Bạn đang xem bài viết Chủ Tịch Ubnd Thành Phố Huỳnh Đức Thơ Tiếp, Giải Quyết Kiến Nghị Của Công Dân được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ chủ trì buổi tiếp công dân
Về trường hợp hộ ông Nguyễn Đình Hữu và bà Trần Thị Diễm Thúy tại K65/11 Hàm Nghi, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, hoàn cảnh gia đình ông đang ở chung nhà của cha mẹ nhưng đông anh em, diện tích sinh hoạt chỉ khoảng 12m2. Bản thân ông bị tai biến, vợ bị bệnh u xương, con út bị suy thận bẩm sinh và thiểu năng trí tuệ.
Về trường hợp hộ ông Trương Công Kiện, trú tại tổ 21 Trung Hòa A, quận Thanh Khê, gia đình ông hiện đang gặp nhiều khó khăn về chỗ ở. Bản thân ông là Tổ phó tổ dân phố, hiện làm bảo vệ ở Tòa án quận Thanh Khê, vợ thường xuyên đau ốm, không có việc làm ổn định, gia đình thuộc diện hộ nghèo của địa phương. Hai gia đình ông Nguyễn Đình Hữu, ông Trương Công Kiện đều có nguyện vọng xin thuê chung cư.
Về trường hợp bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao (sinh năm 1997) hiện trú tại số 31 đường Nước Mặn 5, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, gia đình khó khăn, bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo nên mất sớm. Hiện bà Giao và em trai (sinh năm 2001) đang thuê nhà tại số 31 đường Nước Mặn, tổng thu nhập của hai chị em thấp không đủ chi trả sinh hoạt. Gia đình bà Giao cũng không hưởng chế độ chính sách nào tại địa phương.
Qua xác minh, các sở ngành nhận thấy gia đình những trường hợp này đều có hoàn cảnh khó khăn, có nhiều người đau ốm, môi trường sống không đảm bảo. Xét hoàn cảnh bức xúc về chỗ ở, cùng với đề xuất của các sở ngành, địa phương và nguyện vọng của công dân, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ giao Sở Xây dựng rà soát quỹ nhà chung cư, các sở ngành và địa phương phối hợp giải quyết việc cấp chung cư cho gia đình ông Nguyễn Đình Hữu, ông Trương Công Kiện, bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao trong thời gian sớm nhất.
Trường hợp các hộ dân Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Cẩm và Trần Phước Nhân tại thôn Giáng Nam, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang đề nghị thành phố xem xét lại về pháp lý, nguồn gốc đất đai và giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Sửu thuộc thửa đất số 76b, diện tích 3256 m2. Sự việc đã diễn ra nhiều năm, tuy nhiên, đến nay, trường hợp vẫn chưa được giải quyết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công dân.
Sau khi nghe các ý kiến của người dân và đơn vị, địa phương, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ yêu cầu các sở ngành phối hợpcần làm rõ nguồn gốc ban đầu, cung cấp đầy đủ hồ sơ về khu vực giải thể hợp tác xã để xác định rõ nguồn gốc đất sản xuất kinh doanh cho gia đình ông Nguyễn Sửu. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ giao UBND huyện Hòa Vang giải quyết theo hướng phải xác minh rõ nguồn gốc đất thực tế, xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đang sống trên đất.
Công dân trình bày nguyện vọng tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đại diện phường An Hải Đông cho rằng, ông Phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đề xuất báo cáo thành phố cho phép tách thửa, xin tách thửa để trả nợ ngân hàng và tách biệt tài sản với ông Lê Diện. Phía Sở Tài nguyên Môi trường cho rằng việc tách thửa không đảm bảo diện tích theo quy định. Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đề xuất, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ giao Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất chủ trương cho tách thửa, Sở lập thủ tục giải quyết theo quy định.
