Bạn đang xem bài viết Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Và 8 Nguyên Tắc Cơ Bản được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Tôi chỉ kinh doanh nhỏ thôi, nên không cần thiết phải có bảng kế hoạch” – Đây là một quan điểm rất sai lầm và thường gặp ở các bạn trẻ đang có ý định kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần biết, dù lĩnh vực kinh doanh của bạn là gì, quy mô lớn hay nhỏ thì lập bảng kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được thành công. “80% Kết quả đến từ 20% nguyên nhân của nó” – Nguyên tắc Pareto.
Nguyên tắc 80/20 đã cho thấy rằng, chỉ với 1 bước lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn đạt được những kết quả to lớn. Bên cạnh cách lập kế hoạch kinh doanh thì sau đó là yếu tố “định cư” cho bảng kế hoạch kinh doanh đó cũng là vấn đề không thể bỏ qua của những nhà doanh nghiệp tương lai.
Tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh“If business fails to plan, it plans to fail” (Nếu doanh nghiệp thất bại trong việc lập kế hoạch, đồng nghĩa với việc họ đã lên kế hoạch cho chính thất bại của mình). Kế hoạch kinh doanh có thể được ví như một cái la bàn, giúp doanh nghiệp bạn không bị chệch hướng trong hoạt động kinh doanh.
Thông thường, một kế hoạch kinh doanh dù lớn hay nhỏ cũng cần phải xoay quanh 3 vấn đề: định hướng doanh nghiệp, kế hoạch bán hàng và đường lối kinh doanh. Ý tưởng của bạn sẽ không thể hiện thực hoá nếu bạn không biết cách thực hiện chúng. Chuẩn bị kế hoạch một cách sơ sài bạn sẽ thất bại ngay từ bước đầu tiên.
Cách lập kế hoạch kinh doanh nên theo các nguyên tắc sau đây 1. Có mục tiêu rõ ràngKế hoạch kinh doanh chính là một hành trình để đưa doanh nghiệp đến đích đến bạn mong muốn. Chính vì vậy, xác định được mục tiêu khi lập kế hoạch là rất quan trọng. Việc đặt mục tiêu sẽ giúp bạn đưa ra những phương pháp, các hướng đi để bạn nhanh chóng tới đích. Không có mục tiêu, bạn sẽ lạc lối trong chính những ý tưởng kinh doanh của mình.
Bạn có thể xác định mục tiêu bằng nhiều phương pháp:
Nguyên tắc 5W1HTrả lời được các câu hỏi:
Lĩnh vực của bạn muốn kinh doanh là gì?
Bạn đã có kiến thức và kinh nghiệm cho lĩnh vực đó chưa?
Thị trường mà bạn hướng tới?
Đối tượng khách hàng là gì?
Ai sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
Vì sao bạn lại lựa chọn kinh doanh lĩnh vực này?
Nó có mang đến giá trị gì cho khách hàng hoặc xã hội hay không?
Bạn sẽ mang sản phẩm đến cho khách hàng của bạn như thế nào?
Kênh bán hàng bạn lựa chọn là gì? Online hay Offline?
Nguyên tắc SMARTCần đảm bảo mục tiêu của bạn phải Specific (Cụ thể), Measurable (Đo lường được), Attainable (Có thể đạt được), Relevant (Có tính khả thi) và Time Bounce (Thời gian hoàn thành).
Áp dụng 2 nguyên tắc này và tìm ra mục tiêu kinh doanh của bản thân ngay nào!
2. Nghiên cứu và phân tích thị trườngLàm kinh doanh nhưng thành công lớn sẽ đến với bạn phụ thuộc vào việc bạn có khả năng nghiên cứu và phân tích thị trường tốt hay không. “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” – Lĩnh vực kinh doanh của bạn có sự cạnh tranh như thế nào? Ai sẽ là đối thủ của bạn? Thị trường này có khả năng phát triển không?
Trong trường hợp, làm kinh doanh thì bạn phải cạnh tranh với các “ông lớn” trong ngành như thế nào?
Đừng quá lo lắng về vấn đề này, bất kể lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có niche market (thị trường ngách). Đây là các dạng thị trường thường không được các công ty lớn. Nhu cầu trong thị trường này thường thấp hơn rất nhiều so với thị trường chính.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà lợi nhuận từ những thị trường ngách là nhỏ. Nếu bạn đánh đúng Insight (sự thật ngầm hiểu), nhu cầu của khách hàng và là người đầu tiên tiến vào, bạn nghiêm nhiên trở thành “ông lớn” của thị trường này. Và theo quy luật “The First (Tiên Phong)”, cho dù các ông lớn thật sự muốn chiếm thị phần của bạn, họ sẽ phải mất rất nhiều nguồn lực và thời gian.
