Xu Hướng 6/2023 # Di Chúc Của Bác Hồ # Top 8 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Di Chúc Của Bác Hồ # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Di Chúc Của Bác Hồ được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương lao động ngôn từ mẫu mực

* Một tấm gương lao động ngôn từ

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố tại Hà Nội, năm 1989, bao gồm:

• Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm 3 trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác, bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.

• Năm 1968, Bác viết bổ sung một số đoạn gồm 6 trang viết tay.

• Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm 1 trang viết tay.

Trong lời đầu tập, NXB Trẻ giới thiệu về tác phẩm Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo: “Trong di sản về ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một loại tài sản quý giá vừa hết sức sinh động, vừa cụ thể và thiết thực, đó chính là tấm gương lao động ngôn từ của Người. Việc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) công bố toàn bộ ảnh chụp bút tích Di chúc của Bác vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày qua đời của Người (ngày 2-9-1989), đã cung cấp cho chúng ta một bằng chứng xác đáng về tấm gương lao động ngôn từ đó.

Tìm hiểu và học tập tấm gương lao động ngôn từ của Người là một phương pháp tự bồi dưỡng cần thiết và hữu ích, góp phần nâng cao trong mỗi chúng ta lòng “biết quý trọng tiếng ta”, góp phần “giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” như lời dạy của Người”.

 

Còn nhà Việt ngữ học, PGS – Nhà giáo ưu tú Trần Chút (Hồng Dân) thì đánh giá: “Đọc Di chúc trong những bản thảo viết tay, dừng lại và chăm chú vào những chữ, những đoạn, những dòng đảo lên chuyển xuống, xóa đi chữa lại, lược bớt thêm vào, chúng ta nhận biết quá trình Hồ Chí Minh tạo lập và hoàn thiện một văn bản. Đó là một quá trình lao động ngôn từ đầy cẩn trọng, công phu và trách nhiệm. Một bài học lớn. Một tấm gương sáng. Tôi tin rằng đây cũng chính là thông điệp mà tác giả của quyển sách Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo mong muốn gửi đến bạn đọc”.

* Công trình 30 năm

Thật thú vị khi biết cách đây gần 30 năm, từ thời còn sinh viên, tác giả Dương Thành Truyền đã bắt đầu nghiên cứu về phong cách lao động ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viết công trình khoa học thực thụ về ngôn ngữ học về Di chúc của Bác Hồ.

Tác giả Dương Thành Truyền có hơn 25 năm hoạt động Đoàn, Đội, công tác thanh niên và kinh nghiệm giảng dạy. Ông là nhà báo, từng là Phó tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ và hiện là Chủ tịch HĐQT NXB Trẻ chúng tôi Ông Dương Thành Truyền bày tỏ hy vọng cuốn sách Di chúc của Bác Hồ – Một giáo trình tiếng Việt độc đáo có thể góp thêm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến, nâng cao năng lực và vun đắp tình yêu đối với tiếng Việt; đồng thời, là việc làm thiết thực tham gia đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tác giả khảo sát các trường hợp Bác Hồ tự sửa chữa trong quá trình viết Di chúc nhằm tìm hiểu việc sử dụng ngôn từ của Người, để từ đó rút ra những bài học thực tiễn về các trường hợp “nói và viết có hiệu lực”. Như vậy, có thể xem cuốn sách này bàn đến những vấn đề thuộc về con đường chung của phong cách học. Qua đó tìm kiếm những bài học cụ thể, có giá trị thực tiễn trong việc rèn luyện cách viết tiếng Việt.

Các trường hợp sửa chữa về ngôn ngữ của Bác trong Di chúc làm đối tượng nghiên cứu bởi vì, theo tác giả Dương Thành Truyền, “chính trong các trường hợp ấy, chúng ta thấy rõ hơn đâu hết các thao tác lựa chọn ngôn ngữ của Bác Hồ và “giá trị của sự thay thế, hiệu lực của sự thay thế này”. Tìm hiểu các trường hợp sửa chữa của Bác Hồ trong Di chúc thực chất là tìm kiếm lời giải đáp: “Vì sao Bác Hồ sửa chữa ngôn từ như thế?”.

