Bạn đang xem bài viết Cách Viết Mail Xin Việc &Amp; Gửi Email Cho Nhà Tuyển Dụng Phù Hợp Nhất 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Những điều cần lưu ý trước khi gửi email xin việcCách viết mail xin việc không phải là một quá trình phức tạp, nhưng với những người lần đầu làm việc này thì thì công bằng mà nói sẽ có nhiều bỡ ngỡ và chưa quen. Vậy cần chú ý gì trong cách gửi mail cho nhà tuyển dụng nhỉ?
Có 2 điều bạn cần chú ý trước khi thực hiện viết email xin việc, đó là việc đặt tên email và tên hiển thị email.
Tên emailBạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của mình trong cách gửi email xin việc. Và chỉ với chưa tới 7 phút, bạn hoàn toàn có thể lập một email mới, nghiêm túc và chỉn chu khiến nhà tuyển dụng chú ý tới mình hơn.
Lời khuyên dành cho việc đặt tên email của bạn là nên chứa tên và họ của bạn, nó cũng có thể kèm một vài con số như năm sinh, ngày sinh cá nhân bạn, chẳng hạn như: hoanguyen1998@gmail.com hay lehuy137@gmail.com
Thông qua những tên email đơn giản nhưng cực kỳ nghiêm túc như vậy, nhà tuyển dụng cũng cảm thấy thoải mái và chú ý hơn khi nhận được email xin việc của bạn.
Tên hiển thị emailTên hiển thị email là điều quan trọng và cực kỳ cần lưu ý trong cách gửi email xin việc, tuy nhiên đây cũng là một trong những điều đáng tiếc mà các bạn phần lớn rất ít để ý tới.
Bước 1: Chọn Setting (Cài đặt) → Chọn vào phần Accounts and Import (Tài khoản và Nhập)
Bước 2: Chọn mục Edit info (chỉnh sửa thông tin)
Bước 3: Bạn thực hiện sửa tên hiển thị tại ô hiện ra rồi Save (lưu thay đổi)
II. Cách viết email xin việc chuẩn và ấn tượng nhất. Tiêu đề email xin việcVới tiêu đề email xin việc các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có 2 trường hợp khá phổ biến có thể xảy ra:
Trường hợp 1: Nhà tuyển dụng đã ghi rõ ràng thông tin về tiêu đề email xin việc
Với trường hợp này, thông thường ở cuối phần nội dung thông tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ ghi rõ ràng về yêu cầu cụ thể của mình như: Ứng viên vui lòng gửi CV và hồ sơ xin việc của mình thông qua địa chỉ “XXX@gmail.com” với tiêu đề được hiển thị rõ ràng: “Họ và tên – Vị trí ứng tuyển – Tên công ty”.
Họ và tên – Vị trí ứng tuyển – Tên công ty – Ngày ứng tuyển
Chẳng hạn:
Nguyễn Thị Mai – Ứng tuyển vị trí nhân viên kiểm kho – ABC Group – 12/09/2023
Nội dung email xin việcPhần mở đầu
Hãy mở đầu nội dung của phần email xin việc bằng cụm từ “Kính gửi” để thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc với người nhận email. Bạn không nên dùng từ như “Gửi” hay “Thân ái gửi” vì điều này có vẻ sẽ hơi thiếu tôn trọng và thậm chí là làm giảm đi tính lịch sự.
Có 2 trường hợp thường có thể xảy ra:
Bạn biết rõ người nhận email là một cá nhân nào đó, vậy thì bạn nên ghi: Kính gửi Anh/chị – Tên phòng ban. Chẳng hạn: Kính gửi Chị Nguyễn Thị Thu – Bộ phận tuyển dụng.
Bạn không biết rõ cá nhân trực tiếp nhận đơn xin việc, chỉ biết trực thuộc bộ phận nào mà thôi. Với trường hợp này bạn nên ghi như sau: Kính gửi Bộ phận – Tên Công ty. Chẳng hạn như là: Kính gửi phòng tuyển dụng nhân sự – Công ty TNHH ABC.
Phần nội dung
Phần nội dung trong cách email xin việc, sẽ bao gồm:
Giới thiệu vắn tắt thông tin về bản thân bạn
Mục đích viết email hay mục tiếc bạn gửi email này để ứng tuyển vào vị trí nào
Nêu kỹ năng, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp nổi bật của mình để chứng tỏ bạn là ứng viên sáng giá phù hợp cho vị trí bạn ứng tuyển
Phần kết
Ở phần kết thúc email, bạn đừng quên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho bạn được ứng tuyển vào vị trí và xem xét lá đơn của bạn.
Chữ ký emailThông thường một mẫu chữ ký email chuyên nghiệp mang tính cá nhân sẽ bao gồm:
Họ và tên
Số điện thoại
Một số thông tin liên lạc khác như: địa chỉ facebook, website, địa chỉ nhà, …
Nghề nghiệp (nếu có)
Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chi tiết để tạo chữ kỹ trong email:
Bước 1: Vào Setting (cài đặt)
Bước 2: Trong tab General (chung) → Chữ ký
Bước 3: Trong khung chữ kỹ hiện ra, hãy thực hiện sửa chữ ký theo ý mình và chọn Lưu thay đổi (Save)
Như vậy là chỉ bằng 3 bước đơn giản là bạn đã có một bộ chữ ký email cực kỳ chuyên nghiệp rồi phải không?
Đính kèm các tài liệu trong email xin việcMột mẫu hồ sơ xin việc qua email thông thường sẽ bao gồm: đơn xin việc, CV và một số chứng chỉ cá nhân chứng minh thành tích, năng lực đi kèm khác.
Tùy theo yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng về vị trí công việc mà bạn sẽ cần chuẩn bị và đính kèm các tài liệu cụ thể sao cho phù hợp. Phần lớn ngày nay tất cả CV được cho là tài liệu đính kèm phổ biến nhất. Bạn cần đính kèm tài liệu trước khi trực tiếp gửi email, bạn cũng có thể sử dụng chức năng đính kèm tệp được tích hợp sẵn trong phần soạn thảo.
Về tài liệu đính kèm, bạn nên để nó lưu dưới dạng PDF để đảm bảo thông tin của bạn không bị sai lệch trước khi đến nhà tuyển dụng. Hoặc khi nhà tuyển dụng mở trên các thiết bị khác nhau thì khi đó dạng PDF sẽ giúp thông tin của bạn không bị lỗi phông nhiều. Về cách đặt tên file thì hãy chú ý nên là tiếng Việt không dấu.
