Xu Hướng 3/2023 # Cách Viết Kịch Bản Phim Tự Giới Thiệu # Top 12 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Viết Kịch Bản Phim Tự Giới Thiệu # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cách Viết Kịch Bản Phim Tự Giới Thiệu được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kịch bản phim tự giới thiệu là gì?

Nội dung của phim tự giới thiệu doanh nghiệp chính là những gì doanh nghiệp sở hữu như lịch sử hình thành, tầm vóc và khát vọng, nhân sự con người, sản phẩm và dịch vụ, công nghệ và máy móc, định vị thương hiệu, chính sách nhân văn của doanh nghiệp, v.v.. và rất nhiều mảng khác có tính đặc thù tùy vào từng đơn vị.

Những lưu ý khi viết kịch bản phim tự giới thiệu?

Khi viết kịch bản bạn cần chú ý nhiều yếu tố dựa trên các đặc điểm chính cốt lõi của công ty dựa theo các câu hỏi như: Thông điệp của kịch bản, điểm độc đáo của kịch bản, kịch bản đã đủ nội dung của một thước phim tự giới thiệu doanh nghiệp chưa, đã giúp khách hàng hiểu rõ về doanh nghiệp mình chưa?,… Hãy tự đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này, đặt mình vào vị trí khán giả và tìm kiếm những thông tin họ cần, bạn sẽ dần có một kịch bản “cây nhà lá vườn” tương đối.

Tạo ra một câu chuyện (Story) dựa trên ý tưởng đã xác định ban đầu

Viết kịch bản phim tự giới thiệu là xây dựng câu chuyện (story) xoay quanh ý tưởng đó. Bước này rất quan trọng vì cách truyền tải thông điệp tốt nhất là kể một câu chuyện cho một ai đó. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều “dư âm” cho người tiếp nhận nó … không chỉ vậy, họ còn có thể chia sẻ (share) câu chuyện này đến nhiều người họ quen biết.

Triển khai nội dung (content) bằng ngôn ngữ dể hiểu, đơn giản

Trong viết kịch bản ngôn ngữ diễn đạt hình ảnh cần quay, bối cảnh lên sóng là điều cực kì quan trọng. Ngôn ngữ của bạn phải dễ hiểu, đơn giản giúp nhà sản xuất hình dung được câu chuyện ý tưởng của bạn và truyền tải thông điệp đó một cách dễ hiểu.

Các bước thực hiện viết kịch bản phim tự giới thiệu?

Bước 1: Lên ý tưởng kịch bản.

Việc lên ý tưởng kịch bản phim tự giới thiệu phụ thuộc vào hình thức video như quay tại cửa hàng, hội chợ, hội nghị… Lên ý tưởng (idea) phù hợp với “insight” của khách hàng giúp bạn mang lại hiệu quả nội dung truyền thông cho công ty. Ngoài ra, để có được ý tưởng hãy triển khai thu thập thông tin “thật chuẩn” về “customer insight”.

Khách hàng sẽ được xem xét kịch bản một cách kĩ lưỡng đồng thời góp ý để hoàn thiện kịch bản. Khâu duyệt này cũng phụ thuộc vào tâm lí và sở thích của khách hàng cũng như mục tiêu hình ảnh họ hướng đến người dùng. Bước duyệt này cần nhanh và khẩn trương.

Dựa trên những góp ý, người viết phim tự giới thiệu sẽ chỉnh sửa, bổ sung cho nó toàn diện, hoàn chỉnh. Sau đó sẽ đưa lại cho khách kịch bản cuối cùng.

Trước đây để doanh nghiệp tự giới thiệu bản thân phải sử dụng có các văn bản giới thiệu công ty hoặc bộ hồ sơ năng lực khó đọc hết và ghi nhớ. Hiện nay doanh nghiệp chỉ cần thực hiện video tự giới thiệu ngắn có hình ảnh, âm thanh sống động thì dễ dàng thu hút người xem, lắng đọng hết thông điệp cần truyền tải. Nắm chắc các kĩ năng viết kịch bản phim tự giới thiệu chuyên nghiệp bạn sẽ có thể tạo ra những video thực sự ấn tượng và giá trị tác động mạnh đến người dùng.