Một số ví dụ về thị trường ngách: Văn phòng ảo, Máy tính – điện thoại xách tay, căn hộ mini giá rẻ,…
Sau khi đã xác định được thị trường mà doanh nghiệp đang muốn thâm nhập kinh doanh thì việc xác định vị trí đặt văn phòng ở những nơi phân khúc khách hàng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Đặt trụ sở hay văn phòng ở những nơi trung tâm đông đúc, vị trí đắc địa, hay ở các tòa nhà cao ốc nổi tiếng sẽ làm cho tiếng tăm doanh nghiệp bạn được đẩy lên tầm cao mới, không những vậy, khách hàng cũng đặt niềm tin vào doanh nghiệp bạn nhiều hơn.
*Tips dành cho bạn: Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh theo nguyên tắc SWOT sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất
3. Chọn loại hình Công tyBạn cần phải tìm hiểu thật chính xác thông tin, ưu – nhược điểm của từng loại hình công ty và chọn cái phù hợp nhất với tìm lực của mình. Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến nhất mà bạn có thể lựa chọn bao gồm: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty tư nhân, Công ty hợp danh.
4. Lên kế hoạch Sale – MarketingDoanh số là yếu tố giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định và Marketing là cách để giúp bạn có được doanh số đó. Hãy bỏ qua suy nghĩ doanh nghiệp nhỏ thì không cần bộ phận Marketing đi. Tất cả các doanh nghiệp hiện giờ đều cần đến Marketing nếu muốn đi lâu dài. Bạn có sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhưng không ai biết đến thì sẽ không thể bán được hàng. Một chiến lược Sale – Marketing cần phải đáp ứng các yếu tố sau đây:
Kênh quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ
Target doanh thu và KPI để đạt được con số doanh thu mong muốn
Các bước và chi phí triển khai
5. Cách vận hành của doanh nghiệpDoanh nghiệp của bạn sẽ như thế nào? Có cần máy móc, thiết bị hỗ trợ hay không? Có nên thuê văn phòng?… Cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi này.
6. Vấn đề về nhân sựDoanh nghiệp của bạn cần tối thiểu bao nhiêu nhân sự để vận hành hiệu quả? Vị trí bạn cần tuyển là gì? Mức lương của từng vị trí?
Trong thời gian này, bạn không cần thuê quá nhiều nhân sự, chỉ nên sử dụng nhân sự ở những vị trí cần nghiệp vụ chuyên môn như Kế toán, Marketing,… Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và dễ dàng quản lý con người hơn trong những ngày đầu tiên kinh doanh. Hãy cố gắng tìm những người bạn đồng hành có chuyên môn và phù hợp nhất với mình.
Hơn 50% các công ty Startup dưới 5 tuổi có số lượng nhân sự không vượt quá 40 người
7. Kế hoạch tài chínhNếu ví doanh nghiệp như cơ thể con người thì dòng tiền chính là máu của cơ thể ấy.
Doanh nghiệp sẽ chết nếu dòng tiền không lưu thông xuyên suốt toàn bộ cơ thể. Vì vậy đây là vấn đề đặc biệt quan trọng và cần phải được suy nghĩ, tính toán cẩn thận. Bạn đừng vội tin vào những lời nói như “Kinh doanh 0 đồng”, “Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng”,… Tôi không khẳng định là không có trường hợp vài người họ có thể làm nên sự nghiệp từ chỗ không có gì. Tuy nhiên, số lượng những người làm đươc rất ít .
Ngay từ khi bắt đầu, bạn cần xác định được số vốn mình bỏ ra là bao nhiêu (vốn tự thân hoặc vốn vay), thời gian kinh doanh có thể hoàn lại vốn, các bước để sử dụng nguồn vốn như thế nào cho tối ưu nhất,…
8. Thực hiện kế hoạchÝ tưởng có trong suy nghĩ của bạn và bảng kế hoạch chỉ là những dòng chữ trên giấy. Bạn sẽ không có gì nếu không bắt tay vào thực hiện nó. Ở bước này, bạn cần dựa vào mục tiêu lớn nhất để tìm ra những mục tiêu nhỏ để đi đến được mục tiêu lớn nhất đó. Đặt ra các công việc cần thực hiện và thời gian hoàn thành của từng mục tiêu nhỏ. Sau đó đo lường tính hiệu quả của mục tiêu đó và điều chỉnh cho các mục tiêu tiếp theo. Đừng nghĩ quá nhiều về các mục tiêu lớn, khi kinh doanh nhỏ, hãy tập trung vào các mục tiêu trước mắt, hoàn thành chúng rồi hãy nghĩ đến các hướng đi xa hơn.
Kết luậnCách lập kế hoạch kinh doanh cũng chỉ có tính chất tương đối, đôi lúc vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, kế hoạch sẽ thay đổi. Điều bạn cần chính là sự bình tĩnh, linh hoạt trong mọi tình huống có thể xảy ra. Đây chính là điểm khác biệt giữa một người chủ doanh nghiệp giỏi và người chủ doanh nghiệp bình thường.
Dịch vụ văn phòng W2O hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được cách lập kế hoạch kinh doanh tối ưu nhất và tìm được vị trí văn phòng đẹp dành cho doanh nghiệp của bạn.
8 Bước Lập Mẫu Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Café
Mẫu kế hoạch kinh doanh quán café phải làm như thế nào để định hướng đúng mục tiêu, giúp cho kinh doanh được thuận lợi. Với những quán café kinh doanh nhỏ lẻ, chưa thể có sự hỗ trợ phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, thì cần biết cách lập kế hoạch chỉn chu.
