Xu Hướng 3/2023 # Cho Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể # Top 10 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cho Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cho Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15-9-2020 của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt là Thông tư 32) có hiệu lực từ 1-11-2020, cho phép học sinh dùng điện thoại trong lớp để phục vụ việc học. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường học trong tỉnh cấm học sinh mang điện thoại vào trường, vậy có đúng với tinh thần của thông tư hay không. Đây là vấn đề mà nhiều phụ huynh thắc mắc.

Hiện nay, trong hầu hết nội quy của các trường học trên địa bàn tỉnh đều cấm học sinh mang điện thoại đến trường vì lo các em sẽ mải mê điện thoại bỏ bê việc học hành… Tuy nhiên, quy định cấm này khiến nhiều phụ huynh không đồng tình.

* Cần quy chế kiểm soát thay vì cấm

Chị T., một phụ huynh có con đang học tại một trường THCS ở TP.Biên Hòa chia sẻ, do không có điều kiện đưa đón con nên chị sắm xe đạp điện cho con tự đi học. Để yên tâm, chị cho con mang theo điện thoại di động nhằm thuận tiện liên hệ nắm rõ lịch trình di chuyển của con cũng như hỗ trợ con nếu chẳng may đi đường gặp các tình huống phát sinh… Thế nhưng do nhà trường không cho phép mang điện thoại vào trường, nên con gái chị không dám mang điện thoại đi học vì  sợ vi phạm nội quy nhà trường. 

Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn minh cho biết, hiện nay, hầu hết các trường học đều triển khai sổ liên lạc điện tử, thông qua kênh này phụ huynh có thể liên lạc với nhà trường rất thuận tiện. Thông qua smart phone, phụ huynh được nhà trường chia sẻ thông tin về tình hình học tập của học sinh một cách đầy đủ, nhanh chóng và có thể phản hồi lại những thông báo của nhà trường, liên lạc với giáo viên, cập nhật tình hình đến trường của học sinh… tạo sự yên tâm cho phụ huynh.

“Điều 37 của Thông tư 32 quy định rõ về các hành vi mà học sinh không được làm là sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. Như vậy, Thông tư 32 chỉ quy định về việc sử dụng điện thoại chứ không cấm mang điện thoại vào trường, liệu việc nhà trường cấm học sinh mang theo điện thoại có phù hợp với quy định không” – chị T. thắc mắc.

Chia sẻ về vấn đề này, một giáo viên đang công tác tại một trường THPT ở H.Thống Nhất cho rằng, việc một số trường cấm học sinh mang điện thoại vào trường là cứng nhắc. Trong khi việc sử dụng điện thoại đối với một số trường hợp rất cần thiết. Do vậy, thay vì cấm nhà trường nên quy định các em tắt điện thoại trong giờ học trên lớp. Việc cấm sử dụng điện thoại không phải là biện pháp giải quyết vấn đề mà quan trọng hơn là phải tác động vào ý thức để học sinh tự cân nhắc nên sử dụng như thế nào cho hợp lý mới là tốt nhất.

Một số phụ huynh có ý kiến đề xuất các trường nên có quy chế rõ ràng để kiểm soát và định hướng học sinh sử dụng điện thoại đúng mục đích, giúp nâng cao hiệu quả học tập, giữ liên lạc… thay vì cấm học sinh mang điện thoại vào trường như hiện nay. Theo đó, cần có quy định những hình thức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe, giáo dục.

* Sẽ có hướng dẫn cụ thể

Trao đổi về việc thực hiện Thông tư 32, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa Võ Văn Minh cho biết, Thông tư 32 quy định chỉ cấm học sinh sử dụng điện thoại khi không phục vụ cho việc học tập và việc sử dụng sẽ có sự quản lý của giáo viên. Như vậy, nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ mục đích học tập như trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn tư liệu để hỗ trợ cho bài học… thì học sinh được sử dụng điện thoại.

 “Việc các trường ban hành nội quy quy định học sinh không được mang điện thoại khi vào trường đã được nhiều trường triển khai lâu nay. Để đảm bảo các trường thực hiện đúng theo tinh thần quy định của Thông tư 32, tới đây, Phòng GD-ĐT TP.Biên Hòa sẽ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Bởi, thông tư quy định không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát” – ông Minh nói.

