Xu Hướng 6/2023 # Cách Nộp Hồ Sơ Xin Visa Du Học F # Top 12 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nộp Hồ Sơ Xin Visa Du Học F # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nộp Hồ Sơ Xin Visa Du Học F được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách nộp hồ sơ xin Visa du học F-1 Hoa Kỳ [Updated]

Liên bang Hoa Kì chào đón nồng nhiệt các công dân nước ngoài tới đây để theo đuổi con đường học vấn. Trước khi nộp hồ sơ xin visa, tất cả các ứng viên xin visa du học cần được chấp nhận và phê duyệt bởi trường hoặc chương trình đào tạo của họ. Một khi đã được chấp nhận, các trường đại học quốc tế sẽ cung cấp cho mỗi ứng viên các tài liệu cần thiết cho việc phê duyệt khi nộp hồ sơ xin visa du học.

Nhập cảnh vào Hoa Kì để theo học: Loại visa bạn sẽ cần:

Đại học hoặc cao đẳng F

Trung học

Trường tiểu học tư thục

Trường dòng

Nhạc viện/Học viện nghệ thuật/Học viện điện ảnh

Các tổ chức giáo dục khác, bao gồm chương trình đào tạo ngôn ngữ

Tổ chức đào tạo nghề hoặc các chương trình không mang tính học thuật khác, trừ chương trình đào tạo ngôn ngữ M

VISA DU HỌC F-1 TỚI HOA KÌ

Hãy chú ý rằng các nhà chức trách Hoa Kì có thể thay đổi các quy định về visa bất kì lúc nào và mỗi quốc gia khác nhau sẽ áp dụng các điều luật khác nhau, vì vậy, luôn kiểm tra kĩ thông tin trên trang web chính thức của Visa Hoa Kì. Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn với hết khả năng nhưng bạn vẫn phải có trách nhiệm hoàn thành tất cả các bước trong quy trình xin visa theo hướng dẫn và quy định của Hoa Kì.

Nộp đơn vào một ngôi trường và nhận mẫu tài liệu I-20

Bạn cần phải được nhận vào một trường tại Hoa Kì trước khi có thể nộp hồ sơ xin visa du học. Một khi bên trường đã chấp nhận hồ sơ của bạn, họ sẽ gửi cho bạn một mẫu tài liệu I-20 mà bạn sẽ cần xuyên suốt quy trình xin visa du học

Việc kiểm tra xem tên và ngày sinh của bạn trên mẫu tài liệu I-20 có giống như trên hộ chiếu hay không là vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn sẽ phải yêu cầu trường sửa lại và gửi cho bạn một mẫu mới.

Chúng tôi có thể giới bạn tìm được ngôi trường thích hợp và nộp hồ sơ và các trường ngôn ngữ, cao đẳng và đại học tại Hoa Kì. Hãy điền vào mẫu thông tin của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ.

Trả khoản phí SEVIS = 350$ (Phí được duy trì và bảo trì hệ thống kiểm tra, giám sát visa cá nhân của du học sinh và khách nước ngoài SEVIS)

Điền mẫu đơn xin visa trực tuyến DS-160

Bước tiếp theo là điền mẫu đơn xin visa trực tuyến DS-160. Bạn sẽ phải điều rất nhiều thông tin cá nhân (họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, vân vân …) và trả lời các câu hỏi về tình trạng sức khỏe và tiền án tiền sự. Bạn cũng cần tải lên một bức ảnh. Không được phép đeo kính. Đọc kĩ những yêu cầu về bức ảnh. Hãy nhớ in ra trang xác nhận với mã vạch.

Nếu bạn cần gia hạn hộ chiếu, bạn nên làm điều đó trước khi điều mẫu tài liệu DS-160 bởi vì hộ chiếu của bạn phải có hiệu lực trong suốt thời gian học tập để bạn sẽ không phải gia hạn lại khi đang ở Hoa Kì. Hộ chiếu của bạn cần có thời hạn dài hơn ít nhất 6 tháng so với thời gian học tập tại Hoa Kì nếu quốc tịch của bạn không nằm trong danh sách ngoại lệ.

Trả khoản phí xin visa du học F-1

Khi bạn đã hoàn thiện mẫu đơn DS-160, bạn sẽ phải trả một khoản phí xin visa = 160$. Và đây không giống như khoản phí SEVIS ở trên (tại sao phải để mọi thứ dễ dàng khi bạn có thể làm nó rối rắm, phức tạp đúng không?) Tổng chi phí cho visa của bạn sẽ là 510$.