Quay Phim Việt tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc làm phim tự giới thiệu doanh nghiệp với kịch bản tốt, ekip chuyên nghiệp và được trang bị đầy đủ các thiết bị quay phim hiện đại.

Nếu bạn đang tìm công ty quay phim tự giới thiệu doanh nghiệp còn chần chừ mà không liên hệ ngay với Quay Phim Việt để trải nghiệm chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, tận tình ngay hôm nay.

Vui lòng liên hệ để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn

CÔNG TY TNHH QUAY PHIM VIỆT

https://www.facebook.com/dichvuquayphimviet/

Tầng 2 số 268 Cộng Hoà, Phường 13, Quận Tân Bình, TP HCM

Cách Viết Bài Tự Giới Thiệu Bản Thân

Cách viết bài tự giới thiệu bản thân

Cách viết bài tự giới thiệu bản thân

Cách viết bài tự giới thiệu bản thân ở Nhật Bản

Về động cơ học tiếng Nhật

Lý do bắt đầu học tiếng Nhật, dựa trên cả những lý do cụ thể làm nổi bật thành tích học tập cho tới lúc này.

Về chuyên môn

Hãy viết về nội dung đã học ở thời Đại học. Đặc biệt những người làm khoa học hãy làm nổi bật về nội dung nghiên cứu.

Tự giới thiệu bản thân

Hãy từ bỏ việc giới thiệu bằng những từ mang tính trừu tượng như là “có tinh thần trách nhiệm”, “nghiêm túc”, “sẽ cố gắng”.

Bản thân có thể làm được gì, hãy viết các đoạn cụ thể mà có thể chứng minh điều đó.

Hãy dùng chữ số và tự giới thiệu để có thể hình dung được.

Về động cơ ý chí

Việc viết một cách cụ thể xem nếu được vào làm bạn có thể cống hiến như thế nào cho công ty, hay bạn muốn làm công việc như thế nào, là điều rất quan trọng.

Trước khi vào, ít nhất hãy kiểm tra trang chủ của doanh nghiệp, sau khi tiến hành nghiên cứu về doanh nghiệp, nếu PR về việc có thể thấu hiểu được công việc và triết lý của doanh nghiệp thì sẽ rất hiệu quả.

Nếu kết nối đươc điểm mạnh của bản thân đã làm nổi bật ở trên với động cơ ý chí thì sẽ rất thuyết phục.

Giới thiệu bản thân/ PR (mẫu)

Tôi sinh ra tại thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc. Lúc nhỏ, khi xem bộ phim hoạt hình Nhật Bản “Doraemon”, tôi đã quan tâm tới Nhật Bản, và tôi muốn biết về Nhật Bản hơn nữa, tôi vô cùng mong muốn được tận mắt thấy Nhật Bản trong thực tế, và tôi đã quyết tâm đi du học. Tháng 7 năm 2010 tôi đã nhập học trường tiếng Nhật …, và đã học tiếng Nhật 2 năm. Sau đó, tôi học trường Đại học … (trường chuyên môn), và tốt nghiệp vào tháng 3 năm 2016. Từ khi còn đang đi học tôi đã mong muốn làm công việc là cầu nối giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Vì vậy, từ khi còn đi học tôi đã rất tích cực học tiếng Nhật, và tôi cũng đã tham gia cả cuộc thi hùng biện.

 Vì cảm thấy việc học cũng rất thú vị, nên đối với bất kì điều gì, tôi cũng có thái độ luôn luôn học hỏi. Việc trau dồi tri thức là điều hiển nhiên, tôi cũng sẽ vừa đi làm thêm ở các cửa hàng ăn uống vừa ghi nhớ các qui định cũng như tập quán của Nhật Bản, tôi muốn tìm hiểu rõ hơn một chút về xã hội Nhật Bản trong thực tế. Cho tới giờ, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng tôi cũng không có ý định bỏ dở giữa chừng.

 Tôi muốn làm công việc mà có thể vận dụng tối đa những kiến thức chuyên môn về kế toán đã được học ở trường và những kinh nghiệm đã tích lũy được khi đi làm thêm, cũng như khả năng ngôn ngữ của mình (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung), tôi thực sự mong muốn có thể cống hiến cho xã hội và trở thành một kế toán chuyên nghiệp.

