google, bạn bè, mạng xã hội, diễn đàn, networking… Trong quá trình tìm hiểu, bạn lưu ý tổng hợp những thông tin chính như số lượng học bổng được cấp qua từng năm, yếu tố quan trọng của ban xét duyệt học bổng quan tâm và nhất là danh sách những người đã đạt học bổng vào những năm trước để bạn có thể liên hệ học hỏi kinh nghiệm.

Cách dễ nhất để biết những người đã đạt học bổng là vào mục Alumni (Cựu sinh viên) của chương trình và kiểm tra xem có anh chị Việt Nam nào không. Nếu có thì bạn hãy đọc bài chia sẻ kinh nghiệm của họ để học hỏi. Nếu bạn may mắn tìm được thông tin liên lạc của họ thì có thể chủ động liên lạc để nhờ họ hướng dẫn một số việc quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên hỏi quá nhiều mà hãy tự thân vận động vì chắn chắn các cựu sinh viên cũng bận rộn và những thông tin bạn cần hầu hết đều có thể tìm thấy trên mạng.

Các chiêu khi xin thư giới thiệu (letter of recommendation) và viết đơn xin nhập học (personal statement)

Thư giới thiệu và đơn xin nhập học giữ vai trò quan trọng không kém các yếu tố như GPA, bảng điểm, thành tích học tập hay giải thưởng của bạn. Chính vì thế nên bạn cần đầu tư thời gian và công sức để chăm chút cho hai tài liệu này.

Để có được thư giới thiệu hay thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm để chọn cho mình những người giới thiệu (Referee) có khả năng viết lách tốt và có uy tín. Sau đó bạn nên chủ động làm quen với những người này và cố gắng chứng tỏ năng lực của mình cho họ thấy. Ví dụ như bạn tính nhờ một người thầy trong trường viết thư giới thiệu thì trong giờ giảng của họ bạn nên chăm chỉ giơ tay phát biểu, làm bài tập đầy đủ và cố gắng đạt điểm cao. Nếu họ cần người giúp đỡ hoàn thành dự án nào đó thì bạn hãy xung phong tham gia. Chỉ cần như vậy thì người thầy đó sẽ không ngần ngại nói tốt về bạn trong thư giới thiệu.

Đối với đơn xin nhập học, các bạn nên lưu ý một số điều sau:

Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết đơn xin nhập học để ban xét duyệt thấy bạn phù hợp với tiêu chí của học bổng đó.

Thực hiện vòng tuần hoàn Đọc-Viết-Sửa trong lúc viết. Tức là đầu tiên bạn nên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, sau đó vắt óc tìm ý tưởng rồi bắt tay vào viết. Tiếp theo đó thì nhờ người khác đọc và chỉnh sửa. Bạn cứ làm như thế đến khi nào có được một lá thư hoàn chỉnh thì thôi.

Bạn nên lập dàn ý trước khi viết rồi dựa vào đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Bạn nên nhớ trả lời hết các câu hỏi mà học bổng yêu cầu, cân bằng các ý và cố gắng liên kết chúng với nhau.

Sau khi gửi hồ sơ cuối cùng, bạn đừng quên liên lạc với trường để xác nhận họ đã nhận được hồ sơ chưa. Bạn có thể chủ động hỏi hồ sơ có thiếu sót gì không để kịp thời bổ sung.

Bí kíp liên hệ với trường để được phản hồi nhanh

Sau khi gửi email đi mà bạn không nhận được phản hồi nhanh chóng thì đừng quá lo lắng mà hãy hiểu rằng số lượng email đổ về trong thời điểm tuyển sinh thường rất lớn nên nhà trường sẽ không trả lời kịp. Nhưng chắc chắn một điều là trước sau gì họ cũng sẽ hồi đáp cho bạn.

Tuy nhiên bạn vẫn có thể chủ động áp dụng thêm một số cách để email của mình được phản hồi nhanh chóng hơn. Đầu tiên là bạn nên chọn gửi email vào khung giờ 7 – 8 giờ sáng (giờ bên họ) hoặc 14 – 15 giờ chiều (giờ bên họ). Lúc đó là họ bắt đầu làm việc ca sáng hoặc ca chiều nên email của bạn sẽ xuất hiện ở vị trí đầu tiên trong hòm thư. Ngoài ra bạn có thể viết tiêu đề email “hấp dẫn” một tí nhưng đừng quá lố để gây sự chú ý cho người đọc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Nổi Bật Hồ Sơ Xin Học Bổng – Personal Statement trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!