Xu Hướng 12/2023 # Địa Chỉ Gửi Và Nơi Nhận Kịch Bản Phim? Để Bán Được Kịch Bản? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Địa Chỉ Gửi Và Nơi Nhận Kịch Bản Phim? Để Bán Được Kịch Bản? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Biên kịch trẻ thường lo lắng tìm địa chỉ gửi và nơi nhận kịch bản phim uy tín. Xin chia sẻ kinh nghiệm để công sức viết kịch bản phim của bạn không đổ sông biển.

Gửi kịch bản phim ở đâu

Đó là nỗi lo lắng thường trực khi ad mới bước vào nghề biên kịch. Cơ hội sẽ càng hiếm hoi hơn với những bạn tay ngang vào nghề. Khi bạn không qua trường lớp đào tạo, không quen biết với những người làm trong lĩnh vực phim ảnh.

Có lẽ ở đây ad không nói đến nỗi khổ của nghề biên kịch, vì có kể ra 3 ngày 3 đêm cũng không hết được. Để viết được một đề cương kịch bản phim truyền hình 30-45 tập đã vắt kiệt rất nhiều mồ hôi, nước mắt của bạn.

Nhưng điều bạn đau khổ hơn nữa đó là kịch bản ấy mãi cứ nằm mãi trong máy tính. Và bằng mọi cách, bạn phải bán được “đứa con” tinh thần của mình đi.

Nếu bạn quen biết hoặc có bạn bè làm biên tập, trưởng phòng…trong các công ty phim thì việc gửi đề cương kịch bản dễ dàng. Bạn sẽ “chào hàng” nhà sản xuất bớt gian nan hơn.

Bạn sớm biết được thể loại, đề tài phim mà các công ty đang tìm kiếm. Việc nắm rõ “thị trường” và “bán cái người ta cần” sẽ hay hơn là việc bạn “bán cái mình có”. Vì không phải lúc nào ý tưởng kịch bản của bạn cũng thuộc “gu” của nhà sản xuất.

Nên gửi kịch bản phim đến các công ty

Nếu bạn là người mới và không quen biết ai thuộc lĩnh vực này thì phải làm sao? Hãy chủ động liên hệ trực tiếp đến các công ty sản xuất phim. Bạn lên mạng tìm kiếm địa chỉ mail, điện thoại của các công ty. Bạn gửi kịch bản đến đó.

Ngày trước mới vào nghề, ad từng chọn cách này. Bạn phải chấp nhận trầy trật. Trước khi kịch bản đến tay đạo diễn, bạn phải qua cửa “biên tập” ở các công ty. Nhiều biên tập sẽ từ chối thẳng thừng đề cương của bạn. Thường là lí do “không phù hợp” hoặc “không hấp dẫn” nhưng bạn đừng nản lòng. Cứ tiếp tục gửi đến công ty khác và chờ đợi phản hồi của họ.

Ad từng bán được kịch bản phim Thầy đổi nghề từ cách này. Ngoài ra còn hai bộ kịch bản khác chỉ tiếc là sau đó, nhà sản xuất gặp khó khăn nên phải xếp nó vào “kho”.

Những cái “được” khi kiên trì gửi kịch bản phim

Ở những kịch bản đầu có thể họ từ chối bạn. Nhưng bạn kiên trì gởi ý tưởng sau thú vị và hấp dẫn hơn thì cơ hội “lọt” vào công ty phim rất cao. Và khi bạn đã bán được kịch bản đầu tiên cho các công ty thì cơ hội để kịch bản thứ 2, thứ 3…sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Bạn cũng đừng lo lắng kịch bản bị lấy cắp. Vì một kịch bản cứ nằm mãi trong máy tính, bạn còn đau khổ hơn. Dù chỉ có 1% cơ hội thì chúng ta vẫn phải thử và hi vọng….

Nên gửi kịch bản phim cho đạo diễn

Có lẽ một con đường ngắn nhanh và hiệu quả, bớt phần vất vả cho các biên kịch trẻ đó là gửi kịch bản cho đạo diễn. Bạn nhờ họ chào hàng đến nhà sản xuất.

Với những đạo diễn có tên tuổi, nếu câu chuyện của bạn thú vị, họ sẽ thích và gửi cho nhà sản xuất. Xác suất bán được kịch bản của bạn sẽ cao hơn.

Kịch bản Tía ơi đừng say của ad ngày trước cũng nhờ một vị đạo diễn mát tay gửi đến một công ty phim. Chỉ một tháng sau, công ty đã nhận lời mua kịch bản của ad. Nhưng họ nói với điều kiện ad phải chỉnh sửa lại kịch bản theo ý họ.