Chọn Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kì gần nhất và lên trang web của họ và tìm phần Visa du học F-1. Bạn sẽ tìm thấy thềm nhiều thông tin về việc thanh toán các khoản phí xin visa. Đương nhiên, bạn nên in hóa đơn ra, bạn sẽ cần số đối chiếu của khoản thanh toán trong bước tiếp theo.

Đặt một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kì

Một khi phí xin visa đã được thanh toán, bạn có thể tiếp tục đặt hẹn một cuộc phỏng vấn thông qua đường link bên trên của Đại sứ quán. Thời gian chờ có thể rất lâu trước ngày quan trọng vào tháng Giêng và tháng 8, vì vậy, hãy đặt lịch càng sớm càng tốt.

Bạn sẽ cần nhập số hộ chiếu, số đối chiếu CGI của khoản thanh toán và 10 số mã vạch trong mẫu tài liệu DS-160.

Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn

Bạn sẽ cần chuẩn bị một số các tài liệu cho buổi phỏng vấn. Một số tài liệu đó là:

Hộ chiếu của bạn

Your DS-160 confirmation page Mẫu đơn xác nhận DS-160

Hóa đơn thanh toán khoản phí SEVIS và phí xin visa

Một bức ảnh đáp ứng yêu cầu được hướng dẫn ở đường link phía trên. Bạn sẽ không cần làm điều này nếu bạn đã tải thành công ảnh lên. Hãy kiểm tra trên trang web của Đại sứ quán về thông tin các tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn.

Mẫu tài liệu I-20

Vui lòng chú ý rằng một vài Đại sứ quán có thể yêu cầu thêm các tài liệu khác, vì vậy hãy kiểm tra chắc thông tin trên trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kì nơi bạn phỏng vấn.

Bạn nên mang theo các tài liệu hỗ trợ như:

Tài liệu chứng minh bạn có khả năng chi trả cho học phí, chi phí ăn ở và đi lại.

Hồ sơ kết quả học tập như bảng điểm, bằng cấp và chứng chỉ kiểm tra (ví dụ như điểm bài thi TOEFL)

Các tài liệu chứng minh rằng bạn vẫn có mối quan hệ với quốc gia của bạn và sẽ quay trở lại đất nước mình sau khi học xong, ví dụ: vé khứ hồi, hợp đồng căn hộ, hợp đồng việc làm , thư tuyển sinh, vân vân …

Buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kì

Tại Đại sứ quán Hoa Kì, người phỏng vấn bạn sẽ chủ yếu kiểm tra những điều sau:

Mục tiêu chính của bạn thật sự là du học và bạn có đủ các kĩ năng cần thiết để hoàn thành chương trình đào tạo.

Khả năng chi trả cho các chi phí của bạn tại Hoa Kì.

định của bạn sẽ quay trở về nước sau khi hoàn thành việc học.

Bạn sẽ không phải là một mối nguy hiểm cho an ninh Hoa Kì.

Đảm bảo mang theo mình những tài liệu cần thiết và tìm hiểu kĩ những gì bạn cần tại nơi nộp hồ sơ xin visa.

Đặt chân tới Hoa Kì

Hồ sơ xin visa của bạn sẽ được chấp nhận hoặc từ chối tại buổi phỏng vấn. Nếu được chấp nhận, bạn sẽ nhận lại hộ chiếu của mình trong vòng 7 ngày kể từ buổi phỏng vấn ở hầu hết các nước.

Khuyến cáo: Vui lòng lưu ý rằng các nhà chức trách Hoa Kì có thể thay đổi quy trình nộp hồ sơ xin visa mà không cần báo trước. Mỗi quốc gia áp dụng điều luật khác nhau, vì vậy, luôn đọc kĩ hướng dẫn từ cơ quan di trú.

Thông tin trong bài trên là chính xác dựa trên hiểu biết của chúng tôi nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kì sai sót nào xảy ra mà chúng tôi không biết. Khi không chắc chắn, luôn luôn nên tin tưởng vào nguồn thông tin chính thức và liên hệ với họ để kiểm tra lại thông tin nếu cần thiết.

Thông tin về chúng tôi

Du học HISA tự hào là đối tác uy tín của các trường tại Mỹ với vai trò cung cấp những thông tin mới nhất, cập nhật nhất về chi phí du học, học bổng về trường đào tạo hàng đầu tại Mỹ.