* Di chúc của Bác có giá trị lớn lao về lý luận lẫn thực tiễn

 “Có ai ngờ được rằng, để viết Di chúc – một văn bản khoảng hơn 1 ngàn chữ, Bác Hồ đã dành công sức trọn vẹn hơn 4 năm trời! Hình như chưa bao giờ Người hài lòng với những gì mình đã viết. Năm nay viết, mấy năm sau Bác lại tìm cách bổ sung, thêm bớt, thậm chí thay đổi lại cả những đoạn đã từng được sửa chữa rồi. Cứ mỗi lần viết, chúng ta thấy Bác để tâm cân nhắc từng chữ, lựa chọn từng ý từng lời, vừa viết vừa sửa. Có khi viết xong, đọc lại, Bác lại sửa tiếp bằng mực đỏ. Người luôn luôn quan tâm tìm cách diễn đạt sao cho chính xác, hay hơn, tốt hơn” – tác giả Dương Thành Truyền tâm đắc viết.

Bút tích Di chúc viết tay của Bác Hồ

Từ việc khảo sát 65 trường hợp Bác Hồ tự sửa chữa ngôn từ, tác phẩm cho rằng “Di chúc của Người như là một giáo trình hết sức độc đáo, sinh động, hấp dẫn dạy cho chúng ta nhiều bài học cụ thể, có giá trị thực tiễn trong việc rèn luyện cách nói, cách viết tiếng Việt”. Đó là bài học về việc lựa chọn và sử dụng hư từ; bài học về việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với điểm nhìn và chỗ đứng, thái độ và tình cảm của người phát ngôn; bài học về sự lựa chọn kiểu diễn đạt vừa ngắn gọn vừa hàm chứa lượng thông tin cao; Bài học về việc tổ chức lại câu để làm tăng giá trị biểu cảm. “Chúng ta tìm kiếm những giá trị ấy trong mối quan hệ giữa cái chung (những đặc điểm về phong cách ngôn ngữ của Bác Hồ đã được phát hiện) với cái riêng (thực tiễn vận dụng ngôn ngữ của Bác Hồ trong các trường hợp đang khảo sát)” – ông Dương Thành Truyền bày tỏ.

Long Khánh

 

Bác Hồ Viết Di Chúc – Văn Kiện Lịch Sử Vô Giá

Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, đã cống hiến trọn đời cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống no ấm hạnh phúc của nhân dân. Người để lại cho cho Đảng ta, đất nước ta, nhân dân ta một văn kiện lịch sử vô giá, đó là bản Di chúc thiêng liêng, mà đến nay và mãi về sau, chúng ta luôn ghi nhớ, học tập và làm theo.

Di chúc của Người là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn về nhiều mặt; là sự kết tinh của tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa của nhân loại, là những chỉ dẫn quý báu, nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Di chúc là những lời căn dặn tâm huyết; mọi tâm nguyện cuộc đời, Bác đều gửi gắm trong Di chúc. Đây là một văn kiện lịch sử vô giá, toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”, là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; của tinh hoa tư tưởng, đạo đức, phong cách, tâm hồn cao đẹp của Người, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân và nhân loại. Di chúc là những lời căn dặn quý báu, là ánh sáng soi đường, là sức mạnh thôi thúc hành động, không chỉ đối với nhân dân ta mà đối với các dân tộc đã và đang đấu tranh cho tự do, độc lập, hòa bình, công lý, vì hạnh phúc của con người.

Theo đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại cho muôn đời sau lúc 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10-5-1965, đến 10 giờ, Bác viết xong phần mở đầu. Bác xếp tài liệu lại và chuyển sang làm các công việc thường ngày. Các ngày tiếp theo (ngày 11, 12 và 13-5-1965), cũng vào giờ đó (từ 9 giờ đến 10 giờ), Bác viết tiếp các phần còn lại. Riêng ngày 14-5-1965, do buổi sáng có lịch đi thăm một hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội và dự một phiên họp của Bộ Chính trị, Bác chuyển viết Di chúc sang buổi chiều với thời gian gấp đôi, từ 14 giờ đến 16 giờ. Đúng 16 giờ, Bác đánh máy xong bản Di chúc và cho vào phong bì. Đến 21 giờ hôm đó, Bác giao chiếc phong bì cho đồng chí Vũ Kỳ và dặn: “Chú cất giữ cẩn thận, vào dịp này sang năm nhớ đưa lại cho Bác”.

Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Bác; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ. Bác đọc kỹ bản Di chúc, xem xét, cân nhắc kỹ từng đoạn, từng câu, từng ý, từng lời và bổ sung thêm vào bản Di chúc tùy theo tình hình đất nước. Đặc biệt, qua tình hình chiến sự miền Nam, Bác lại viết thêm những phần cần thiết vào bản Di chúc. Năm 1966, Bác bổ sung thêm phần nói về tự phê bình và phê bình trong Đảng, trong đó Bác nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Năm 1967, Bác xem lại bản Di chúc, nhưng không sửa gì. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang, gồm một số đoạn về việc riêng và một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Năm 1969, Bác xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu gồm 1 trang viết tay. Ngày 19-5-1969, Bác sửa lần cuối. Toàn văn Di chúc được công bố sau ngày Bác Hồ qua đời (ngày 02-9-1969). Di chúc và toàn bộ tư tưởng của Bác là tài sản vô giá để lại cho Đảng và nhân dân ta.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra hết sức ác liệt và có những dấu mốc quan trọng; cách mạng dù còn khó khăn, song đang trên đà thắng lợi, đồng thời đòi hỏi sự đoàn kết, chiến đấu bền bỉ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân với niềm tin vững chắc vào thắng lợi cuối cùng.

Là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, Người đã dẫn dắt Đảng và dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Bác đặc biệt quan tâm căn dặn: “Trước hết nói về Đảng”. Trong Di chúc, Bác nhấn mạnh “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta”. Người tâm huyết nhắc nhở các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ “cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Trong Di chúc, Bác Hồ cũng chỉ rõ: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài…” và “dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi”. Người cũng thường căn dặn và mong muốn, sau khi chiến tranh kết thúc, cần ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước phải quan tâm chăm lo tới mọi đối tượng trong xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Đối với đoàn viên thanh niên, trong Di chúc Bác chỉ rõ vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Bác đối với việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Bác căn dặn và nhấn mạnh: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sau mỗi lần chiến thắng, ông cha ta lại có kế sách để bồi dưỡng sức dân, tăng cường lực lượng. Di chúc của Bác đã kế thừa truyền thống lâu đời đó của dân tộc ta. Với tình thương bao la dành cho mọi tầng lớp nhân dân, Bác đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Trong Di chúc, Bác đưa ra lời tiên đoán có tính chất khẳng định, như một tất yếu của lịch sử: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài. Đồng bào ta có thể hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn” và “dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi”.

Trong Di chúc, Bác viết: “… Tôi mong rằng, Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”. 

Suốt đời phục vụ nhân dân, đất nước, trong Di chúc Bác không đề cập đến “cá nhân” hay “bản thân”, mà nói “về việc riêng”, bởi suốt đời Bác phấn đấu cho hạnh phúc của toàn dân. Cái riêng của Bác hòa trong cái chung của dân tộc. Suốt đời Bác vì dân, vì nước, vì Đảng, nên không lúc nào Bác nghĩ đến bản thân mình. Trước lúc đi xa, Người “không có điều gì phải hối hận” vì Bác đã phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân hết sức, hết lòng. Người “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Mỗi dòng, mỗi điều Bác Hồ viết và để lại trong Di chúc là chỉ dẫn vô giá, là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam, để đất nước ta được phồn vinh, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Thế mà Bác chỉ coi đó là “để sẵn mấy lời” trước khi đi xa. Nhưng đó là tâm nguyện, là tình cảm, ý chí, trách nhiệm đối với Tổ quốc, đối với nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Đó cũng là niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cho đến những ngày cuối đời, Bác vẫn ấp ủ ước mơ, khát khao cháy bỏng đưa đất nước ta tiến lên “Sánh vai cùng năm châu bốn biển”. Và điều mong muốn cuối cùng của Bác, cũng là những dòng cuối cùng Người viết trong Di chúc: “Toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu đoàn kết, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Nguyễn Văn CôngGiám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch   Theo Báo Quân đội nhân dân điện tửThu Hiền (st)

Học Tập Cách Viết Của Bác Hồ

(GD&TĐ) – Hồ Chí Minh là nhà báo lớn của dân tộc. Người đã hoạt động báo chí liên tục suốt cuộc đời cách mạng của mình. Người để lại một di sản báo chí quý báu với khoảng 2000 bài báo đủ các thể loại. Tìm hiểu di sản báo chí đồ sộ của Bác Hồ, mỗi người làm báo có thể tiếp cận học tập được nhiều điều bổ ích cho công việc của mình. Bài viết này sẽ trình bày một số điểm thiết thực có thể học tập từ cách viết của Bác Hồ.