Bài học đầu tiên cho biên kịch

Đọc đến đây, chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc làm sao để quen được đạo diễn? Hay đi đâu mới tìm gặp được họ. Ở phần này, ad xin phép trích dẫn lại ý kiến của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. Anh là người luôn nhiệt tình viết bài chia sẻ những kinh nghiệm về nghề biên kịch, đạo diễn cho các bạn trẻ.

Và đây là nguyên văn ý kiến của anh Phan Gia Nhật Linh(đoạn trích này được lấy từ facebook cá nhân của anh): “Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và từ quan sát của bản thân. Đây không phải là “luật”. Không phải là “đường duy nhất” để các bạn có thể gửi kịch bản của các bạn đến các nhà sản xuất.

Hãy thực tế với nghề biên kịch

Trước hết, để các bạn bớt mơ mộng một chút. Cho tới giờ, mình biết có RẤT ÍT biên kịch bán được kịch bản CỦA HỌ cho các nhà sản xuất ở Việt Nam mà kịch bản đó được làm thành phim. Mình có biết vài bạn đã bán được kịch bản. Sau đó kịch bản đó được xếp vào kho. Nhưng bạn biên kịch sau đó được mời viết kịch bản khác cùng với đạo diễn hoặc nhà sản xuất.

KỊCH BẢN CỦA HỌ là sao? Là kịch bản mà bạn tâm huyết, nghĩ ra ý tưởng rồi cầm đi chào hàng các nhà sản xuất đó.Đa phần là nhà sản xuất chỉ mua lại Ý TƯỞNG CHÍNH của kịch bản. Sau đó họ đưa cho biên kịch khác, hoặc đạo diễn, viết lại hết. Đó là một sự thật rất phũ phàng. Nhưng nếu bạn tin vào dự án và ý tưởng của các bạn, các bạn cứ theo đuổi đi. Vì biết đâu, một ngày nào đó, sẽ có nhà sản xuất nhìn thấy được tiềm năng từ đó.

Để giới thiệu kịch bản phim đến nhà sản xuất

Như hầu hết mọi ngành nghề khác, nhưng đặc biệt trong giới phim ảnh, không chỉ ở Việt Nam, mà cả ở trên thế giới, dù là Hollywood hay Hàn Quốc, các mối quan hệ đặc biệt quan trọng.

Networking là một phần của nghề này – đó là một kỹ năng cần thiết của một người làm nghề. Bạn đừng quên. Bạn không thể làm một bộ phim chỉ dựa vào một mình bạn. Bạn phải là phim với nhiều người. Và nếu không có các mối quan hệ, rất khó để bạn có thể tồn tại trong nghề này.

Ngay khi tôi học ở USC, ngày đầu tiên đi học, thầy giáo bảo: Các em ở đây không phải chỉ để học kiến thức chúng tôi truyền dạy. USC nổi tiếng không phải bởi kiến thức sẽ trao cho các em. Chính các mối quan hệ (networking) mà các em sẽ có trong thời gian học ở đây. Vì cái đứa đang ngồi bên trái các em 10 năm tới sẽ là nhà sản xuất nổi tiếng. Đứa bên phải 10 năm nữa sẽ là biên kịch tài ba. Và vì em đã từng học với bọn nó. Em sẽ có cơ hội được tụi nó mời làm cùng một dự án nào đó.

Bạn nghĩ rằng biên kịch bạn chỉ cần ngồi nhà và viết. Nhưng để đưa được kịch bản của bạn đến với ai đó có thể giúp biến nó thành một bộ phim. Bạn cũng nên quen một ai đó. Tạo dựng một networking, một lòng tin.

Để làm quen được đạo diễn và nhà sản xuất

Có nhiều cách để bạn có thể “lọt” vào thế giới đó. Chẳng hạn, bạn đi học lớp biên kịch của anh Phan Đăng Di dạy. Hay lớp đạo diễn của anh Charlie. Hay lớp sản xuất của Jenni Trang Lê.

Bạn có cơ hội tiếp xúc gần hơn với họ. Thông qua quá trình học tập và làm việc, bạn có thể cho họ thấy khả năng của bạn. Và trong một cuộc tán gẫu nào đó, bạn nói “Em thích viết kịch bản làm, em có cái ý tưởng kịch bản này”. Và vì họ có một niềm tin ở bạn, một mối quan hệ được xây dựng từ công việc với bạn. Họ có thể mở lòng hơn. Họ nói: “Vậy hả, đâu gửi anh chị xem cái”.

