Bạn đang xem bài viết Cách Viết Cv Xin Việc Hoàn Hảo Cho Sinh Viên Làm Thêm được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xã hội ngày càng phát triển, các loại ngành nghề cũng vô cùng đa dạng và ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu về công việc. Để trang bị cho bản thân thêm nhiều các kỹ năng chuyên ngành phục vụ đắc lực cho công việc tương lai đã không ít sinh viên đã thử sức mình trong nhiều công việc làm thêm, thời vụ. Để có thể gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng thì điều đầu tiên các bạn cần phải làm là gây được ấn tượng với họ bằng CV xin việc của bạn. Cũng có rất nhiều bạn sinh viên từng rất mất tự tin vào bản thân vì khi gửi CV xin việc làm thêm nhận lại được cái lắc đầu của nhà tuyển dụng. Phải chăng những điều bạn trình bày trong CV của bạn chưa đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn có biết cách viết CV xin việc đúng cách là giải pháp tuyệt vời nhất giúp bạn tìm được công việc phù hợp.
Cách xắp xếp, trình bày bố cục CV xin việc làm thêm đạt điểm 10Một bản CV xin việc nói chung và CV xin việc làm thêm nói riêng được đáng giá là thành công đạt trọn điểm 10 khi bạn làm nổi bật được kỹ năng của bản thân và thế mạnh đang có của mình. Với một số kỹ năng, kinh nghiệm của mình bạn cần phải biết cách sắp xếp và viết CV xin việc để thu hút được các nhà tuyển dụng với đầy đủ các nội dung cần thể hiện.
Việc đầu tiên để viết CV xin việc thu hút được ánh mắt nhà tuyển dụng bạn phải lựa chọn bố cục CV sao cho thật hợp lý và làm nổi bật lên được những thế mạnh của bản thân. Theo như thống kế CV xin việc của chúng tôi hiện nay thường có 3 dạng mẫu bố cục CV xin việc. Tùy vào kỹ năng, kinh nghiệm của bạn để đưa ra bố cục bản CV xin việc phù hợp nhất.
CV xin việc được trình bày theo trình tự thời gianBố cục CV xin việc theo trình tự thời gian là cách viết phổ biến nhất hiện nay phù hợp với rất nhiều đối tượng và cho tất cả các ngành nghề, vị trí công việc. Nếu bạn lựa chọn cách trình này cho bản CV xin việc của mình thì cần liệt kê tất cả các kinh nghiệm làm việc, kỹ năng có được từ các công việc đó từ khoảng thời gian gần nhất cho đến quãng thời gian xa nhất.
Mặc dù đây là mẫu liệt kê phù hợp với rất nhiều ngành nghề, vị trí khác nhau nhưng sẽ là bản CV xin việc tuyệt vời nhất, phù hợp nhất với những ứng viên đang muốn ứng tuyển vào vị trí công việc cùng ngành với các công việc trước đây đã từng làm. Còn đối với sinh viên mới ra trường thì cách liệt kê này là bố cục lý tưởng nhất dành cho bạn để liệt kê về trình độ học vấn của bản thân.
Trong kho CV xin việc của chúng tôi có rất nhiều mẫu CV xin việc làm thêm trình bày theo cách liệt kê mà bạn có thể tham khảo, tìm hiểu.
CV xin việc trình bày theo chức năngKiểu bố CV trình bày theo chức năng hiện đang có hành trăm mẫu trong mục CV xin việc của chúng tôi bạn có thể thảo sức lựa chọn để phục vụ cho quá trình xin việc của mình.
Trình bày CV xin viêc nét riêng cá nhânBạn đang muốn ứng tuyển vào các vị trí công việc đòi hỏi sự sáng tạo, độc đáo thì việc bạn thể hiện được các khả năng mình đang có qua việc sáng tạo ra cho bản thân mình một bản CV xin việc đẹp – độc – lạ là điều vô cùng tuyệt với. Bạn sẽ đánh gục được suy nghĩ của nhà tuyển dụng và việc nhận được thư mời phỏng vấn là điều tất yếu.
Với một bản CV xin việc hoàn hảo bạn hoàn toàn có thể thử sức mình ở những công việc có xu hướng hướng phát triển nhanh chóng trong thời gian tới như việc làm bất động sản tại Nghệ An và những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ hứa hẹn sẽ mang đến thành công ngoài mong đợi đến với bạn.
Trong mục CV xin việc của chúng tôi có rất nhiều các công cụ hỗ trợ bạn tạo bản CV xin việc theo yêu cầu cá nhân với rất nhiều các gợi ý hữu ích bạn có thể sử dụng. Các bản CV được tạo tại website không tiêu tốn đến 5 phút thời gian của bạn.
Những sai lầm không nên mắc phải khi viết CV bạn cần lưu ýĐể có thể gây ấn tượng ngay phút giân ban đầu nhà tuyển dụng đọc bản CV của bạn thì bạn cần phải chuẩn bị chúng thật tỉ mỉ, cẩn thận và hoàn hảo. Làm được điều này bạn cần tránh mắc phải một số lỗi cơ bản sau:
Viết sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả:
Thức chất các nhà tuyển dụng không thể đọc hết bản CV xin việc của bạn họ thường dành ra 10s để đọc lướt qua chúng. Nếu trong 10s đó họ bắt gặp lỗi chính tả và ngữ pháp trong CV của bạn đồng nghĩa với việc bạn đã bị loại khỏi vòng “gửi xe” này. Các nhà tuyển dụng sẽ cản thấy bi thiểu tôn trọng và cảm thấy bạn đang không coi trọng công việc đang ứng tuyển vì đến CV xin việc còn viết sai trính tả thì bạn có thể làm được điều gì to tát hơn.