Bước 1 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Giới thiệu chung
Các thông tin cần ghi chi tiết trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café là:
Loại hình quán café (café dành cho teen, âm nhạc, thú nuôi, café sách,…).
Quy mô về quán café: Phong cách, cách thiết kế và các dịch vụ quán café.
Thông tin về chủ quán café: Kinh nghiệm làm việc, và dự định của họ cho quán cafe của bạn.
Định hướng kinh doanh quán café: Mục tiêu quán café, đối tượng khách hàng được phục vụ cho quán café, hình thức cạnh tranh với đối thủ trong địa phương lân cận.
Chỉ tiêu doanh số và khách hàng cho quán café: Đạt được doanh thu 1 tháng bao nhiêu, bao lâu hồi vốn kinh doanh, số lượng khách hàng bao nhiêu, ….
Bước 2 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Mô tả chi tiết kinh doanh
Đây là phần ghi chú các thông số trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café sau:
Số vốn, tỉ lệ đóng góp vốn của thành viên (nếu có) và các vai trò khác.
Vị trí của quán café, không gian quán café, thiết kế quán café.
Các thực đơn mẫu cho quán café.
Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh (nếu có).
Bước 3 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Phân tích thị trường quán café
Đưa vào các thống kê và đánh giá thị trường, đối thủ mục tiêu và khách hàng tiềm năng. Trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café thì đây là định hướng cho quán café để khởi đầu khi lập quán.
Đánh giá thị trường kinh doanh
Mục tiêu tăng doanh số: Đặt ra mục tiêu tăng doanh số dựa trên mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng và tình hình kinh tế, cùng với số liệu dự kiến theo tháng, quý và năm tiếp theo.
Xu hướng ẩm thực: Đối tượng khách hàng kinh doanh cần phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh và phong cách quán café. Bạn phải tham khảo các khách hàng trong quán, điều chỉnh các giá thành và thực đơn để đáp ứng khách hàng mục tiêu.
Chiến lược hoạt động: đánh giá và đưa ra các dịch vụ kèm theo để nâng cao doanh số kinh doanh. Từ đó bạn có thể lập kế hoạch ngân sách đầu tư để phát triển các dịch vụ như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc theo yêu cầu, đưa đồ uống tận nơi…
Thị trường mục tiêu kinh doanh
Đây là mục tiêu quan trọng của mẫu kế hoạch kinh doanh quán café để bạn nắm chắc mục tiêu của bạn.
Thông tin nào bạn cần tìm hiểu: thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu v.v…
Đối thủ cạnh tranh kinh doanh: việc tìm hiểu về những quán cafe có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vu, điểm mạnh / yếu của mỗi quán cafe…
Bước 4 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Tạo chiến lược Marketing
Ghi nhớ là bạn cần phải trình bày các biện pháp Marketing tiếp cận với khách hàng, để giới thiệu và thu hút khách tới quán. Bạn nên đưa vào các mục tiêu, thời gian, thời hạn và tính khả thi trong chiến lược Marketing.
Bước 5 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Quản lý điều hành kinh doanh
Đây là phần đưa ra phương châm điều hành và chính sách quản lý quán café trong mẫu kế hoạch kinh doanh quán café.
Các chính sách quản lý điều hành: quy định quán café (quản lý và điều hành), quy trình kinh doanh và mô hình hệ thống kinh doanh được áp dụng khi kinh doanh quán café. Tất cả nên đưa vào phần mềm lập kế hoạch kinh doanh (nếu có).
Mô hình nhân viên: số lượng nhân viên, cách thức đào tạo, mức lương ở các vị trí và cả các chính sách khen thưởng và kỷ luật.
Lịch trình làm việc: thời gian biểu làm việc, mô tả công việc ở từng vị trí và thời gian làm việc. Bạn cần phải nêu rõ ràng chi tiết và trách nhiệm nhân viên ở từng vị trí một. Bạn cần phải có các bảng biểu hệ thống báo cáo, các thống kê kiểm soát hàng hóa. Đồng thời việc hợp tác giữa các bộ phận (quản lý, bar, phục vụ,…) cũng cần phải nêu ra để tránh việc đùn đẩy trách nhiệm.
Nhà cung cấp hàng hóa: Thông tin về nhà cung cấp chính và phụ cung cấp nguyên vật liệu cho quán.
Hệ thống quản lý chi phí kinh doanh: Cụ thể là hệ thống POS, hệ thống kiểm soát ra vào và chấm công, lịch làm việc, phần mềm lập kế hoạch kinh doanh, kiểm kê hàng hóa, tiền mặt, mua hàng, hệ thống an ninh…
Bước 6 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Phân tích đầu tư kinh doanh
Hãy phân tích nguồn đầu tư kinh doanh quán café. Bạn cũng cần đầu tư kinh doanh quán café với tỷ lệ góp vốn như thế nào, phân chia lợi nhuận ra sao. Vấn đề tiếp theo là bạn cần phải tìm hiểu và đưa ra được vấn đề sinh lợi nhuận sau khi đầu tư có hay không, được bao nhiều phần trăm.