Hoặc khi họ tìm kiếm một biên kịch cho một dự án nào đó. Họ nhớ ra bạn. Họ hỏi: “Em có muốn tham gia viết kịch bản không, tham gia cùng không?”.

Tham gia các cuộc thi về kịch bản phim

Bạn có thể tham gia các cuộc thi làm phim. Thi biên kịch, mà khi bạn chiến thắng, tên của bạn xuất hiện trên báo. Các nhà sản xuất luôn luôn tìm kiếm nguồn nhân lực mới. Và nếu họ thấy tên bạn, họ rất có thể sẽ tìm đến bạn.

Thời mình còn làm YxineFF, hầu hết các bạn thắng giải ở YxineFF đều được các nhà sản xuất tìm đến và đặt vấn đề. Phần còn lại là bạn có đủ khả năng để bước thêm một bước nữa hay không?

Tháng trước, bạn biên kịch đoạt giải tại cuộc thi Nhà biên kịch tài năng của CGV tổ chức. Bạn đã được sáu nhà sản xuất lớn cùng tìm đến đặt vấn đề mua kịch bản. Bạn thấy đấy, chỉ sau một đêm, mọi thứ sẽ thay đổi!

Làm việc trong đoàn phim

Một con đường khác, là bạn hãy đi làm chạy việc, thử việc (intern) trong các đoàn phim. Làm trợ lý cho các sản xuất, đạo diễn, biên kịch, để bạn có thể bước một chân vào nghề. Từ từ chứng minh khả năng của bạn, rồi bạn có thể giới thiệu mình. Trong một cuộc vui hưng phấn, bạn có thể khoe kịch bản của bạn.

Biết chấp nhận thất bại

Nhưng như mình nói ở trên, hãy luôn sẵn sàng với một sự thật đau lòng: có thể người ta không mua kịch bản của bạn. Đừng buồn, vì RẤT ÍT biên kịch bán được kịch bản của họ.

Mình vừa gặp một anh biên kịch của Mỹ. Anh ấy đã làm trong nghề 15 năm. Anh ấy nói: “Tao chỉ mới VIẾT XONG cái kịch bản của tao sau 14 năm. Viết xong thôi, chưa biết bán được không”. Trong suốt 14 năm đó, anh ấy viết kịch bản cho người khác. Từ ý tưởng của người khác đặt hàng – nhà sản xuất, đạo diễn v.v…

Hầu hết các biên kịch được mời để viết kịch bản từ ý tưởng của người khác hơn là từ ý tưởng của họ, trừ khi họ là một biên kịch rất nổi tiếng. Nếu bạn chưa nổi tiếng, hãy cố gắng để trở nên nổi tiếng rồi bạn thích làm gì cũng được.

Chỉ ý tưởng kịch bản phim thôi vẫn chưa đủ

Thế nhưng, bạn nên có kịch bản của bạn, được viết một cách mạch lạc, hấp dẫn, không phải chỉ có cái ý tưởng vài ba trang. Bởi đó mới là cái mà các nhà sản xuất cần. Nói thật với các bạn, ý tưởng thôi thì nó đầy như lá, ai cũng có thể nghĩ ra ý tưởng. Nhưng không phải ai cũng có thể biến ý tưởng thành một kịch bản phim, chưa nói tới kịch bản phim hay.

Vì thế, nếu bạn có khả năng viết kịch bản, bạn nên viết ra một kịch bản để chứng minh khả năng biên kịch của bạn. Bao gồm kỹ năng sử dụng ngôn từ, kỹ năng diễn đạt, cấu trúc kịch bản, thoại v.v…

Nếu bạn không thể tóm tắt kịch bản của bạn trong vòng 3 câu. Có nghĩa rằng bạn chưa hiểu kịch bản của mình đủ rõ. Nếu bạn không thể kể câu chuyện của bạn đủ hấp dẫn trong vòng 1 trang. Làm sao bạn thuyết phục người đọc đọc 100 trang kịch bản của bạn? Những kỹ năng này cực kỳ quan trọng đối với một biên kịch nói riêng và một người làm nghề kể chuyện nói chung….

Lời kết: Có lẽ những ý kiến mà đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chia sẻ. Bạn phần nào hình dung ra con đường biên kịch mình sẽ đi qua. Và tất cả những điều đó đã diễn ra với ad. Một chặng đường đầy khó khăn và thử thách. Khi bạn chọn viết kịch bản phim hay viết sách, tất cả đều như nhau. Nó đòi hỏi bạn phải thật kiên trì, bền bỉ. Vì không có con đường tắt nào nhanh nhất cho bạn.