Về trường hợp bà Phan Thị Hẹ hiện trú tại tổ 20 phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, bà có mong muốn thuê 1 căn chung cư trên địa bàn quận Sơn Trà. Bà Hẹ là mẹ liệt sỹ, trước đây gia đình bà thuộc diện giải tỏa năm 2006 nên đã được bổ trí 1 lô đất tái định cư. Tuy nhiên đến tháng 2-2019, vì giá đất lên cao không có khả năng trả nên gia đình đã bán căn nhà cấp 4 để trả nợ tiền đất và giải quyết việc nhà. Từ đó, gia đình phải thuê nhà ở. Hiện các con bà đều có gia đình riêng và đang thuê chung cư thuộc sở hữu nhà nước, riêng 3 khẩu gia đình con trai Huỳnh Văn Út hiện thuê trọ sống cùng bà Hẹ.
Đối với đề nghị thuê chung cư của hộ bà Phan Thị Hẹ thuộc diện đối tượng chính sách đúng đối tượng quy định theo Quyết định 4533/QĐ-UBND ngày 18/8/2017 của UBND thành phố. Tuy nhiên, gia đình bà có 3 người con đã được thành phố bố trí thuê chung cư thuộc sở hữu nhà nước và bà Hẹ mới bán nhà năm 2019.
Về trường hợp ông Bùi Đình Thiện có hộ khẩu tại khu tập thể Trạm 64 cũ, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, ông đề nghị được hỗ trợ, đền bù và bố trí tái định cư để gia đình ổn định cuộc sống. Bản thân ông là Đội trưởng Đội tàu thuyền Bộ đội biên phòng thành phố. Sau 18 năm sở hữu căn hộ thuộc khu tập thể Trạm 64 cũ, đến ngày 9-10-2018, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân có quyết định thu hồi, gia đình ông đã bàn giao cho doanh trại và địa phương, nhưng vẫn chưa nhận dược bất kỳ hỗ trợ hoặc đền bù nào. Nay gia đình ông kiến nghị được hỗ trợ, đền bù và bố trí tái định cư để ổn định cuộc sống.
Theo đại diện Quận Sơn Trà, nội dung kiến nghị của ông Bùi Đình Thiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân, Hội đồng Giải phóng mặt bằng quận Sơn Trà không có cơ sở đền bù và đề xuất hỗ trợ, bố trí đất tái định cư riêng cho ông Bùi Đình Thiện. Tuy nhiên, xét quá trình công tác, hoàn cảnh, nếu chưa có nhà ở trên địa bàn thành phố thì đề nghị UBND thành phố xem xét giải quyết nguyện vọng của ông Thiện.
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đề xuất, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ giao Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với các đơn vị vận dụng chính sách giải tỏa đất tái định cư, đồng thời xem xét hỗ trợ cán bộ chuyển công tác về Đà Nẵng nhưng chưa có chỗ ở.
CÔNG TÂM
Mẫu Đơn Đề Nghị Công An Giải Quyết
Nội dung mẫu đơn
Thẩm quyền giải quyết
Khi xảy ra tai vụ việc, người đề nghị nộp đơn đến cơ quan công an địa phương (công an phường/xã nơi xảy ra vi phạm.
Cơ quan công an sẽ căn cứ vào tờ tường trình, chứng cứ để xác định có thụ lý, khởi tố vụ việc hay không. Nếu khởi tố, công an sẽ làm các thủ tục theo quy định.
Trong trường hợp người bị hại không biết cách thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường hoặc nộp đơn đề nghị nhưng cơ quan có thẩm quyền không giải quyết thì có thể nhờ luật sư can thiệp để đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
Thông tin người làm đơn
Người làm đơn phải trình bày cụ thể về lý lịch cá nhân của người làm đơn, người có hành vi vi phạm bao gồm:
Họ và tên;
Năm sinh;
Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
Địa chỉ đăng ký thường trú;
Địa chỉ liên hệ;
Số điện thoại liên lạc.