Kim Liễu

Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Chuyển Lớp Cụ Thể Và Chi Tiết

Trong bài viết sau, chúng tôi xin hướng dẫn cách viết đơn xin chuyển lớp cụ thể và chi tiết nhất giúp các bạn học sinh hoặc do học sinh có thể viết đơn chuyển lớp dễ dàng và nhanh chóng khi có nhu cầu thay đổi lớp học.

Xin chuyển lớp có khó không? Nếu bạn muốn chuyển lớp cho con em của mình thì viết đơn xin chuyển lớp là một thủ tục không thể thiếu được để có thể trình lên giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu của nhà trường. Nội dung của đơn này cần đầy đủ và có lý do thuyết phục.

Cách viết đơn xin học chung lớp

2. Hướng dẫn viết đơn xin chuyển lớp phụ huynh viết

– Mục “Ban giám hiệu trường” (1): Viết tên trường mà con bạn đang theo học. Ví dụ con bạn đang theo học trường Tiểu học Cầu Giấy, bạn viết là Ban giám hiệu trường Tiểu học Cầu Giấy.

– Mục “Em tên là” (2): Ghi tên con em của mình đang có nhu cầu chuyển lớp. Lưu ý là nên viết in hoa có dấu. Ví dụ: NGUYỄN VĂN MINH.

– Mục “Hiện là học sinh lớp” (3): Ghi lớp mà con bạn đang theo học. Chẳng hạn như lớp 3A.

– Mục “Trường” (4): Viết tên trường giống như ở mục (1).

– Mục (5): Viết lớp mà con bạn đang theo học.

– Mục “Trường” (6): Viết trường mà con của bạn đang học.

– Mục “Chuyển từ lớp” (7): Viết lớp mà con của bạn đang học.

– Mục “Sang lớp” (8): Viết lớp mà bạn hoặc con mong muốn chuyển sang.

– Mục “Lý do” (9): Trình bày lý do muốn chuyển lớp cho con để giám hiệu nhà trường biết được lý do.

– Mục (10): Viết địa chỉ, thời gian theo ngày, tháng, năm viết đơn xin thay đổi lớp học này. Chẳng hạn như Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019.

Sau khi viết xong các mục, bạn ký và viết họ tên vào chỗ “Người làm đơn”.

Lưu ý viết:

– Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc.

– Viết lý do phải trung thực.

– Trình bày trên mặt giấy A4.

– Cuối đơn, học sinh hoặc phụ huynh ký tên rồi nộp đơn cho giáo viên chủ nhiệm.

https://thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-viet-don-xin-chuyen-lop-52136n.aspx Bạn nhớ khi viết đơn xin chuyển lớp cần nêu lý do xin chuyển thuyết phục, thông tin về lớp học muốn chuyển, thông tin học sinh … để khi trình lên, giám hiệu nhà trường có thể nắm bắt được nguyện vọng, tạo điều kiện cho học sinh.

Hướng Dẫn Cách Luyện Viết Chữ Đẹp Cho Bé, Học Sinh Lớp 1, Lớp 2

Luyện viết chữ đẹp cho bé lớp 1, lớp 2 như thế nào?

Con bạn đang chuẩn bị vào bước vào lớp 1 hoặc lớp 2 nhưng bạn đang lo lắng về chữ viết của con không biết làm thế nào để có thể cải thiện được chữ viết của chúng vì đơn giản chữ của các con hiện tại quá nghệch ngoạc khiến cho chính bạn hoặc giáo viên không thể nào đọc được ý của con đang muốn về cái gì? Trong bài viết này Làm Cha Vlog xin chia sẻ vài thông tin để bạn có thể giúp con cải thiện được chữ viết với thời gian nhanh nhất, hi vọng sẽ hữu ích với bạn.

+ Khả năng chiến thắng: bạn cần biến việc luyện chữ viết với các bé lớp 1, lớp 2 thành một trò chơi và luôn có sự chiến thắng. Trong mỗi người chúng ta, đặc biệt là các bé rất thích sự chinh phục và chiến thắng để được tăng thứ hạng, vì thế bạn hãy khéo léo biến cách dạy trẻ lớp 1 viết chữ đẹp thành 1 trò chơi và cùng chơi với bé, bạn có thể hãy chuẩn bị vài ngôi sao để tặng bé khi viết được 1 chữ nào đó tròn trịa, dễ nhìn, bé nhà bạn chắc chắn sẽ hướng thú rất nhiều và siêng luyện tập nữa.

