Bạn đang xem bài viết Cách Viết Hóa Đơn Chiết Khấu Thương Mại được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Chiết khấu thương mại là gì.
Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
2. Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại.
Tại Khoản 2.5, Phụ lục 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài, quy định:
“2.5. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
► Như vậy: Theo quy định trên thì chiết khấu thương mại có 3 trường hợp xảy ra:
a) Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại áp dụng theo từng lần mua:
Với trường hợp này thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu, thuế GTGT và tổng giá thanh toán tương ứng với giá bán đã chiết khấu.
Ví dụ 1 (Chiết khấu thương mại áp dụng theo từng lần mua):
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam, bán điều hòa cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội. Giá bán 01 bộ điều hòa Daikin là 10.000.000 đ chưa có thuế GTGT 10%, công ty Kế Toán Hà Nội mua 5 bộ điều hòa và được hưởng chiết khấu thương mại là 15% trên giá bán chưa thuế.
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam, viết hóa đơn cho công ty Kế Toán Hà Nội với giá bán đã chiết khấu chưa thuế GTGT 10% là: 10.000.000 đ – (10.000.000 đ x15%) = 8.500.000 đ
b) Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số:
Với trường hợp này, các lần mua hàng trước kế toán viết hóa đơn theo giá niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu). S ố tiền chiết khấu được điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua hàng cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Lưu ý: Nếu hóa đơn cuối cùng có giá trị nhỏ hơn giá trị chiết khấu thì kế toán viết chiết khấu cho hóa đơn mua hàng kỳ sau hoặc viết hóa đơn riêng về khoản chiết khấu còn lại.
Ví dụ 2 (Chiết khấu thương mại theo số lượng, doanh số):
Ngày 2/5/2017, Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam ký hợp đồng số 01/HĐKT/KTHN bán điều hòa Daikin cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội với giá bán là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10% và nếu công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua với số lượng 10 bộ điều hòa Daikin thì được hưởng chiết khấu thương mại là 20% trên giá bán chưa thuế.
– Ngày 2/5/17: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 2 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10% (vì chưa đủ số lượng).
– Ngày 12/5/17: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 5 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10% (vì chưa đủ số lượng).
– Ngày 18/5/17: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 3 bộ.
Ngày 18/5/17 công ty TNHH Kế Toán Hà Nội đã mua đủ 10 bộ, công ty sẽ được chiết khấu 20% trên giá bán chưa thuế của 1 bộ điều hòa là:
10.000.000 đ/bộ x 20% = 2.000.000 đ/bộ
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội như sau:
Với trường hợp này khi bán hàng kế toán viết hóa đơn theo giá bán niêm yết (giá chưa trừ chiết khấu), khi kết thúc chương chiết khấu hàng bán, kế toán lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh đối với những khách hàng đạt điều kiện được hưởng chiết khấu.
Ví dụ 3 (Chiết khấu thương mại theo chương trình):
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam có chương trình chiết khấu từ ngày 1/06/2017 đến 30/06/2017: Mua 20 bộ điều hòa Daikin trị giá 10.000.000 đ/bộ (giá chưa có thuế GTGT 10%), được hưởng chiết khấu thương mại 20% trên giá bán chưa thuế GTGT (2.000.000 đ/bộ chưa thuế GTGT). Nếu kết thúc chương trình, tức là hết ngày 30/06/2017 khách hàng nào đạt được chỉ tiêu sẽ được hưởng chiết khấu thương mại.
– Ngày 2/6/17: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 8 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn Mẫu số: 01GTKT3/001, Ký hiệu: MB/17P, số: 0000050 cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10%.
– Ngày 5/6/17: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 8 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn Mẫu số: 01GTKT3/001, Ký hiệu: MB/17P, số: 0000055 cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10%.
– Ngày 10/6/17: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 4 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn Mẫu số: 01GTKT3/001, Ký hiệu: MB/17P, số: 0000060 cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10%.