Thông tin hữu ích

#30: Viết Kịch Bản Phim Ngắn

Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và nhu cầu giải trí ngày càng tăng cao, phim ngắn đã trở thành món ăn tinh thần phổ biến đối với khán giả. Cách đây vài năm, khi phong trào “người người làm phim, nhà nhà làm phim” nở rộ, hàng loạt cuộc thi, liên hoan phim ngắn cũng dần được hình thành và trở thành sân chơi cho mọi đối tượng yêu thích làm phim. Với những biên kịch mới vào nghề, phim ngắn là cơ hội để rèn giũa kỹ năng, công việc kiếm tiền nhanh chóng và là bước chuẩn bị để tiến lên những dự án lớn hơn như phim điện ảnh hay phim truyền hình.

Phim ngắn là gì?

Theo định nghĩa của nhiều Liên hoan phim, phim ngắn là phim có độ dài dưới 40 phút. Tuy nhiên, với phần lớn Liên hoan phim, phim ngắn là phim có độ dài dao động trên dưới 20 phút hoặc ngắn hơn. Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm một phim ngắn có thời lượng 30 phút, hoặc thậm chí 60 phút. Nhưng mà, nếu bạn đã khai thác một vấn đề tới tận phút 40, tại sao bạn không khai thác hẳn luôn thành kịch bản 90 phút? Mọi người sẽ hỏi bạn như vậy.

Về lý thuyết, phim ngắn được xem như phim điện ảnh ngắn, không phải tiểu phẩm, cũng không phải video clip. Là phim, có nghĩa là bao gồm một câu chuyện được kể rõ ràng, mạch lạc bằng ngôn ngữ điện ảnh, truyền tải một thông điệp mạnh mẽ với lối kể chuyện ấn tượng, độc đáo. Những tiểu phẩm giáo dục, đạo đức đơn giản hay những vở hài kịch ngắn được quay ở khung hình 21:9 không được gọi là phim, đơn giản vì những tiểu phẩm đó không đủ ngôn ngữ điện ảnh. Những clip được quay và cắt ghép như những ảnh động (GIF) nối tiếp nhau rồi dán nhãn arthouse cũng không phải là phim, vì đó chỉ đơn thuần là một album ảnh động.

Thể loại phổ biến

Phim ngắn có thể loại khá đa dạng: Từ tâm lý, tình cảm, hành động đến rùng rợn, hồi hộp, sci-fi… Tuy nhiên, có một số thể loại ít được sản xuất và quan tâm, đó là cổ trang, hoạt hình, giả tài liệu. Lý do chủ yếu là vì những thể loại này khó sản xuất, mất thời gian, kinh phí lớn, lại không phù hợp với tiêu chí của nhiều cuộc thi phim ngắn.

Happen Ending

“Happen Ending”, cái kết bất ngờ có thể dự đoán trước, là đặc trưng của phim ngắn. Đó có thể là cái kết có hậu, đoản hậu, bi kịch, hay kết mở; nhưng điểm chung là phải gây bất ngờ một cách hợp lý cho khán giả.

2. Cấu trúc kịch bản phim ngắn

Ba Hồi có cần thiết?

Cấu trúc Ba Hồi, nói một cách đơn giản, là chia câu chuyện làm ba phần: Mở đầu, Phát triển, Kết thúc. Cho dù bạn kể câu chuyện như thế nào, kể theo cách gì, cuối cùng câu chuyện của bạn vẫn đi theo cấu trúc này. Bạn có thể mở đầu phim bằng cảnh kết, kết thúc phim bằng cảnh mở đầu, thì cuối cùng phim của bạn vẫn có đầy đủ ba phần: Mở đầu – Phát triển – Kết thúc. Không chạy đi đâu được.

Ouline kỹ càng

Outline, như đã nói ở những bài trước, là liệt kê tình tiết, diễn biến trong phim bằng các đoạn văn ngắn hoặc gạch đầu dòng. Đây là cách để bạn nắm được mạch phim một cách rõ ràng trước khi bắt tay vào viết kịch bản. Trừ khi bạn viết một kịch bản dưới 5 phút, hãy luôn chuẩn bị outline thật kỹ càng để không phải chỉnh sửa, viết lại nhiều lần, hoặc rơi vào những hố logic, lỗi cấu trúc khi đã viết tới giữa chừng.

