Bạn đang xem bài viết Cách Viết Hóa Đơn Điều Chỉnh Chi Tiết Cho Mọi Trường Hợp được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn cách viết hóa đơn điều chỉnh chi tiết cho từng trường hợp. Bài viết sẽ tập trung đi sâu các vấn đề như cách viết hóa đơn GTGT điều chỉnh về MST, tên hàng hóa, ngày,điều chỉnh tăng, giảm tiền thuế, thuế suất, điều chỉnh chiết khấu thương mại theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Cách viết hóa đơn GTGT điều chỉnh
#1. Tổng qua về hóa đơn điều chỉnh
#1.1. Hóa đơn điều chỉnh là gì?
Lập hóa đơn điều chỉnh giảm (tăng) là việc mà bên bán và bên mua cần phải tiến hành khi phát hiện sai sót đối với những hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế. Điều này đã được quy định rất rõ tại Thông tư 39 năm 2014 do Bộ Tài Chính ban hành.
#1.2. Căn cứ pháp lý
Theo Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập, Thông tư 39/2014/TT-BTC ban hành ngày 31/03/2014 có hướng dẫn:
“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn ĐC không được ghi số âm (-).” Vậy những trường hợp nào cần lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định hiện nay?
#1.3. Những trường hợp cần lập hóa đơn điều chỉnh và cách xử lý?
a. Hóa đơn đã lập bị sai MST và đã kê khai thuế
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
Xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót;
Kê khai hóa đơn trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế để trống.
b. Hóa đơn đã lập bị sai số lượng làm cho số tiền bị sai và hóa đơn này đã kê khai thuế
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
Xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót;
Kê khai hóa đơn trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế ghi số điều chỉnh (nếu có).
c. Hóa đơn đã lập bị sai đơn giá làm cho số tiền bị sai và hóa đơn này đã kê khai thuế
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
Xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót;
Kê khai hóa đơn trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế ghi số điều chỉnh (nếu có).
d. Hóa đơn đã lập bị sai thành tiền và hóa đơn này đã kê khai thuế
Lập biên bản nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
Xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót;
Kê khai Hóa đơn trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế ghi số điều chỉnh (nếu có).
e. Hóa đơn sai tên công ty, địa chỉ (các nội dung khác đúng)
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
KHÔNG phải xuất hóa đơn cho hóa đơn sai sót;
Kê khai Hóa đơn trên bảng kê bán ra, cột doanh thu, thuế ghi số điều chỉnh (nếu có).
f. Các trường hợp sai sót khác không ảnh hưởng đến số tiền
Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn nêu rõ nội dung điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai;
Xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót;
Không phải kê khai trên bảng kê thuế đầu ra và đầu vào (do không ảnh hưởng đến số tiền thuế, doanh thu và giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào…).
#2. Hướng dẫn cách viết hóa đơn điều chỉnh chi tiết cho từng trường hợp
Để các bạn dễ hình dung, Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL xin lấy ví dụ cụ thể về cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng, giảm như sau:
#2.1. Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền
Các trường hợp sai sót không ảnh hưởng đến số tiền gồm một số trường hợp sai sót sau:
Mã số thuế công ty bên mua;
Tên hàng hóa;
Ngày tháng năm, số tiền bằng chữ …
Tên dịch vụ,….
…
Ví dụ 1: Ngày 5/6/2018 phát hiện hoá đơn số 0000568, ký hiệu AB/18P, ngày 10/04/2018. ( Sai mã số thuế, Hoá đơn này 2 bên đã kê khai vào tháng 4/2018).
Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn GTGT viết sai
Bước 2: Lập hoá đơn để điều chỉnh: Số 0000803, ký hiệu AB/18P, ngày 5/6/2018 (Lập vào ngày hiện tại), cụ thể như sau:
Do trên phần mềm HTKK không có phụ lục nên các bạn không thể kê khai được,
Các bạn hãy lưu Hóa đơn + Biên bản điều chỉnh cùng với Hóa đơn sai, để sau còn giải trình
Ví dụ 2: Ngày 02/05/2018 phát hiện hoá đơn số 0000568, ký hiệu AB/18P, ngày 19/03/2018. (Sai số tiền bằng chữ, đúng là: Năm trăm nghìn đồng chẵn, nhưng hóa đơn viết sai là: Năm trăm năm mươi nghìn đồng chẵn, Hoá đơn này 2 bên đã kê khai vào tháng 3/2018).
Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
Bước 2: Xuất hóa đơn để điều chỉnh: Số 0000895, ký hiệu AB/18P, ngày 02/05/2018 (Lập vào ngày hiện tại), cụ thể như sau:
Cách kê khai: Lưu lại để sau còn giải trình như Ví dụ 1 bên trên.
Lưu ý:
Những hoá đơn điều chỉnh mà không ảnh hưởng đến số tiền, tiền thuế
Thì các bạn chỉ cần kẹp cùng với hoá đơn cũ + Biên bản điều chỉnh để sau này giải trình.
#2.2. Sai sót ảnh hưởng đến số tiền
Các trường hợp sai sót có ảnh hưởng đến số tiền gồm một số trường hợp sai sót sau:
Ví dụ 3: Ngày 11/09/2018 Hãng Kiểm toán ES-GLOCAL bán 10 máy tính xách tay VAIO cho Công ty XYZ. Và đã xuất hóa đơn số 0006789, ký hiệu ES/18P, ngày 11/09/2018. Đơn giá chưa thuế GTGT là 10.000.00 vnđ/ chiếc.
– Và 2 bên đã kê khai hóa đơn đó vào tháng 9/2018.
– Nhưng đến ngày 02/11/2018: Công ty XYZ phát hiện hóa đơn đó bị sai đơn giá (Đúng là 9.000.000, nhưng hóa đơn viết sai là 10.000.000). Công ty TNHH Es-Glocal phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá cho 10 máy tính trên với giá 1.000.000/chiếc.
a. Cách xử lý
Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
Bước 2: Lập hóa đơn: Số 0006890, ký hiệu ES/18P, ngày 02/11/2018 (lập vào ngày hiện tại) cụ thể như sau:
Chú ý: Trên phần mềm HTKK hiện tại đã bỏ các phụ lục 01-1/GTGT và 01-2/GTGT
Nên các bạn xử lý như sau, có 02 trường hợp xảy ra:
a1) Nếu trong kỳ chỉ có phát sinh 1 Hóa đơn đc giảm đó (tức là không phát sinh các hoá đơn bán ra, mua vào khác):
– Công ty TNHH ES-GLOCAL (Bên bán): Kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm số 0006890, ký hiệu ES/18P, ngày 02/11/2018 như sau: Kê khai ÂM vào Chỉ tiêu 32 và 33 trên Tờ khai 01/GTGT của tháng 11/2018.
– Công ty XYZ (Bên mua): Kê khai ÂM vào chỉ tiêu 23, 24, 25 trên Tờ khai 01/GTGT của tháng 11/2018.
a2) Nếu trong kỳ có phát sinh nhiều hóa đơn khác (Tức là trong kỳ đó còn phát sinh các hoá đơn bán ra, mua vào khác):
Ví dụ: Bên bán trong tháng 11/2018 có phát sinh nhiều hóa đơn bán ra và đầu vào
Chỉ tiêu 32 là: 40.000.000 – 10.000.000 = 30.000.000
Chỉ tiêu 33 là: 4.000.000 – 1.000.000 = 3.000.000
– Bên mua cũng phải trừ đi tương tụ bên bán.
Lưu ý: Hóa đơn điều chỉnh giảm thì KHÔNG được viết âm. Nhưng khi kê khai phải kê khai âm hoặc trừ số tiền đó.
Ví dụ 4: Ngày 24/11/2018 phát hiện hóa đơn số 0006789, ký hiệu ES/18P, ngày 11/10/2018 bị sai thuế suất thuế GTGT (Đúng là 10%, nhưng hóa đơn viết sai là 0%, bên bán đã kê khai vào tháng 10/2018).
Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
Bước 2: Xuất hóa đơn điều chỉnh tăng: Số 0006890, ký hiệu ES/18P, ngày 24/11/2018 (lập vào ngày hiện tại) cụ thể như sau:
Cách kê khai: Kê khai hóa đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại tháng 11/2018:
Do phần mềm HTKK đã bỏ các phụ lục 01-1 và 01-2
Nên các bạn chỉ cần kê khai trực tiếp trên tờ khai 01/GTGT tháng 11/2018:
– Bên bán: Kê khai vào Chỉ tiêu 33 của Tờ khai 01/GTGT.
– Bên mua: Kê khai vào Chỉ tiêu 24 và 25 của Tờ khai 01/GTGT.
#2.3. Cách viết hóa đơn điều chỉnh chiết khấu thương mại
– Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
– Trường hợp này các bạn cũng lập hoá đơn điều chỉnh GIẢM như trên, cụ thể như sau:
– Hai bên kê khai hoá đơn điều chỉnh trên vào kỳ hiện tại.
(Kê khai như Ví dụ 3 bên trên)
#3. Một số câu hỏi thường gặp
Hỏi: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn khi nào?
Hỏi: Biên bản điều chỉnh hóa đơn ai ký?
Trả lời: Người đại diện 2 bên (Thường là người đại diện pháp luật) ký, ghi rõ họ tên + Đóng dấu. Nội dung trên biên bản điều chỉnh phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày tháng, ký hiệu.
Hỏi: Hóa đơn điều chỉnhlà gì?
Trả lời: Lập hóa đơn để điều chỉnh giảm (tăng) là việc mà bên bán và bên mua cần phải tiến hành khi phát hiện sai sót đối với những hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế.
Hỏi: Điều chỉnh hóa đơn là gì?
Trả lời: Là việc hóa đơn ban đầu của doanh nghiệp đã lập đang bị sai sót, để xác định đưa hóa đơn đó với đúng với bản chất nghiệp vụ thì cần điều chỉnh hóa đơn bằng hóa đơn điều chỉnh, biên bản điều chỉnh hóa đơn, kê khai thuế, …
Cách Viết Hóa Đơn Điều Chỉnh Tăng Giảm
Cách viết hóa đơn điều chỉnh tăng giảm giá bán, số lượng, thuế suất, thành tiền …Hóa đơn điều chỉnh tăng giảm được dùng khi kế toán viết sai hóa đơn làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay tiền thuế được khấu trừ, mà hai bên đã kê khai thuế. Các sai sót có xảy ra như: sai số lượng hàng hoá, đơn giá, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng.
Theo điều 20, thông tư 39/2014/TT-BTC thì Cách viết hóa đơn điều chỉnh như sau: ” Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… ” Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). Trình tự thực hiện như sau: – lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá của máy tính theo mẫu sau:
Ký hiệu: AA/13P
Liên 1: Lưu Số: 0001235
Ngày …. tháng …. năm 20…
Đơn vị bán hàng: …………………………………………………………………………………… Mã số thuế:……………………………………………………………………………………………. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………. Số tài khoản ………………………………
Họ tên người mua hàng: …………………………………………………………………………. Tên đơn vị: …………………………………………………………………………………………… Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………… Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………..
Hình thức thanh toán:…… CK …………… Số tài khoản………………………
Thuế suất GTGT: 10 %, Tiền thuế GTGT:
Tổng cộng tiền thanh toán:…………………………………………………………………………..
Số tiền viết bằng chữ: ……………………………………………………………………………………
Cách Viết Đơn Xin Nghỉ Phép Thuyết Phục Ở Mọi Trường Hợp
Những trường hợp nghỉ phép
Theo quy định nhà nước, người lao động khi làm đủ một năm thì được nghỉ 12 ngày nghỉ phép. Nếu người lao động làm việc chưa đủ một năm thì được hưởng số ngày phép tương ứng với số tháng đã làm việc.
Khi nghỉ phép, nhân viên vẫn sẽ được hưởng đủ mức lương cơ bản, nếu cuối năm mà nhân viên vẫn không sử dụng hết số ngày nghỉ phép thì tùy theo quy định của từng công ty mà có thể cộng dồn vào ngày phép năm sau hoặc sẽ được thanh toán tiền lương cơ bản tương ứng với số ngày phép chưa được nghỉ.