5 thứ cần chuẩn bị cho học sinh lớp 1, lớp 2 luyện viết chữ đẹp

+ 1 cây bút chì dạng thường (không phải dạng bấm) – 1 cục tẩy và một con cá định vị tay cầm: ban đầu bé viết bằng bút chì để người lớn dễ dàng sửa lỗi chữ viết cho bé bằng cách bôi rồi cho bé viết lại, cá định vị tay cầm giúp bé cầm bút đúng cách ngay từ đầu mà người lớn không cần phải giải thích nhiều với bé, nên 3 dụng cụ không thể thiếu khi bé luyện chữ.

+ 1 cây bút có ngòi êm trơn và 1 hủ mực : đây là dòng bút không tạo nét thanh hay nét đậm, giúp bé viết êm tay, là dòng bút cho các bé bắt đầu tập viết chữ, bạn có thể mua các loại bút có mã: SH005, SH006, SH007 của thương hiệu Bút Mài Thầy Ánh, mực thì bạn có thể lựa chọn thương hiệu Queen hoặc Bakio đều được với giá thành hợp lý mà chất lượng khá tốt.

+ Tập luyện viết chữ đẹp: bạn lựa chọn là loại tập giấy dày, 4 ô li để trong quá trình tập luyện bé không làm lem mực hoặc rách giấy. Kinh nghiệm ban đầu bạn dùng tập đã được in sẵn chữ viết để bé tập theo, khi nào bé viết tốt hãy chuyển sang tập trắng.

+ 1 bộ Flashcard Luyện Chữ Đẹp 5 Cấp Độ dành cho bé do Làm Cha Vlog nghiên cứu : với giá thành phù hợp với các ba mẹ, bộ Flashcard sẽ là công cụ đắc lực giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian trong quá trình luyện viết chữ đẹp cho các con

+ Thời gian của Ba mẹ: nhìn vào thực tế ngày nay ba mẹ quá bận rộn nên ít dành thời gian cho con để tập cho con luyện viết chữ đẹp, nhưng để các bé lớp 1, lớp 2 viết được chữ đẹp thì chỉ có ba mẹ là người thầy tuyệt vời nhất vì chúng ta mới đủ kiên trì để dạy con từng nét chữ, nếu ba mẹ không có thời gian nhiều dành thì cũng là một điều thiệt thòi cho các bé

Phương pháp luyện viết chữ đẹp cho bé, học sinh lớp 1 – lớp 2

Theo quy trình luyện viết chữ đẹp của Bộ Flashcard luyện viết chữ đẹp 5 cấp độ thì ba mẹ hãy tập viết chữ đẹp cho bé qua 5 cấp độ sau:

+ Cấp độ 1 – tập cho bé sử dụng viết: ở độ tuổi lớp 1, lớp 2 thì bé đã biết cầm viết để vẽ nên ở cấp độ này, ba mẹ chỉ cần cho bé cầm bút đúng bằng cá định vị tay cầm và cho vẽ theo một hình nào đó có sẵn giúp cho bé quen với việc cầm bút đúng cách, mà không cần một yêu cầu nào khác.

+ Cấp độ 2 – tập các nét cơ bản trong tiếng việt: có đến 15 nét cơ bản tạo nên chữ viết tiếng việt, nhưng các ba mẹ chỉ cần chọn ra những nét chủ đạo mà luyện tập cho các con, ba mẹ cho bé luyện các nét cơ bản cần nhuần nhuyễn thì khi bé vào viết các con chữ sẽ rất tốt.