Làm Thế Nào Để Viết Được Một Kịch Bản Phim Truyền Hình?

Viết kịch bản vốn không phải là cái gì cao sang trong nghệ thuật sáng tác. Nó chỉ là ngành nghề phổ thông, giống như những người quét dọn vệ sinh.  Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng trở thành một biên kịch hoặc một đạo diễn. Đương nhiên là có khả năng mà thôi. Chúng ta biết viết không có nghĩa ngay lập tức chúng ta có thể trở thành chuyên gia. Muốn thành chuyên gia, trước tiên phải hiểu hai chữ chuyên nghiệp. Nếu như kịch bản mà bạn viết không chuyên nghiệp thì những người giám định kịch bản hoàn toàn có lý do để quăng nó thành đống giấy lộn.   Những sai lầm trong sáng tác kịch bản phim

1. Viết không trực quan

Ở bên trên có nhắc tới chuyện có người nói kịch bản là hình thức của tiểu thuyết, không phải là không được, nhưng nên nhớ đây là văn học kịch bản. Ví dụ: Trong tiểu thuyết Bạn có thể viết vài trang miêu tả thân thế, bối cảnh, gia đình, hoặc nói về diễn biến tâm lý quá trình đấu tranh nhưng mấy thứ này không thể nào biểu hiện lên trên màn ảnh được. Ở kịch bản phim chỉ viết được những gì mà khán giả có thể cảm thụ được thông qua màn hình mà thôi.

2. Đừng chỉ đạo đạo diễn hay diễn viên

Trong kịch bản đừng có viết máy quay góc bao nhiêu khoảng cách thế nào,tiêu cự bao nhiêu…Đừng bao giờ dạy đạo diễn hay quay phim; vì đây không phải việc của bạn. Trong kịch bản đừng quan tâm tới camera. Trong kịch bản nếu thực sự muốn ý tưởng đúng góc quay nên sử dụng một vài thuật ngữ chuyên dụng ví dụ: angle on, another angel, wide angle, POV ….

Kịch bản sáng tác nhập môn.

Ở Mỹ các nhà làm phim Hollywood có một quy tắc cho các nhà biên kịch : Ở Trung Quốc cũng có quy tắc là : Khởi, Thừa, Chuyển, Hợp

Thái độ

Chủ đề

Chủ đề cần chính xác, quán triệt, không chút nghi ngờ. Nếu không xác định trước sẽ rất dễ bị lầm đường lạc lối.

Chủ đề giống như một cái chỉ nam, dẫn dắt kịch bản. Quan trọng là nó giúp cho người viết không bị lệch khỏi quỹ đạo. Ví dụ như viết về Hoàng đế Lê Lợi, ông ta có công dẹp giặc thống nhất đất nước nhưng lại giết hại trọng thần, vu oan giá họa…Nếu người viết muốn khắc họa hình tượng Lê Lợi là một ông vua tốt sẽ không xoáy sâu vào tình cảnh hoàng đế hại chêt công thần….

Phần 2 : Sáng tạo xung đột.

Muốn hấp dẫn khán giả tất yếu trong kịch bản cần có là xung đột, kịch tính. Vậy sáng tác xung đột kiểu gì ? Có mấy phương pháp?

Phương pháp 1:

Nhân vật chính muốn làm một việc nhưng lại luôn có lực lượng chống lại hắn .Ví dụ một phạm nhân chịu đau khổ khi bị giam cầm, muốn ra tù về với vợ con, hòa đồng với sinh hoạt nhưng vợ hắn trốn tránh hắn, không tiếp thu hắn, mà làng xóm lại kỳ thị.

Phương pháp 2: Không thể hòa giải được quan hệ

Giữa nhân vật chính với nhau có thể không có xung đột mâu thuẫn nhưng kết hợp lại cùng một chỗ lại phát sinh trò hay. Gỉa sử thế này nam nhân vật chính có một cô vợ đanh đá chua ngoa, khi lấy nhau điều kiên kinh tế khó khăn phải về sống với mẹ. Người mẹ của nhân vật chính này cũng là kẻ tám lạng vs người nửa cân với cô vợ. Vậy là xung đột mẹ chồng con dâu xảy ra。

Phương pháp 3: Không biết nên gọi phương pháp này là gì. Gỉải thích nó thế này: đó là cho phép khán giả biết một vài việc mà nhân vật chính không biết. Trong các bạn chắc nhiều người xem Giày thủy tinh của Hàn Quốc. Đây chính là bộ phim viết theo cách này. Người xem đều biết nhân vật chính là ở đây là 2 cô gái chị em bị thất lạc nhau nhưng diễn viên nữ chính lại hoàn toàn không biết, dẫn tới giữa họ phát sinh xung đột….