Kiểm tra lại email lần cuối trước khi gửi đi
Tên email
Tên hiển thị email
Tiêu đề email
Địa chỉ người nhận/ Phòng ban đang tuyển dụng
Nội dung email
Các tài liệu kèm theo: nên để tên của tài liệu dưới dạng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không dấu
Phần từ “Kính gửi” của bạn nên được in đậm
Văn phong nên trang trọng, lịch sự, nghiêm túc không nên sử dụng quá nhiều yếu tố và các câu biểu cảm
III. 12 quy tắc viết email xin việc chuyên nghiệp
Trước khi quyết định “trả lời tất cả” hãy suy nghĩ thật kỹ: Việc nhận được email được gửi tới của rất nhiều người mà mình không quen biết là việc xảy ra thường xuyên ở nhiều người. Và tất nhiên là việc lựa chọn lờ đi, bỏ qua những thông báo hiển thị trên điện thoại có thể khiến bạn mất tập trung vào quá trình thực hiện công việc. Vì vậy, để tránh hết mức việc gây ra phiền phức không đáng có cho người nhận thì bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn vào phần “trả lời tất cả”, trừ trường hợp bạn nghĩ rằng mọi người có trong danh sách của email đều cần phải nhận được email.
Sử dụng những phần mở đầu email chuyên nghiệp: Để tạo được những ấn tượng cá nhân ngay lập tức mở đầu email một cách chuyên nghiệp. Không nên sử dụng những nội dung mang tính biểu cảm hoặc lời chào quá mức thân mật như ở các tin nhắn cá nhân thông thường. Hãy đề cập đến tên của người nhận trong lời mở đầu của email và đặc biệt hãy nhớ không được rút gọn tên của họ.
Hạn chế dùng dấu chấm than: Nếu bạn muốn sử dụng dấu chấm than trong Email, bạn cần lưu ý chỉ nên dùng một dấu chấm than duy nhất nhằm mục đích thể hiện sự phấn khích. Hãy hạn chế đến mức có thể việc sử dụng tới các dấu chấm than.
Hãy cẩn thận với óc hài hước của bạn: Khiếu hài hước là thứ có thể khiến cho bạn đôi khi không kiểm soát được giọng điệu và những biểu cảm cá nhân trên khuôn mặt của mình. Tuy nhiên, trong các trường hợp đòi hỏi tính chuyên nghiệp ví dụ như khi viết email xin việc, bạn nên chú ý loại bỏ sự hài hước ra khỏi nội dung đề cập trong email.
Lời chào cuối email rất quan trọng:
‘Yours sincerely’ là cụm từ nên được dùng khi viết thư cho người mà bạn quen biết.
‘Yours faithfully’ được sử dụng trong trường hợp viết thư cho người mà bạn chưa gặp.
‘Sincerely’ nên dùng trong nội dung thư xin việc, thể hiện sự chân thành.
‘Best Regards’ thể hiện sự trân trọng, có thể dùng từ này trong đa số trường hợp
Giữa các ý, các đoạn nên cách nhau một dòng: Việc trình bày như vậy sẽ giúp cho nội dung và bố cục email trở nên gọn gàng, dễ đọc, dễ nhìn và tạo cảm giác thiện cảm cho người nhận được email của bạn.
Trả lời tất cả các email, ngay cả khi email đó bị gửi nhầm cho bạn: Có thể rất khó cho bạn khi trả lời tất cả các email gửi đến cùng một lúc, nhưng hãy cố gắng để làm điều đó. Cho dù đó có thể là những email bị gửi nhầm. Việc trả lời tất cả các email mà bạn nhận được có thể giúp đối phương nhận ra họ đã gửi không đúng địa chỉ, và thậm chí đây cũng chính là một quy tắc lịch sự, nhất là những người gửi có làm cùng công ty, cùng ngành với bạn.
Đọc lại email trước khi gửi: Đừng quá phụ thuộc vào các công cụ kiểm tra lỗi chính tả của các nhà phát triển, mà hãy dành thời gian đọc lại một vài lần nữa nội dung email trước khi gửi.
Nhập địa chỉ email cuối cùng: Có khá nhiều trường hợp email bị gửi đi một cách bất ngờ trong khi bạn vẫn chưa viết xong và chưa kiểm tra lỗi chính tả. Điều này có thể do bạn vô tình nhấn phải một phím chức năng nào đó trên bàn phím. Vì vậy, hãy chọn cách nhập địa chỉ email người nhận cụ thể vào cuối cùng để tránh khỏi những sự cố đáng tiếc.
IV. Kết luận
Cách Viết Mail Xin Việc Chuẩn
1. Vì sao chúng ta cần viết mail xin việc?
Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, việc tuyển dụng online là một điều tất yếu. Thay vì phỏng vấn tất cả những ứng viên đăng ký, nhà tuyển dụng có cơ hội check email để chắt lọc và chọn ứng viên.
Cũng có những nhà tuyển dụng sẽ cho bạn những form đăng ký, những đường link online để bạn điền thông tin vào. Tuy nhiên, chọn cách gửi email sẽ là một cách ghi điểm trực tiếp với nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá bạn cao hơn ở sự chuyên nghiệp và chỉn chu.
2. Một số lưu ý để viết email xin việc chuẩn và ấn tượng 2.1. Hãy chú ý tên email và tên hiển thị email của bạnChưa bàn đến nội dung email xin việc và hồ sơ xin việc của bạn, thứ đầu tiên gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng chính là tên email và tên hiển thị email của bạn.
Tên email và tên hiển thị email sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ cũng như sự chuyên nghiệp của bạn. Thật thiếu nghiêm túc nếu tên email của bạn chứa tên ca sĩ yêu thích hay một nhân vật manga nào đó, hoặc chứa các tính từ như: xinhdep, dangyeu,…
Lời khuyên cho bạn đó là hãy sử dụng tên email chứa họ tên của bạn, kèm theo con số ngày tháng năm sinh hoặc nơi học tập và làm việc, chuyên môn của bạn. Bạn có thể tham khảo những tên email thông dụng sau:
Những email như trên sẽ giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng.