Mở đầu hấp dẫn

Nếu như trong phim điện ảnh, bạn có tới 2-5 phút đầu tiên để thu hút khán giả, thì trong phim ngắn, bạn chỉ có chưa tới 30 giây đầu tiên để khán giả quyết định có xem tiếp hay không. Vậy nên, hình ảnh mở đầu của phim ngắn vô cùng quan trọng. Hình ảnh mở đầu cũng giống như tiếng sét ái tình trong tình yêu vậy. Phải khiến khán giả chú ý đến phim của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, hoặc họ sẽ tắt và xem phim khác.

Sử dụng kỹ thuật đúng chỗ

Các công cụ và kỹ thuật kể chuyện của phim ngắn và phim điện ảnh không khác gì nhau. Áp dụng kỹ thuật kể chuyện đúng nơi, đúng lúc sẽ giúp kịch bản trở nên hấp dẫn hơn và ngược lại. Công cụ và kỹ thuật kể chuyện sinh ra để phục vụ câu chuyện, hãy sử dụng chúng một cách hợp lý.

Càng ngắn càng tốt

Khán giả ngày nay không thích những câu chuyện được kể dài dòng, chậm chạp. Hơn nữa, phim ngắn có thời lượng vô cùng hạn chế, vậy nên mọi tình huống, chi tiết, nội dung trong phim ngắn phải được thể hiện một cách ngắn gọn, súc tích. Đừng quá tham lam chi tiết, hãy chỉ đưa vào kịch bản của bạn những chi tiết đắt giá nhất một cách mượt mà và không gượng ép.

Tự làm bản thân ngạc nhiên

Ý tưởng phim ngắn thường đến từ những khoảnh khắc thú vị, bất ngờ. Khi viết kịch bản phim ngắn, hãy suy nghĩ xem câu chuyện của bạn, cách bạn kể chuyện, cái kết của phim có kiến bạn cảm thấy bất ngờ, thú vị hay không. Nếu bạn cảm thấy rằng câu chuyện của bạn quá bình thường, nhạt nhòa, chưa đủ bất ngờ, thì khán giả cũng vậy.

Không dễ dãi

Mỗi phim ngắn, là mỗi câu chuyện, thế giới quan độc đáo, khác biệt. Khán giả luôn muốn xem những thứ mới lạ. Vậy nên người biên kịch cũng phải tìm kiếm cách kể chuyện mới lạ, độc đáo, sáng tạo. Đừng cố gắng nói lại thứ mà người ta đã nói đi nói lại nhiều lần. Hãy đưa ra tuyên ngôn mới, thông điệp mới thông qua kịch bản của bạn. Nếu đó là một thông điệp cũ, vậy thì cách bạn truyền đạt thông điệp đó phải hoàn toàn mới. Thông điệp cũ, cách kể cũ, kết quả chỉ là một tiểu phẩm nhàm chán và vô vị. Hãy sáng tạo, đừng dễ dãi với bản thân, bởi khán giả không bao giờ dễ dãi với bạn.

Nghĩ đến kinh phí

Làm phim là tốn tiền, dù cho chỉ là một phim ngắn 2 phút. Khi viết kịch bản, hãy lưu ý xem kịch bản này sẽ tốn tầm bao nhiêu tiền, nhà sản xuất có đủ tiền để hiện thực hóa phim ngắn này hay không. Có những phim ngắn chỉ tốn hai triệu đồng, cũng có phim ngắn tốn cả tỷ bạc. Nếu bạn viết một kịch bản về chiến tranh trong vũ trụ hay đánh nhau với khủng long khi mà ekip chỉ có hai mạng và không ai biết làm kỹ xảo, cũng chẳng có tiền thuê phim trường thì kịch bản đó bỏ xó. Hay khi bạn viết kịch bản về hai chị em giành nhau cây kẹo mút ngoài sân chơi mà sản xuất dụ bạn bán nhà thuê ekip khủng để quay phim cho đẹp thì bạn nên cho sản xuất vô nồi lẩu. Tiền nào của nấy. Hãy nghĩ về tiền khi viết kịch bản để tăng cơ hội hiện thực hóa kịch bản của bạn.