Trường hợp nhân viên được nghỉ theo quy định hoặc ngày lễ nhưng vẫn được quản lý điều động đi làm thì cần phải viết đơn xin nghỉ bù vào một ngày khác.
Trường hợp nhân viên bị ốm hoặc bệnh đột xuất thì cần phải có giấy xác nhận của và nộp phiếu lại cho phòng nhân sự.
Nếu nghỉ đột xuất không lý do chính đáng, không có mẫu đơn xin nghỉ phép thì sẽ không được hưởng lương và có thể sẽ bị kỷ luật theo quy định của công ty.
Còn với trường hợp người lao động đã sử dụng hết phép năm, nhưng có việc riêng cần nghỉ thì vẫn có thể viết đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
Lưu ý: Trong chế độ nghỉ phép, ngày nghỉ bao gồm cả thứ 7 và chủ nhật thì sẽ không bị tính vào ngày nghỉ phép năm mà vẫn được giữ và hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ Lao động. Trường hợp người lao động ốm đau hoặc nằm viện trong thời gian nghỉ phép sẽ không được hưởng và công ty không giải quyết mọi trợ cấp.
Xin nghỉ phép là nhu cầu bình thường, còn nếu muốn chấm dứt hợp đồng thì bạn cần tham khảo kinh nghiệm viết đơn xin nghỉ việc để có thể làm vừa lòng cả đôi bên. Giám đốc hành chính nhân sự công ty sẽ vẫn vui vẻ chấp nhận, và thể hiện sự tiếc nuối với bạn.
Nếu muốn thể hiện bạn là một nhân viên có trách nghiệm, thì hãy áp dụng cách viết đơn xin nghỉ phép ở công ty làm sao có thể thuyết phục “sếp” chấp nhận dễ dàng.
Ngoài việc viết đơn sao cho đúng chuẩn với lý do chính đáng, bạn cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây để tăng tính thuyết phục với cấp trên:
Vì là người xin nghỉ phép, nên bạn hãy sử dụng giọng điệu thật nhẹ nhàng, lịch sự, cho dù là bạn nghỉ phép không lương. Điều này, sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp trong phong cách thao tác và để lại ấn tượng tốt đẹp với cấp trên.
Ngoài ra, việc này còn giúp tăng sự thuyết phục trong việc xin nghỉ phép so với cấp quản lý. Nhằm thúc đẩy thủ tục phê duyệt đơn được nhanh chóng hơn.
Mỗi lần xin nghỉ phép, lý do luôn là yếu tố quyết định bạn có được phê duyệt nghỉ hay không. Vậy nên, lý do đưa ra phải thật sự chính đáng, hợp lý nhưng cũng phải đảm bảo tính chính xác. Việc này sẽ tránh được tình trạng bị kỷ luật nếu cấp trên phát hiện sự thiếu trung thực của bạn.
Nội dung đơn xin nghỉ việc phải trình bày cụ thể chi tiết, rõ ràng
Quản lý nhân sự hướng dẫn viết đơn xin nghỉ phép, khuyên bạn rằng: không nên trình bày đơn một cách rối rắm hay tẩy xoá sẽ làm cho người đọc cảm thấy khó chịu.
Hãy đảm bảo mẫu đơn xin nghỉ phép của bạn được trình bày một cách khoa học, cụ thể chi tiết, rõ ràng và sạch sẽ. Thời gian nghỉ phép từ thời điểm ngày nào đến ngày nào cần được đề cập chính xác. Đừng quên để lại thông tin liên lạc của bạn nếu có vấn đề phát sinh trong công việc cần bạn giải quyết và xử lý. Việc này, không chỉ giúp đơn xin nghỉ phép của bạn tăng sự thuyết phục mà còn cho thấy bạn là người luôn để tâm đến công việc.
Trường hợp, bạn muốn nghỉ phép dài hạn, hãy lên kế hoạch sắp xếp và chuyển nhượng bàn giao công việc cho đồng nghiệp, để không làm chậm tiến độ công việc của công ty. Hãy đảm bảo rằng, sự vắng mặt của bạn sẽ không còn ảnh hưởng hay tác động không tốt đến hoạt động, tiến trình của công việc.
