Bạn đang xem bài viết Cách Viết Email Chào Hàng Hiệu Quả, Thân Thiện được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở bài trước, tôi đã giới thiệu cho bạn cách viết sales letter cho website, hôm nay vẫn là sales letter nhưng để viết email chào hàng .
3 thắc mắc thường gặp nhất khi chuẩn bị sales letter cho email marketing, không chỉ bạn mà rất nhiều người bán hàng khác luôn có trong đầu là:
Trước khi bắt đầu tạo bức thư, bạn nhớ lại 3 câu hỏi tôi đề cập ở bài trước
Sản phẩm ấy giải quyết vấn đề đau đầu gì của khách hàng?
Sản phẩm ấy đặc biệt hơn đối thủ ở đâu?
Kỹ năng viết sales letter trên email marketing rất đa dạng: bạn giới thiệu về sản phẩm mới, bạn đưa tin về giảm giá, bạn nhắc nhở người dùng về giỏ hàng đã chọn nhưng chưa mua của họ.
Viết thư như viết cho người thương
Tôi biết rằng bạn có một danh sách khách hàng dài dằng dặc cần được gửi email ngay trong ngày để tối ưu hóa quá trình làm việc, thu hút thêm nhiều người mua.
Nhưng tạm thời quên đi danh sách đó đi và nghĩ rằng bạn chỉ đang gửi thư cho một khách hàng duy nhất.
Hãy coi người ấy như người thân thiết với bạn để viết một bức thư như thể bạn biết họ từ lâu lắm rồi. Lá thư này sẽ xóa tan khoảng cách, chỉ còn lại cảm giác gần gũi giữa hai người quen biết.
Tổng thống Obama là một ví dụ cho thành công khi dùng cách này để gửi tới người dân bầu cử. Ông đã đạt được phiếu bầu cao nhờ vào chính bức thư “chào hàng” đặc biệt của mình.
Nếu bạn cũng muốn đạt được thành công như vị lãnh đạo này, hãy chú ý khi viết:
Tiêu đề: Hãy dùng cách viết thân mật để mở đầu cho email.
Ví dụ: “Trông bạn có vẻ mệt mỏi, có phải bạn đang thiếu ngủ không?”
Bạn không những tạo được sự chú ý của khách hàng mà còn tránh “gửi” lá thư của bạn vào hòm spam.
Tôi cam đoan rằng những email có tiêu đề như thế này luôn khiến khách hàng tò mò muốn mở ra đọc. Bạn đã vượt qua được trở ngại đầu tiên là tạo sự chú ý.
Chào hỏi: Đừng ngần ngại gọi thẳng tên khách hàng để sự gần gũi bạn tạo ra từ tiêu đề được xuyên suốt. Tôi tin rằng khách hàng sẽ không giận đâu, trái lại họ còn thấy thoải mái khi đọc email.
Ví dụ: “Trông bạn có vẻ mệt mỏi, có phải bạn đang thiếu ngủ không? Tôi nghe nói bạn đang gặp rắc rối trong việc quản lí cửa hàng online của mình”
Kết thúc: Hãy đưa ra lời hứa hẹn giữa hai bên, chào hỏi thân mật.
Nói nhiều về bạn, nhưng quan tâm nhiều hơn tới khách hàng
Thay vì chọn chủ ngữ là “công ty chúng tôi” tại sao bạn lại không dùng “tôi” xưng “bạn” để nói chuyện với khách hàng nhỉ. Điều này sẽ giúp xóa đi khoảng cách giữa người bán và người mua, thay vào đó là cuộc trò chuyện của hai người bạn.
Ví dụ:
Hãy bắt đầu bằng cách chỉ ra vấn đề đang khiến “người bạn ấy” đau đầu cũng như hệ quả không tốt phát sinh sau đó.
Tiếp đó, hãy giới thiệu bạn là ai, bạn đại diện cho công ty nào và công ty có thể làm gì để xóa đi ưu phiền ấy.
Giải thích tại sao khách hàng nên chọn bạn thay vì các cửa hàng khác.