– Sau ngày 30/6/2017, xét thấy công ty TNHH Kế Toán Hà Nội đủ điều kiện được hưởng chiết khấu thương mại, kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam lập bảng kê và viết hóa đơn điều chỉnh như sau:
Bảng kê kèm theo hóa đơn điều chỉnh (các bạn tham khảo) như sau:
Cách Viết Hóa Đơn Gtgt Có Chiết Khấu Thương Mại Năm 2023
Đầu tiên, các bạn cần hiểu thế nào là chiết khấu thương mại để phân biệt với chiết khấu thanh toán:
– Chiết khấu thanh toán là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua khi thanh toán trước thời hạn ( tức là nếu người mua thanh toán sớm thì sẽ được hưởng một khoản tiền chiết khấu theo quy định của công ty bán).
– Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.
Có 3 trường hợp cụ thể như sau:
1. Chiết khấu thương mại theo từng lần mua
– Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Ví dụ: Ngày 20/11/2018 Công ty Thiên Long tổ chức chương trình như sau: Mua máy tính DELL trị giá 10.000.000/1 chiếc (giá chưa có thuế), chiết khấu thương mại ngay 10%.
Công ty B mua 1 máy tính DELL, theo hợp đồng thì được chiết khấu thương mại ngay 10%. (là 1.000.000)
Cách viết hoá đơn chiết khấu thương mại cụ thể như sau:
Cộng tiền hàng: 9.000.000
Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 900.000
Tổng cộng tiền thanh toán 9.900.000
Số tiền viết bằng chữ: Chín triệu chín trăm nghìn đồng.
2. Chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số
– Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Chi tiết 2 tình huống như sau:
Tình huống 1:
VD: Ngày 20/11/2018 Công ty A ký hợp đồng số 001/A với Công ty B: Nếu mua 10 máy tính DELL trị giá 10.000.000/1 chiếc (giá chưa có thuế) sẽ chiết khấu thương mại 5% = (10tr x 10 chiếc) x 5% = 5.000.000
– Ngày 20/11/2018: Công ty B mua 2 chiếc. (Lần này chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hoá đơn với giá 10.000.000 như bình thường)
– Ngày 25/11/2018: Công ty B mua 5 chiếc. (Lần này cũng chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hoá đơn với giá 10.000.000 như bình thường)
– Ngày 30/11/2018: Công ty B mua 3 chiếc (Lần này đã đủ 10 chiếc, như vậy là được chiết khấu thương mại 5%)
Cách viết hoá đơn chiết khấu thương mại lần cuối cùng như sau:
Cộng tiền hàng: 25.000.000
Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 2.500.000
Tổng cộng tiền thanh toán 27.500.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi bảy triệu năm trăm nghìn triệu đồng.
Tình huống 2:
Ví dụ: Ngày 20/11/2018 Công ty A ký hợp đồng số 001/A với Công ty B: Nếu mua 10 máy tính DELL trị giá 10.000.000/1 chiếc (giá chưa có thuế) sẽ chiết khấu thương mại 12% = (10tr x 10 chiếc) x 12% = 12.000.000
– Ngày 20/11/2018: Công ty B mua 4 chiếc. (Lần này chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hoá đơn với giá 10.000.000 như bình thường)
– Ngày 25/11/2018: Công ty B mua 5 chiếc. (Lần này cũng chưa đủ số lượng nên chưa được chiết khấu, vẫn xuất hoá đơn với giá 10.000.000 như bình thường)
– Ngày 30/11/2018: Công ty B mua 1 chiếc (Lần này đã đủ 10 chiếc, như vậy là được chiết khấu thương mại 12%)
3. Kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mãi mới lập hoá đơn
– Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
– Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Ví dụ: Công ty A có chương trình chiết khấu từ ngày 20/12/2018 đến 31/12/2018 Mua 10 sản phẩm X trị giá 10.000.000/1 cái (giá chưa có thuế), chiết khấu thương mại 10% (1.000.000 VND/1 sản phẩm X). Nếu kết thúc chương trình tức là hết ngày 31/12/2018 khách hàng nào đạt được chỉ tiêu sẽ được hưởng chiết khấu TM
– Ngày 20/12/2018: Công ty B mua 7 cái. ( công ty A xuất hoá đơn 0000955 cho công ty B với giá 10.000.000 )
– Ngày 25/12/2018: Công ty B mua 3 Cái ( công ty A xuất hoá đơn 0001001 cho công ty B với giá 10.000.000 )
Cách viết hoá đơn điều chỉnh giảm như sau:
01
Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế của các hoá đơn kèm bảng kê …. do chiết khấu thương mại 10 % theo chương trình chiết khấu từ ngày 20/12/2018 đến 31/12/2018)
chiếc
10
1.000.000
10.000.000
Cộng tiền hàng: 10.000.000
Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 1.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán 11.000.000
http://congminh.com.vn/Cach-viet-hoa-don-GTGT-co-chiet-khau-thuong-mai/
Mời các bạn tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi: Cách hạch toán chiết khấu thương mại
Cách Viết Hóa Đơn Chiết Khấu Thương Mại Mà Bất Cứ Nhà Kinh Doanh Nào Cũng Phải Biết
Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. Khoản chiết khấu thương mại sẽ trừ vào giá trước thuế GTGT.