Sử dụng phông chữ:
Việc sáng tạo ra bản CV độc đáo không phải là việc bạn thể hiện mình thông qua các phông chữ trình bày trong bản xin việc của mình. Việc bạn sử dụng nhiều phông chữ đôi khi lại phản tác dụng tạo cảm giác khó chịu khi đọc CV cho nhà tuyển dụng.
Những kỹ năng, kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần lại không có trong CV:
Bạn nên cần phải biết rằng nhà tuyển dụng sẽ không bỏ thời gian và công sức của mình cho việc đào tạo hoàn toàn mới một ứng viên không có bất cứ năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng nào phù hợp với công việc đang cần tuyển dụng. Chính vì vậy mà nên trình bày những điều sát nhất với công việc bạn đang ứng tuyển để khồn bị loại khỏi vòng sơ tuyển một cách đau buồn.
Hướng Dẫn Viết Cv Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên
Bạn là sinh viên? Bạn từng phải đau đầu vì gửi CV xin việc làm thêm nhưng bị từ chối? Vậy bạn có biết tại sao mình lại thất bại không? Nguyên nhân có thể ở chính lá đơn xin việc viết không đúng cách của bạn đấy.
>>> Hướng dẫn viết CV xin việc ngành du lịch >>> Hướng dẫn thiết kế CV bằng powerpoint đẹp 2023
Đừng nghĩ rằng chỉ là công việc làm thêm thì không cần quan trọng đến CV. Chiếc CV chính là ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn, vậy nên tuyệt đối không được qua loa. Đọc ngay mà hướng dẫn viết CV xin việc làm thêm ấn tượng dành cho sinh viênTopCV gợi ý dưới đây nhé.
Cách viết CV xin việc làm thêm cho sinh viên chuẩn Link mẫu CV SINH VIÊN để thực hành theo hướng dẫn tại đây . Nhớ đăng nhập vào tài khoản TopCV của bạn để chỉnh sửa CV online nhé!
1. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP VÀ THÔNG TIN CÁ NHÂNĐối với phần đầu tiên này, bạn chỉ cần điền thông tin trung thực và lưu ý một số điểm sau:
– Ảnh đại diện: chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, không bị nhòe, mờ, tốt nhất không nên để ảnh selfie.
– Cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản nhất như Ngày sinh, Số điện thoại, Địa chỉ, Email để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn.
Lưu ý email nên là tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp.
Ví dụ:
nguyenthuho[email protected] hoặc [email protected] => nên
[email protected] => không nên
– Phần mục tiêu nghề nghiệp: vì vẫn đang là sinh viên, nên bạn chỉ cần nói về mục tiêu ngắn hạn và những điều mình muốn học hỏi cũng như hoàn thiện trong tương lai gần. Ngắn gọn nhất có thể.
Đừng nhắc đến những điều quá to tát như trở thành trưởng phòng marketing, giám đốc bộ phận nhân sự … khi mà bạn còn chưa có cả kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp chính xác. Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ đánh giá bạn là con người phóng đại và sáo rỗng.
2. HỌC VẤNĐiền tên trường đại học/cao đẳng/trung cấp và ngành bạn đang theo học ở hiện tại. Có thể bổ sung thêm các đề án, nghiên cứu khoa học nếu bạn cảm thấy nó liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.
Lưu ý:
Không nên đưa cả quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2 vào CV xin việc làm thêm của bạn.
3. KINH NGHIỆM LÀM VIỆCNêu kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc làm thêm
Liệt kê theo thứ tự thời gian từ công việc gần nhất đến các công việc trước đó bạn đã từng làm. Mô tả các trách nhiệm công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ, và tốt nhất là có minh chứng kèm theo (ví dụ sản phẩm thiết kế, link bài đã đăng…). Đưa ra cả những thành tựu và kỹ năng bạn đạt được từ công việc này.
– Trong trường hợp bạn đã từng làm thêm nhiều công việc, hãy chọn lọc những việc có chuyên môn hay kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.
– Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện, làm thêm các việc như phát tờ rơi, shipper…, thì vẫn có thể đề cập. Nhưng lưu ý chỉ ra chi tiết những điều bạn học hỏi được và phục vụ hiệu quả cho vị trí đang ứng tuyển như kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sự linh hoạt, năng động, sáng tạo…
Lưu ý:
Không nên đề cập đến các công việc ngắn hạn (dưới 6 tháng), ngoại trừ khóa thực tập.
4. HOẠT ĐỘNGLiệt kê các hoạt động tình nguyện, cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, sự kiện mà bạn đã hoặc đang tham gia (có thể kèm theo chứng nhận, giấy khen của từng hoạt động cụ thể).
Nếu bạn không tham gia hoạt động nào, có thể bỏ qua (xóa) phần này.
5. CHỨNG CHỈ, GIẢI THƯỞNGChứng chỉ giải thưởng sẽ là điểm cộng đẹp trong cv xin việc làm thêm
– Liệt kê chứng chỉ của các khóa đào tạo kỹ năng mềm hay chuyên môn có liên quan đến công việc mà bạn đã tham gia.