+ Cấp độ 3 – tập 29 chữ cái viết thường: trong bộ Flashcard 29 chữ cái viết thường được chia là ba nhóm chữ tương đồng, các ba mẹ hãy cho bé tập theo sẽ giúp cho các bé lớp 1, lớp 2 dễ dàng hiểu bài và viết tốt như sau:

Nhóm chữ viết số 1: i, t, u, ư, p, y, n, m ,v, r, s

Nhóm chữ viết số 2: l, b, h, k

Nhóm chữ viết số 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x

Ba mẹ không nên cho con thích học, thích viết chữ nào tuỳ ý mà cần theo từng con chữ trong nhóm thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

+ Cấp độ 4 – tập 11 chữ ghép: sau khi bé đã hoàn thành được 29 chữ cái viết thường thì bạn hãy cho bé tập 11 chữ ghép bao gồm các chữ sau: th, ph, kh, ng, gh, ngh, ch, tr, nh, qu, gi khi bé đã viết tốt thì bạn chuyển qua cấp độ tiếp theo.

+ Cấp độ 5 – tập cho bé viết 10 chữ số: đây được xem là cấp độ cuối cùng trước khi bé bắt đầu viết các đoạn văn, học viết chữ số giúp bé làm bài tập toán được tốt hơn, cấp độ số 5 này cũng được chia làm 3 nhóm số để bé dễ viết như sau:

Phương pháp thông qua bộ Flashcard Luyện Viết Chữ Đẹp 5 cấp độ dành cho bé phù hợp cho các bé học sinh lớp 1, lớp 2 được biên soạn theo phông chữ của bộ giáo dục được đánh giá cao vì tính dễ học và dễ tiếp thu cho các bé, Bộ Flashcard đi kèm với 2 quyển vở rất dễ cho bé luyện tập do đó các ba mẹ yên tâm đầu tư để luyện chữ cùng bé.

Business Analyst Cần Học Gì: Chuyên Nghiệp Khi Viết Hướng Dẫn Sử Dụng

1. Tại sao Business Analyst cần học cách viết hướng dẫn sử dụng

Trong quá trình triển khai phần mềm, đặc biệt với các phần mềm phức tạp như ERP, việc có một tài liệu hướng dẫn rõ ràng, chính xác sẽ giúp khách hàng hạnh phúc hơn và qua đó giảm thiểu chi phí hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm.

Thông thường khách hàng bị chìm ngập trong bể thông tin và không biết bắt đầu sử dụng tài liệu hướng dẫn sử dụng quá dày và thiếu cấu trúc rõ ràng theo tư duy thông thường của họ, do đó họ sẽ trực tiếp hỏi nhân viên hỗ trợ dịch vụ với rất nhiều câu hỏi lặp đi lặp lại khiến cho khối lượng công việc của bộ phận support tăng rất nhiều dẫn đến giảm năng suất chung.

Do đó mục tiêu tài liệu này giúp người đọc trên cương vị là PO/BA/CS (Product Owner/Business Analysis/Customer Support) hiểu cách viết một tài liệu hướng dẫn sử dụng tốt để có thể bắt đầu quá trình xây dựng tài liệu này phù hợp với khách hàng.

2. Cấu trúc và sự rõ ràng là chìa khóa trong hướng dẫn sử dụng

Cấu trúc là chìa khóa để tiết kiệm thời gian và cấu trúc đó nếu xuất phát từ phía cách hiểu và tư duy của người dùng cuối theo các nghiên cứu về quá trình học tập của con người. Do đó Swipe Guide đã đưa ra một lời khuyên về cấu trúc như sau:

Cấu trúc và sự rõ ràng là chìa khóa trong hướng dẫn sử dụng

Hệ thống phân cấp SwipeGuide về cách viết và cấu trúc sổ tay

Chúng ta hãy xem xét từng thành phần này một cách chi tiết hơn:

Nếu bạn chuyển sang sử dụng một điện thoại mới – If you’re switching to a new device.

Nếu bạn lần đầu sử dụng iPhone – If you’re setting up your first iOS device

Kết thúc quá trình cài đặt – Finish up

(Tham khảo https://support.apple.com/en-gb/HT202033)

Step là những mô tả chi tiết, diễn giải từng bước thao tác thành một chuỗi các hoạt động để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong Instruction. Sẽ rất tốt và trực quan nếu mỗi step được minh hoạt bằng hình ảnh screenshot và highlight khu vực cần thao tác tương ứng với một step.