Ở phương thức thứ 3 này chúng ta nghiên cứu một phần ví dụ nhỏ hơn đó là cho khán giả thấy nhân vật chính đi một con đường lệch lạc.

Phương pháp 4: Hạn chế về mặt thời gian

Ví dụ như thiên thạch còn vài ba giờ đâm vào trái đất, chính phủ VN chúng ta còn rất it thời gian để đưa người lên sao Hỏa…điều này sẽ tạo ra tính gấp rút cho người xem đến khi vấn đề được giải quyết họ mới thở phào nhẹ nhõm mà không biêt bị lừa.

Hay như bom trên xe buýt, luôn được cài thời gian để người xem biết…

Phương pháp 5: Bước ngoặt

Phần tiếp theo: Kỹ xảo

Kỹ xảo trong cánh viết : Điều này ít các biên kịch ở Việt Nam đạt tới, đó là mai phục một điều gì đó ở đầu câu chuyện dẫn tới sự tò mò suy đoán của người xem với vấn đề đó, khiến họ có hứng thú xem tiếp các tập tiếp theo.

Những điều nên tránh trong việc viết kịch bản phim.

1.  Viết kịch bản trở thành viết tiểu thuyết

Kịch bản sáng tác và viết tiểu thuyết là 2 dạng khác nhau. Phải biết rằng viết kịch bản mục đích là dùng chữ nghĩa văn tự để biểu đạt hình ảnh liên tiếp. Người viết cần cho khán giả thấy được văn tự nhưng lại liên tưởng đến hình ảnh. 

Gỉả sử trong tiểu thuyết có đoạn viết:

+ Ngày hôm nay là ngày thông báo kết quả học tập. Tất cả mọi học sinh đều rất hồi hộp. Thầy giáo của Minh chậm rãi phát phiếu điểm cho từng học sinh. Minh ngoài hồi hộp còn rất lo lắng. Minh sợ kết quả không tốt sẽ không biết ăn nói làm sao với cha mẹ mình.

Đây là một đoạn trong tiểu thuyết, nghĩ thử xem, nếu trong kịch bản có đoạn này vậy làm sao để diễn viên biểu đạt nội tâm.

Chúng ta thử biến nó thành kịch bản thế này.

Tại phòng học, mọi học sinh đều ngồi ngay ngắn, ánh mắt đều chăm chú nhìn thấy giáo. Thầy giáo cầm trên tay một tập giấy trắng, ông chậm rãi đi lại phát cho từng học sinh. Cuối lớp, hai tay Minh nắm chặt, mồ hôi từ trên trán chảy xuống vạt áo, vẻ mặt hoang mang. Minh nhìn ra ngoài, hình ảnh bố mẹ lại hiện ra, bố mẹ cười nhìn Minh mặc đồng phục. Bố Minh cười nói: Con làm bài tốt chứ. Minh : Dạ…vâng…tốt bố ạ

Bỗng nhiên tiếng thầy giáo vang lên: Trần văn Minh

Thầy cầm tập giấy tiến lại gần chỗ Minh.

Đây là đoạn kịch bản, nhìn xem có thể hình dung ra hình ảnh được không? Tạm thời chưa nói đến phân cảnh, các bạn có thể thấy sự khác nhau giữa tiểu thuyết và kịch bản rồi chứ?

2. Trong kịch bản dùng quá nhiều đối thoại

Kịch bản không thích hợp phải dùng quá nhiều đối thoại, nếu không sẽ dẫn đến cứng nhắc và gượng ép, thiếu đi động tác kèm theo khiến cho kịch bản trở lên vô vị. Phải biết rằng bạn viết chính là biểu đạt hình ảnh mà không phải là dùng ngôn ngữ bác học. 

Một kịch bản tốt đối thoại ít, hình ảnh nhiều, dẫn đến biểu đạt được nhiều hơn.

Ví dụ viết về một người nghe điện thoại, đừng cho nhân vật ngồi ở bàn điện thoại bất động. Nếu nội dung kịch bản cần thiết, cần cho nhân vật đứng lên, cầm điện thoại đi vài bước, tránh cho hình ảnh khô khan, đơn điệu.