Ví dụ: Chứng chỉ tiếng Anh (TOEIC, IELTS), chứng chỉ tin học văn phòng MOS, chứng chỉ tốt nghiệp khóa học thiết kế…
– Phần giải thưởng đề cập đến thành tích học tập, công việc, thành tích tại các cuộc thi bạn đã tham gia.
Còn nếu không có chứng chỉ hoặc giải thưởng nào liên quan, bạn có thể bỏ qua (xóa) phần này.
6. KỸ NĂNGPhần này không nên liệt kê dài dòng tất cả những gì bạn có. Hãy chọn lọc những kỹ năng có thể giúp ích cho công việc đang ứng tuyển.
Ngoài ra còn có thể đưa minh chứng ngắn gọn những kỹ năng trên đạt được qua hoạt động, công việc gì.
Ví dụ: các kỹ năng phổ biến cần có trong CV khi đi xin việc làm thêm: làm việc nhóm, tư duy logic, phản biện, sáng tạo, thuyết trình, làm việc với máy tính, viết lách…
Một mẫu CV chuyên nghiệp của TopCV 7. SỞ THÍCHĐây là mục giúp nhà tuyển dụng đánh giá thêm về tính cách và sự phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Chỉ nên nêu một vài sở thích tiêu biểu, hoặc có thể phục vụ cho vị trí ứng tuyển thì càng tốt.
ứng tuyển vị trí copywriter thì sở thích đọc sách là một lợi thế, ứng tuyển cộng tác viên sự kiện thì sở thích chụp ảnh, quay phim là một lợi thế…
8. THAM KHẢOMục này điền tên người quản lý hay trực tiếp phụ trách bạn để nhà tuyển dụng đối chiếu các thông tin trên CV xem có chính xác không.
– Nếu có thì điền đầy đủ họ tên, chức vụ, số điện thoại và email của người đó.
– Còn nếu không có thì bỏ qua (xóa mục), đây là mục tùy chọn.
Hoàn thành một bản CV xin việc chỉnh chu cho riêng mình chưa bao giờ là thừa. Đôi khi bạn không tưởng tượng được những lợi ích thiết thực nhất mà một mẫu CV ấn tượng và đẹp mắt đem lại đâu.
Chúc các bạn viết được CV xin việc làm thêm thành công!
Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên?
Trả lời:
Chào bạn Thúy!
Canavi rất vui khi nhận được sự tin tưởng cũng như thắc mắc: ” Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên như thế nào? Về thắc mắc này, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khi đi làm, dù ở hoàn cảnh nào, việc làm thêm hay việc làm chính thì một hộ hồ sơ xin việc là điều không thể thiếu bởi nó quyết định đến việc bạn có được nhận vào làm hay không. Một bộ hồ sơ xin việc làm thêm bao gồm: Cv xin việc, thư xin việc, sơ yếu lý lịch, các sản phẩm cá nhân, ảnh cá nhân, bằng cấp (chứng chỉ) và các giấy tờ khác. Trong đó:
Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên là thắc mắc của nhiều người
Đừng bao giờ nghĩ rằng đi xin việc làm thêm thì không cần quan trọng đến CV. CV là bản lý lịch giới thiệu về bản thân của bạn, là phần không thể thiếu trong mọi bản hồ sơ xin việc. Nội dung CV bao gồm các mục như: Thông tin cá nhân, vị trí ứng tuyển, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, tóm tắt quá trình học tập, các hoạt động ngoại khóa, điểm yếu điểm mạnh…của bản thân. Khi làm CV xin việc làm thêm, bạn hãy chuyển nó sang định dạng PDF để tránh bị lỗi Font chữ. Hơn nữa, CV cần được viết 1 cách súc tích, ngắn gọn, không có lỗi chính tả để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
+ Thư xin việc (Cover Letter)Trong lá thư xin việc, bạn cần tóm tắt và nhấn mạnh được những ưu điểm nổi trội nhất của mình. Nêu bật được lý do vì sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn chứ không phải người khác, chứng tỏ cho họ thấy bạn phù hợp với vị trí ấy như thế nào. Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm phần thư xin việc cũng không viết quá dài dòng, chỉ cần 200 – 250 từ là được.
Hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên gồm cv, thư xin việc, sơ yếu lý lịch….
+ Sơ yếu lý lịchSơ yếu lý lịch cũng là 1 phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc. Đây được coi như là 1 bản cam kết về con người. Nhờ có sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được các thông tin về gia đình, quê quán, nhân thân… của ứng viên một cách toàn diện hơn.
+ Bằng cấp, chứng chỉNgoài những hồ sơ xin việc làm thêm thì bạn hãy gửi thêm bằng khen, chứng chỉ hay bảng điểm cho nhà tuyển dụng. Hãy scan thành file mềm để nhà tuyển dụng xem xét tài liệu của bạn dễ dàng hơn.