Để cài đặt tên hiển thị của bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 2: Chọn chỉnh sửa thông tin
Bước 3: Chỉnh sửa tên bạn muốn hiển thì và ấn Lưu
2.2 . Ảnh đại diện email của bạn nên rõ mặt 2.3. Tiêu đề email – chi tiết quan trọng tối thiểu.Theo các nhà tuyển dụng, bước Tiêu đề email là bước khiến họ loại nhiều ứng viên nhất. Bởi lẽ, nhiều ứng viên xem nhẹ bước này và gây khó khăn, khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Nếu bạn để ý, thông thường nhà tuyển dụng sẽ hướng dẫn cách ghi tiêu đề mail. Ví dụ: ứng viên gửi email ghi rõ tiêu đề mail: Vị trí ứng tuyển_Tên_Công ty. Đây là cách họ đặt ra để dễ xử lý cũng như lọc các loại email. Việc của bạn chỉ là copy lại và chỉnh sửa theo cú pháp có sẵn.
Trường hợp nhà tuyển dụng không có yêu cầu bắt buộc về tiêu đề, bạn nên chủ động điền những thông tin phù hợp. Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và dễ lọc là những điểm bạn cần lưu ý. Tiêu đề email nên có đầy đủ họ tên của bạn và vị trí ứng tuyển, không để trống hay tránh lan man dài dòng không cần thiết.
2.4. Nội dung email xin việcĐối với nội dung email xin việc, bạn cần chú ý đến chính tả và bố cục. Chính tả là yêu cầu tối thiểu cho sự chuyên nghiệp, bạn nên tập thói quen vừa viết vừa tự check chính tả của mình.
Bố cục của một email xin việc nên được trình bày khoa học và đẹp mắt, nên được phân cấp thông tin một cách rõ ràng. Hạn chế dài dòng, lan man, câu cú lủng củng, thưa gửi xưng hô thiếu tôn trọng và không đồng nhất. Nội dung email thể hiện thái độ tôn trọng, chuyên nghiệp và tự tin.
Bạn có thể nghiên cứu chi tiết theo hướng dẫn của vieclam123:
Để thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp, phần mở đầu của nội dung email thường là lời chào hoặc Kính gửi… Bạn nên tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng mà bạn gửi email. Có thể là Kính gửi anh/chị, hay Kính gửi Quý công ty/ Ban tuyển dụng Công ty…
Ở phần này, bạn điểm qua một số thông tin quan trọng giúp nhà tuyển dụng nắm được nhanh chóng:
Ví dụ:
Tôi tên là Nguyễn Phương Anh, 24 tuổi.
Qua thông tin tuyển dụng trên website của Quý công ty, tôi xin được ứng tuyển vào vị trí Telesales – Phòng Marketing.
Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm làm ở vị trí Telesales:
Tôi tin với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, cùng với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của công ty, tôi sẽ hoàn thành tốt công việc Telesales.
2.5. Đừng quên đính kèm CV xin việcNội dung email chỉ viết những điểm nhấn quan trọng. Vì vậy bạn đừng quên đính kèm CV hoặc Cover Letter (nếu có) để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn.
Chữ ký email thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn, cũng là cách tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng, để họ dễ dàng nắm được các thông tin cơ bản của bạn mà không cần phải vào CV. Thông thường chữ ký email có:
Best Regard,
Nguyen Phuong Anh
(+84)945789678
Email: phuonganhng.15@gmail.com
3. Mẫu email xin việc ấn tượng cho bạn.Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Đại Việt Địa chỉ: Số 10 Hồ Tây, Hà Nội
Thư ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh
Thưa ông Nguyễn Văn A
Qua thông tin đăng trên website tuyển dụng chúng tôi tôi biết được quý công ty đang cần tuyển vị trí nhân viên kinh doanh. Với kiến thức và kinh nghiệm 3 năm làm nhân viên kinh doanh, tôi nghĩ rằng tôi rất thích hợp cho vị trí này.
Tôi tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại đại học Kinh Tế Quốc Dân. Sau khi tốt nghiệp tôi đã làm nhân viên kinh doanh tại một công ty chuyên bán các mặt hàng linh kiện điện tử. Tại vị trí này tôi đã tham ra vào rất nhiều chiến dịch kinh doanh và đề suất rất nhiều ý tưởng giúp phát triển kinh doanh được cấp trên đánh giá cao. Tôi biết rằng vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty đòi hỏi ứng viên năng động và sáng tạo, có khả năng chịu được áp lực công việc cũng như làm việc nhóm và độc lập tốt. Tôi tin với khả năng của mình có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ và yêu cầu của quý công ty đưa ra cho vị trí nhân viên kinh doanh.
Tôi hy vọng mình có cơ hội tham gia và đóng góp công sức vào sự phát triển của công ty sau này. Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin hồ sơ ứng tuyển vui lòng liên lạc qua số điện thoại 0985685523 hoặc email thuylinhvu152@gmail.com.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Vậy là vieclam123 đã giúp bạn ghi chú lại những điểm quan trọng trong cách viết mail xin việc. Hy vọng những kiến thức ở trên sẽ giúp bạn tự tin hơn và tìm được công việc như mong muốn của mình một cách nhanh chóng.
Cách Viết Mail Xin Việc Ấn Tượng
Cách viết Mail xin việc ấn tượng . Làm sao để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng khi đọc mail của các ứng viên ứng tuyển,nộp hồ sơ. Làm sao để viết mail xin việc ấn tượng nhất gây được sự chú ý nhất cho nhà tuyển dụng . Cách viết mail xin việc như thế nào cho tốt,ấn tượng
1. Cách chọn địa chỉ E-mail:
Bạn nên chọn một E-mail “nghiêm túc”, ví dụ như buimyhanh@yahoo.com (hoặc @gmail.com) nếu bạn tên là “Bùi Mỹ Hạnh”, hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu nhoccodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
Khi gửi kèm resume, thư xin việc hay bất cứ tài liệu nào khác theo yêu cầu của công ty, hãy đảm bảo rằng tên của các tài liệu ấy có chứa tên của bạn, ví dụ như ‘lindsay_smith_resume.pdf’ hay lindsay_smith_resume.doc’. Đừng quên rằng số đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng có thể lên tới 100 hoặc hơn. Nếu trong đó có một vài tài liệu đều được xác định là ‘resume.doc’, thay vì đặt tên khác cho chúng, người có trách nhiệm có thể chẳng ngó ngàng gì đến.
Bên cạnh đó, gửi các tập tin dạng pdf sẽ đảm bảo quy cách trong các tài liệu sẽ không bị thay đổi. Và khi gửi chúng, nhớ báo cho người đọc rằng bạn có thể gửi tài liệu dưới dạng văn bản Word. Điều này ngay lập tức thiết lập một cuộc đối thoại giữa bạn và người đọc hồ sơ của bạn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tiếp nhận công việc.