Chính vì vậy, khi du học Mỹ thông qua HISA, học sinh sẽ được hưởng những quyền lợi cao nhất. Nếu bạn ở xa, không thể đến trực tiếp các văn phòng của HISA. Bạn có thể scan (hoặc chụp hình) rồi gửi về địa chỉ duhoc@hisa.vn để được hỗ trợ làm thủ tục hồ sơ.

Tư vấn du học Mỹ

Đến với HISA bạn sẽ được:

Tư vấn và cung cấp thông tin, tài liệu du học

Tư vấn chọn trường và ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng

Săn học bổng bán phần, toàn phần

Hướng dẫn, hỗ trợ chứng minh tài chính du học.

Luyện phỏng vấn trước khi xin VISA

Hướng dẫn phong tục tập quán địa phương.

Giúp đỡ tìm việc làm thêm cho học sinh, sinh viên.

Làm thủ tục miễn phí với những học sinh đi theo nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức.

Là cầu nối giữa học sinh và phụ huynh trong suốt quá trình học.

Hướng dẫn hồ sơ thăm thân, du lịch và định cư.

Trợ giúp học sinh trong quá trình sinh viên học tại nước ngoài.

————————

Công ty TNHH Hợp tác Du học Quốc tế Hà Nội (HISA Co)

Hotline: +84 98 310 4430

Fanpage: facebook.com/DuHocHISA

Skype: hisa_education

Trụ sở chính: C20204, Tầng 2, toà C2 D’Capitale, Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 243 640 1996 or  (+84) 243 640 1997

Email: duhoc@hisa.vn

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, Tòa nhà Đức Nhân, 328 – 330 Phan Xích Long. Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84) 28 3517 07 97 hoặc  (+84) 28 3517 07 98

Email: hisahcm@hisa.vn

Hồ Sơ Xin Visa Du Học Mỹ Cần Những Gì?

Để không bị trượt visa hoặc từ chối nhận học tại trường tại Mỹ bạn nên chuẩn bị sẵn 03 hồ sơ quan trọng bao gồm: Hồ sơ đăng ký nhập học, hồ sơ chứng minh tài chính và hồ sơ xin visa.

Hồ sơ đăng ký nhập học

Hồ sơ đăng ký nhập học bao gồm các giấy tờ sau:  

Đơn xin theo học (điền trên mạng hoặc dùng mẫu đơn của chính trường bạn muốn theo học);

Hộ chiếu;

Học bạ, bảng điểm gần nhất (có bản dịch tiếng Anh);

Phí xét đơn xin theo học;

Bằng tốt nghiệp;

Giấy xác nhận hoặc thẻ sinh viên nếu đang đi học;

Giấy khen, chứng chỉ khác (nếu có);

Giấy chứng nhận/ bằng tiếng Anh;

Chứng chỉ đặc biệt (nếu có)

Lưu ý:

Nếu học sinh đã học ở nước ngoài cần có giấy tờ học vấn ở nước ngoài, bảng điểm các khóa đã học, hộ chiếu, visa…

Sinh viên xin theo học cao đẳng, đại học phải có thêm thư giới thiệu

Các trường ở Mỹ không có chuẩn chung mà sẽ tùy vào điều kiện và yêu cầu của từng trường mà có chuẩn đầu vào riêng khi xét hồ sơ xin nhập học của du học sinh.

Để được nhận học tại các trường trung học hoặc cao đẳng bạn chỉ cần có mức học lực từ trung bình trở lên. Nhưng để xin học tại các trường đại học thì học lực của bạn phải từ trung bình khá trở lên.

Nếu muốn theo học tại trường danh tiếng bạn có thể phải nộp thêm một bài luận cá nhân hoặc tham gia phỏng vấn qua điện thoại.

Về trình độ tiếng Anh:

Ngoài IELTS hoặc TOEFL, bạn có thể sử dụng các loại chứng chỉ tiếng Anh có hiệu lực quốc tế khác.