1. Chiết khấu thương mại là gì?Chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn bán được hàng với khối lượng lớn luôn dùng chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:
Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)
Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).
Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).
2.1. Về hóa đơn chiết khấu
Theo quy định tại Điểm 2.5, Khoản 2, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn GTGT hàng chiết khấu thương mại:
“2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Vậy, dựa vào quy định trên chúng ta chia làm 3 trường hợp viết hóa đơn có chiết khấu thương mại.
Trường hợp 1: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng
Trường hợp 2: Viết hóa đơn chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn
Trường hợp 3: Viết hóa đơn số tiền chiết khấu khi kết thúc chương trình khuyến mại
2.2. Về thuế GTGT
Tại Khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế của hàng bán có chiết khấu thương mại như sau:
“Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Theo quy định trên, hàng hóa có chiết khấu thương mại, thì giá tính thuế là giá đã chiết khấu. Trường hợp chiết khấu sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng (Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng, hoặc sau chương trình khuyến mại) thì bên bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số chiết khấu, doanh thu, thuế cần điều chỉnh. Hai bên sẽ căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để điều chỉnh doanh thu mua, bán và thuế của mình.
Theo những quy định và hướng dẫn trên, chiết khấu hàng bán sau khi xuất hóa đơn điều chỉnh thì bên bán và bên mua đều điều chỉnh giảm doanh thu mua vào bán ra không kê khai khi tính thuế TNDN.
Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng chúng tôi Quản lý chặt chẽ dòng tiền, kế toán chính xác, đơn giản
Kế toán dùng tài khoản 521 (5211) để phản ánh số chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm giá cho khách hàng.
Chỉ hạch toán vào tài khoản này số chiết khấu đã thực hiện trong kỳ, có ghi trên hóa đơn theo đúng chính sách chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã ghi trong hợp đồng kinh tế, hay cam kết của mình.
Nếu chiết khấu theo từng lần mua hàng, thì khoản chiết khấu bên mua được hưởng sẽ ghi giảm vào giá bán khi viết hóa đơn. Số tiền ghi trên hóa đơn là theo đơn giá đã được chiết khấu, không ghi dòng chiết khấu trên hóa đơn, cũng không hạch toán chiết khấu thương mại vào TK 521.
Nếu bên mua sau nhiều lần mua hàng mới được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu này được ghi giảm vào giá bán trên hóa đơn bán hàng lần cuối cùng. Hóa đơn ghi rõ số tiền chiết khấu thương mại mà khách hàng được hưởng và những số hóa đơn được hưởng chiết khấu. Dựa vào hợp đồng kinh tế giữa các bên để xác định lần mua cuối cùng. Số tiền ghi trên hóa đơn là số đã chiết khấu, bên bán căn cứ vào doanh thu và thuế đã chiết khấu để hạch toán, không hạch toánchiết khấu thương mại vào TK 521.
Trường hợp các bên có ký kết hợp đồng đại lý, hoặc thực hiện chiết khấu thương mại theo từng kỳ bán hàng, thì xác định ngày cuối cùng để đối chiếu công nợ và thực hiện tính toán các khoảnchiết khấu thương mại. Ngày cuối cùng để chốt công nợ và tính toán chiết khấu là ngày 31/12 hàng năm. Trường hợp xuất hóa đơn điều chỉnh, mới hạch toán số chiết khấu thương mại vào TK 521.