Có vẻ như bạn đang tốn khá nhiều thời gian vào việc tìm kiếm cửa hàng bán quần áo uy tín để mua sắm cho mùa đông lạnh này.
Hình như bạn cũng quá bận rộn để tới tận nơi chọn lựa. Trời càng lúc càng lạnh hơn như thế này, chắc hẳn khiến bạn thêm phần đau đầu.
Tôi muốn giới thiệu với bạn cửa hàng Chăn Con Công chuyên bán quần áo 2nd hand đẹp giá hạt dẻ mà tôi đại diện. Các sản phẩm mới được cập nhật liên tục. Bạn có thể chọn những mẫu mã phù hợp nhất và được giao hàng tận nơi.
Bạn có thể tới địa chỉ Ba Đình, Hà Nội để mua hoặc đặt hàng trực tiếp trên website. Chúng tôi đang có chương trình giảm giá 50% trước Tết nguyên đán dành cho khách hàng ấn núi THEO DÕI.
Đừng bao giờ quên nguyên tắc 80% chữ – 20% hình
Tất nhiên là hình ảnh đẹp sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng rồi, đặc biệt là khi các sản phẩm của bạn phục vụ nhu cầu cao như quần áo, giầy dép.
Tuy nhiên, bạn đừng nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh, bởi:
Người đọc sẽ cảm thấy rối mắt, không hiểu được mục đích gửi email marketing của bạn là gì . Ví dụ:
Nội dung bạn cần truyền tải tới khách hàng không có đủ chỗ để hiển thị, hoặc quá bé để nhìn thấy. Điều này sẽ khiến lá thư của bạn nhìn rất xấu. Quan trọng hơn, email thường có chức năng chặn hiển thị hình ảnh nếu mở bằng điện thoại. Nếu email của bạn có quá nhiều ảnh mà bị chặn thì ấn tượng của người đọc sẽ rất tệ.
Nếu để giới thiệu sản phẩm mới chỉ nên có khoảng 3 hình ảnh cùng kích cỡ, xếp thành một hàng.
Nếu để giảm giá, chỉ nên có 1 hình to màu đỏ với chữ GIẢM GIÁ để tạo thu hút.
Viết dài viết dai thành viết dại, hãy viết đủ để mang lại hiệu quả cao
Có thể bạn nghĩ khách hàng sẽ tiếp cận được nhiều loại sản phẩm nhưng thực ra sẽ khiến họ loạn hết lên.
Việc nhớ và ấn tượng bởi sản phẩm sẽ bị xóa nhòa thay vào đó là “mớ” thông tin không cần thiết.
Đừng quên nút Call-To-Action
Hãy tạo 1 hoặc 2 nút (xem cách Call to Actiontạo Call to Action hiệu quả) để khuyến khích khách hàng theo dõi trang web, đặt mua hàng, hay mong muốn nhận thư thông báo hàng tuần hàng tháng.
Nút bấm này có thể được coi là mục tiêu bạn hướng tới khi gửi sales letter cho khách hàng, vì vậy đừng bỏ lỡ.
Tương tự, nút THEO DÕI và BỎ THEO DÕI cũng nên được đính kèm vào sales letter để:
Cách Viết Email Chào Hàng
1. EMAIL CHÀO HÀNG LÀ GÌ?
Email chào hàng (Offer letter) là một email bày tỏ ý định bán hàng và muốn được hợp tác của mình đối với khách hàng.
Sau khi tìm được khách hàng tiềm năng và có được email liên hệ của họ, chúng ta sẽ tiến hành viết email chào hàng để giới thiệu với họ về công ty cũng như các mặt hàng của công ty, cùng với mong muốn được hợp tắc với họ.
Nếu như thư chào hàng không thu hút, không ấn tượng ngay từ tựa đề Email lẫn nội dụng thì họ có thể sẽ không mở email, không trả lời email đó hoặc thậm chí có thể đánh Spam. Như vậy thì nỗ lực tìm kiếm khách hàng của chúng ta coi như vô ích rồi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết cách viết email chào hàng để có thể “ghi điểm” ngay lần đầu với khách hàng.