(Đơn xin vào vị trí ứng tuyển + họ tên của bạn)
4.Ghi thông tin liên lạc của bạn vào E-mail:
Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này.
Một ý hay để giải quyết vấn đề này là bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail. Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn. (Bạn có thể thêm phần thông tin liên lạc ở phần cuối hoặc phần giới thiệu sơ qua trên đầu)
5. Đọc lại E-mail và kiểm tra lỗi chính tả:
Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản. Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng E-mail của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.
“Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và người này giới thiệu công việc cho bạn. Sự kết nối ngay từ đầu email này sẽ giúp bạn có chút lợi thế hơn so với những ứng viên khác bởi giới thiệu qua người quen vẫn là một trong những biện pháp xin việc hiệu quả nhất hiện nay. Vì vậy, trước khi gửi email xin việc, hãy xem người nào trong mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn kết nối với công ty hoặc bộ phận nhân sự công ty
Liệt kê những điểm mạnh của bản thân Trong email, đừng chỉ viết ngắn gọn “Tôi viết email này để ứng tuyển vào vị trí X và đính kèm là sơ yếu lý lịch của tôi”. Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Từ đó khiến họ tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Đây có thể là phiên bản ngắn gọn của thư xin việc và như vậy bạn cũng không cần gửi đính kèm thư xin việc. Tốt nhất nên gạch ra 4 – 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.
8. Gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng sau khi gửi email
Không phải lúc nào email cũng là cách thức liên lạc đáng tin cậy. Có thể người nhận sẽ xem email của bạn là thư rác bởi họ nhận được quá nhiều email và không thể kiểm soát hết. Do đó, sau khi gửi email, hãy gọi điện để xác nhận nhà tuyển dụng đã nhận được email của bạn hay chưa.
Nếu sau 1 tuần không nhận được thông tin gì, hãy tiếp tục liên lạc lại với họ.
Lời khuyên nội dung Email xin việc:
Nếu chưa có kinh nghiệm đúng chuyên nghành, thì cứ ghi vào các bài tập, đồ án đã làm, nhớ ghi rõ chi tiết cái đồ án đó có cái gì, làm về gì..
Chú ý : Ảnh trong hồ sơ nên là ảnh thẻ (như ảnh CMND,ảnh thẻ sinh viên) không nên để các ảnh chụp nghiêng ảnh avata trên facebook,yahoo … làm như vậy khả năng bạn bị loại là rất rất cao
Nguyễn Văn A
Số 201- Nguyễn Lương Bằng- Thành phố Hải Dương
Ngày 23 tháng 03 năm 2014
Kính gửi: Bà …… (Có thể thay bằng : Ban tuyển dụng Công ty ABC) Thông qua báo Người Lao Động, tôi được biết Quý Công ty đang cần tuyển Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu. Tôi mong muốn được thử sức mình trong môi trường làm việc hết sức năng động của Quý Công ty. Với trình độ và kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vai trò này tại công ty ……………. Như đã đề cập trong hồ sơ đính kèm, tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng (………….) ở vị trí Nhân Viên Nhãn Hiệu. Ngoài ra, tôi còn có kinh nghiệm về marketing trong suốt thời gian làm việc với công ty A – chuyên kinh doanh các mặt hàng kỹ thuật cao như máy vi tính và điện thoại di động… Là một trong mười sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của trường Học viện Tài chính, tôi hoàn toàn tự tin với vốn kiến thức về lĩnh vực thương mại của mình. Thêm vào đó, tôi có một năm kinh nghiệm làm việc cho một công ty kinh doanh nước giải khát ….. ở vị trí “chuyên viên phân tích nghiệp vụ” sau khi tốt nghiệp. Tôi tin rằng đó là những nền tảng quý báu có thể giúp tôi hiểu rõ và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng của Quý Công ty. Cám ơn bà đã dành thời gian quý báu để xem xét thư xin việc này. Tôi rất mong bà có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây nhất để tôi có thể trình bày rõ hơn về bản thân cũng như tìm hiểu thêm các yêu cầu chi tiết cho vị trí Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu của …………..
Giám Đốc Nhãn Hiệu Công ty …………………………………..
Nguyễn Văn A Số 201- Nguyễn Lương Bằng- Thành phố Hải Dương SĐT: 0989.060.878 – Mail : myhanh2912@gmail.com (Xin vui lòng tham khảo hồ sơ xin việc đính kèm)
Mail Xin Nghỉ Việc? Tips Viết Mail Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp
Thế nào là viết mail xin nghỉ việc?
Đơn giản, mail xin nghỉ việc nó cũng giống như một lá đơn xin nghỉ việc thông thường. Nó có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định; có ý nghĩa thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp về việc dừng hoạt động công tác của một cá nhân nào đó.
Đây được xem là một hình thức viết đơn xin nghỉ việc gián tiếp. Dù nói như vậy, nhưng bạn vẫn phải trực tiếp đến tổ chức để hoàn tất các giấy tờ nếu có các phát sinh về pháp lý. Thực tế, viết mail xin nghỉ việc hoàn toàn giống với cách tổ chức viết đơn xin nghỉ việc bình thường. Điểm khác duy nhất chính là cách thức viết được truyền tải trên một phương tiện chuyển giao gián tiếp qua hòm thư mail; thay vì văn bản giấy như hình thức thông thường.
Khi đưa ra một quyết định nghỉ việc thường sẽ không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đến từ nhiều phía. Và khi đã thật sự có quyết định, bạn nên có một mail xin nghỉ việc hợp lý, đúng chuẩn.
1. Đảm bảo một lý do xin nghỉ việc thật thuyết phụcLý do xin nghỉ việc thật sự rất quan trọng không chỉ với đơn xin nghỉ việc thông thường; mà còn đối với mail xin nghỉ việc. Mail xin nghỉ việc của bạn có được chấp thuận hay không; tất cả đều phụ thuộc lớn vào lý do xin nghỉ việc. Hãy thật tỉnh táo để cho đưa ra các lý do hợp tình nhất; tránh những lý do bất khả thi. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi giúp mail xin nghỉ việc của bạn dễ được phê duyệt hơn.
Tìm ra một lý do xin nghỉ việc không khó khi bạn thật sự rời đi với các mong muốn chính đáng. Nếu thiếu chuyên nghiệp trong cách làm việc thì có lẽ, bạn đã bị loại khỏi cuộc chơi nghề nghiệp từ lâu rồi.