Thực tế là không có cách tính cụ thể cho một kịch bản sẽ tốn bao nhiêu tiền. Vấn đề này đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Cứ viết nhiều, ăn hành nhiều rồi bạn sẽ có kinh nghiệm.

Giá kịch bản phim ngắn hiện nay dao động từ hai đến dưới mười triệu đồng/kịch bản (mà chủ yếu là giá hai triệu/kịch bản). Dù tình trạng phá giá vẫn luôn xảy ra và không phải lúc nào biên kịch cũng được trả tiền, thì số lượng biên kịch và nhu cầu kịch bản phim ngắn vẫn có chiều hướng tăng cao.

Với nhiều biên kịch, phim ngắn là cơ hội tốt để kiếm tiền. Với nhiều biên kịch khác, phim ngắn là bước đệm trong lúc chờ cơ hội được viết điện ảnh. Dù cho mục đích, mục tiêu của bạn là gì; thì khi viết kịch bản phim ngắn, hãy cố gắng viết tốt nhất có thể. Vì khán giả, vì chính bản thân bạn.

Workshop “Viết kịch bản phim ngắn” trong năm nay (2020)?

Cách Viết Kịch Bản Phim Ngắn (Phần Hai)

Chương 1: Nguyên tắc ba hồi

Tuy nhiên, thật kỳ lạ, những người thân xung quanh bạn vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Phần giữa của câu chuyện hơi dài, phần kết lại quá nhanh, phần đầu không được năng động lắm. Thiếu cái gì đó mạnh mẽ và rồi mất nhiều thời gian vòng vo để bắt đầu vào câu chuyện. Người ta có cảm giác là mọi thứ đã có trong câu chuyện rồi, nhưng trình tự không được hợp lý lắm, tóm lại là còn thiếu tính hiệu quả.

Cái mà bạn thiếu đó chính là cái xương sống của bộ phim, và để làm được điều đó, cần phải tuân theo các nguyên tắc.

NGHỆ THUẬT VIẾT

Thật buồn cười, nhưng bạn vẫn nghĩ rằng mình kể chuyện hay. Vậy thì hãy nghĩ lại xem! Hãy nhớ lại tin vắn mà bạn đã nghe thấy trên đài phát thanh và đã làm bạn rất thích thú. Bạn đã kể lại tin vắn đó cho những người thân của mình. Bạn hãy nhớ lại xem bạn dã thêm mắm thêm muối như thế nào, kích thích sự chú ý bằng những tình tiết hấp dẫn nào để kết thúc trong sự tán thưởng của mọi người.

Với kịch bản cũng y hệt như thế, có một cấu trúc giúp chúng ta nắm giữ kịch tính cho câu chuyện.

Nghệ thuật viết kịch bản ngày nay là di sản được thừa hưởng từ nhà triết học Hy Lạp Aristote (384 – 322 trước Công Nguyên). Trong cuốn sách của ông có nhan đề “Thi ca”, ông đã định nghĩa những nền tảng cơ bản của nghệ thuật viết kịch.

Đối với Aristote, nghệ thuật viết kịch chính là bắt chước cuộc sống và cuộc sống được xây dựng từ những mục tiêu phải đạt được, từ những trở ngại khó khăn phải vượt qua. Cuộc sống chứa đựng vô vàn những điều bất ngờ, và chính điều đó làm cho cuộc sống luôn tràn đầy hứng khởi.

Viết kịch, đó gần như là tái tạo cuộc sống, nhưng tái tạo lại cuộc sống đòi hỏi phải nắm vuwnsgxvaif nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật viết kịch, cũng như người họa sĩ cần phải biết các nguyên tắc về bố cục để vẽ lên một bức tranh.

Syd Field, một nhà lý thuyết học người Mỹ đã xây dựng một sơ đồ mẫu về cấu trúc một vở kịch mà phần lớn các nhà biên kịch trên thế giới vẫn sử dụng (sẽ được đề cập đến ở phần sau). Bản thân chúng ta ít nhiều cũng đều có sơ đồ cấu trúc đó ở trong đầu, tùy theo văn hóa nghe nhìn của mỗi người và tư cách khi họ kể chuyện.

Mục đích của cấu trúc ba hồi và những yếu tố mang tính kịch là giúp bạn đi vào vấn đề cốt lõi – hay nói cách khác là kể câu chuyện của mình một cách hiệu quả nhất có thể được.