2. CÁCH VIẾT EMAIL CHÀO HÀNG?
2.1 Đối với chào hàng thụ động (trước đó đã nhận được thư hỏi hàng của người mua)
+ Phần mở đầu (Opening): cảm ơn khách hàng đã gửi thư hỏi hàng đến công ty mình.
VD: We thank you for your inquiry of 27 th Nov asking for leather handbags and we are happy to make you an offer on the following terms and conditions:
+ Phần nội dung chính của email: trả lời những câu hỏi của người mua. Gửi cho họ Catalog, hàng mẫu (samples), bảng giá (quotation), thời hạn giao hàng (delivery time), phương thức thanh toán (method of payment), điều kiện giảm giá (discount).
+ Phần kết: Ngỏ ý mong đợi sự trả lời của khách hàng và hứa hẹn.
Phần thư chào hàng thụ động bạn có thể tham khảo nhiều cách trả lời hơn ở bài viết Cách Trả Lời Thư Hỏi Hàng Và Làm Báo Giá, bài viết này Hanexim sẽ tập trung hơn vào phần thư chào hàng chủ động.
2.2 Đối với chào hàng chủ động (chủ động chào hàng khi chưa nhận được thư hỏi hàng
Chào hàng chủ động là sau khi đã tìm kiếm được thông tin của khách hàng (email, website, các mặt hàng mà khách đang kinh doanh…), chúng ta chủ động viết email cho khách để ngỏ ý muốn bán hàng và hợp tác với khách hàng.
– Tiêu đề Email: Là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định khách có mở Email hay không.
+ Đề cập đến ích lợi của hàng hóa hoặc đưa ra đề xuất, mục đích của email ngay ở tiêu đề.
VD: FINDING AN IMPORTER OF TEXTILE PRODUCTS.
+ Một tiêu đề email chỉ nên chứa không quá 17 từ
– Nội dung Email: viết ngắn gọn, súc tích, không dài dòng, đi thẳng vào vấn đề chính. Vì khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để đọc một email dài dòng mà không đề cập được gì. Phần nội dung cần bao gồm:
+ Giới thiệu về bản thân, chức vụ tại công ty (Sales Executive) và sơ lược về công ty (công ty kinh doanh mặt hàng gì, thị trường chính,…)
VD: I am Anna Tran, sales executives of Hanexim company. We are an exporter specializing in textile products.
+ Bạn biết thông tin khách hàng qua đâu? Đã tìm hiểu gì về công ty hay các sản phẩm của khách hàng (nên dành 1 câu để khen sản phẩm của khách)
VD: I have searched for information of some textile importers and luckily, I got your information. I visited your website and found that you have so many wonderful products and I think our products may be suitable for your business.
+ Sau đó giới thiệu sản phẩm mà bạn muốn chào hàng cho khách. Có thể ghi thông tin chi tiết của sản phẩm trên email hoặc bạn gửi kèm catalogue với thông tin sản phẩm cho khách hàng tham khảo.
+ Cuối email bày tỏ mong muốn được có cơ hội trở thành đối tác với họ và mong nhận được phản hồi sớm.
Mrs Đoàn Thúy – CEO HANEXIM
CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)
Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics
Mobile: 0906246584 0986538963
Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội
Website: https://hanexim.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau
Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau
Cách Viết Email Báo Giá Cho Khách Hàng Hiệu Quả Cao
1. Email báo giá bao gồm những phần nào?
Một Email báo giá cơ bản bao gồm các phần sau:
Giới thiệu về thương hiệu.
Nêu rõ sản phẩm/dịch vụ hoặc báo giá theo yêu cầu.
Cung cấp một số ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ với nhu cầu của khách hàng.
Kết thúc bằng lời cảm ơn và chữ ký.