+ Các sản phẩm cá nhân (nếu có)Hồ sơ xin việc làm thêm cũng cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết
+ Hình ảnh cá nhân 3×4 hoặc 4×6 (tùy vào yêu cầu của từng công ty) + Tài liệu khác như sổ hộ khẩu photo, chứng minh thư photo, giấy khám sức khỏe (có hiệu lực trong vòng 6 tháng)Có thể thấy, hồ sơ xin việc làm thêm cũng cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Chúng tôi hy vọng, qua bài viết này, bạn Thúy đã có thể tự trả lời được câu hỏi: ” Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên?” Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng
Bạn là ứng viên, bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm việc. Bạn là nhà tuyển dụng, bạn không biết làm thế nào để tuyển đủ nhân sự cho công ty mình. Thấu hiểu những điều đó, tôi đã dày công tổng hợp lại những kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm từ các chuyên gia và cho ra đời các bài viết về bí quyết tìm việc, bí quyết tuyển dụng, bộ câu hỏi phỏng vấn, cách làm hồ sơ xin việc…Hy vọng rằng, chúng sẽ mang đến giá trị cho bạn đọc.
Bật Mí Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Cho Sinh Viên Mới Ra Trường Hoàn Hảo
1. Bạn biết gì về hồ sơ xin việc? 1.1. Định nghĩa: Hồ sơ xin việc là gì?
Hồ sơ xin việc hay còn có tên gọi trong tiếng anh là Résummé, là một tập văn bản tài liệu, giấy tờ tóm tắt về quá trình học tập, đào tạo cũng như các kinh nghiệm làm việc mà ứng viên dùng để xin việc làm.
Hiện nay có khá nhiều loại hình hồ sơ xin việc như hồ sơ xin việc online, hồ sơ xin việc gửi qua mail, tuy nhiên những hình thức này sẽ kéo theo hệ quả nhiều hồ sơ ảo gây mất thời gian của nhà tuyển dụng
Khi bạn thấy mình có đủ những yếu tố phù hợp và đáp ứng yêu cầu của vị trí sắp ứng tuyển thì hãy chuẩn bị ngay một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
1.2. Một bộ Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì?Trước khi tìm hiểu cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên, bạn cần đảm bảo mình có đủ các loại giấy giờ. Tuỳ vào vị trí ứng tuyển và các công ty thì bạn có thể giảm đi một vài giấy tờ không cần thiết trong bộ hồ sơ của mình.
Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ hiện nay sẽ bao gồm:
– Đơn xin việc: Đơn xin việc và thứ có sẵn trong túi hồ sơ bạn mua song chúng tôi khuyên các bạn sinh viên mới ra trường nên tự viết vì đơn xin việc sẽ là thứ nhà tuyển dụng đọc đầu tiên. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một lá đơn xin việc ấn tượng nhất để nhà tuyển dụng cảm nhận sự khác biệt của bạn so với những ứng viên khác.
– CV xin việc: Nếu như đơn xin việc là một bản tóm tắt những thành tích, kỹ năng nổi bật thì CV sẽ là bản liệt kê chi tiết những thành tích và kinh nghiệm làm việc. CV xin việc cần những cụm từ ngắn gọn và con số rõ ràng để nhà tuyển dụng đánh giá cao khả năng của bạn.
– Sơ yếu lý lịch tự thuật: Thông thường một bộ giấy tờ sơ yếu lý lịch sẽ đi kèm với hồ sơ nhưng bạn cũng có thể tự sử dụng các mẫu có sẵn trên mạng. Chắc hẳn các bạn sinh viên đều có suy nghĩ rằng thông tin trong sơ yếu lý lịch chỉ cần chính xác và rõ ràng, không tẩy xoá là được rồi nhưng sự thật điều quan trọng nhất là bạn phải có chữ ký, dấu đỏ của UBND phường/xã hoặc nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Bằng cấp chứng chỉ: Bạn nên nộp bản photo có công chứng bằng Đại học, Cao đẳng hoặc các chứng chỉ khác như Tiếng Anh, tin học nếu có. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường thì bảng điểm và giấy chứng nhận tạm thời cũng là bắt buộc ở một số công ty.
– Bản photo căn cước công dân và hộ khẩu có công chứng.
– Ảnh hồ sơ xin việc kích cỡ 3×4 hoặc 4×6.
2. Cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên mới ra trườngNgoại trừ các loại giấy tờ như giấy khám sức khoẻ, sơ yếu lý lịch bạn có thể tự điền được hay bản photo chứng minh thư, hộ khẩu thì đơn xin việc và CV là 2 thứ bạn cần chú trọng trong cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên mới ra trường.
2.1. Cách viết đơn xin việc ấn tượng– Trình bày theo cấu trúc đơn giản, trọng tâm: Một lá đơn xin việc chuẩn cần phải đảm bảo cung cấp những nội dung cơ bản về quốc ngữ, tiêu đề, lời chào, thông tin cá nhân, lý do ứng tuyển. Dù là cách viết đơn xin việc cho sinh viên làm thêm hay sinh viên mới ra trường thì bạn cũng nên nên lưu ý rằng chỉ cần viết ngắn gọn, lựa chọn thông tin quan trọng, chưa được trình bày trong CV để đưa vào đơn xin việc. Việc trùng lặp quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nhàm chán. Hãy viết đơn xin việc theo nguyên tắc đơn giản và đúng trọng tâm để tạo lợi thế cho bản thân giữa hàng ngàn ứng viên đang cạnh tranh ngoài kia.
– Định dạng font chữ đơn giản, chuyên nghiệp: Bạn đừng nghĩ rằng việc lạm dụng màu và font chữ cho đơn xin việc sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng. Ngược lại, bạn chỉ nên dùng font chữ cơ bản như Times New Roman, Arial với kích cỡ 12 – 13 và dùng màu đen. Đừng quên căn chỉnh lề trái phải, đặt tab giữa và bôi đen để làm nổi bật những nội dung quan trọng, thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp của bạn.