Một lý do xin nghỉ việc thuyết phục còn giúp bạn nhận được sự đồng cảm từ cấp trên; công ty và các cộng sự. Từ đó, bạn cũng cảm thấy thật thoải mái khi rời đi; chuyển sang một môi trường khác phù hợp hơn.
2. Lưu ý về việc chi tiết thời gian nghỉ việcBạn cần phải rõ ràng trong từng nội dung được đề cập trong mail xin nghỉ việc. Cụ thể, đó chính là thời gian nghỉ việc. Việc chia sẻ cụ thể thời gian nghỉ việc giúp nhà quản lý nắm bắt chính xác được quãng thời gian bạn nghỉ. Đồng thời, họ cũng có những cơ sở về thời gian để tìm kiếm; chọn lọc các nhân sự mới cho vị trí mà bạn rời đi.
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2023, từ năm 2023, người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
Nếu còn thời hạn hợp đồng từ 12 – 36 tháng phải báo trước ít nhất 30 ngày; hợp đồng dưới 12 tháng chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày; trừ một số trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp không cần báo trước.
Trong trường hợp, bạn là người chịu trách nhiệm quản lý các đầu công việc chính, là Team Lead,.. thì bạn cần nhiều thời gian hơn để bàn giao công việc. Bên cạnh đó, nếu công việc của bạn tương đối phức tạp cần nhiều thời gian để bàn giao công việc. Thậm chí, bạn có thể cân nhắc kỹ hơn về việc kéo dài thêm thời gian làm việc ra đôi chút để bàn giao; làm việc với nhân sự mới để họ có cái nhìn đủ tốt với vị trí họ sắp đảm nhận.
3. Tận tình chia sẻ về những thứ còn đang thực hiệnNếu là một nhân viên có tâm và có tầm, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ về những dự án còn dang dở về tiến độ thực hiện trong mail xin nghỉ việc của mình.
Cụ thể, khi đã trình bày lý do xin nghỉ việc, hãy khéo léo nhắc đến chúng. Nói chi tiết về những vấn đề đang còn tồn đọng; tính hiệu quả và gợi ý về những cách thức – giải pháp tiếp theo nào có tính khả thi để thực hiện. Dù là những thông tin phân tích từ một người sắp trở thành cựu nhân viên, nhưng những gì bạn truyền tải qua mail xin nghỉ việc chắc chắn sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng những bạn bè, đồng nghiệp,…
Việc chia sẻ này cho thấy bạn là người có trách nhiệm với công việc cao; luôn quan tâm đến sự phát triển chung của tổ chức dù không còn hoạt động nữa. Một thái độ chuyên nghiệp qua cách viết mail xin nghỉ việc cũng là điều quan trọng bạn nên lưu tâm, thực hiện.
4. Một điều cực quan trọng – Hãy nói lời cảm ơnThời gian gắn bó với tổ chức của bạn dù ngắn hay dài thì khi ra đi, bạn cũng nên nói lời cảm ơn. Chí ít bạn đã có sự trưởng thành hơn nhờ những cọ xát thực tế; có cho mình những trải nghiệm mới. Lời cảm ơn thể hiện bạn là người biết lý lẽ; chuyên nghiệp trong cách hành xử, cách sống và là một nhân viên có phẩm chất tốt.
Đứng bao giờ quên nói lời cảm ơn hoặc quên thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với doanh nghiệp của mình.
5. Không bao giờ đưa ra những lời phê phánĐây được xem là điều tối kỵ bạn không nên thể hiện trong mail xin nghỉ việc.
Đặc biệt, trong phần lý do xin nghỉ việc, đừng bao giờ chia sẻ rằng công ty có môi trường không tốt, có đãi ngộ không phù hợp,…
Dù bạn biết thực tế là vậy, nhưng nếu là người chuyên nghiệp không ai lại quá thẳng thắn như thế. Hãy bình tĩnh để đưa ra một lý do xin nghỉ việc qua mail phù hợp nhất. Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp, sự hòa đồng thân thiện. Vì đó là những dấu ấn về thái độ cuối cùng đối với tổ chức, doanh nghiệp của bạn.
Cấu trúc viết một mail xin nghỉ việc cực chuẩnHãy đảm bảo rằng mail xin nghỉ việc của bạn phải có những phần nội dung sau:
1. Phần thông tin mở đầuĐây là phần thông tin quan trọng bao gồm tên người nhận hoặc nơi nhận đơn xin nghỉ việc của bạn. Như phân tích trước đó, bạn nên ghi rõ về thời gian sẽ rời khỏi công ty. Lưu ý là viết mail xin nghỉ việc cần đúng trọng tâm, không lan man, mơ hồ.
Kính gửi [Tên chức danh cấp trên/tổ chức],
Tôi/Em là…., tôi/em viết mail xin thống báo chính thức về việc tôi/em sẽ nghỉ việc tại công ty với vị trí [chức danh hiện tại]. Ngày làm việc cuối cùng của tôi/em là [ngày chính thức bạn rời công ty].
2. Phần lời chia sẻ cảm ơnĐơn giản, không hoa mỹ – cầu kỳ. Bạn chỉ cần có những chia sẻ chân thành nhất đối với công ty. Thể hiện sự tri ân là điều bạn nên làm. Hãy biết ơn vì các cơ hội học tập, làm việc và truyền tải thông điệp đó thông qua mail xin nghỉ việc của bạn.
Em xin cảm ơn quý công ty vì đã cho em cơ hội làm việc trong khoảng thời gian dài qua. Tại đây, em làm việc rất vui và học được nhiều thứ từ các anh chị dày dặn kinh nghiệm. [Kể tên một trải nghiệm công việc thú vị mà bạn đã thử sức]. Em cảm ơn vì sự tín nhiệm của công ty đã dành cho em thông qua các dự án dài hạn. Thật sự em rất trân trọng vì cơ hội này.
3. Nội dung về sự bàn giao nhiệm vụĐây là phần khá trọng tâm. Vi thông qua phần này, nó sẽ phản ánh tính trách nhiệm của bạn đối với công việc của tổ chức. Hãy chủ động thống kê; và tập hợp các nguồn dự liệu để bàn giao công việc cho nhân sự mới một cách tốt nhất.