Chiết khấu thương mại có thể dùng hóa đơn để điều chỉnh doanh thu chiết khấu, nhưng cũng có thể tính toán số tiền chiết khấu và chi bằng tiền, nếu số tiền bán hàng lần cuối không đủ để khấu chiết khấu
3.1. Hạch toán kế toán đối với bên bán hàng có chiết khấu thương mại, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Căn cứ vào hóa đơn bán kế toán hạch toán:
Ghi tăng doanh thu và thuế GTGT đầu ra:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK TK 632
Có TK 156
Căn cứ vào hóa đơn có chiết khấu, số tiền chiết khấu, kế toán ghi:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Cũng như bên bán, nếu chiết khấu của từng lần mua hàng, thì bên mua hạch toán doanh thu mua và thuế đầu vào theo giá đã chiết khấu. Nếu bên mua sau nhiều lần mua hàng mới được hưởng chiết khấu thì hạch toán như sau:
Khi mua hàng
Nợ TK 156: Hàng hóa
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Khi nhận được hóa đơn chiết khấu
Nếu khoản chiết khấu là của hàng còn tồn kho, ghi giảm cho giá vốn hàng tồn kho và thuế GTGT được khấu trừ:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 156: Hàng hóa (phân bổ cho giá vốn hàng tồn kho)
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Nếu khoản chiết khấu là của hàng hóa đã tiêu thụ:
Nợ TK 331: Phải trả nhà cung cấp
Có TK 632: Giá vốn ( phân bổ cho hàng bán trong kỳ)
Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Theo Khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định:
Có 3 trường hợp sau:
4.1. Trường hợp 1: Chiết khấu thương mại theo từng lần mua
Chiết khấu theo từng lần mua thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam, bán điều hòa cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội. Giá bán 01 bộ điều hòa Daikin là 10.000.000 đ chưa có thuế GTGT 10%, công ty Kế Toán Hà Nội mua 5 bộ điều hòa và được hưởng chiết khấu thương mại là 15% trên giá bán chưa thuế.
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam, viết hóa đơn cho công ty Kế Toán Hà Nội với giá bán đã chiết khấu chưa thuế GTGT 10% là:
10.000.000 đ – (10.000.000 đ x15%) = 8.500.000 đ
Cách viết hóa đơn cụ thể như sau:
Chú ý: Trên hóa đơn không được phép ghi (-) âm.
4.2. Trường hợp 2: Chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Ngày 2/12/2019, Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam ký hợp đồng số 01/HĐKT/KTHN bán điều hòa Daikin cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội với giá bán là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10% và nếu công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua với số lượng 10 bộ điều hòa Daikin thì được hưởng chiết khấu thương mại là 20% trên giá bán chưa thuế.
Ngày 2/12/2019: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 2 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10% (vì chưa đủ số lượng).
Ngày 12/12/2019: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 5 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10% (vì chưa đủ số lượng).
Ngày 18/12/2019: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 3 bộ.
Ngày 18/12/2019 công ty TNHH Kế Toán Hà Nội đã mua đủ 10 bộ, công ty sẽ được chiết khấu 20% trên giá bán chưa thuế của 1 bộ điều hòa là:
10.000.000 đ/bộ x 20% = 2.000.000 đ/bộ
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội như sau:
4.3. Trường hợp 3: Kết thúc chương trình (kỳ) khuyến mãi mới lập hoá đơn
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Ví dụ:
Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam có chương trình chiết khấu từ ngày 1/12/2019 đến 31/12/2019: Mua 20 bộ điều hòa Daikin trị giá 10.000.000 đ/bộ (giá chưa có thuế GTGT 10%), được hưởng chiết khấu thương mại 20% trên giá bán chưa thuế GTGT (2.000.000 đ/bộ chưa thuế GTGT). Nếu kết thúc chương trình, tức là hết ngày 31/12/2019 khách hàng nào đạt được chỉ tiêu sẽ được hưởng chiết khấu thương mại.
