Bạn đang xem bài viết Cấp Giấy Phép Khai Thác Khoáng Sản – Sở Tài Nguyên Và Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường (62A Lê Duẩn, Phường 7, chúng tôi Hòa, Phú Yên).
– Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đúng, đủ, tính hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đúng, đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
+ Hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
– Bước 3. Thẩm định hồ sơ
– Bước 4. Trình hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Căn cứ kết quả thẩm định, đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Bước 6: Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận, đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường để nhận kết quả theo các bước sau:
– Nộp giấy biên nhận;
– Nhận kết quả
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30; Chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ (trừ ngày thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, tết).
2. Cách thức thực hiện
Việc nộp hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường- số 62 A Lê Duẩn, phường 7, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Bản chính: Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản; dự án đầu tư khai thác khoáng sản hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản trong trường hợp tổng vốn đầu tư < 15 tỷ đồng kèm theo quyết định phê duyệt của chủ đầu tư; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản (có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản); Giấy xác nhận nộp lưu trữ địa chất Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận nộp tiền tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết
– Thời gian kiểm tra và trả lời về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ: không quá 02 ngày làm việc.
– Thời gian giải quyết thủ tục: Tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ, cụ thể:
+ Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra toạ độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa.
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành công việc thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
(6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân nhân tỉnh Phú Yên.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên.
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác khoáng sản.
(8) Phí, lệ phí: Mức thu lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tài chính, cụ thể:
Số
TT
Nhóm Giấy phép
khai thác khoáng sản
Mức thu (đồng/giấy phép)
1
Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối:
1.1
Có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm;
1.000.000
1.2
Có công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm;
10.000.000
1.3
Có công suất khai thác trên 10.000 m3/năm.
15.000.000
2
Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:
2.1
Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm;
15.000.000
2.2
Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm hoặc loại hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, than bùn trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này;
20.000.000
2.3
Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này.
30.000.000
3
Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng.
40.000.000
4
Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản đã qui định tại điểm 1,2,3,6,7 của biểu mức thu này:
4.1
Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
40.000.000
4.2
Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
50.000.000
5
Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã qui định tại điểm 2,3,6 của biểu mức thu này.
60.000.000
6
Giấy phép khai thác khoáng sản quí hiếm.
80.000.000
7
Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại.
100.000.000
(9) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Mẫu số 07: Đơn đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012).
– Mẫu số 20, Phụ lục 2: Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012).
(10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Yêu cầu, điều kiện 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản.
+ Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật Khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
+ Có Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
– Yêu cầu, điều kiện 2: Khu vực khai thác khoáng sản
+ Khu vực khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
+ Diện tích, ranh giới theo chiều sâu của khu vực khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác, phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác.
– Yêu cầu, điều kiện 3: Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
* Yêu cầu, điều kiện 4 (đối với hộ kinh doanh): Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.
– Có Kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
– Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm;
5. Căn cứ pháp lý
– Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm2010.
– Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
– Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo, văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
– Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
– Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Tải Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản và mẫu bản đồ khu vực khai thác khoáng sản tại: Đây
Mẫu Đơn Đề Nghị Cấp Phép Khai Thác Khoáng Sản Mới Nhất
Luật Tiền Phong – cung cấp mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định mới nhất như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….., ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Uỷ ban nhân dân tỉnh………)
(Tên tổ chức, cá nhân)…………………………………………………………………………………………
Trụ sở tại:……………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………….. Fax:………………………………………………………….
Quyết định thành lập doanh nghiệp số…., ngày…. tháng… năm…. hoặc Đăng ký kinh doanh số… ngày… tháng… năm….
Giấy chứng nhận đầu tư số…. ngày…. tháng…. năm… của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư)…… cho dự án … của Công ty ….
Báo cáo kết quả thăm dò (tên khoáng sản)……tại xã………….. do………… thành lập năm…….. đã được………… phê duyệt theo Quyết định số…….. ngày…. tháng…. năm….của…..
Đề nghị được cấp phép khai thác (tên khoáng sản)………. tại khu vực … thuộc xã…………. huyện………… tỉnh……………………..
Diện tích khu vực khai thác:…………… (ha, km 2), được giới hạn bởi các điểm
góc:………. có toạ độ xác định trên bản đồ khu vực khai thác kèm theo.
Trữ lượng khai thác: ……………….. (tấn, m 3,…)
Công suất khai thác:…………….. (tấn, m 3,…) /năm
Mức sâu khai thác: …
Thời hạn khai thác:…….. năm, kể từ ngày ký giấy phép. Trong đó thời gian xây dựng cơ bản mỏ là:….năm (tháng).
Mục đích sử dụng khoáng sản:…………………………………………………………….