Hồ sơ chứng minh tài chính

Bộ hồ sơ chứng minh tài chính cần đảm bảo có đủ những giấy tờ sau để chứng minh khả năng chi trả của gia đình trong quá trình bạn học tập tại Mỹ:

Người bảo trợ có kinh doanh, đi làm phải có các giấy tờ xác nhận, quyết định bổ nhiệm chức vụ (nếu có) để chứng minh nguồn tài chính hợp lệ;

Các nguồn tài chính khác;

Hợp đồng kinh tế;

Giấy tờ chủ quyền nhà, đất;

Giấy tờ sở hữu xe cộ;

Hợp đồng góp vốn;

Bảng chia lãi;

Sổ tiết kiệm;

Giấy xác nhận gửi tiền tiết kiệm.

Hồ sơ xin visa du học Mỹ

Sau khi nhận được thư mời học theo mẫu I-20 thì tiến hành chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Mỹ. Để tiến hành xin visa (thị thực), bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đơn xin visa DS 160 (điền trên mạng và ký tên đầy đủ);

Xác nhận đóng phí an ninh nội bộ (SEVIS) (thanh toán qua mạng và in xác nhận);

Biên lai đóng phí phỏng vấn;

I-20 và thư mời;

Hồ sơ cá nhân;

Ảnh 5×5 – hình chuẩn quốc tế (nền trắng, chụp thẳng, tóc không che tai);

Bản gốc hộ chiếu;

Giấy khai sinh;

Chứng minh thư nhân dân;

Hộ khẩu;

Đăng ký kết hôn của cha mẹ;

Hồ sơ chứng minh tài chính.

Những điều quan trọng nhất cần chú ý

Khả năng ngoại ngữ tốt;

Chọn trường phù hợp với chi phí, nhân thân gia đình tại Mỹ;

Các giấy tờ đều phải photo công chứng để gửi hồ sơ I-20, điền form online DS-160 và đặt lịch hẹn phỏng vấn

Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự yêu cầu;

Hồ sơ thật 100% và cầm theo bản chính trong buổi phỏng vấn;

Thái độ thân thiện, dứt khoát, trung thực khi phỏng vấn để cơ hội xin visa thành công cao hơn;

Tường trình chi tiết, lý giải kế hoạch học tập tại Mỹ và dự định quay về thế nào để thuyết phục Lãnh sự quán cấp visa

Thủ tục nộp đơn xin visa du học Mỹ diễn ra như thế nào?

Bước 1. Trường hoặc trường đại học sẽ gửi cho bạn một giấy báo xác nhận rằng bạn đã được một trường do Cơ quan Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) ủy quyền chấp nhận vào học theo tiêu chuẩn sinh viên không định cư (mẫu I-20 dành cho sinh viên visa F-1 hoặc mẫu DS-2019 cho sinh viên visa J-1). Bạn sẽ đọc và ký vào mẫu này.

Hãy cẩn thận để đảm bảo rằng tên và đánh vần trên hộ chiếu của bạn chính xác giống như tên và đánh vần trên đơn xin nhập học với nhà trường. Bạn cũng phải đảm bảo rằng nhà trường đã ghi tên của bạn đúng theo như trong hộ chiếu vào mẫu I-20 hoặc DS-2019.

Tất cả các tên của người nộp đơn phải được xuất trình vì lý do an ninh. Công dân của một vài quốc gia và sinh viên muốn học tập một chuyên ngành cụ thể nào đó tại một trường đại học phải cần thêm thời gian kiểm tra, có thể kéo dài thêm vài tuần. Một lần nữa, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị nhiều thời gian cho quá trình nộp đơn xin visa du học.

Bước 2. Cần đặt lịch hẹn phỏng vấn xin visa du học Mỹ và trả một số lệ phí cần thiết. Visa sinh viên có thể được nhận lên đến 120 ngày trước ngày chương trình học tập bắt đầu được ghi trên mẫu I-20. Visa khách trao đổi có thể được nhận bất cứ lúc nào trước ngày ghi trên mẫu DS-2019. Bạn nên nộp đơn xin visa càng sớm càng tốt.

Mỗi Đại sứ quán Hoa Kỳ có một trang web riêng với đầy đủ hướng dẫn về cách đặt lịch phỏng vấn xin visa và các thông tin khác về thủ tục xin cấp visa. Bạn có thể tìm trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở quốc gia bạn tại usembassy.gov/

Trang web cũng cung cấp cho bạn thông tin về thời gian chờ đợi dự kiến được cấp visa tại quốc gia bạn. Đơn xin cấp visa của sinh viên quốc tế sẽ được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán ưu tiên. Vì vậy, nếu chương trình học tập của bạn bắt đầu sớm, hãy giải thích điều này khi nộp đơn xin visa.