Giải trình nội dung đề nghị
Nêu diễn biến của vụ việc (thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc)
Thiệt hại mà người có hành vi vi phạm gây ra đối với người bị hại (tỷ lệ thương tật, thương tích như thế nào, thiệt hại kinh tế,…)
Yêu cầu giải quyết
Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (trách nhiệm dân sự)
Xử lý hành vi của người xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn theo quy định của pháp luật.
Phần cuối đơn
Cuối cùng là phần cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và người làm đơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu.
Người làm đơn phải ký tên, ghi rõ họ tên (không được sao chụp chữ ký).
Lưu ý khi làm đơn
Thông tin ghi trong mẫu đơn càng chi tiết, càng chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
Nội dung sự việc nên trình bày theo hướng sự việc nào diễn ra trước trình bày trước, sự việc nào diễn ra sau trình bày sau. Nên trình bày theo từ quá khứ đến hiện tại.
Cung cấp thông tin người làm đơn và sự việc trình báo càng chi tiết càng tốt.
Trường hợp muốn nộp đơn nặc danh (ẩn danh) phải trình bày rõ nguyên nhân để được hướng dẫn xử lý thỏa đáng.
Khiếu Kiện Đòi Lại Quyền Sử Dụng Đất Của Công Dân, Thực Tiễn Và Kiến Nghị
1. Thực tiễn khiếu kiện đòi lại quyền sử dụng đất của công dân
Thực tế, Tòa án các cấp đã thụ lý và giải quyết nhiều vụ tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở mà nguồn gốc đất tranh chấp là của chủ đất cũ (do ông cha để lại, do mua bán, được tặng cho, được thừa kế hoặc khai hoang, phục hóa…mà có). Nhưng vì chiến tranh phải sơ tán đi nơi khác hoặc do làm ăn gặp khó khăn, chủ đất cũ bỏ đi nơi khác sinh sống… sau đó chủ đất không về để trực tiếp quản lý, sử dụng nữa, nên người khác đã tự ý đến mảnh đất đó xây dựng nhà ở và sử dụng canh tác liên tục, lâu dài. Người đang sử dụng đất đã sử dụng đất này từ trước hoặc từ khi Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực, một thời gian dài chủ đất không có ý kiến gì, nay mới khởi kiện đòi lại đất.
Đối với các loại việc trên, Tòa án cần phải xác định về đối tượng tranh chấp đó là quyền sử dụng đất và đây là một loại tài sản đặc biệt. Trước đây, khi chưa có Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai năm 1993 thì đã có giai đoạn Nhà nước cấm công dân mua, bán, cho thuê, lấn, chiếm đất, phát canh thu tô dưới mọi hình thức. Do đó, các giao dịch như mua, bán, cho thuê, cầm cố đất ở thời điểm này về nguyên tắc đều bị coi là vô hiệu (không có giá trị pháp lý). Trong giai đoạn trước và sau năm 1980, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản ghi rõ: “người có đất không sử dụng đất trong 06 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép thì nhà nước có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất”. Khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai năm 1987 cũng quy định: “Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong các trường hợp sau: Người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong 06 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép. Điều đó đã thể hiện quan điểm, chủ trương của nhà nước đối với các trường hợp người có đất nhưng không sử dụng đất. Vì vậy, nếu đất tranh chấp đã được một bên sử dụng trước hoặc trong thời gian Luật Đất đai năm 1987 có hiệu lực và một thời gian dài không có tranh chấp, nay chủ cũ đòi lại đất thì phải xem xét kỹ đến quyền lợi của người của người dân trực tiếp quản lý, canh tác, sử dụng, tôn tạo đất liên tục trong một thời gian dài và đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính, các chính sách pháp luật về đất đai nhằm ổn định đời sống, sản xuất cho người dân.