Step 1: Bật điện thoại (Turn on your device)

Step 2: Nếu bạn sử dụng iOS 11 hoặc mới hơn, hãy sử dụng Quick Start (If you have another device on iOS 11 or later, use Quick Start)

Step 3: Kích hoạt điện thoại (Activate your device)

Step 4: Cài đặt Face ID hoặc Touch ID (Set up Face ID or Touch ID and create a passcode)

Step 5: Khôi phục hoặc chuyển thông tin và dữ liệu cũ (Restore or transfer your information and data)

Step 6: Đăng nhập với Apple ID (Sign in with your Apple ID)

Step 7: Cài đặt Siri và các dịch vụ khác (Setup Siri and other service)

Step 8: Cài đặt đồng hồ (Set up Screen Time)

Step 9: Bật chế độ cập nhật tự động và cài đặt các tính năng khác (Turn on automatic updates and set up other features)

Để mô tả một step, bạn nên sử dụng câu khẳng định đơn, ngắn gọn với các động từ đứng đầu như “cài đặt, nhấn, nhấp, đi theo”. Tối đa 10-12 bước được khuyến nghị để hướng dẫn của bạn có hiệu quả. Khi bạn muốn người dùng ghi nhớ một Instruction, bạn nên giới hạn bản thân trong tối đa 5-7 bước.

Ví dụ trong tài liệu hướng dẫn “Làm thế nào để cài đặt iPhone, iPad của bạn” (Set up your iPhone, iPad, or iPod touch)”, với Instruction cho ngữ cảnh “Nếu bạn lần đầu sử dụng iPhone – If you’re setting up your first iOS device” thì sẽ có các 8 step như sau:

(Tham khảo Apple Support)

Warning: Các chú ý về tính an toàn và những điều cần biết trước khi sử dụng.

Tip: Các thông tin bổ sung chi tiết, các mẹo sử dụng.

Alternative route: cách khách để có thể giải quyết vấn đề của khách hàng.

Fixes: Những điều mà khách hàng có thể thao tác sai và cách để sửa chúng

Một Instruction hoặc Step có thể sẽ cần có thông tin bổ sung, trong trường hợp đó bạn có thể sử dụng một trong các loại thông tin bổ sung sau với tiêu đề nêu rõ loại thông tin bổ sung đó:

Một Instruction trọn vẹn Hướng dẫn cách “Nướng bánh mỳ” với 6 step để thao tác hoàn thành. Ngoài ra kèm theo một Instruction bổ sung “Cách ăn cho ngon” vào cuối Instruction trên. Ta cũng thấy biểu tượng Warning khi sử dụng với những lưu ý về việc sử dụng an toàn và các trang bị kèm theo.

Một ví dụ mẫu hướng dẫn sử dụng

Bạn hãy liệt kê các thành phần trong cấu trúc của một tài liệu hướng dẫn sử dụng?

Bạn hãy liệt kê các thành phần bổ sung cho 1 Step hoặc Instruction của một tài liệu hướng dẫn sử dụng?

Bạn hãy cho biết tại sao một tài liệu hướng dẫn sử dụng cần phải có cấu trúc tốt?

Bạn hãy cho biết phần Guide trong tài liệu hướng dẫn sử dụng có mục đích gì?

Bạn hãy cho biết phần Topic trong tài liệu hướng dẫn sử dụng có mục đích gì?

Bạn hãy cho biết phần Instruction trong tài liệu hướng dẫn sử dụng có mục đích gì?

Bạn hãy cho biết phần Step trong tài liệu hướng dẫn sử dụng có mục đích gì?

Bạn hãy cho biết các khuyến cáo để làm phần Step tốt là gì?

Một ví dụ mẫu hướng dẫn sử dụng

Thông tin bổ sung về các bước có thể được chia thành bốn biểu tượng, dựa trên lý thuyết về ánh xạ thông tin:

3. Một ví dụ mẫu hướng dẫn sử dụng

5. Ôn tập kiến thức viết hướng dẫn sử dụng

Nếu bạn là một IT Business Analyst, ưa thích làm sản phẩm quốc tế trong lĩnh vực bán lẻ – thương mại điện tử! Tham gia Tuyển dụng Business Analyst, môi trường làm việc từ xa, địa điểm tự do, quản lý linh hoạt theo Agile.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Học Sinh Sử Dụng Điện Thoại Trong Lớp: Cần Có Hướng Dẫn Cụ Thể trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!