MỘT CÔNG CỤ ĐỂ CẤU TRÚC KỊCH BẢN

Cấu trúc ba hồi không phải là một xiềng xích, cũng không phải là một công thức kỳ diệu, hiệu quả mà nó mang lại là giữ được sự chú ý của khán giả vào câu chuyện của bạn, và đó là một điểm hết sức quan trọng của phim ngắn, để nó khác với tất cả các phim khác.

Cấu trúc ba hồi gồm: Phần đầu, phần giữa, phần cuối – và nó được hiểu như đúng tên gọi của nó!

Bạn đã xây dựng cấu trúc ba hồi khi tóm tắt kịch bản. Bây giờ bạn sẽ phải học: Cách đặt vấn đề, Phát triển vấn đề và Giải quyết vấn đề.

Trong mỗi hồi lớn này, những yếu tố kịch tính sẽ giúp bạn cấu trúc câu chuyện của mình:

Biến cố khởi đầu

Những nút thắt kịch tính lớn

Cao trào

Ghi chú: Sơ đồ ba hồi theo chiều ngang là một cách để nhắc nhở với bạn là trong câu chuyện của bạn, phải làm sao để kịch tính tăng dần và cao trào là đỉnh điểm của câu chuyện.

Đối với một bộ phim ngắn khoảng 20 phút, chúng ta có thể chia như thế này:

Đặt vấn đề dài khoảng 4 phút

Phát triển vấn đề dài khoảng 14 phút

Giải quyết vấn đề dài khoảng 2 phút

Vì những lý do logic đơn giản, chúng ta đồng ý với nhau rằng phần đặt vấn đề phải nhanh, phát triển vấn đề cần phải dài hơn để xây dựng câu chuyện và diễn biến của câu chuyên, rồi giải quyết vấn đề phải rất nhanh.

Việc phân chia này có tính chất ví dụ tương đối. Chính bạn phải tính toán việc phân chia đó, tùy thuộc vào độ dài của bộ phim mà bạn muốn làm. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng sơ đồ này cho một bộ phim dài 2 phút cũng như một bộ phim dài 90 phút.

“Mùa di cư” là bộ phim hoạt hình của đạo diễn Iouri Tcherenkov (1995). Ông kể cho chúng ta về chuyến phưu lưu hài hước của một chú chim di cư bị lạc đàn trong mây mù. Sau một loạt những biến cố, nó tìm thấy đàn của mình. Nhưng những chú chim chợt nhận ra là trên thực tế, chúng đã quay trở lại điểm xuất phát ban đầu: Đám mây mù đã làm chúng mất phương hướng!

Chúng ta có thể mổ sẻ bộ phim như thế này:

Hồi 1 (1 phút): Chú chim (nhân vật chính) đậu trên cành với đàn chim của nó. Cây trụi lá, đang là cuối mùa thu. Trong ánh mặt trời, những đàn chim đang sải cánh. Bắt đầu mùa di cư. Những chú chim trên cành và cả nhân vật chính của chúng ta bay theo những đàn chim trên trời. Biến cố khởi đầu: trên đường bay, một đám mây mù lớn đột nhiên xuất hiện. Đập cánh cũng vô ích, nhân vật của chúng ta bị đám mây mù bao phủ. Nút thắt đầu tiên: giờ đây mục tiêu của chú chim là phải tìm lại được đàn của mình.

Hồi 2 (6 phút): Để làm được điều đó, chú chim phải vượt qua bao trở ngại (những biến cố) đẩy xung đột (đặc biệt, nó có cảm giác mất hết bình tĩnh vì tất cả mọi chuyện xảy đến với nó đều bị đảo lôn cả). Nút thắt thứ 2: nó tìm được một con chim trong đàn. Con chim này sẽ giúp nó tìm được đàn chim chứ? Không, con chim này cũng đang bị lạc như nó và cuối cùng lại trở thành một gánh nặng cho nó. Chú chim của chúng ta lại phải tiếp tục tìm lại đường bay. Cao trào: cuối cùng, với sải cánh cuối cùng, nhân vật chính của chúng ta và người bạn của đường không may mắn đã thoát ra khỏi đám mây mù và tìm thấy đàn của mình.