Bạn có thể muốn đến hoặc liên hệ với văn phòng trung tâm tư vấn EducationUSA thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ gần nhất tại quốc gia bạn. Trung tâm có văn phòng trên khắp thế giới và có thể tìm địa chỉ của trung tâm trên trang web chúng tôi Nhân viên của trung tâm có thể giải thích với bạn nơi bạn phải trả phí xin visa và cách đặt lịch phỏng vấn.

Khoản lệ phí 200 USD được dùng để chi trả chi phí hệ thống máy tính phục vụ cho việc lưu thông tin khi bạn ở Hoa Kỳ (SEVIS). Bạn có thể trả lệ phí này bằng thẻ tín dụng quốc tế. Sau khi trả lệ phí và nhớ in bản sao biên nhận đóng tiền. Bạn phải trả lệ phí SEVIS ít nhất ba ngày trước ngày phỏng vấn xin visa. Nhớ mang theo bản sao biên nhận đóng tiền tới buổi phỏng vấn xin visa.

Bạn cũng sẽ phải trả thêm 160 USD cho lệ phí đơn xin visa. Lệ phí này có thể được trả tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại nước bạn hoặc tại một ngân hàng do Đại sứ quán chỉ định. Bạn có thể tìm thông tin cụ thể về nơi nộp lệ phí đơn xin visa trên trang web của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở nước bạn.

Bước 3. Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng mẫu xin visa không định cư mới, DS-160, có thể nộp đơn trực tuyến. Mẫu này thay thế cho tất cả các mẫu khác. Trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ là chúng tôi Truy cập vào mục Visa và tìm hiểu thủ tục chính xác trong phần Visa Không Định Cư.

Hoàn thành mẫu DS-160 trực tuyến. Một lần nữa, nhớ đảm bảo thứ tự tên và đánh vần tên của bạn đúng như trong hộ chiếu. Sau đó, bạn in mẫu đã điền hoàn thiện và mang theo đến Đại sứ quán khi bạn đi phỏng vấn xin visa.

Bước 4. chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin visa. Điều rất quan trọng là bạn nên nộp đơn xin visa sớm trước ngày bắt đầu chương trình học tập. Nếu có thể, bạn nên nộp đơn xin cấp visa ba tháng trước ngày bạn dự định đi Mỹ. Việc này sẽ giúp bạn có thêm thời gian nếu có sự chậm trễ tại Đại sứ quán, hoặc nếu bạn muốn kháng kiện trong trường hợp bị từ chối cấp visa.

Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Xin Visa Du Học New Zealand

1. Mẫu đơn xin thị thực “Application for Studying in New Zealand (INZ 1012)” điền đầy đủ bằng tiếng Anh có dán ảnh.

2. Giấy chứng nhân của trường Đại học (nếu bạn đang học Đại học) hoặc giấy xác nhận của cơ quan (nếu đang đi làm).

3. Thư chấp nhận học của trường tại New Zealand và Giấy đảm bảo về nơi ở của trường (Hai loại này sẽ được nhà trường gửi về cho học sinh để xác nhận việc đăng ký ghi danh của học sinh đã được chấp thuận).

4. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương).

5. Bản sao Giấy khai sinh, bản sao Chứng minh thư nhân dân.

6. Học bạ (hoặc bảng điểm các môn học), bản sao các bằng cấp, chứng chỉ cao nhất.

7. Nộp lệ phí xin cấp thị thực du học 135 USD và lệ phí phỏng vấn 25 USD (không đuợc hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào).

9. Lý lịch Tư pháp do Sở Tư pháp Tỉnh hoặc Thành Phố nơi học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

10. Bằng chứng về nguồn tài chính khi sang học tại New Zealand, bao gồm:

– Một tài khoản tiêu dùng tại New Zealand tối thiểu là 7.000 NZD/năm (khoảng 5.000 USD/năm) và tiền học phí của khóa học chính khóa. (Photo sổ tiết kiệm và Giấy xác nhận của ngân hàng).

– Chứng minh về nguồn thu nhập theo khả năng,tài sản (bao gồm cả bất động sản).