Ngày 2/12/2019: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 8 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn Mẫu số: 01GTKT3/001, Ký hiệu: MB/17P, số: 0000050 cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10%.
Ngày 5/12/2019: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 8 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn Mẫu số: 01GTKT3/001, Ký hiệu: MB/17P, số: 0000055 cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000 đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10%.
Ngày 10/12/2019: Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội mua 4 bộ.
Kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam viết hóa đơn Mẫu số: 01GTKT3/001, Ký hiệu: MB/17P, số: 0000060 cho công ty TNHH Kế Toán Hà Nội theo giá bán chưa được chiết khấu là 10.000.000đ/bộ, chưa có thuế GTGT 10%.
Sau ngày 31/12/2019, xét thấy công ty TNHH Kế Toán Hà Nội đủ điều kiện được hưởng chiết khấu thương mại, kế toán công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh Việt Nam lập bảng kê và viết hóa đơn điều chỉnh như sau:
Hy vọng rằng bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích cho công việc kinh doanh của bạn.
Hàng Khuyến Mại, Tặng Kèm, Dùng Thử, Hàng Mẫu, Chiết Khấu
Giải đáp tình huống bán hàng có khuyến mại, tặng kèm, dùng thử, hàng mẫu, chiết khấu
Tổng hợp các công văn mới nhất trả lời giải đáp các tình huống khi bán hàng có hàng khuyến mãi, hàng tặng, hàng dùng thử, hàng mẫu, bán hàng có chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán…1. Tặng hàng mẫu dùng thử phải đăng ký khuyến mại Đưa hàng mẫu cho khách hàng dùng thử miễn phí là một trong các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 Theo đó, phải đăng ký hoạt động khuyến mại trước khi thực hiện và thông báo kết quả sau khi kết thúc khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại (khoản 1 Điều 101 Luật Thương mại). Hàng mẫu cho khách hàng dùng thử miễn phí nếu đáp ứng các thủ tục nêu trên sẽ được miễn tính thuế GTGT (khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC
2. Tặng xe cũ cho nhân viên vẫn phải khấu trừ thuế TNCN
Trường hợp Công ty có tặng xe đã qua sử dụng cho nhân viên thì khoản thu nhập từ quà tặng này phải chịu thuế TNCN theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC Giá trị xe đạp điện mua ngoài dùng để biếu tặng nhân viên là giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này
6. Nhận hàng khuyến mại có phải nộp thuế TNCN không?
7. Hỗ trợ phí vận chuyển cho đại lý phải xuất hóa đơn
10. Hàng biếu tặng: chỉ tính thuế GTGT, miễn tính thuế TNDN
11. Thanh lý hàng tồn kho phải đăng ký chương trình khuyến mại
12. Giảm giá hàng sắp hết hạn sử dụng phải đăng ký với Sở Công thương
13. Tặng quà cho khách hàng, trường hợp nào được lập hóa đơn tổng?
Theo hướng dẫn tại Công văn số 1284/TCT-DNL ngày 5/4/2017, trường hợp Công ty có mua quà tặng cho khách hàng tham dự hội nghị, nếu việc tổ chức hội nghị có chương trình, kế hoạch và danh sách khách mời cụ thể thì khi kết thúc hội nghị được phép lập chung 01 hóa đơn cho toàn bộ giá trị quà tặng và khai nộp thuế GTGT.
15. Chiết khấu thanh toán cho cá nhân kinh doanh phải khấu trừ 1% thuế TNCN
Các khoản chi này nếu có đầy đủ chứng từ hợp pháp thì được hạch toán vào chi phí hợp lý.
16. Chiết khấu thanh toán cho người tiêu dùng được miễn khấu trừ thuế TNCN
Theo Công văn số 1163/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục Thuế: Đối với khoản chi “chiết khấu thương mại” cho đại lý thuộc diện được miễn tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại Công văn số 4447/TCT-TNCN ngày 27/10/2015 nên không phải khấu trừ
18. Hàng mẫu trưng bày ngay tại Công ty không phải lập hóa đơn
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Hóa Đơn Chiết Khấu Thương Mại trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!