Hồi 3 (1 phút): kết thúc hết sức bất ngờ, đàn chim bỗng nhận ra rằng chúng lại quay lại điểm xuất phát ban đầu. Bị xô dạt bởi đám mây mù, những chú chim thực ra đã thực hiện hành trình ngược lại! (Lưu ý là bảng chữ cuối cùng cũng chạy ngược lại)

“Sóng dội”, bộ phim của đạo diễn Thierry Aguila (1996) kể câu chuyện về hai anh em tìm cách dựng lại hiện trường một vụ tai nạn từ một vụ tai nạn, và cuối cùng, họ bị kết án là thủ phạm của một vụ giết người mà họ không phạm phải.

Hồi 1 (2 phút): Hai anh em (Patrich và Serge) và người bạn tên là Luc đi câu cá trên một hòn đảo gần Marseille. Serge bỗng nhiên thấy nặng ở cần câu, đó là một con cá tráp lớn. Patrick cố gắng dùng vợt để lôi con cá lên, nhưng cậu quá vụng về và để tuột mất con cá (Đó là biến cố khởi đầu). Serge không kiềm chế được và bắt đầu ẩu đả với em. Luc chạy lại can họ nhưng bị xô đẩy và ngã lộn cổ rồi bị chết. Patrick muốn báo cảnh sát, nhưng Serge sợ rằng cảnh sát sẽ không tin đó là một tai nạn: tình huống xảy ra khó tin quá. (Nút thắt đầu tiên) Serge quyết định che dấu tai nạn bằng cách dựng lên một tai nạn thực sự. Đó là mục đích của Serge (và cũng là của Patrick, cậu miễn cưỡng phải nghe theo Serge).

Hồi 3 (1 phút): Ở sở cảnh sát, viên trung úy đọc cho Patrick lời khai của nhân chứng. Đó là một sự giải thích rõ ràng và trung thực về thảm họa. Patrick bàng hoàng và ký vào biên bản.

Chương 2: Hồi thứ nhất: Đặt vấn đề

Hồi thứ nhất tạo thành phần đầu của câu chuyện. Chính phần này đặt câu chuyện của bạn lên đường ray và đẩy đi. Hồi thứ nhất gồm có ba phần sau:

Như các bạn đã thấy trong sơ đồ, hồi thứ nhất rất ngắn, và còn ngắn hơn nữa trong những phim có kết thúc bất ngờ. Như vậy cần phải xây dựng một cách khéo léo để kéo khán giả theo đường đi của câu chuyện.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần đặt vấn đề tạo nên những phút đầu tiên của bộ phim. Đó là thời điểm mà bạn cần giới thiệu với người xem những sự kiện đã diễn ra trước phần đầu của câu chuyện. Không thể nào bắt kịp với câu chuyện nếu như không cung cấp cho người xem một vài yếu tố tín hiệu để họ có thể dựa vào đó mà hiểu.

Đặt vấn đề cần phải rõ ràng và cụ thể. Hãy cung cấp cho người đọc những cái cần thiết tối thiểu để giúp họ hiểu được chuyện gì sẽ diễn ra. Không cần nhiều hơn. Đừng kể cho chúng tôi tất cả cuộc sống của nhân vật chính từ A đến Z. Hãy giữ lấy để xây dựng những biến cố mới hay những bí ẩn trong phát triển câu chuyện. Trong vài phút, hoặc vài giây, bạn bắt buộc phải cung cấp cho chúng tôi những thông tin chủ yếu về:

Thể loại phim (hành động, hài, tình cảm, …)

Chủ đề và dề tài của phim (có phải một bộ phim về ô nhiễm môi trường hay về nỗi cô đơn tình cảm ở Paris?)

Nhân vật của bạn (hèn nhát, dũng cảm, bị tật, tốt bụng, …)

Hãy tránh xa những đoạn độc thoại dài dòng để giải thích. Hãy thay vào đó bằng một cảnh tượng trưng, mang nhiều ý nghĩa. Đừng có quên sức khơi gợi của điện ảnh: “Điện ảnh, trước hết và quan trọng nhất là hình ảnh, âm thanh và hành động”./.

nguồn : fmk.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Kịch Bản Phim Tự Giới Thiệu trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!