Bác làm việc trong vườn Phủ Chủ tịch, 1957

Viết phải có mục đích

Hồ Chí Minh tâm niệm: “Viết và nói phải có mục đích, phải có nội dung”. Trả lời câu hỏi “Viết để làm gì?” Người khẳng định: “Viết để tuyên truyền, để giác ngộ, để đoàn kết, để thức tỉnh quần chúng”. Người cũng chỉ rõ thêm: “Báo chí của ta phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ Chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới” và “Báo chí của ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ cho nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”. Với mục đích như vậy, rõ ràng hoạt động báo chí nói chung và việc viết báo nói riêng không thể tách rời với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Điều này đòi hỏi người viết phải có lập trường chính trị đúng đắn, vững vàng, phải có nhãn quan chính trị sắc bén và phải có độ nhạy cảm chính trị – xã hội cao. Trong đó, ngòi bút của nhà báo phải hướng tới phục vụ lợi ích của Đảng, của dân, của đất nước và dân tộc.

Viết phải có nội dung

Về nội dung, Hồ Chí Minh xác định: “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội”. Còn đối với địch “thì nêu những cái xấu của nó để cho bộ đội ta, đồng bào ta biết…để gây lòng căm thù đối với quân địch”. Như thế, nội dung viết phải nhằm tới việc thực hiện mục đích viết, giúp cho việc đạt được mục đích viết. Nội dung viết phải chứa đựng những thông tin, những vấn đề của thực tiễn thực sự cần thiết cho bạn đọc, phục vụ lợi ích của bạn đọc, lợi ích của dân của nước. Muốn được như vậy, người viết phải năng động, xông xáo, bám sát thực tiễn, tìm tòi, phát hiện.

Viết phải đúng sự thật

Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra”. Như vậy, Người yêu cầu bài viết phải bảo đảm tính chân thực. Không bảo đảm tính chân thực sẽ làm mất niềm tin của bạn đọc, sẽ không thuyết phục được họ. Muốn vậy, người viết phải bám sát thực tiễn, điều tra, nghiên cứu, xem xét, kiểm tra, chọn lọc thông tin, phải thực sự cẩn trọng khi viết bài, đưa tin. Với tinh thần như vậy, Hồ Chí Minh căn dặn: “Không nên nói ẩu”; “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết”. Đáng tiếc là hiện nay nhiều người viết còn chưa thực sự cẩn trọng khi viết bài, đưa tin, vì nôn nóng muốn có tin bài “nóng” mà không thẩm tra, cân nhắc kỹ lưỡng, đưa lên mặt báo những tin bài có nội dung sai lạc; điều này nhiều khi gây ra những hậu quả tiêu cực khôn lường.

Ngắn gọn

Ngắn gọn là điều Hồ Chí Minh rất chú trọng khi viết. Người chỉ rõ: “Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống”, nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh”. Mình viết ra cốt để giáo dục, cổ động, nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích…”. Người giải thích: “Ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”. Ngắn gọn với ý nghĩa như vậy đòi hỏi bài viết phải hàm súc, cô đọng, mỗi chữ, mỗi ý đều phải thực sự thiết thực, gắn với mục đích đặt ra, không có chữ thừa, ý thừa. Để đạt được điều này, điều tối quan trọng là người viết phải rèn luyện công phu. Hồ Chí Minh đã từng kể lại việc Người đã học viết báo công phu như thế nào, khởi đầu là viết ngắn, sau đó là viết dài, rồi từ viết dài phải tập viết ngắn lại, viết cho cô đọng ra sao. Viết dài, ba hoa, sáo rỗng rõ ràng là điều tối kỵ đối với người viết, nhưng không phải hiện nay người viết báo nào cũng tránh được điều này. Để bài viết được ngắn gọn, cũng cần chống tư tưởng viết dài chiếm nhiều “diện tích” trên mặt báo để được trả nhuận bút nhiều hơn.