Đồng thời, thể hiện sự sẵn lòng giúp đỡ nhân sự mới khi họ cần thông tin về các nhiệm vụ trước đây. Tất nhiên là chỉ duy trì trong một giới hạn thời gian cho phép.
Trong thời gian…. tới, tôi/em sẽ sớm sắp xếp lại các nhiệm vụ, hoàn thành tốt các công việc còn dàng dở cũng như bàn giao cho nhân sự mới. Tôi/em mong quý công ty sẽ thông tin đến tôi/em biết nếu tôi/em có thể giúp gì được cho công ty vào khoảng thời gian còn lại này.
Gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến với công ty, tôi/em xin cảm ơn.
[Ký tên ghi tên của bạn]
Mẫu đơn xin nghỉ việc qua email dành cho bạnTiêu đề mail: THƯ XIN NGHỈ VIỆC_ [TÊN CỦA BẠN]_ [VỊ TRÍ/CHỨC DANH]
Kính gửi: Anh/chị [tên người nhận]
Em xin gửi email này để thông báo chính thức về vấn đề thôi việc/dừng công việc tạg ty với vị trí [tên vị trí/chức danh] vì [lý do nghỉ việc]. Ngày làm việc cuối cùng của em sẽ là [ngày chính thức nghỉ]. Em rất lấy làm làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tại [tên công ty] trong thời gian sắp tới.
Thực sự đây là quyết định rất khó khăn đối với em. Hiện tại sau khoảng thời gian dài làm việc, em nhận thấy mình đã có được những trải nghiệm thú vị, các kỹ năng chuyên sâu hơn từ công việc và môi trường nơi đây. [Liệt kê một số điều mà bạn tâm đắc]. Em cảm thấy cảm thấy may mắn khi được làm việc cùng những đồng nghiệp thân thiện, đồng thời cũng rất biết ơn sự hỗ trợ và tạo điều kiện của cấp trên và đồng nghiệm để em có thể hoàn thành tốt công việc này.
Trong thời gian tới, cụ thể là…., em sẽ cố gắng hoán tất sớm các công việc còn dang dở. Đồng thời em sẽ tập hợp các hồ sơ, phân loại để bàn giao; hướng dẫn lại cho nhân sự mới đảm nhận vị trí của mình. Ngoài ra, anh/ chị vui lòng báo cho em biết nếu em có thể giúp gì cho công ty trong thời gian chuyển giao công việc.
Em hi vọng quyết định này sẽ nhận được sự chấp thuận từ chị và cấp trên. Và một lần nữa em xin cảm ơn vì sự tín nhiệm của cấp trên và tố chức. Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe và công ty sẽ ngày càng phát triển.
[Tên của bạn]
Lời kếtVới những chia sẻ trên, TopDev hi vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích về cách viết mail xin nghỉ việc thế nào là hiệu quả. Chúc cho bạn sẽ có một email thật chuyên nghiệp và để lại những dấu ấn đẹp trong tổ chức của bạn.
Cách Viết Mail Xin Nghỉ Việc Khéo Léo Nhất
Bạn đang nhàm chán với công việc đang có hay muốn chuyển qua làm việc ở một công ty khác nhưng vì e ngại sẽ làm mất đi các mối quan hệ hiện tại.Hôm nay Dịch Thuật Hanu sẽ bật mí cho bạn cách viết mail xin nghỉ việc khéo léo nhất để làm hài lòng các mối quan hệ cũng như có lợi cho công việc tương lai.
Cách viết mail xin nghỉ việc với 6 bước hoàn hảoBước 1: Nếu trong công việc có lý do làm bạn không hìa lòng và dẫn đến nghỉ việc thì tốt nhất nên trao đổi với sếp của bạn để hai bên thỏa thuân. Nếu không thỏa thuận được hoặc bạn đã chắc chắn muốn nghỉ việc thì bạn mới viết đơn.
Bước 2: Vì là viết mail trên máy nên bạn cần phải đảm bảo sự chuyên nghiệp nhất về hình thức: Tiêu đề, phông chữ, căn lề, ngày tháng viết đơn,…Nhưng đừng quên rằng nội dung mới là phần quan trọng nhất.
Bước 3: Lời cảm ơn tới công ty, với sếp là thủ tục bắt buộc và không thể thiếu đối với mỗi mẫu đơn xin nghỉ việc. Dù có bất mãn với công ty hay với sếp thì đây cũng là phép lịch sự tối thiểu cần có giúp bạn nhận được sự tôn trọng và có thể giúp bớt thù thêm bạn.
Bước 4: Không nên đưa ra lý do xin nghỉ mà nên nói về sự hỗ trợ tối đa về công việc bạn đang làm cho người mới đến tiếp quản vị trí ấy. Điều này khiến bạn được nhìn nhận được đánh giá cao cũng như sự biết ơn từ công ty.
Bước 5: Không bao giờ được quên lời chào và kí tên ở cuối thư, đây là điều để thể hiện sự tôn trọng đối với sếp và phép lịch sự nên có.
Bước 6: Sau khi viết xong nộp đơn và chờ quyết định chính thức. Trong khoảng thời gian này bạn vẫn nên đi làm bình thường để thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của mình.
Tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việcBạn có thể viết mail xin nghỉ việc dựa trên bố cục dưới nhưng bạn cần chú ý tới phần lý do xin nghỉ việc làm sao cho hợp lý ví dụ như ra đi để tìm thêm cơ hội phát triển mới, do thay đổi hướng nghề ngiệp hay nhận thấy trình độ chưa đủ muốn nâng cao kĩ năng bằng các khóa tu nghiệp khác. Ngoài ra một lời chúc công ty tốt đẹp và thành công cũng là một điều nên có.
mẫu đơn xin nghỉ việc
Nếu là công ty nước ngoài bạn cảm thấy không đủ trình độ để viết được một mail xin nghỉ việc tốt thì dịch thuật Hanu hoàn toàn có thể giúp bạn. Với đội ngũ nhân viên đông đảo, trình độ chuyên môn cao về tất cả các cả ngôn ngữ : Anh, Hàn, Nhật , Trung, Lào,… chắc chắn sẽ có thể giúp bạn có được một mail xin nghỉ việc khéo léo nhất.