– Không mắc lỗi chính tả: Tuy rằng chính tả không phải lỗi lớn nhưng chúng sẽ khiến hồ sơ xin việc của bạn mất điểm với nhà tuyển dụng. Sẽ ra sao nếu đơn xin việc chỉ vỏn vẹn trong 1 mặt giấy A4 nhưng lại có đến hàng chục lỗi chính tả xuất hiện liên tục? Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không chuẩn bị kỹ hồ sơ và không coi trọng công việc này. Và dĩ nhiên, bạn sẽ bị out dù cho có kinh nghiệm nhiều đến mấy.
– Gỉai thích những khoảng trống trong CV: Thường những ứng viên mà đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường sẽ bỏ qua điều này. Bạn hãy dành một đoạn văn ngắn trong đơn xin việc để giải thích lý do tại sao 2 lần tìm việc của bạn lại cách nhau quá xa hoặc tại sao bạn ra trường 3 tháng rồi nhưng bây giờ mới đi tìm việc làm. Hãy cho họ thấy bạn là một ứng viên có trách nhiệm và cầu tiến, ham học hỏi. Các khoảng trống đó có thể là thời gian cho hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, kế hoạch du học, tham gia khoá học nâng cao,.. Nếu có những lời giải thích ấy thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không còn lăn tăn về những mốc thời gian bị khuyết khó hiểu trong CV xin việc.
– Không gửi một mẫu đơn cho nhiều nhà tuyển dụng: Sau khi hoàn thành lá thư xin việc ưng ý, bạn đừng vội vàng gửi đi cùng một lúc cho nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Mỗi công ty sẽ có một yêu cầu riêng cho từng vị trí. Bạn cần đọc kỹ yêu cầu ấy và nhấn mạnh kỹ năng, kinh nghiệm bạn có để có thể đảm đương nhiệm vụ của vị trí ấy. Gửi một mẫu đơn nhiều nơi không chỉ khiến bạn bị loại từ vòng gửi xe mà còn ghi tên vào “danh sách đen” của các nhà tuyển dụng. Sẽ thật tồi tệ khi bạn lỡ nhầm tên công ty, người tuyển dụng công ty này với công ty kia, phòng nhân sự này với phòng nhân sự kia. Bạn nên nhớ rằng nhà tuyển dụng chỉ đánh giá cao những người đầu tư thời gian và tâm huyết thật sự trong công việc mà thôi.
– Đừng quên lời cảm ơn: Lời cảm ơn sẽ là cơ hội cho các ứng viên tiềm năng thể hiện sự khác biệt của mình với đám đông. Một lá thư xin việc chuyên nghiệp thường sẽ kết thúc bằng lời cảm ơn và mong muốn làm việc cho công ty. Điều này sẽ mở ra cơ hội bước vào vòng phỏng vấn cho bạn.
2.2. Chiến lược viết CV hoàn hảoĐể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong cách viết hồ sơ xin việc cho sinh viên thì không thể không nhắc đến những “chiến lược” tuyệt vời khi trình bày CV.
CV xin việc là một bản trình bày tóm tắt những thông tin cơ bản của bản thân, quá trình học tập, làm việc và những kỹ năng, kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, bạn phải đưa ra mục tiêu, quan điểm sống và làm việc của bản thân để nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn.
CV xin việc giờ đây đang có khá nhiều loại. Bạn có thể lựa chọn CV xin việc được sắp xếp theo trình tự thời gian, CV kiểu hình tượng, CV cơ bản,.. Dù những loại hình này có nhiều tên gọi song phần lớn nội dung, thông tin về ứng viên trong đó đều tương đồng nhau. Bạn cũng có thể tham khảo những mẫu CV Online trên các trang web tuyển dụng rồi tải chúng về và điền thông tin
Mới ra trường thì bạn nên chuẩn bị một mẫu CV đảm bảo các yêu cầu nội dung sau
– Thông tin cá nhân: Phần lớn các sinh viên mới tốt nghiệp đều mắc sai lầm là đưa quá nhiều thông tin thừa trong CV trong khi đó họ chỉ cần đưa tên, email, số điện thoại là đủ rồi. Quan trọng nhất là bạn phải điền đúng phần email, số điện thoại, nếu không cẩn thận bị sai thông tin thì nhà tuyển dụng sẽ không thể liên lạc với bạn được.
– Mục tiêu nghề nghiệp: Thường sinh viên mới ra trường sẽ viết mục tiêu nghề nghiệp một cách sáo rỗng như: “Mong muốn làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp, năng động phù hợp với bản thân”..v..v.. Nếu bạn có thể cụ thể hơn những mong muốn, sự cầu tiến, nguyện vọng của bản thân thì càng tốt nhưng đừng viết mục tiêu quá cao xa, phải dựa vào năng lực thực tế và điều kiện tuyển dụng của công ty để đưa ra được những mục tiêu nghề nghiệp phù hợp cho vị trí của bạn. Bạn trình bày phần này tốt thì nhà tuyển dụng sẽ thấy được mục đích, tầm nhìn xa để đánh giá bạn có phải một ứng viên tiềm năng cho công ty hay không. Đây cũng là một mục mà các doanh nghiệp chú ý trong CV của sinh viên mới ra trường.