Bước 7 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Mở rộng kế hoạch kinh doanh
Một khi kinh doanh quán café đang phát triển thuận lợi, bạn sẽ nghĩ tới việc mở rộng hệ thống kinh doanh của mình. Bạn sẽ cần phải đưa ra được các hướng phát triển thị trường kinh doanh sắp tới.
Và khi quán café đang thua lỗ, bạn không thể đạt được lợi nhuận như mong muốn, đồng thời bạn cần phải đưa ra các phương án dự phòng để tránh việc kinh doanh thua lỗ.
Bước 8 lập mẫu kế hoạch kinh doanh quán café: Hoạch toán tài chính
Đây là phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận.
Các nội dung chính bao gồm: nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (thông tin chung và chi tiết), dự kiến chi tiết doanh số bán hàng, giờ lao động, báo cáo chi tiết thu nhập và vòng xoay tiền mặt năm đầu tiên và trong những năm tới, dự báo hoạt động hàng năm, dự báo thu lợi nhuận, điểm hòa vốn dự kiến…
8 Bước Để Viết Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe
Khi bạn có ý định mở quán cafe, cho dù đó là quán cafe nhỏ hay lớn thì bước đầu tiên bạn cần phải làm là viết bản kế hoạch kinh doanh quán cafe của bạn ra giấy nếu bạn muốn thành công.
Đây là phần giới thiệu chung về quán cafe của bạn. Bao gồm những thông tin sau đây.
Thông tin quán cafe: Loại hình mà quán cafe muốn theo đuổi là quán cafe dành cho teen, cafe âm nhạc, cafe sách…, quy mô của quán, sức chứa, phong cách, thiết kế, dịch vụ đi kèm, v.v…
Thông tin chủ quán cafe hoặc người quản lý: Kinh nghiệm làm việc, và dự định của họ cho quán cafe của bạn.
Mục đích và định hướng kinh doanh: Vì sao bạn mở quán cafe, đối tượng khách hàng bạn nhắm tới, mô hình quán cafe cạnh tranh như thế nào trong khu vực.
Chỉ tiêu: Quán cafe của bạn sẽ đạt được doanh thu và số lượng khách hàng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu, thời gian hoàn vốn.
2. Kế hoạch kinh doanh quán cafe với mô tả chi tiếtTrong phần này, cần có thêm thông tin về số vốn và tỉ lệ phần đóng góp vốn của các thành viên và vai trò của họ trong quán.
Vị trí của quán cafe cũng cần được giới thiệu kỹ cùng với sơ đồ vị trí, thiết kế và thực đơn mẫu.
3. Kế hoạch kinh doanh quán cafe phân tích thị trườngBao gồm 2 phần là đánh giá thị trường và thị trường mục tiêu
Mức tăng doanh thu dự kiến: dựa vào số liệu thu thập được về mức thu nhập, khả năng chi tiêu, xu hướng tiêu dùng, và tình hình kinh tế tại địa phương, cùng với số liệu dự kiến trong những năm tiếp theo.
Xu hướng ẩm thực
Đối tượng khách hàng mà quán cafe hướng tới phải có xu hướng ẩm thực phù hợp với phong cách của quán, và ngược lại, bạn phải điều chỉnh khẩu vị, giá thành, đồ uống nhằm đáp ứng xu thế của khách hàng mục tiêu. Ví dụ, nếu khách hàng quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, thì đồ uống của bạn cũng nên điều chỉnh thích hợp với sự quan tâm này.
Khuynh hướng hoạt động
Bạn cần có những đánh giá rõ ràng, chính xác để định hướng đầu tư đúng nhất hoặc phát triển các dịch vụ đi kèm với quán như: tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc theo yêu cầu, đưa đồ uống tận nơi…
Đây là một trong những phần quan trọng nhất của bản kế hoạch, nó thể hiện bạn hiểu được thị trường mục tiêu của mình như thế nào. Những thông tin bạn cần tìm hiểu bao gồm: thị hiếu dân cư trong vùng, tuổi thọ trung bình, lưu lượng giao thông, đặc điểm ẩm thực tiêu biểu v.v…
Quán cafe của bạn sẽ có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, do vậy, việc tìm hiểu về những quán cafe có cùng hướng kinh doanh là rất cần thiết, quan trọng nhất là thông tin về giá, thời gian phục vụ, điểm mạnh / yếu của mỗi quán cafe…
kinhdoanhcafe.com
Kế Hoạch Kinh Doanh Là Gì? Cách Viết Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Hiệu Quả
Bản kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại, đối thủ cạnh tranh trong ngành, và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Về mặt đối ngoại, bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tượng bên ngoài (như đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định trong quá trình hợp tác sau này.
Trước khi đi vào từng nội dung, chúng tôi đề cập tới 3 quy tắc cần nắm để xây dựng kế hoạch kinh doanh:
1. Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và súc tíchKhông ai muốn đọc một bản kế hoạch kinh doanh dài tận 100 trang hay kể cả là 40 trang. Việc làm một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin, thậm chí là bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán.