Hai là, đối với trường hợp cả hai bên (chủ đất cũ và người sử dụng đất) đều được cấp GCNQSDĐ theo Luật Đất đai năm 1987 hoặc Luật Đất đai năm 1993 (cấp trùng nhau) nay các bên tranh chấp quyền sử dụng đất thì Tòa án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện thủ tục kê khai cấp GCNQSDĐ, căn cứ pháp lý để được cấp GCNQSDĐ của các bên và cần xác minh ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ để làm rõ việc CGCNQSDĐ có đúng pháp luật không. Trên cơ sở đó, Tòa án mới có căn cứ công nhận quyền sử dụng đất cho bên được cấp GCNQSDĐ hợp pháp. Thực tế, khi giải quyết tranh chấp, nhiều Tòa án chỉ hỏi ý kiến cán bộ địa chính xã hoặc cán bộ Phòng Tài nguyên môi trường để làm căn cứ xét xử là chưa đầy đủ, chưa có căn cứ vững chắc mà phải đi xác minh thực tế tại nơi có đất tranh chấp thông qua những người cao tuổi ở địa phương đó xác nhận…
Ba là, đối với trường hợp chưa bên nào được cấp GCNQSDĐ, nhưng quá trình sử dụng, người sử dụng đất có kê khai, được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính và họ đang quản lý, sử dụng đất liên tục từ khi có Luật Đất đai năm 1987 cho đến nay, trong khi đó chủ đất cũ không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất, sau ngày 01/01/2014, một trong các bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải thụ lý giải quyết. Tòa án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập các tài liệu, chứng cứ về việc người đang sử dụng đất thực tế đã sử dụng trong thời gian bao lâu, chủ cũ đã từ bỏ quyền sử dụng đất của mình trong hoàn cảnh nào và từ thời gian nào. Trên cơ sở đó, Tòa án xem có căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được quy định trong Bộ luật Dân sự hay không, trên cơ sở đó Tòa án làm căn cứ quyết định quyền sử dụng đất thuộc về người đang sử dụng đất trên thực tế.
Thực tế có những vụ án, tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp có cả các dấu hiệu đã nêu ở trên. Để xác định tranh chấp thuộc diện tranh chấp quyền sử dụng đất nào cần căn cứ vào việc ai kiện ai và khởi kiện về vấn đề gì. Ví dụ:
Tình huống thứ nhất, tranh chấp quyền sử dụng đất do TAND huyện Đ tỉnh Q thụ lý giải quyết tháng 9/2016. Tài sản tranh chấp là mảnh đất có diện tích 600m2, thửa số 01, tờ bản đồ số 54, thuộc quyền sử dụng của ông Đỗ C (chết năm 1987) và bà Trương Thị B (chết năm 1954). Ông C và bà B có một người con duy nhất là ông Đỗ T. Trước năm 1981, gia đình ông Đỗ T cùng cha là ông Đỗ C sinh sống tại diện tích đất trên. Năm 1981, gia đình ông Đỗ T đi kinh tế mới theo chủ trương của Chính phủ tại xã S, huyện L, tỉnh N. Ông Đỗ C ở lại diện tích đất trên. Năm 1982, ông Đỗ C đồng ý cho cháu là anh Đỗ N vào sinh sống và canh tác trên diện tích đất này. Năm 1987, ông Đỗ C qua đời để lại một ngôi nhà 5 gian trên diện tích 600m2 đất. Năm 2013, anh Đỗ N đã kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất mà không được sự đồng ý của ông Đỗ T. Ngày 30/5/2014, anh Đỗ N được Nhà nước cấp GCNQSDĐ. Tháng 4/2016, anh Đỗ N dỡ ngôi nhà cũ mà ông Đỗ C để lại và xây dựng một ngôi nhà kiên cố trên khu đất nói trên. Ông Đỗ T đã khởi kiện anh Đỗ N yêu cầu trả lại diện tích đất nêu trên.