Một số lưu ý khi trong cách viết CV xin việc cho sinh viên làm thêm hoặc mới ra trường
Độ dài lý tưởng của một CV xin việc là 1 trang A4 nên hãy hạn chế hết mức có thể việc viết sang trang thứ 2, thứ 3. Bên cạnh đó một CV càng nhiều số liệu và dữ liệu thực tế, càng cụ thể thì càng dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Điều rất rất tối kỵ trong CV xin việc là nói dối. Đừng vì muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà thêm thắt những kinh nghiệm và kỹ năng mình không hề có vào. Trong công việc thì sự trung thực của nhân viên là tiêu chí đặt lên hàng đầu. Bạn có thể “qua mắt” nhà tuyển dụng trong vòng hồ sơ và vòng phỏng vấn song chắc chắn “cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra” khi bạn bắt tay vào làm việc. Sự thất vọng của nhà tuyển dụng sẽ tăng lên gấp đôi, đồng nghiệp sẽ nhìn bạn bằng ánh mắt coi thường. Điều ấy có nghĩa là cả 2 bên, cả bạn và cả công ty đang làm mất thời gian của nhau. Thành thật sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có sau này.
Hiện nay, không ít doanh nghiệp yêu cầu bản CV xin việc viết bằng tiếng Anh. Đối với những người có kinh nghiệm thì điều này không phải là khó khăn tuy nhiên đối với những bạn mới ra trường chắc chắn sẽ còn rất nhiều bỡ ngỡ lúng túng. Bạn chỉ cần hoàn thiện và điền đúng thông tin cơ bản rồi sau đó nộp cho nhà tuyển dụng là được rồi.
Cách Tạo Mẫu Cv Đơn Giản Cho Sinh Viên Tìm Việc Làm Thêm
Khi trở thành tân sinh viên tức là bạn đã lớn hơn rất nhiều so với đàn em học phổ thông trung học của mình. Bạn bắt đầu có những suy nghĩ, tính toán về tiền bạc, chi tiêu cho bản thân mình, dù là học xa nhà hay vẫn đang sống cùng bố mẹ. Từ những suy nghĩ đó, bạn bắt tay vào công cuộc tìm kiếm công việc làm thêm để có thêm một khoản thu nhập nho nhỏ chi tiêu cho những nhu cầu cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc làm thêm, việc chuẩn bị một bản CV sao cho chỉn chu, nghiêm túc chưa được nhiều bạn quan tâm hoặc không biết phải viết gì vì đây là lần đầu các bạn tìm việc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tạo mẫu CV đơn giản để tìm việc làm thêm.
CV là viết tắt của “curriculum vitae”, có thể tạm dịch ra tiếng Việt là “hồ sơ xin việc”. CV là dạng văn bản dùng để tóm tắt các thông tin cơ bản về bản thân bạn, quá trình học tập, kinh nghiệm, kĩ năng khi ứng tuyển cho bất cứ công việc nào. Nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ lấy đó làm căn cứ để đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc và quyết định nhận bạn vào làm việc hay không.
2. Tại sao CV tìm việc làm thêm của bạn bị từ chối? 2.1. Thiếu thông tinTrong quá trình viết CV, đôi khi bạn sẽ tập trung vào những phần như kĩ năng hay học vấn mà quên mất việc phải điền những thông tin như: e-mail, số điện thoại hay tệ hơn là bỏ qua phần mục tiêu công việc vì sẽ có người cho rằng tìm việc làm thêm thì không cần mục tiêu công việc. Những thông tin cơ bản nhất về bản thân là những thứ không thể thiếu trong CV tìm việc làm thêm vì đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng và trân trọng công việc mình đang ứng tuyển.
2.2. Lỗi chính tả và lỗi ngữ phápSau khi viết CV xong, hãy kiểm tra xem mình có bị mắc lỗi chính tả nào không, từ ngữ và câu được sử dụng đã đúng và dễ hiểu hay chưa. Đừng gửi đi một bản CV với những lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp căn bản, nếu gặp phải nhà tuyển dụng khó tính, họ sẽ loại ngay CV của bạn.
3. Cách tạo mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm 3.1. Ảnh đại diệnBạn cần chuẩn bị ảnh chụp chân dung để chèn vào CV. Ảnh đại diện của bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau nếu không muốn CV bị từ chối:
– Chọn ảnh rõ nét gương mặt của bạn, ảnh không bị tối, nhòe
– Chụp ảnh với trang phục nghiêm túc, không chọn những bức ảnh chụp ngẫu hứng hay ảnh selfie
3.2. Thông tin cá nhânỞ phần này, bạn cần nêu rõ họ tên, vị trí ứng tuyển, thông tin liên lạc (e-mail và số điện thoại). Đối với e-mail, bạn nên lập một tài khoản có đầy đủ họ tên của mình, tránh dùng những e-mail sử dụng teencode hay những từ ngữ khó hiểu. Bạn có thể nêu thêm thông tin về ngày sinh, địa chỉ nhà để nhà tuyển dụng cân nhắc việc sắp xếp, bố trí công việc
3.3. Mục tiêu nghề nghiệpPhần này thường khiến nhiều người cảm thấy lúng túng và muốn bỏ qua. Tuy nhiên, bạn không nên để trống phần này. Bạn không cần nêu những mục tiêu quá to tát mà chỉ cần nêu ra mục tiêu ngắn hạn như thành thạo công việc trong bao lâu hay muốn học hỏi những gì. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn đối với công việc.