Hơn thế nữa, mục đích của bản kế hoạch kinh doanh là công cụ để quản lý dự án hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài, và nó cần được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Việc sửa đổi một xấp giấy tờ dày cộm quả thực rắc rối và dễ mắc sai lầm, cho dù đó là người có kinh nghiệm.
2. Kế hoạch kinh doanh cần phù hợp với người đọcMột bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi tới nhiều người: sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng,… Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về những thuật ngữ và danh từ riêng, từ viết tắt,… mà bạn nói.
Bởi thế, trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, hãy dự tính trước nó sẽ được gửi đến ai và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dễ hiểu nhất đối với họ, đồng thời giải thích rõ ràng đối với các danh từ riêng, từ viết tắt,…
Ví dụ, với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm.
Bạn cũng có thể sử dụng phụ lục của bản kế hoạch để cung cấp thêm chi tiết cụ thể.
3. Đừng quá sợ hãi khi lập kế hoạch kinh doanhĐại đa số doanh nhân không phải là chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Bạn cũng giống họ, nên đừng quá lo lắng nếu chưa thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
Nếu bạn đủ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình và đam mê với nó, việc viết ra một kế hoạch kinh doanh sẽ không khó khăn như bạn nghĩ.
Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với bản kế hoạch kinh doanh đơn giản chỉ trên một mặt giấy giống như đề cương sơ bộ, rồi dựa vào đó để triển khai chi tiết sau.
Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị và thu thập một số tài liệu cần thiết như sau
1. Thu thập thông tin số liệuMỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…
Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.
Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:
Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.
3. Xác định đối tượng thực hiệnMột khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.
Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.
Khi bắt tay viết một bản kế hoạch cụ thể, bạn cần quan tâm những thành tố cần phải có, nội dung và mẫu viết bảng kế hoạch kinh doanh sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.
1. 6 đề mục nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh#3: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ
Ngoài những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bạn cũng nên trình bày khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra ngoài thị trường.
#6: Tài liệu đính kèm
Để làm rõ hơn cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai, chắc chắn không thể thiếu những tài liệu đính kèm bổ trợ. Những tài liệu này bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm),…
Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước của Uplevo như sau
#1: Xác định tầm nhìn dài hạnMuốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.
#2: Đặt mục tiêu cụ thểMục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.
Ví dụ: Doanh thu của sản phẩm nước giải khát của công ty A năm 2023 phải tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Ví dụ: Bài viết tìm hiểu về S.W.O.T của công ty A sẽ đạt rank #1 trong kết quả tìm kiếm Google, từ khóa ” SWOT là gì? “
#3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhấtLợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.
#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranhBạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.
#5: Tìm hiểu khách hàng trọng tâmKhách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.
Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.
#7: Xây dựng các mục tiêu kinh doanhSau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.
Đừng quên các mục tiêu kinh doanh cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART đã được đề cập ở phần trên.
#8: Viết chiến lược kinh doanh cụ thểVới những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh?
Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.
Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
#1: Viết bản kế hoạch với dung lượng cô động nhất có thểSẽ thật là mệt mỏi nếu người đọc phải lần mở tới 100 trang kế hoạch kinh doanh. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc lựa chọn thông tin cụ thể để lồng ghép vào trong bản kế hoạch của mình. Lý tưởng nhất, số trang của bản kế hoạch kinh doanh nên rơi vào tầm 10 – 20 trang giấy A4.
#2: Nhận biết đối tượng người đọc là aiXác đinh chính xác đối tượng người đọc sẽ quyết định việc bạn lựa chọn nhặt yếu tố nào vào bản kế hoạch. Ví dụ, nếu người đọc là cổ đông của công ty, thông tin chính trong bảng kế hoạch phải là báo cáo tài chính trong năm và kế hoạch tài chính trong năm tới.
Việc đưa ra các số liệu mang tính quá hàn lâm chỉ khiến bản kế hoạch của bạn trở nên rối ren và phức tạp quá mức cần thiết.
8 Nguyên Tắc Cơ Bản Để Viết Email Chuyên Nghiệp
Kỹ năng giao tiếp qua email là một trong những kĩ năng rất quan trọng khi đi làm. Đáng tiếc, thời sinh viên ta hiếm khi được học kỹ năng này hoặc nếu có cũng không thực sự nhuần nhuyễn (một phần vì ta thường chỉ giao tiếp với bạn bè và ít khi trao đổi email chuyên nghiệp). Do đó, ta phải tự học hỏi và rút ra kinh nghiệm trong quá trình đi làm. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn một số nguyên tắc căn bản về cách viết email chuyên nghiệp.