Tình huống thứ hai, ông Vũ Văn T và bà Bùi Thị Đ kết hôn với nhau có sinh được hai người con gồm bà Vũ Thị Chi (sinh năm 1918) và Vũ Thị Chu (sinh năm 1922), hiện ông T và bà Đ đã chết. Trước khi chết, ông bà có để lại cho chị em bà Chi và bà Chu một căn nhà ba gian cấp bốn nằm trên diện tích 744m2, nguồn gốc đất do ông bà tổ tiên để lại, đất có giấy chứng nhận sỡ hữu ruộng đất do Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cấp vào năm 1954, thuộc thửa đất số 167 và 212 nằm trên bản đồ điạ chính xã G, huyện V, tỉnh N. Trước khi chết, họ có giao cho con gái mình là bà Chúng quản lý và sử dụng toàn bộ diện tích đất và căn nhà cấp bốn trên đất; khi ông T và bà Đ chết thì bà Chu đã thực hiện theo đúng di nguyện mà bố mẹ trước khi chết đã trăn trối.
Gia đình bà Chu đang ở và sử dụng hợp pháp trên mảnh đất và căn nhà do bố mẹ để lại thì một số hộ gia đình sống liền kề với gia đình nhà bà đã tự ý chiếm đất bất hợp pháp phần diện tích và căn nhà trong tổng diện tích đất 744m2 mà bố mẹ bà để lại. Cụ thể:
1. Đối với ông Vũ Văn B, năm 1987, ông Vũ Văn B là hàng xóm có nhà và đất sát cạnh với nhà bà Chúng đã tự ý lấn chiếm căn nhà 3 gian cấp bốn nằm trên diện tích 200m2, ông B đã sử dụng bất hợp pháp căn nhà của bố mẹ bà Chúng để lại. Năm 1988, ông Vũ Văn B đi khai hoang và làm kinh tế ở thôn Đ, xã S, huyện R, tỉnh N. Thời gian ông B đi khai hoang ở xã S, thuộc huyện G thì bà Chúng đã đòi được nhà, tiếp tục hương khói, thờ cúng tổ tiên. Khoảng 7 năm sau kể từ ngày ông B đi làm kinh tế mới, thì ông B lại quay trở về chiếm lại căn nhà cấp bốn 3 gian trên phần diện tích đất 200m2 mà nhà bà Chu vẫn đang ở và là nơi thờ tự. Khi chiếm lại căn nhà cấp bốn của gia đình bà Chu thì trước đó ông B vẫn cho bà Chu và các con cháu vào nhà thắp hương, giỗ, tết, thờ cũng tổ tiên bình thường. Năm 2006 thì ông B chiếm đoạt hẳn căn nhà cấp bốn, ba gian trên diện tích 200m2 đó và không cho bà Chu và các con cháu vào nhà thắp hương tổ tiên. Năm 2014, ông B tự ý phá dỡ, xê dịch và thay đổi hoàn toàn hiện trạng căn nhà mà không được sự đồng ý của bà Chu cùng toàn thể gia đình.
Ngoài căn nhà cấp bốn, ba gian trên diện tích đất 200m2 mà ông B đã lấn chiếm đó, ông B còn lấn chiếm thêm 48m2 đất và số diện tích 48m2 này, ông B đã tự ý bán cho bà L vào năm 2007 (bà L cũng là hàng xóm và nhà sát cạnh với đất của gia đình nhà bà Chu).
2. Đối với bà Vũ Thị L, năm 2007, bà L tự ý lấn chiếm của gia đình nhà bà Chúng với tổng diện tích 180m2, phần đất ở giữa của toàn bộ diện tích và sử dụng trái phép từ đó đến nay.
3. Đối với ông Nguyễn Văn M, năm 2007 ông M cũng tự ý lấn chiếm 48m2 ở phía đông bắc của mảnh đất 212 và sử dụng bất hợp pháp từ đó đến nay.
4. Đối với ông Vũ Văn D, năm 2007, ông D cũng tự ý lấn chiếm đất của nhà bà Chúng với diện tích 216m2 ở phía bắc thuộc thửa đất 212 và cũng sử dụng hợp pháp đến nay.