3.4. Trình độ học vấn 3.6. Kinh nghiệm làm việcNếu có kinh nghiệm làm việc thì bạn có thể nêu ra (tên công ty/tên nơi làm việc, mô tả công việc của bạn, nêu những kinh nghiệm, kĩ năng bạn học được và những thành tích bạn đạt được nếu có).
3.7. Chứng chỉ và thành tích học tậpBạn có thể viết về chứng chỉ mình có dùng để phục vụ công việc. Nếu từng có thành tích gì nổi bật trong học tập thì bạn cũng có thể nêu ra nhưng không cần nêu quá chi tiết.
Viết Đơn Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Ấn Tượng!
Việc làm Sinh viên làm thêm
1. Bạn đã hiểu hết vai trò của đơn xin việc làm thêm cho sinh viên?Với tâm lý kiếm việc “việc làm thêm” để đốt cháy thời gian rảnh rỗi và kiếm thêm thu nhập, không phải sinh viên cũng ý thức rõ nét được tầm quan trọng của một công việc bán thời đúng khả năng, đam mê và nhằm mục đích trau dồi kinh nghiệm.
Lẽ vì vậy, mà khi hỏi đến làm thuật ngữ đơn xin việc làm thêm cho những vị trí công việc chuyên nghiệp, nhiều người vẫn hề biết đến nó là gì và vai trò của nó thế nào. Đơn xin việc làm thêm là tài liệu đính kèm với CV trong mọi hồ sơ ứng tuyển cho vị trí công việc làm thêm tại một số địa chỉ việc làm chuyên nghiệp.
Nó được ví là “vũ khí”lợi hại giúp ứng viên chinh phục vị trí công việc bán thời gian dễ dàng dựa trên việc xâu chuỗi các thế mạnh của bản thân phù hợp với công việc. So với CV, đơn xin việc làm thêm có tác dụng mạnh mẽ trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng bởi khả năng lập luận, giàu tính liên kết giữa các thông tin.
2. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc làm thêm cho sinh viên chuẩn nhấtVề bản chất và mục đích, CV và đơn xin việc làm thêm không nhau quá nhiều. Song về hình thức trình bày, nếu CV chinh phục nhà tuyển dụng bằng những nội dung thông tin ngắn gọn của mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc qua những hàng, cột và gạch đầu dòng thì sức thuyết phục của đơn việc làm thêm thể hiện trong “khối thông tin” có liên kết chặt chẽ với nhau bởi khả năng lập luận, sắp xếp các ý của người viết. Có thể có nhiều cách viết đơn xin việc làm thêm.
Nhưng tốt hơn hết, bạn nên trình bày theo form truyền thống để đảm bảo được tính trang trọng và lịch sự khi gửi đến nhà tuyển dụng. Trước khi trình bày một số thông tin cá nhân cơ bản để nhà tuyển dụng nắm được bạn là ai, bạn cần đảm bảo đầy đủ một số thành phần trong một tài liệu, đơn từ văn phòng. Phần cao nhất của đơn xin việc làm thêm, bạn cần quốc hiệu, tiêu ngữ và tên của đơn xin việc gắn liền với vị trí công việc làm thêm mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, đơn xin việc IT Part time.
Việc làm sinh viên làm thêm tại Hà Nội
Đặt ngay dưới tiêu đề sẽ là thông tin của người nhận. Khác với CV là vào ngay vào đề luôn, ứng viên cần đề cập rõ ràng đến phòng ban, địa chỉ công ty nhận xin việc bạn. Bà đây cũng là “câu nói cửa miệng” của tất cả các đơn xin việc, bạn bắt buộc phải đề cập. Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí việc làm thêm công nghệ thông tin cho công ty ABC tech. Bạn có thể mở đầu như thế này:
” Kính gửi Ban giám đốc công ty ABC Tech cùng bộ phận tuyển dụng của công ty”.
Sau khi kính gửi, nội dung chính của đơn xin việc làm thêm sẽ được bạn triển khai qua các nội dung cơ bản đây:
2.2. Lý do bạn viết đơn xin việc là gì?Sau khi trình bày đầy đủ các thông tin cá nhân, nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm tiếp theo trong đơn xin việc làm thêm của chính là nguyên nhân bạn viết. Ở phần thông thông tin này, cách đi vào lý do nhanh chóng, dễ dàng nhất là địa chỉ bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng sau đó từ từ trình bày lý do bạn ứng tuyển vị trí công việc và mong muốn được họ xem xét hồ sơ. Hãy gói gọn 3 nội dung này trong khoảng 2 câu và trình bày với thái độ chân thành nhất.
“Qua website chúng tôi tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm thêm cho vị trí content marketing. Nhận thấy, công việc này rất phù hợp với khả năng và niềm đam mê của mình, cũng như kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập, tôi viết đơn xin việc này mong quý công ty xem xét nguyên vọng ứng tuyển của tôi”.
Không quá khó khăn để mở đầu nội dung chính của đơn xin việc làm thêm cho mọi vị trí đúng không nào? Tiếp theo đó, bạn sẽ đi sâu để chứng minh rằng bạn chính là vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm bằng việc liên kết những thế mạnh của bản thân. Và đó là câu trả lời của câu hỏi đâu là lý do nhà tuyển dụng nên nhận bạn?