2. Làm rõ yêu cầu của khách hàng
Viết một email báo giá để đáp ứng yêu cầu từ khách hàng cũng cần phải được chú ý và trau chuốt. Có một sự thật bất thành văn, đó là khách hàng sẽ nhận báo giá từ rất nhiều đơn vị cung cấp khác nhau để so sánh. Sau khi đã xem xét nhiều yếu tố: giá cả, uy tín, chất lượng,… mới quyết định mua hàng.
Chính vì vậy, nếu Email báo giá của bạn chỉ có vài ba con số và một vài thông tin giống như bao doanh nghiệp khác, email của bạn chắc chắn sẽ gặp bất lợi.
Trước khi viết email báo giá cho bất kỳ khách hàng nào, hãy nghiên cứu kỹ yêu cầu báo giá và liên hệ với khách hàng để làm rõ yêu cầu của họ. Dành thời gian để phác thảo tất cả các yêu cầu của khách hàng và xác định sản phẩm/giải pháp của bạn đáp ứng nhu cầu nào của họ.
Sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải khi phản hồi một yêu cầu đề xuất là đưa ra một báo giá không phù hợp với mục đích của khách hàng. Chỉ gửi cho khách hàng bảng giá không bao giờ là đủ. Bảng giá hoàn chỉnh của bạn phải bao gồm: Thông tin công ty, bảng giá, thành tựu,….Có như vậy, bạn mới thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình.
3. Đảm bảo tất cả các yêu cầu đều được đáp ứng
Chú ý đến các điều kiện và mong muốn về dịch vụ được đề cập trong yêu cầu báo giá của khách hàng. Những yêu cầu đó có thể ảnh hưởng đến giá sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ví dụ về một số tùy chọn và yêu cầu cần chú ý:
3.1. Vấn đề về thời gian: Thời gian khách hàng gửi yêu cầu báo giá là khi nào? Khách hàng muốn ký hợp đồng trong khoảng thời gian bao lâu?… Tất cả những yếu tố về thời gian cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu bạn nhận thấy đây là một khách hàng tiềm năng, có thể giảm giá, thêm ưu đãi cho dù là thời gian ngắn hạn để tăng thiện cảm trong mắt khách hàng.
3.2. Mục đích của khách hàng: Hãy cố gắng thu thập nhiều thông tin nhất có thể của khách hàng, như: Mục tiêu, hình hình hiện tại, kỳ vọng sau khi sử dụng,… để có cái nhìn tổng quan nhất. Từ đó, xây dựng một gói dịch vụ dành riêng cho họ.
Bạn có làm việc vào cuối tuần và ngày lễ không? Bạn có tính thêm phí cho việc giao hàng / công việc vào cuối tuần và ngày lễ không?
3.3. Tính năng bổ sung: Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể tùy chỉnh hoặc có thể thêm các tính năng hữu ích cho khách hàng, hãy chia các mức giá khác nhau cho từng tính năng của mình
4. Cá nhân hóa nội dung email phù hợp với mỗi khách hàng
Đừng bao giờ sao chép nội dung cũ để gửi cho khách hàng. Cách viết email báo giá cho khách hàng hiệu quả nhất đó là cá nhân hóa nội dung một cách cụ thể nhất. Qua Email này, hãy chứng minh kiến thức chuyên môn của mình để xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng.
Tìm ra những giải pháp để có thể giúp khách hàng đạt được các mục tiêu đã nêu trong yêu cầu báo giá của họ. Nếu được, bạn có thể đề xuất thêm các giải pháp mới, những giải pháp mang tính đột phá giúp khách hàng giải quyết vấn đề nhanh hơn.
Bằng cách thực hiện phương pháp tư vấn này và sự hiểu biết của bạn về ngành hàng kinh doanh của khách hàng, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Như vậy, khả năng doanh nghiệp của bạn được chọn sẽ cao hơn rất nhiều.
Hãy chuyên nghiệp và chủ động khi viết email báo giá cho khách hàng. Cách viết email báo giá cho khách hàng theo sự hiểu biết và nhu cầu của khách hàng sẽ khiến bạn trở nên khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Cho dù giá sản phẩm/dịch vụ của bạn có cao hơn đi chăng nữa, khách hàng vẫn lựa chọn bạn bởi họ tìm kiếm sự chất lượng và giá trị nhận về chứ không chỉ là giá cả.