1. Email luôn phải có tiêu đềNếu bạn muốn thể hiện tính chất của email đó, bạn có thể dùng cú pháp sau: [Tình trạng] Tiêu đề email
Ví dụ: [Quan trọng] Chiến lược kinh doanh năm 2023
2. Trình bày gọn gàng và đầy đủThông thường, một email bao gồm 3 thành phần:
Lời chào
Nội dung chính
Lời chúc/lời cảm ơn và ký tên
Ví dụ:
Hi Anh/Chị [tên],
Nội dung chính 1
Nội dung chính 2
Trân trọng/Thân mến,
Hải Đăng
a. Với lời chào bạn cần nêu rõ là chào ai? Nếu giả sử trong email bạn có bao gồm nhiều hơn một người thì có thể là “Chào mọi người”. Trong trường hợp có nhiều người và mỗi người bạn muốn nói một thông điệp thì bạn có thể viết như sau:
Hi anh Đăng,
Nội dung chính
Hi anh Phát,
Nội dung chính
Em cảm ơn hai anh,
Bích Tuyền
b. Với nội dung chính, bạn không nên viết thành một “đoạn” lớn mà nên cách dòng ra thành những ý nhỏ. Mỗi đoạn là một ý để truyền tải suy nghĩ của bạn tốt hơn cũng như giúp người đọc nắm thông tin tốt hơn.
c. Luôn luôn dành thời gian dò lại để tránh sai lỗi chính tả, sai lỗi bỏ dấu chấm, phẩy căn bản. Để biết thêm về nguyên tắc sử dụng dấu câu, các bạn có thể tìm kiếm trên mạng.
3. Viết sao cho dễ hiểu nhấtTrước giờ đi làm Đăng vẫn luôn tâm niệm: “Việc của mình là làm cho việc của sếp mình dễ dàng hơn.” Tương tự, các bạn cũng có thể suy nghĩ: “Việc của mình là làm cho việc của đồng đội mình dễ dàng hơn.”
Nghĩa là khi viết email, các bạn hãy luôn suy nghĩ liệu email mình viết đã đủ thông tin để người đối diện hiểu hay chưa? Bạn có thể cân nhắc một số yếu tố sau đây:
Người sẽ nhận email có xu hướng N hay S (2 xu hướng trong phân loại tính cách MBTI. Nếu bạn chưa rõ, mời tham khảo khóa học Biết Người Biết Ta Với MBTI)? Người có xu hướng S chắc chắn sẽ thích đọc một cái email rõ ràng, cụ thể, chi tiết, có số liệu, có hướng giải quyết cụ thể. Người có xu hướng N cần đọc một email mà nó phải đi thẳng vào vấn đề chính, tránh vòng vo tam quốc dài dòng.
Người nhận email đã nắm được các thông tin trước đó chưa? Ví dụ như bạn T muốn nhờ chị H ở phòng Xuất bản hỗ trợ biên tập nội dung dịch thuật thì phải viết rõ mong muốn của mình, lý do tại sao lại nhờ phòng Xuất bản, hướng giải pháp là gì… vì trước đó chị H không nắm đầy đủ thông tin mà chỉ nắm sơ bộ mà thôi (vì hai phòng ban khác nhau). Khi ta viết rõ ra như vậy, người nhận email sẽ rất dễ ra quyết định và sẽ đẩy nhanh được tiến độ công việc.
Trình bày qua email liệu có trực quan hơn một hình thức khác hay không? Đôi khi email không giải quyết được hết các nhu cầu giao tiếp của mình nên các bạn có thể cân nhắc đính kèm file word, excel, power point… tùy bạn. Miễn sao người kia hiểu vấn đề dễ dàng hơn là được.
Ví dụ về một email chưa đạt chuẩn:
Bạn có thể thấy, email trên sai cấu trúc, mắc lỗi viết hoa/viết thường, không đề cập đủ thông tin chi tiết về những gì T đã làm và những gì cần chị H hỗ trợ.
Còn đây là email đã được viết lại cho đúng chuẩn:
4. “Keep everyone in the loop”Ví dụ: T nhờ chị H hỗ trợ biên tập nhưng vẫn CC cho sếp của T để sếp nắm tình hình.
5. Dùng email khi cần trao đổi thông tin quan trọngChúng ta có nhiều kênh giao tiếp khác nhau như Slack, Skype, nói trực tiếp… Tuy nhiên, với những thông tin quan trọng thì bắt buộc các bạn phải gửi bằng email. Lý do là để tránh sự thất lạc thông tin và dễ dàng hơn trong việc tra cứu thông tin.
Các bạn không nên dùng các ứng dụng chat trực tuyến như Slack, Skype, v.v… để gửi các thông tin quan trọng. Có nhiều lý do khác nhau như ứng dụng sẽ tự động xóa tin khi đạt giới hạn, người nhận thông tin có thể không thường xuyên kiểm tra những ứng dụng này… Cách tốt nhất là bạn nên giao tiếp các thông tin quan trọng qua email.
6. Nhẹ nhàng nhắc nhở người nhận mailTùy vào trách nhiệm và bổn phận mà mật độ xử lý email của một người sẽ rất khác nhau. Do đó, thông thường các bạn nên để cho người nhận một khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ để xử lý thông tin. Trong trường hợp lâu quá không thấy trả lời, bạn có thể email lại và hỏi họ có nhận được email của bạn hay không. Đây là một cách nhắc nhở rất nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần trao đổi gấp một thông tin và không thể chờ đợi lâu thì bạn nên liên hệ trực tiếp với người nhận (qua điện thoại, nói trực tiếp) để công việc được giải quyết nhanh nhất có thể.