Đối với trường hợp đề nghị cấp phép khai thác nước khoáng, nước nóng cần bổ sung thông tin về công trình khai thác theo các thông số:
Số hiệu, C.sâu Tọa độ Lưu lượng Hạ thấp Mức nước Ghi chú
GK GK(m) X Y (m 3/ngày) Smax (m) tĩnh (m)
Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)
Comments
Đăng Ký Quyền Sử Dụng Đất Lần Đầu (Cấp Tỉnh) – Sở Tài Nguyên Và Môi Trường
1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tài nguyên và Môi trường (62A Lê Duẩn, Phường 7, chúng tôi Hòa, tỉnh Phú Yên); Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của cấp huyện hoặc cấp xã.
b) Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung, làm lại hồ sơ.
c) Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có).
Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Sáng từ 7h-11h30; Chiều từ 13h30-17h (trừ ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, ngày lễ, tết).
2. Cách thức thực hiện
Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
2. Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (bản sao) như sau:
a) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Một trong các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất, bao gồm:
– Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
– Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, có tên người sử dụng đất bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
+ Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có biên bản xét duyệt và Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp.
– Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).
– Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.
– Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.
– Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
h) Bản sao các giấy tờ lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có tên người sử dụng đất nêu tại điểm g có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.
k) Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
l) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014.
m) Giấy xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng đối với trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.
4. Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết
Không quá 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện không quá 32 ngày làm việc (Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian đo đạc địa chính thửa đất, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định).
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
(6) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Văn phòng đăng ký đất đai đối với tổ chức; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với đối tượng Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai đối với tổ chức; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đối với đối tượng Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp xã.
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý.
(8) Lệ phí, phí (nếu có): Không
(9) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
– Mẫu số 04a/ĐK: Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Mẫu số 04b/ĐK: Danh sách người sử dụng chung thửa đất, chủ sở hữu chung tài sản gắn liền với đất.
– Mẫu số 04c/ĐK: Danh sách các thửa đất nông nghiệp của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý đất.
– Mẫu số 08a/ĐK: Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo.
– Mẫu số 08b/ĐK: Thống kê các thửa đất (kèm theo Báo cáo rà soát hiện trạng quản lý, sử dụng đất).
(Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai)
(10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
5. Căn cứ pháp lý
– Luật Đất đai năm 2013.
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai”.
– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, ngày 06/01/2017 của Chính phủ “Quy định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai”.
– Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
– Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Hồ sơ địa chính”.
– Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
– Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND Tỉnh “V/v Ban hành Quy định thời gian và trình tự phối hợp thực hiện Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên”.
– Nghị quyết số 67/2016/NQ-HĐND ngày 16/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên về việc Quy định mức thu, quản lý lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai, thủ tục: Đăng ký QSDĐ lần đầu
Lập Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Khai Thác Nước Ngầm
Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm đều phải đăng ký khai thác nước ngầm.
Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai thác nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.
Quy trình lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm:
Khảo sát thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất;
Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất;
Thu mẫu nước giếng và phân tích tại phòng thí nghiệm;
Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai thác;
Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000;
Tính toán dự báo mực nước hạ thấp, lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước;
Lập đề án và trình nộp sở Tài nguyên và Môi trường;
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.
Thời gian nhận hồ sơ: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, riêng thứ bảy chỉ làm việc buổi sáng).
Khi nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.
Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản – Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục cấp phép. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân lý do không cấp phép.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đóng phí phẩm định hồ sơ và lệ phí cấp phép (nếu hồ sơ đạt yêu cầu) tại Bộ phận Tài vụ và nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Khi đến nhận kết quả, người đến nhận phải xuất trình:
+ Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định).
+ Giấy giới thiệu của đơn vị đề nghị cấp phép (trường hợp đơn vị đề nghị cấp phép là tổ chức).
– Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (theo mẫu);
+ Đề án khai thác nước dưới đất (theo mẫu);
+ Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000;
+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm; Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (theo mẫu);
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận;
+ Biên nhận đóng thuế tài nguyên nước (đối với công trình đang khai thác nhưng chưa có giấy phép);
+ Biên nhận đóng phạt và quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với công trình đang khai thác nhưng chưa có giấy phép);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
+ Đối với công trình đã có giếng khai thác: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với công trình chưa có giếng khai thác: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không có
– Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép
*Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác nước dưới đất:
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000 đồng/hồ sơ.
*Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất:
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với trường hợp công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 700.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.700.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 3.000.000 đồng/hồ sơ.
b) Lệ phí cấp phép: 100.000 đồng/giấy phép.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (đính kèm);
+ Mẫu Đề án khai thác nước dưới đất (đính kèm);
+ Mẫu Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (đính kèm);
+ Mẫu Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm (đính kèm);
+ Mẫu Báo cáo khai thác nước dưới đất (dùng cho công trình đang khai thác mà chưa có giấy phép) (đính kèm).
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có
Căn cứ pháp lý của thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm
– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 02/07/2012;
– Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
– Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Cập nhật thông tin chi tiết về Cấp Giấy Phép Khai Thác Khoáng Sản – Sở Tài Nguyên Và Môi Trường trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!