Cách Viết Email Xin Việc Hiệu Quả
Hướng dẫn cách viết email xin việc thể hiện sự chuyên nghiệp ▶ Hiệu quả, thuyết phục nhà tuyển dụng ▶ Thuộc dự án 1001 Mẫu CV Xin Việc ViecLamVui.
Lợi ích của việc gửi và nhận hồ sơ xin việc qua email
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, với sự bùng nổ của mạng Internet, việc gửi và nhận hồ sơ ứng tuyển qua email cũng được nhiều nhà tuyển dụng và ứng viên lựa chọn.
Đối với nhà tuyển dụng
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạng Internet cũng như các công cụ mạng xã hội đã giúp con người tiết kiệm tối đa thời gian cũng như công sức. Đối với các nhà tuyển dụng cũng vậy, việc nhận hồ sơ ứng tuyển của ứng viên qua email sẽ giúp họ tránh khỏi việc nhận và xem xét một khối lượng lớn hồ sơ xin việc bằng giấy được gửi đến từ ứng viên mà đôi khi cũng khiến họ thấy ngán ngẩm khi đọc chúng với những nội dung na ná giống nhau.
Nhà tuyển dụng cũng dễ dàng tìm kiếm hồ sơ ứng viên trên email với những từ khoá về ứng viên mà nhà tuyển dụng ghi nhớ. Hoặc nhà tuyển dụng có thể tạo ra một thư mục riêng để lưu lại những hồ sơ ứng viên tiềm năng và nổi bật để xem lại một cách nhanh chóng và thuận tiện khi cần.
Đối với ứng viên
Nộp hồ sơ ứng tuyển qua email có lợi thế rất lớn về sự tiện lợi, nhanh gọn, dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Email hồ sơ xin việc của bạn sẽ nhanh chóng và tức thì gửi đến nhà tuyển dụng.
Có thể thoải mái sáng tạo với những mẫu CV được thiết kế đẹp mắt, thể hiện cá tính riêng, dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn so với khuôn mẫu cứng nhắc của những CV mẫu chung in sẵn.
Viết email xin việc – Các lỗi quan trọng cần tránh
Khi quyết định viết email xin việc, bạn cần nhớ là email xin việc của bạn sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trúng tuyển của bạn. Thông qua nội dung mà bạn trình bày trong email, nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá và quyết định có liên hệ với bạn mời tham gia phỏng vấn hay không. Vì vậy, ViecLamVui lưu ý bạn về một số lỗi cần tránh khi viết email xin việc sau đây
Địa chỉ email thiếu nghiêm túc
Bạn hãy hình dung việc nhà tuyển dụng nhận email xin việc từ một địa chỉ email mang tính cách bông đùa, trẻ trâu hay phá cách như honemlancuoi@, cuncon_123, girlcute@… nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận và đánh giá như thế nào về bạn? Tất nhiên họ sẽ có một cái nhìn không mấy thiện cảm và đánh giá bạn không chuyên nghiệp, thiếu nghiêm túc trong việc ứng tuyển, Thậm chí email của bạn còn có thể bị xem là email rác và hồ sơ của bạn chắc chắn bị loại ngay lập tức mà không cần xem đến nội dung.
Thiếu chữ ký email
Cũng như địa chỉ email, chữ ký email cũng là thông tin thể hiện bản thân của bạn. Bạn cũng không cần quá cầu kỳ trong việc thiết kế những chữ ký email rườm rà nhưng cũng không nên là chữ ký thiếu sự nghiêm túc. Bạn nên thể hiện các thông tin cá nhân của bạn như: họ tên, email, số điện thoại, địa chỉ mạng xã hội… để nhà tuyển dụng cũng thuận tiện trong việc liên hệ với bạn hơn.