5. Đối với ông Vũ Văn Q, năm 2007, ông Q tự ý lấn chiếm trái phép đất của nhà bà Chúng với diện tích đất mà ông ấy đã lấn chiếm là 72m2, sau đó ông Q còn tự ý bán toàn bộ 72m2 đất lấn chiếm đó cho gia đình ông Vũ Văn V là người cùng xóm.
2. Đề xuất hướng giải quyết
Khiếu kiện đòi lại quyền sử dụng đất hợp pháp của công dân là một khái niệm rất rộng, việc đòi lại quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất hợp pháp là do lỗi của bên bị kiện có thể là do lấn chiếm, cho mượn, cho ở nhờ. Vì vậy hướng giải quyết như sau:
Thứ nhất, đối với tranh chấp quyền sử dụng đất do bị lấn chiếm, chủ sử dụng đất hợp pháp nên thỏa thuận với người có hành vi lấn chiếm để họ tự nguyện trả lại phần diện tích đã lấn chiếm. Trường hợp, người lấn chiếm đất cố tình không trả lại phần diện tích mà mình đã lấn chiếm thì người sử dụng đất hợp pháp gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có mảnh đất tranh chấp đó để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013.
Thứ hai, đối với tranh chấp quyền sử dụng đất cho ở nhờ. Việc thỏa thuận cho mượn quyền quyền sử dụng đất là giao dịch dân sự, thuộc loại hợp đồng mượn tài sản được quy định trong BLDS năm 2015. Khi có tranh chấp hợp đồng mượn quyền sử dụng đất, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết thì TAND áp dụng các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng mượn tài sản để giải quyết. Tuy nhiên thì về nguyên tắc, nếu bên có đất cho mượn chứng minh được mình vẫn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người có quyền sử dụng đất (kê khai, đứng tên trong sổ địa chính và thực hiện các quyền năng khác) thì Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi lại đất cho mượn của bên có đất cho mượn và bên có đất cho mượn phải thanh toán cho bên mượn chi phí làm tăng giá trị của đất đó, nếu các bên có thỏa thuận.
Thứ ba, đối với tranh chấp quyền sử dụng đất cho ở nhờ. Tương tự như đất cho mượn, người cho ở nhờ cũng chỉ là giúp đỡ bên ở nhờ (không mang tính đền bù trong giao dịch dân sự). Vì vậy, trường hợp chủ sở hữu nhà ở cho người khác ở nhờ trên đất đó nay họ đòi lại đất thì Tòa án buộc người ở nhờ phải trả lại quyền sử dụng đất cho chủ nhà. Trường hợp không thể trả được bằng hiện vật thì phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho chủ nhà.
Trường hợp bên ở nhờ trên đất đã xây dựng thêm nhà ở và các công trình gắn liền với nhà ở trên đất của bên cho ở nhờ, nếu được bên cho ở đồng ý và bên ở nhờ đã sử dụng ổn định trong một thời gian dài thì Tòa án buộc bên ở nhờ trả lại phần diện tích đất có nhà đã ở nhờ, bên ở nhờ được sở hữu phần nhà mà mình đã xây dựng và sử dụng phần đất có nhà và công trình đó đồng thời phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với phần đất được sử dụng theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương vào thời điểm xét xử sơ thẩm.
Ủy Ban Nhân Dân Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
Quý khách vui lòng kiểm tra email đã đăng ký để xác nhận giao dịch (Trường hợp có cung cấp email)
( Hoặc Quý khách vui lòng nhấn vào đây để xác nhận giao dịch)
Phiếu đăng ký của Quý khách đã được tiếp nhận. Mã số đăng ký của Quý khách là MASO Quý khách ghi nhớ lại mã số này, sau 05 ngày làm việc đăng nhập vào website này để xem kết quả trả lời, hoặc kiểm tra kết quả trả lời qua email (nếu có).
Cập nhật thông tin chi tiết về Chủ Tịch Ubnd Thành Phố Huỳnh Đức Thơ Tiếp, Giải Quyết Kiến Nghị Của Công Dân trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!