Xem Thêm dịch vụ dịch đa ngôn ngữ , đa ngành ngề tại Dịch thuật Hanua, Dịch thuật HANU tự hào với khả năng dịch thuật hơn 50 ngôn ngữ trên thế giới, với ngay cả những ngôn ngữ hiếm và khó. Các ngôn ngữ chúng tôi dịch : Anh – Pháp – Đức – Tiệp – Slovakia – Nga – Trung – Nhật – Hàn – Lào – Campuchia – Thái – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha – Séc – Ả Rập – Hungary – Bungary,…
– Dịch tiếng Anh, Dịch thuật tiếng Anh: Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung vừa là công cụ giao tiếp vừa là một phần của văn hoá. Chính vì vậy dịch tiếng Anh không chỉ chuẩn ngữ đúng nghĩa mà còn phải phù hợp với nét văn hóa, với từng chuyên ngành. Dịch thuật Hanu chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh chuyên ngiệp, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các phiên dịch viên, biên tập viên làm việc nhiều năm trong nghề dịch thuật và chuyển ngữ với trình độ Anh ngữ chuyên sâu sẽ mang đến khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất.
– Dịch thuật tiếng Pháp, Dịch Tiếng PhápTiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của khoảng 29 quốc gia trên toàn thế giới. Và với tốc độ pháp triển kinh tế hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay Dịch thuật HANU nhận thấy việc Dịch tiếng Pháp, Dịch chuyên ngành tiếng Pháp,…
– Dịch thuật tiếng Thụy Điển, Dịch Tiếng Thụy Điển: Dịch Tiếng Thụy Điển – Nhận dịch thuật Tiếng Thụy Điển với đội ngũ chuyên viên, công tác viên giầu kinh nghiệm và có thời gian dài sống và làm việc tại nước bản địa, vì thế chúng tôi hiểu được văn hóa và văn phong…
– Dịch thuật tiếng Ý (Italia) , Dịch tiếng Ý (Italia) : Dịch tiếng Ý- Dịch tiếng Ý nhanh, chính xác tại Hà Nội, chúng tôi Trong cán cân thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Italy, từ năm 2011 tăng trưởng đều đặn hàng năm. Vì vậy các doanh nghiệp có yêu cầu chuyển đổi ngôn ngữ những giấy…
– Dịch thuật tiếng Đức, Dịch Tiếng Đức: Dịch tiếng Đức – Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 20% xuất khẩu của ta sang Liên minh châu Âu (EU). Đức cũng chính là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác…
b, Chúng tôi nhận dịch và công chứng tất cả các chuyên ngành, trong 100 chuyên ngành như: Khoa học – Thiên văn học – Nông nghiệp/Thuỷ sản – Kiến trúc/Xây dựng – Ô tô/Sửa chữa máy – Ngân hàng/Tài chính – Giáo dục – Thương mại/Kinh tế – Điện/Điện gia dụng – Dịch y tế – Dịch thuật pháp lý – Kinh doanh & Tài chính Translation – Phần mềm nội địa hóa – Trang web địa hóa – Điện thoại di động ứng dụng – Dược dịch- Tài liệu dịch của chính phủ – Dịch kỹ thuật – Dịch tài liệu cá nhân- Hợp đồng dịch…
d, Phiên dịch – thông dịch tiếng Pháp: với các loại hình dịch đuổi, dịch song song (dịch cabin), dịch nối tiếp trong những buổi đàm phán, hội họp, du lịch, thăm quan… tại mọi môi trường nhà máy, công trường, xí nghiệp…
Cách Viết Mail Từ Chối Nhận Việc
Mẫu thư từ chối nhận việc khéo léo không chỉ thể hiện thái độ chuyên nghiệp của bạn mà còn khiến nhà tuyển dụng vui vẻ dù không nhận được hồi đáp. Vậy làm thế nào để viết thư từ chối nhận việc khéo léo. Nội dung thư từ chối nhận việc cần có những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu cách viết thư từ chối nhận việc gửi qua mail
Khi nào ứng viên cần viết thư từ chối nhận việc?Ứng viên cần viết thư từ chối lời mời làm việc của nhà tuyển dụng khi:
Bạn đã nhận được lời mời làm việc của một công ty tốt hơn.
Mức lương – chế độ đãi ngộ của công việc đó không đáp ứng được mong muốn của bạn.
Bản thân thực sự không đáp ứng được yêu cầu hay không phù hợp với vị trí công việc của nhà tuyển dụng.
Cảm thấy môi trường làm việc đó không có nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp…
Vì sao ứng viên cần viết thư từ chối nhận việc?Nếu bạn đã quyết định không đồng ý với lời mời làm việc thì việc viết thư từ chối nhận việc là cách bạn thông báo cho nhà tuyển dụng biết ý định của mình. Qua đó thể hiện sự lịch sự cũng như bày tỏ lòng biết ơn vì đã quan tâm đến bạn. Đây cũng là cách bạn duy trì mối quan hệ tốt với công ty đó có khi sau này họ sẽ đem đến cho bạn cơ hội việc làm tốt hơn.
Từ chối lời mời làm việc lịch sự và khéo léo Trả lời càng sớm càng tốtChúng ta ai cũng muốn có nhiều lựa chọn hơn cho mình và cần thời gian “cân đo đong đếm” trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên sẽ không công bằng cho doanh nghiệp hoặc các ứng viên cùng ứng tuyển khác nếu bạn cứ kéo dài thời gian trả lời. Trả lời nhanh chóng thể hiện thái độ lịch sự và tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng bởi biết đâu bạn có thể ứng tuyển vào công ty đó một lần nữa.
Bày tỏ sự biết ơnBạn có biết rằng nhà tuyển dụng có thể mất thời gian để đọc hồ sơ, tìm kiếm bạn trên các mạng xã hội, xem xét kinh nghiệm làm việc của bạn trong số rất nhiều hồ sơ khác và phỏng vấn bạn? Vì vậy, hãy nhớ bày tỏ sự biết ơn đối với thời gian và công sức họ đã dành cho bạn.
Chẳng hạn: “Cảm ơn chị rất nhiều vì đã đề nghị vị trí… Tôi rất cảm kích khi chị dành thời gian để xem xét hồ sơ và trả lời rất nhiều câu hỏi của tôi về công ty và công việc” hay “Cảm ơn chị một lần nữa về buổi phỏng vấn vào tuần trước, thật vui khi có cơ hội gặp gỡ các đồng nghiệp tiềm năng cũng như được xem văn phòng làm việc. Tôi rất muốn học hỏi thêm về vị trí…, và tôi rất hào hứng khi nhận được lời đề nghị làm việc này”.