Sai sót về tiêu đề email
Đối với tiêu đề email bạn cũng cần lưu ý là không nên bỏ trống, hay viết tiêu đề không nghiêm túc hoặc tiêu đề quá ngắn gọn không thể hiện được mục tiêu của bạn. Bạn cũng cần tránh viết hoa cả tiêu đề email vì như vậy sẽ gây ra một cảm giác rất ức chế cho người đọc.
Cách đặt tiêu đề email tốt nhất để nhà tuyển dụng nhận ra bạn là: [Vị trí ứng tuyển] + [Tên của bạn]. Ví dụ: Ứng tuyển vị trí kế toán tổng hợp tại công ty MuaBanNhanh – Nguyễn Văn A.
Để trống nội dung email
Đừng nên gửi một email xin việc chỉ có file đính kèm mà không có nội dung. Điều này thể hiện bạn không chuyên nghiệp và thiếu sự tôn trọng với người nhận. Bạn có thể viết một nội dung ngắn gọn với lời chào, giới thiệu về bản thân cũng như nói về vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển.
Lỗi chính tả trong email
Đây là lỗi rất quan trọng mà bạn cần lưu ý tránh mắc phải. Một email với các lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ là một điểm trừ của bạn trong mắt nhà tuyển dụng vì họ sẽ đánh giá bạn là người cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, trước khi ấn nút gửi email, bạn cần đọc lại nội dung email một lần nữa để kiểm tra và sửa các lỗi chính tả nếu có.
Hướng dẫn cách viết email xin việc hiệu quả
Tuy viết email xin việc được xem là đơn giản và tiện lợi nhưng để phát huy được hiệu quả của email xin việc khi gửi đến nhà tuyển dụng, bạn cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị một nội dung email hoàn chỉnh. ViecLamVui xin gửi đến bạn một số thông tin tư vấn về cách viết email xin việc để bạn tham khảo.
Trước khi viết email
Chuẩn bị file đính kèm: Với mục đích viết email để ứng tuyển vị trí công việc mà bạn mong muốn, việc đầu tiên bạn cần chuẩn bị là hoàn tất CV, đơn xin việc của mình và những file thể hiện năng lực bản thân mà bạn dự định gửi đính kèm trong email. Bạn nên lưu file CV và đơn xin việc với định dạng .pdf và đặt tên file thể hiện được nội dung của file cùng với tên của bạn. Đây là cách giúp nhà tuyển dụng nhận diện được bạn trong vô vàn email xin việc được gửi đến.
Viết nội dung email
Về nội dung email, bạn cũng không cần viết quá dài dòng, văn chương mà chỉ cần thể hiện được nội dung trọng tâm của email bạn muốn gửi với cách sử dụng ngôn từ lịch sự, trang trọng. Bạn có thể chuẩn bị nội dung email theo thứ tự gợi ý sau
Đính kèm file
Đính kèm file CV, đơn xin việc và tất cả các file mà bạn muốn gửi vào nội dung email. Các file cần được đặt tên thể hiện nội dung và lưu với định dạng phù hợp.
Viết địa chỉ email người nhận và tiêu đề email
Viết nội dung email
Cách trình bày: Sử dụng font chữ bình thường và căn lề trái như cách viết một email thông thường và cũng không cần in đậm hay tô màu thông tin nào trong nội dung để email của bạn nhìn cân đối và dễ đọc.
Nội dung: Vì trong email đã đính kèm CV và đơn xin việc của bạn nên bạn cũng không cần trình bày nội dung quá dài dòng hay rườm rà nhưng cũng không được viết qua loa cho có hay để trống phần này. Các thông tin cần có trong nội dung email là: Lời chào trang trọng, giới thiệu nhanh về bạn (tên, chuyên môn), nói về việc bạn gửi email này để ứng tuyển vị trí gì, tóm tắt ngắn gọn một vài kỹ năng phù hợp của bạn và kết thúc là câu thông báo về các file CV, đơn xin việc bạn gửi đính kèm trong email.
Kiểm tra lại và gửi email
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Email Chào Hàng Hiệu Quả, Thân Thiện trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!