Sinh viên nộp toàn bộ hồ sơ kèm theo giấy khám sức khỏe theo mẫu “Medical and X-ray Certificate Form”.

a. Nếu học bên New Zealand từ 6 tháng đến 1 năm, bạn sẽ phải điền vào đơn chứng nhận khám X quang về ho lao.

b. Nếu bạn học bên New Zealand từ 1 năm trở lên, bạn sẽ vừa phải khám sức khỏe vừa phải có xác nhận khám X quang về ho lao. Khi nộp hồ sơ xin Visa, mọi chứng nhận khám sức khỏe của bạn không được cũ hơn ba tháng.

Lưu ý: Trẻ em dưới 11 tuổi và phụ nữ mang thai không phải khám X quang phổi trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt.

Việc khám sức khỏe của bạn chỉ được phép thực hiện ở những nơi có bác sĩ được công nhận khám sức khỏe cho mục đích nhập cảnh New Zealand.

Sau khi đầy đủ giấy tờ sẽ được Tổng Lãnh Sự Quán New Zealand xem xét và thực hiện trong vòng 8 tuần, trong quá trình đó các bạn có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin hồ sơ để hoàn tất thủ tục xin Visa New Zealand.

Nếu được thông báo cấp Visa tạm thời, sinh viên bắt đầu chuyển tiền học phí và sinh hoạt phí cho trường ở New Zealand để được nhập học.

Visa sẽ được cấp chính thức khi Tổng Lãnh Sự Quán New Zealand nhận được bản gốc biên nhận học phí (hoặc bản sao biên nhận học phí được gửi trực tiếp từ trường bằng email).

Lưu ý: Khi làm hồ sơ xin Visa du học New Zealand tất cả giấy tờ nếu là bản sao phải được chứng thực bởi phòng công chứng hoặc các cơ quan có thẩm quyền, nếu là tiếng Việt thì phải kèm bản dịch tiếng Anh được thực hiện bởi Phòng Công chứng hoặc các cơ quan có chức năng dịch thuật.

Nên nộp hồ sơ xin thị thực 2 tháng trước khi khóa học bắt đầu để có đủ thời gian cho việc khám sức khỏe, đóng học phí, mua vé máy bay…

Nguồn Tin tức du học,

Thủ Tục Hồ Sơ Xin Visa Du Học Nghề Tại Đức

Nộp bản gốc và hai bản photo những giấy tờ sau. Soạn những giấy tờ photo thành hai bộ hồ sơ đầy đủ. Sau khi xét duyệt xong hồ sơ sẽ nhận lại bản gốc.

Nộp kèm bản dịch tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Đức (trừ những giấy tờ bằng tiếng Anh).

Sắp xếp các bộ hồ sơ theo thứ tự sau đây:

Lý lịch theo trình tự thời gian liên tục bằng tiếng Đức

Xác nhận tốt nghiệp phổ thông và đã qua đào tạo nghề hoặc học đại học nếu có.

Từ 1.4.2018: Giấy tờ về tình trạng gia đình: Chứng nhận độc thân hoặc chứng nhận kết hôn (đã được hợp pháp hóa lãnh sự); trong trường hợp đã có con thì nộp thêm giấy khai sinh của con (đã được hợp pháp hóa lãnh sự)

Xác nhận về những kiến thức đã có trong chuyên ngành muốn được đào tạo. Những xác nhận về kiến thức có sẵn này đặc biệt là các xác nhận về quá trình đào tạo nghề đã qua hoặc học đại học tại Việt Nam.

Bản viết lý giải động cơ Bản viêt cần phải cung cấp thông tin, tại sao bạn muốn được đào tạo trong nghề này. Đề nghị bạn cũng cho biết, việc học nghề này phù hợp với quá trình đào tạo và nghề nghiệp từ trước đến nay của mình như thế nào.

Các hợp đồng đào tạo thực hành và lý thuyết cũng như các giấy tờ và thông tin khác về quá trình đào tạo sau khi học tiếng: – Học lý thuyết ở đâu? – Đơn vị sử dụng lao động nào sẽ truyền đạt các kỹ năng thực hành?

Để được nhận vào đào tạo cần phải có chấp thuận của Cơ quan Lao động liên bang. Có thể xin chấp thuận này trong quá trình xin thị thực. Nếu không được chấp thuận, đơn xin thị thực sẽ bị từ chối. Để bạn yên tâm lập kế hoạch hoặc để đẩy nhanh quá trình xét duyệt, bạn có thể cố gắng xin trước một giấy tạm chấp thuận của Cơ quan Lao động liên bang.