7. “Reply all” nếu cóKhi một email có nhiều người cùng nhận, bạn cần phải reply all để tất cả mọi người cùng nắm thông tin. Tránh thói quen chỉ nhấn reply mà thôi.
8. Thông báo mình đã nhận được emailKhi một người gửi email cho bạn, nếu bạn thấy rằng mình có thể trả lời được ngay trong vòng 1 tiếng đồng hồ thì hãy dành thời gian trả lời luôn. Trong trường hợp bạn thấy quá bận và có thể xử lý email này sau thì hãy gửi cho người đó một email nói rằng bạn đã nhận được email và sẽ sắp xếp hồi âm trong khoảng thời gian nào để họ không sốt ruột.
Đây là một vài nguyên tắc cơ bản nhất của việc giao tiếp qua email mà tất cả những ai đi làm cần phải nắm. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho các bạn trong công việc.
Thân mến, Hải Đăng
Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cafe
0987.022.122 – 0919.333.991
Bản kế hoạch kinh doanh quán cafe
Kế hoạch kinh doanh phong cách cafe
Xác định loại hình quán cafe: quán cafe công sở, cafe sách, cafe mèo, cafe nhạc sống, nhạc acoustic… có rất nhiều những loại hình quán cafe để chọn lựa, hãy dựa theo sở thích, khả năng về kinh nghiệm và tài chính… của mình để lựa chọn thật kỹ.
Định hướng kế hoạch kinh doanh cafe
Để có được một bản kế hoạch kinh doanh cafe hoàn chỉnh thì đầu tiên anh/chị cần phải xác định được định hướng kinh doanh của quán cafe:
Quy mô quán cafe: những vấn đề như sức chứa, diện tích quán, tiện ích dịch vụ đi kèm phục vụ tối đa là bao nhiêu người… cũng cần được lập kế hoạch kinh doanh quán cafe cũng cần xác định rõ.
Kinh doanh quán cafe cần chuẩn bị những gì?
Chỉ tiêu doanh số: đây cũng là vấn đề cần có trong bản kế hoạch kinh doanh cafe, dự định bao lâu hồi vốn, có thể chịu được thua lỗ trong bao nhiêu tháng đầu, doanh thu một tháng cần đạt được là bao nhiêu…
Kế hoạch tài chính kinh doanh quán cafe
Xác định tổng số vốn đầu tư
– Chi phí thuê mặt bằng mở quán cafe
– Chi phí mua nguyên liệu
– Chi phí tiền sửa chữa
– Chi phí thuê nhân viên
– Chi phí setup cửa hàng…
Kế hoạch kinh doanh dịch vụ cafe gồm những gì?
Tất cả những chi phí trên đều cần phải lập kế hoạch mở quán cà phê rõ ràng chi tiết. Trong trường hợp đây là số tiền đóng góp vốn của nhiều người, lúc này hãy cố gắng nêu rõ và thỏa thuận thỏa đáng về vai trò của từng cổ đông trong quán. Đồng thời cũng đừng quên có thêm phần kế hoạch dự phòng trường hợp quán cafe chưa có lãi, hay bị lỗ trong những tháng đầu.
Bạn có thể tham khảo tại: Mở quán cafe cần những gì?
Xác định vị trí của quán cafe
Với loại hình và quy mô đã được chọn ở bước 1, hãy khoanh vùng khu vực có thể đặt vị trí quán cafe và tìm kiếm vị trí thích hợp, bên cạnh đó hãy lên thiết kế sơ bộ cho mặt bằng quán.
Lên thực đơn hiệu quả kinh doanh cafe
– Lên menu thực đơn phù hợp với đối tượng và mô hình mà bạn đã chọn
– Đa dạng hóa thực đơn nếu có thể
– Cần có kế hoạch đổi mới, cập nhật và nắm bắt xu hướng thị trường đồ uống.
Phân tích thị trường kinh doanh quán cafe
Phân tích chi tiết và kỹ càng thị trường và khách hàng là cách tốt nhất để có thể lập kế hoạch kinh doanh quán café của riêng bạn một cách khả thi.
Tìm hiểu về thị hiếu của khách hàng, của dân cư trong vùng, mức thu nhập trung bình, xu hướng tiêu dùng… sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó sẽ đưa ra những điều chỉnh phù hợp về giá thành, khẩu vị đồ uống và các dịch vụ đi kèm như tổ chức tiệc sinh nhật, trang trí theo yêu cầu, cho thuê gặp mặt hội nhóm…
Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn?
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là những quán kinh doanh đồ uống, quán cafe… xung quanh về giá cả, thời gian mở cửa, điểm mạnh, điểm yếu để có những định hướng cần thiết.