Trong sáng, giản dị, dễ hiểu

Trong sáng, giản dị, dễ hiểu là điều có thể nhận thấy rất rõ ở tất cả các bài viết của Hồ Chí Minh, dù các bài viết này thuộc thể loại nào, phục vụ cho đối tượng người đọc nào, nói về những vấn đề cụ thể nào của cuộc sống chiến đấu, lao động hay những vấn đề lớn nào của đất nước, dân tộc, thời đại. Theo Hồ Chí Minh, muốn viết được trong sáng, giản dị, dễ hiểu phải học cách nói của quần chúng. Có học cách nói của quần chúng thì mới được người đọc là quần chúng chấp nhận. Người dạy “chớ ham dùng chữ”, “viết phải thiết thực”. Mặc dù là người uyên bác, am hiểu văn hóa phương Đông, phương Tây, biết nhiều ngoại ngữ nhưng Người thường sử dụng từ ngữ đơn giản, thông dụng mà lại phản ánh đúng bản chất sự vật, có sức thuyết phục cao. Chính bởi vậy nhiều câu, nhiều ý trong các bài viết của Người đã đi vào đời sống và trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động như: “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…” vv… Người cực lực phê phán những cách dùng chữ cầu kỳ, không phù hợp đối tượng, ví dụ như đem “tân dân chủ nghĩa” giáo dục cho các cháu nhi đồng chẳng hạn.

Cái tâm người cầm bút

Tôi muốn dùng mục nhỏ này để thay cho lời kết của bài viết. Cái tâm là điều chúng ta có thể cảm nhận được và học tập từ tất cả các bài viết của Bác Hồ. Cái tâm là điều không thể dùng kỹ thuật viết thay thế được. Cái tâm ở đây chính là tình cảm rộng lớn và sâu sắc của Người đối với đồng bào, đồng chí, đồng loại, với các cháu thiếu niên, nhi đồng, với đất nước, dân tộc. Chính tình cảm lớn này đã góp phần quan trọng nâng nhà báo lớn Hồ Chí Minh lên tầm một danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Mẫu Di Chúc Và Hướng Dẫn Lập Di Chúc Hợp Pháp

Mẫu di chúc viết tay hợp pháp có nội dung sau:

Di chúc viết tay là loại di chúc bằng văn bản sẽ có các nội dung sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hôm nay, ngày tháng năm 2023, vào lúc 8 giờ 30 phút, tại số 5 đường Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Họ và tên tôi là: NGUYỄN VĂN B

CMTND sốNơi cấp:Ngày cấp

I. Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc với các nội dung sau

1. Danh sách tài sản thừa kế tôi để lại bao gồm:

– Quyền sử dụng đất căn nhà số 05 đường Định Công ,…theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số chúng tôi Sở tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2018.

– Tiền gửi tích kiệm tại ngân hàng Vietcombank theo sổ tích kiệm số ….

– Liệt kê chi tiết các loại tài sản để lại.

2. Danh sách người hưởng thừa kế và phần di sản được hưởng

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi sau khi tôi qua đời như sau:

2.1. Người hưởng di sản số 1:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN VĂN C

CMTND sốNơi cấp:Ngày cấp

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng: …………….

2.2. Người hưởng di sản số 2:

Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN THỊ D

CMTND sốNơi cấp:Ngày cấp

Giá trị di sản và loại di sản được hưởng: …………….

3. Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ

ông NGUYỄN VĂN C có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền 500.000.000đ tôi đang vay của Bà TRẦN THỊ E (CMTND số: …., HKTT/chỗ ở hiện tại: ….) cùng thời điểm khai nhận di sản thừa kế đã nêu tại di chúc.

II.Lập di chúc thay thế cho bản di chúc số 01 ngày tháng năm 2023 tại ….. (Trường hợp đây là lần lập di chúc đầu tiên thì bỏ qua nội dung này).

III. Danh sách người làm chứng (Nếu không có người làm chứng thì bỏ qua nội dung này)

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

– Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người cố năng lực hành vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện “lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Sự đổng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc. Còn về nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. Người lập di chúc minh mẫm, sáng suốt trong khi lập di chúc.

– Người lập di chúc tự nguyện: Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan – mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó.

– Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tàu sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế…Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3, Điều 8 BLHS. Vi phạm các điều đó di chúc sẽ bị vô hiệu.

– Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: Di chúc viết tay được coi là một dạng di chúc lập dạng văn bản nên chia làm các loại sau

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Về nguyên tắc, dù thuộc loại văn bản nào thì di chúc phải thể hiện rõ các nội dung sau: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Đồng thời, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đối với mỗi loại di chúc bằng văn bản được nêu ở trên, còn phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt khác phù hợp với hình thức đó theo quy định tại Bộ luật dân sự 2023.

Quy định về hiệu lực của di chúc

Theo điều 643 Bộ luật dân sự năm 2023

1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở .

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Xem xét cụ thể yêu cầu đối với từng loại di chúc thì cần phải đáp ứng được quy định của pháp luật để đảm bảo di chúc được thực hiện trong thực tế đáp ứng ý chí nguyện vọng của người thể hiện di chúc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Di Chúc Của Bác Hồ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!