Xác nhận đủ trình độ tiếng Đức Ít nhất đạt trình độ B2 theo „Khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của châu Âu”. Chỉ công nhận những chứng chỉ của cơ sở tổ thức thi là thành viên của Hiệp hội khảo thí ngôn ngữ châu Âu (ALTE) và có văn phòng tại chỗ với chuyên gia được cử sang ( Goethe- Institut, ÖSD, TestDaF, telc).

♦Trường hợp đặc biệt: Học tiếng trước khi đào tạo nghề: Bạn lưu ý là kể cả đi học tiếng trước khi đào tạo nghề thì khi xin thị thực cũng phải chứng minh được ít nhất có trình độ tiếng Đức B1. Phải xuất trình những xác nhận sau đây: 1. Thông tin về khóa học tiếng Đức định sang học: Khoảng thời gian học, số giờ học và nếu có thể cả nội dung học, học phí, địa điểm học. 2. Chứng minh đã trả tiền học. 3. Bảo hiểm y tế cho khoảng thời gian học tiếng (Chỉ xuất trình, khi thị thực có thể được cấp).

* Bản chấp thuận của Cơ quan Lao động liên bang được nhắc đến ở trên tạm thời chưa cần thiết để xin thị thực cho trường hợp đặc biệt này và có thể xin cấp sau khi đã nhập cảnh vào Đức., muộn nhất trước khi khóa đào tạo bắt đầu.

Nếu theo học khóa Nếu chỉ Chứng minh được bảo hiểm y tế đầy đủ đào tạo nghề trong xí nghiệp thì Bạn được bảo hiểm bắt buộc khi khóa đào tạo bắt đầu. Trường hợp này không phải xuất trình xác nhận. đào tạo nghề trong trường thì phải nộp hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bào hiểm đó phải nêu rõ là đáp ứng cho toàn bộ thời gian học nghề tại Đức. Nếu hợp đồng không nêu rõ điều đó, phải nộp thêm xác nhận bảo hiểm y tế.

Bảo đảm chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính: ◊ Thông tin về chỗ ở và tiền thuê chỗ ở ( có trong thư mời nhà trường) ◊ Cho khoảng thời gian học tiếng phải chứng minh được có ít nhất 720 Euro một tháng. Nếu khóa học tiếng 6 tháng bạn cần có 720Euro x 6 tháng = 4.320 Euro ◊ Cho chi phí sinh hoạt cũng phải được bảo đảm trong thời gian đào tạo.

* Phải lưu ý rằng, bên cạnh tiền lương học nghề có thể còn phải chứng minh nguồn tài chính khác nữa. Người đi đào tạo nghề phải có 800 Euro một tháng chưa trừ phí tổn. (800 EU – 650) + (800 EU – 750) + (800 EU – 800)) * 12 tháng = * Nếu học ngành Điều dưỡng, lương thực hành nghề được 850 EU/tháng: không phải chứng minh nữa. * Nếu học ngành Khách sạn nhà hàng, lương thực hành nghề năm 1- 2- 3 lần lượt là: 650 – 750 – 800 EU /tháng: Cần chứng minh thêm2.400 EU

Nếu xuất trình được những chứng từ khác chứng nhận là không nảy sinh những chi phí riêng rẽ (v/d ăn uống, chỗ ở) thì khoản tiền phải có trên sẽ được hạ thấp đi tương ứng. Có thể chứng minh khả năng tài chính bằng: Giấy cam kết bảo lãnh với lưu ý là cho mục đích đào tạo. Chứng minh người thứ ba đảm nhận chi phí theo mẫu quốc gia, còn gọi là Giấy cam kết bảo lãnh (Hỏi thông tin chi tiết tại cơ quan ngoại kiều nơi cư trú của người đứng ra cam kết – người cam kết cư trú lâu dài ở nước ngoài có thể đến viết cam kết tại cơ quan đại diện của Đức có thẩm quyền đối với nơi cư trú của người đó) hoặc: Mở một tài khoản phong tỏa. Chuyển tiền cần thiết vào một tài khoản phong tỏa tại Đức (v/d như tại Vietin Bank, Fintiba/Sutor Bank, X-Patrio)

♦ Lưu ý quan trọng: Trong từng trường hợp có thể Đại sứ quán cần Bạn nộp thêm những giấy tờ khác để ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực của bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nộp Hồ Sơ Xin Visa Du Học F trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!