Lên menu đồ uống và tìm nhà cung cấp
Dựa vào đặc điểm khách hàng và mô hình quán cafe bạn lựa chọn từ đó lên menu đồ uống sao cho hợp lý. Ngoài ra bạn hãy định khoảng giá đồ uống là bao nhiêu, menu phải đảm bảo có sự khác biệt và phong phú
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê tìm các nhà cung cấp nguyên liệu cho cửa hàng đảm bao nguồn nguyên liệu sạch, tươi ngon và phong phú
Lập kế hoạch hoàn chỉnh khi kinh doanh dịch vụ cafe
Quản lý điều hành quán cafe
Đây cũng là phần quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê, giúp quán hoạt động tốt mà không gặp trục trặc. Những điều cần lưu ý là các quy định chung của quán, quy định với nhân viên, cách thức đào tạo, lịch làm việc, mức lương, các mức khen thưởng… đều cần chi tiết và rõ ràng.
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở quán cafe
– Giấy phép đăng ký kinh doanh
– Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
– Những loại thuế phải nộp: thuế môn bài, thuế giá trị gia tắng, thuế thu nhập doanh nghiệp
Vốn dự trù cho ý tưởng setup quán cà phê
Chi phí thuê mặt bằng để mở quán
Mặt bằng được đánh giá lợi thế cạnh tranh đóng góp một phần vào việc phát triển cửa hàng để chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Khi chúng ta thuê mặt bằng mở quán cà phê bạn cần phải lập hợp đồng và trong hợp đồng cần thể hiện những yếu tố sau:
Địa chỉ thuê mặt bằng, diện tích, phong cách và kết cấu không gian, chi phí thuê mặt bằng, phương thức thanh toán, thời gian trả tiền thuê mặt bằng, không nên thuê với thời hạn quá lâu vì rất có thể bạn đã đánh giá sai tiềm năng thị trường tại khu vực, sau một thời gian kinh doanh bạn có thể sẽ phải đóng cửa tiệm vì hoạt động không hiệu quả.
Vạch kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất
Trong trường hợp bạn chắc chắn rằng bạn đã khảo sát và quyết định thị trường đó rất tiềm năng thì có thể thuê mặt bằng với thơi hạn khoảng 3-4 năm hoặc lâu hơn.Ở khu vực nội thành của Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng bạn có thuê một cửa hàng với diện tích khoảng 40m2-80m2 tùy vào số nhiều hay ít của bạn.
Chi phí dự tính để thuê một không gian cho quán cafe nhỏ đẹp ở khu vực thành phố rộng 50m2: 10.000.000 VNĐ –20.000.000 VNĐ tùy vào vị trí đặt cửa hàng ở trung tâm Quận hay khu vực bên ngoài Quận.
Bạn có thể tham khảo chi tiết tại: Chi phí mở quán cafe
Chi phí thiết kế và thi công quán cà phê
Đối với vấn đề này có 2 khâu tách biệt: Thuê người làm thiết kế không gian sau đó thuê thợ thi công lắp đặt nội thất không gian theo bản thiết kế hoặc thuê 1 công ty vừa làm thiết và cả thi công.
Hiện nay giá thiết kế và thi công trên thị trường khoảng: 220.000 VNĐ/ m2 không gian, 50m2 thì tổng chi phí bằng: 11.000.000 VNĐ, còn nếu bạn chỉ thuê thiết không gian quán thì chi phí này khoảng : 130.000 VNĐ/m2.
Khi thuê thiết kế và thi công dịch vụ setup quán cafe bạn cần tìm hiểu và đặt vấn đề với đối tác là sử dụng loại chất liệu thi công nào, màu sắc, bố cục không gian, phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn. Có nhiều bạn muốn kinh doanh quán cafe bình dân, hoặc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sinh viên, cafe cóc cũng có người muốn đầu tư theo mô hình cao cấp dành cho doanh nhân, giới văn phòng…Một số kiến thức cơ bản về cách trang trí quán cafe nhỏ.
Cần có kế hoặc cụ thể khi kinh doanh cafe
Đối với bên ngoài bạn cần tìm hiểu về biển hiệu và chất liệu tường, màu sơn tường hoa văn và thiết kế mỹ thuật trên tường. Đối với bên trong quán bạn sử dụng tường kính hay tường sơn, các loại rèm, chất liệu lót tường bằng gỗ hay bằng những chất liệu khác.Ngoài ra bạn còn phải tính toán đến thảm lót sàn, đèn chùm, đèn thả, những vậtdụng trang trí trên không gian.
Chi phí Đồ dùng , vật dụng làm tài sản cố định khi kinh doanh cà phê
Bạn cần chuẩn bị những loại dụng cụ sau: – Bàn, ghế các loại ( bàn đơn, bàn đôi, bàn nhiều người), giá đỡ: Chi phí dự tính khoảng 40.000.000 VNĐ – Giàn âm thanh cho cửa hàng: Chi phí dự tính khoảng 7.000.000 VNĐ – Bàn pha chế, các thiết bị rửa chén: 10.000.000 VNĐ – Ly, cốc, máy làm nước chà ( dùng làm nước trang miệng, uống nhấp môi)…: Dự tính chi phí khoảng 3.000.000 VNĐ
0987.022.122 – 0919.333.991
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Và 8 Nguyên Tắc Cơ Bản trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!