Đưa ra lý do ngắn gọnBạn không cần phải nêu lí do chi tiết tại sao bạn từ chối mà chỉ cần một lời giải thích cơ bản là đủ. Ví dụ, “Sau khi xem xét cẩn thận, tôi đã chấp nhận lời mời làm việc tại một công ty khác.” hoặc “Mặc dù vị trí này có nhiều tiềm năng phát triển nhưng tôi đã quyết định theo đuổi một vai trò khác có nhiều cơ hội để thực hiện đam mê của mình”.
Nếu vị trí đó có vẻ không ổn và lý do thực sự duy nhất của bạn là tiếp tục tìm việc hơn là chấp nhận, bạn chỉ cần nói đơn giản “Công việc này không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của tôi vào thời điểm này”. Với bất cứ lý nào bạn đưa ra, hãy giữ thông điệp ngắn gọn, tôn trọng và lịch sự nhất có thể.
Mong muốn giữ liên lạcThế giới tìm việc, đặc biệt ở một số ngành nghề rất nhỏ bé. Do đó, việc tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng có thể giúp bạn có cơ hội hợp tác với họ trong tương lai hoặc với những người mà họ quen biết.
Mẫu thư từ chối nhận việc Mẫu 1 Mẫu 2Cách Viết Mail Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp Nhất
1. Lựa chọn lý do nghỉ việc thuyết phục Lý do nghỉ việc là điều mà sếp bạn quan tâm nhất lúc này. Một lý do hợp tình hợp lý sẽ khiến sếp tạo điều kiện cho bạn nghỉ việc một cách thuận lợi và vui vẻ nhất. Ngoài các lý do xuất phát từ thực tế như: Chăm sóc sức khỏe, chuyển nơi ở, thay đổi mục tiêu nghề nghiệp…thì bạn có thể căn cứ vào tình hình hiện tại của công ty cũng như mong muốn của sếp. Chẳng hạn, sếp muốn tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cho nhân viên nhưng công ty chưa làm được điều này, bạn nên nói rằng: “cần một môi trường thử thách và có nhiều cơ hội hơn”. Hãy trình bày chân thành nhất để nhận được sự cảm thông của sếp.
Nếu đã muốn dứt khoát ra đi, đừng đưa ra các lý do chung chung như: muốn có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, muốn nghỉ ngơi hay lập gia đình. Với những lý do này, sếp chỉ có thể duyệt “nghỉ phép” để cầm chân bạn ở công ty mà thôi. Cách viết mail xin nghỉ việc như vậy vô tình đẩy quá trình thôi việc của bạn kéo dài và gian nan hơn mà thôi.
2. Ghi rõ thời gian nghỉ việc Điều thứ hai bạn cần làm chính là ghi rõ thời gian nghỉ việc trong mail. Tùy theo vào quy định của từng công ty, bạn phải báo trước cho người quản lý ít nhất 15 ngày kể từ nghỉ việc. Đây là quãng thời gian để công ty bố trí tuyển dụng hoặc sắp sếp nhân sự thay thế công việc của bạn. Nếu không phải là lý do bất khả kháng thì nghỉ việc đường đột là điều không nên. Nó làm ảnh hưởng rất nhiều đến guồng quay cũng như tiến độ công việc của công ty bạn.
3. Nói rõ về các công việc dang dở Có thể trước khi nghỉ việc bạn vẫn còn một vài công việc còn dang dở. Bạn cần báo cáo rõ ràng về tình trạng của các công việc này để người quản lý nắm bắt và đưa ra cách bố trí hợp lý nhất. Đồng thời, bạn cũng nên thể hiện tinh thần trách nhiệm trong cách viết mail xin nghỉ việc của mình bằng cách cam kết sẽ làm việc hết mình cho tới phút chót. Cũng đừng quên nói rằng bạn sẽ giữ liên lạc và hỗ trợ nhiệt tình nếu có vấn đề xảy ra sau khi nghỉ việc. Nhận được mail thôi việc như vậy sếp của bạn cũng thấy an tâm phần nào.
4. Gửi lời cảm ơn chân thành Dù thời gian gắn bó ngắn hay dài nhưng cũng mang lại cho bạn những kinh nghiệm và trải nghiệm nhất định. Dù đó là cảm xúc tích cực hay “đau thương” thì nó cũng giúp bạn trưởng thành hơn trong công việc rất nhiều. Vậy nên trong mail thôi việc, bạn nên trình bày những điều tuyệt vời đó đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn như thế nào. Đồng thời, đừng quên gửi lời cảm ơn đến sếp và đồng nghiệp đã tạo điều kiện để bạn phát triển trong thời gian vừa qua. Hai chữ “cảm ơn” sẽ tiếp thêm những tình cảm tốt đẹp hoặc hàn gắn các mối quan hệ đã từng “rạn nứt”.
Cách viết mail xin nghỉ việc nghiêm túc và văn phong đúng mực luôn mang lại những hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, nó cho thấy bạn đang thôi việc trong tư thế ngẩng cao đầu và mở rộng cánh cửa trở lại nếu như công việc mới không thuận lợi như mong muốn. Vì vậy, hãy thiện chí và thành khẩn nhất có thể.
Canavi: Tìm việc ngay – đi làm luôn
Chi tiết truy cập tại: https://canavi.com/blog-viec-lam/cach-viet-mail-xin-nghi-viec-chuyen-nghiep-nhat-p7cdec7b0a7204b1e9782bbadbdcbc0da Tìm việc làm, tạo CV miễn phí tại:https://canavi.com/mau-cv-xin-viec-lam Đăng ký kênh Youtube tại:https://www.youtube.com/c/CanaviVn Link tải App Android:https://play.google.com/store/apps/details?id=com.canavi.mobile&hl=vi Link tải App iOS:https://apps.apple.com/vn/app/canavi-job-search/id1465686196 Đăng tin tuyển dụng miễn phí tại:https://id.canavi.com/account/login?returnUrl=%2Fconnect%2Fauthorize%2Fcallback%3Fclient_id%3Dcnv-recruiter%26response_type%3Dcode%2520id_token%2520token%26scope%3Dpublic-api%2520openid%2520profile%2520offline_access%26redirect_uri%3Dhttps%253A%252F%252Fcompany.canavi.com%252Faccount%252Fcallback%26state%3Drandom_state%26nonce%3Drandom_nonce%26response_mode%3Dform_post%26UserRegisterType%3Drecuiter%26Type%3D1
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Viết Mail Xin Việc &Amp; Gửi Email Cho Nhà Tuyển Dụng Phù Hợp Nhất 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!