2.3. Đâu là lý do nhà tuyển dụng nên nhận bạn?Hầu hết với những ai viết đơn xin việc làm thêm, nội dung này là khó nhất. Bởi lẽ, nó không phải trình bày các điểm mạnh của bạn rời rạc trong CV nữa mà bắt buộc phải gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, hợp logic. Để có thể hiện được tính liên kết và thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn không được bỏ qua lớp từ nối như: Vì sao, tuy nhiên, vậy nên, bởi vì…Chúng khá hữu ích trong việc giúp bạn diễn đạt và xâu chuỗi những dữ kiện cần thiết.
Đầu tiên hãy bắt đầu thuyết phục nhà tuyển dụng dần dần bằng trình độ học vấn hiện tại, chuyên ngành, những kỹ năng bạn có, giúp bạn hoàn thành công việc học đang tuyển dụng tốt nhất. Với vị trí công việc content marketing làm thêm, nội dung chính trong đơn xin việc làm thêm sẽ được viết như sau:
” Hiện tại, tôi đang là sinh viên năm thứ 3, chuyên ngành Báo in của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Tuy trước đây, tôi chưa từng làm chính thức cho một tòa soạn hay đơn vị truyền thông nào, nhưng tôi nhận thấy mình là người có đam mê viết lách, có khả năng tổng hợp tin khá tốt và có hiểu biết khá rộng về hoạt động của các phương tiện truyền thông xã hội. Trong quá trình thực tập tại báo Sinh viên Việt Nam vào tháng 3/2023 – tháng 5/2023, tôi đã được trải nghiệm môi trường và phong cách làm việc chuyên nghiệp tại các cơ sở truyền thông chính thống và rèn luyện cho mình nhiều kĩ năng mềm cũng như nghiệp vụ quan trọng như sử dụng thành thạo phần mềm dựng video, thiết kế đồ họa cũng như trau dồi thêm kỹ năng viết lách của mình”.
Bạn biết rằng, không phải chỉ trong CV mà cả đơn xin việc những ứng viên làm thêm luôn bị “thua thiệt” với các đàn anh, đàn chị về kinh nghiệm. Những điều này, chưa chắc đã khiến bạn bất lợi khi biết đơn xin việc làm thêm nếu như bạn vẫn có thể khỏa lấp chúng bằng những kỹ năng và thông tin về trình độ học vấn một cách thuyết phục. Dĩ nhiên, những kỹ năng và trình độ học vấn này phải có mối liên hệ khăng khít với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
2.4. Bạn “chốt” nhà tuyển dụng như thế nào trong đơn xin việc làm thêm?Sau khi trình bày xong về lý do vẫn chưa đủ để nhà tuyển dụng tin rằng, bạn là vị trí mà họ đang tìm kiếm đâu. Ngoài kỹ năng về nghề nghiệp, trình độ học vấn, còn một nhân tố quan trọng khác mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong đơn xin việc làm thêm của bạn đó là khả năng “kêu gọi”.
Bạn sẽ kêu gọi nhà tuyển dụng bằng cách chốt lại vấn đề và thái độ. Hãy theo dõi ví dụ sau đây khi bạn muốn kêu gọi nhà tuyển dụng nhận bạn vào công ty với vị trí nhân viên làm thêm Marketing:
” Với kiến thức của mình và những kỹ năng trên công với tinh thần ham học hỏi, khả năng chịu áp lực cao của công việc, tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí nhân viên làm thêm Marketing mà quý công ty đang tuyển dụng. Tôi rất mong được vào làm việc tại một môi trường làm việc chuyên nghiệp như quý công ty để phát triển hơn nữa”.
Một tip để bạn “chốt” nhà tuyển dụng dù trong tay chưa có nhiều kinh nghiệm là bản lĩnh tự tin và thái độ tôn trọng doanh nghiệp mà họ ứng tuyển thể hiện qua những câu chữ chân thành.
Trong đơn xin việc làm thêm hay toàn thời gian cho bất kỳ một vị trí nào, nhà tuyển dụng cũng mong muốn ứng viên của mình có một sự chắc chắn nhất định về những thông tin mà họ vừa mới trình bày. Đơn giản là vì, khác với CV, đơn xin việc không có không gian để dành cho mục người tham chiếu. Hãy thể hiện ngay điều này vào mục kết đơn. Một lời cam kết ngắn gọn những có tác dụng củng cố niềm tin cho nhà tuyển dụng rất lớn. Bạn có thể viết như sau:
3. Một số lưu ý khi ứng tuyển vị trí đơn xin việc làm thêm 3.1. Rời rạc, thiếu tính liên kếtLời khuyên là hãy nói sâu về những thế mạnh tiềm năng mà bạn sở hữu để biến nó thành một lợi thế phục vụ tốt nhất cho công việc. Độ dài chuẩn của một đơn xin việc làm thêm hợp lý cho sinh viên là khoảng 1 trang A4.
Lưu ý cuối cùng và quan trọng nhất trong những đơn xin việc làm thêm cho sinh viên chính là sự chân thành, trung thực. Đừng vì cảm thấy mình bất lợi thiếu kinh nghiệm mà tìm cách PR quá đà trong đơn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ loại nó ngay lập tức nếu đối chiếu các dữ kiện trong bản tài liệu của bạn như thời gian, tính logic hoặc đẩy bạn vào thế khó khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Cv Xin Việc Hoàn Hảo Cho Sinh Viên Làm Thêm trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!