Trong số các cách viết đơn xin nghỉ phép thuyết phục, không thể bỏ qua phần lựa chọn thay thế. Điều này sẽ đảm bảo trong lúc nghỉ phép, bạn vẫn có thể triển khai cũng như hoàn thành công việc của mình.
Hãy đề cập tới vấn đề này trong đơn xin nghỉ việc, nó sẽ giúp bạn vừa được hưởng lượng vừa đảm bảo tiến độ công việc hiệu quả. Tuy nhiên, nếu có những biện pháp khác, bạn hãy đưa ra để cấp trên có thể xem xét và cân nhắc cho bạn.
Cách Viết Hóa Đơn Điều Chỉnh Sai Mst, Tên Hàng Hóa, Ngày Tháng
Khi phát hiện hóa đơn viết sai địa chỉ, mã số thuế, tên đơn vị, ngày tháng năm, tên hàng hóa,dịch vụ, số lượng, đơn vị tính, số tiền bằng chữ… (không làm ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp và khấu trừ) những đã kê khai thuế, thì phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn ghi sai và viết hóa đơn điều chỉnh.
– Trường hợp hóa đơn đã lập có Lưu ý: Kể từ ngày 1/1/2015 theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015: (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 119/2014/TT-BTC): sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
Như vậy: – Chỉ duy nhất trường hợp hóa đơn viết sai tên công ty, địa chỉ nhưng MST ghi đúng (dù chưa kê khai hay đã kê khai) thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh là xong
– Nếu hóa đơn viết sai: Ngày tháng năm, sai mã số thuế, tên hàng hóa, số lượng, đơn vị tính, sai số tiền bằng chữ .… Thì phải lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh.
(Đó là quy định tại Công văn Số 4099/CT-TTHT ngày 2/6/2014 của cục thuế TP. Hồ Chí Minh)
Ký hiệu:TU/18P Liên 1: Lưu Số: 0000589
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI Mã số thuế: 0106208569 Địa chỉ: 71, Đường Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại:..0984.322.539 .Số tài khoản..711A26950578
Họ tên người mua hàng: Đinh mạnh Ninh Tên đơn vị: Công ty TNHH Hải Nam Mã số thuế: 0106236368 (Ghi lại mã số thuế đúng) Địa chỉ: Số 170, Đường Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
Hình thức thanh toán:..CK……….Số tài khoản: …711A26956789
Thuế suất GTGT: % , Tiền thuế GTGT:
– Hiện tại trên phần mềm HTKK đã bỏ các phụ lục nên những hóa đơn điều chỉnh như này ( Hoá đơn điều chỉnh MST trên có kê khai không? Hóa đơn điều chỉnh không ảnh hưởng đến số tiền, tiền thuế) thì các bạnkhông cần phải kê khai trên Tờ khai 01/GTGT, mà chỉ cần lưu cùng với Hóa đơn sai + Biên bản điều chỉnh để sau này giải trình.
Ví Dụ 2: Sai số tiền bằng chữ:
Ký hiệu:TU/18P Liên 1: Lưu Số: 0000589
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI Mã số thuế: 0106208569 Địa chỉ: 71, Đường Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại:..0984.322.539 .Số tài khoản..711A26950578
Họ tên người mua hàng: Đinh mạnh Ninh Tên đơn vị: Công ty TNHH Hải Nam Mã số thuế: 0106236368 Địa chỉ: Số 170, Đường Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội
Hình thức thanh toán:..CK……….Số tài khoản: …711A26956789
Thuế suất GTGT: % , Tiền thuế GTGT:
Lưu ý : Đây là các trường hợp hóa đơn viết sai MST, tên hàng hóa, số lượng, số tiền bằng chữ… đã kê khai thuế, còn các trường hợp: Chưa xé khỏi cuống, chưa kê khai…
Comments
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Hóa Đơn Điều Chỉnh Chi Tiết Cho Mọi Trường Hợp trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!