3.  Kịch bản có quá nhiều chi tiết

Kỳ thực, viết kịch bản cần đơn giản hóa nhiều chi tiết. Mọi người nghĩ thử xem có phải một bộ phim tốt luôn có nội dung đơn giản hay không?

Đây là 3 điều không nên trong việc viết kịch bản phim.

Viết Kịch Bản Phim Hài – Sitcom

Tại sao lại như thế? Tại sao từ vị trí dẫn đầu bây giờ sitcom lại bị quay lưng và phải bị triệt tiêu như thế? Xin phân tích một số lý do:

A. Câu chuyện thiu tính chặt chẽ và thiếu sáng tạo.

Như đã nói, bốn giai đoạn dẫn nhập – triển khai – lật tình huống – cao trào mỗi giai đoạn đều phải có kịch tính với lý do thoả đáng, và câu chuyện cần được chuyển tiếp từ giai đoạn này sang giai đoạn khác một cách tự nhiên. Nhưng thực tế, nhiều trường hợp mà câu chuyện ngay từ đầu đã thiếu hợp lý, chỉ dừng lại ở dạng liệt kê đơn thuần.

B. Sự thành công của sitcom chủ yếu dựa vào lời thoại.

Do đó, tốc độ nói, mật độ giữa lời thoại với lời thoại, hay sự hài hước ẩn trong từng câu nói v. v. . đều cực kì quan trọng. Ngoài ra cũng cần phải có một kết thúc hay bằng tiếng cười nhẹ nhàng. Đây là điều mà sitcom Việt Nam đã bỏ qua mất.

C. Sitcom mang thuộc tính là “phản ánh xã hội và sinh hoạt hiện tại” 

để mang lại sự hứng thú và đồng cảm một cách tự nhiên cho người xem. Do đó: – Bối cảnh chính phải là nơi có thể chứa đựng tất cả những câu chuyện trong xã hội của chúng ta. – Mối quan hệ giữa những nhân vật xuất hiện trên nền bối cảnh đó cũng phải mang tính phổ biến và hợp lý. Có như vậy thì mới có được những câu chuyện phong phú và hấp dẫn.

D. Sitcom là dạng hài kịch nên dễ có những cảnh hành động thái quá do sơ suất.

Nhiều trường hợp diễn viên biểu lộ sự kinh ngạc thái quá, vui mừng thái quá, yêu đương thái quá v. v. . làm mất đi tính CHÂN thực của toàn bộ tình huống; hay cũng có nhiều trường hợp phá vỡ nhịp điệu tiết tấu của phim – vốn quyết định sự sống còn của sitcom.

E. Thời gian phân bố trong tập phim nhìn chung không hợp lý.

Như đã nói, một tập sitcom điển hình lý tưởng sẽ gồm khoảng 8~12 cảnh với thời lượng khoảng 30 phút. Nếu để các cảnh dồn dập trong suốt 1 tiếng thì quá dài, hay chỉ có 20 phút cho toàn bộ tình huống thì sẽ chẳng kịp thể hiện gì ngoài việc liệt kê sự kiện, do đó thất bại là điều đương nhiên.

F. Shot quay cơ bản của sitcom là Two Shots (cảnh 2 người).

Thuộc tính của sitcom là tái hiện sinh hoạt thường ngày, nhưng diễn viên lại thiếu sự tìm tòi ngay trong đời sống hiện thực. Do đó mà diễn như một con búp bê khiến khán giả nhàm chán.

TIM HIỂU CÁCH VIẾT KỊCH BẢN SITCOM 1. Sitcom là gì? SITCOM là từ gọi tắt của Situation Comedy, nghĩa là hài kịch tình huống. Mỗi tập phim có độ dài chừng 30 phút với những nhân vật xuất hiện cố định, những tình huống đưa ra mang tính hài hước, và mạch truyện được triển khai theo chiều tiến của thời gian.

Sitcom thường được thu tiếng trực tiếp trước các khán thính giả. Với những đặc trưng như thế nên Sitcom có những hạn chế nhất định, và “những câu chuyện xảy ra trong gia đình” trở thành đề tài lý tưởng cho các bộ phim sitcom.

Mỗi tập cũng tận dụng nguồn diễn viên cố định đã được phân. Chỉ tính đến việc phân vai mang tính cố định này thôi thì cũng thấy khó mà có thể tạo sự thay đổi mới mẻ, vì thế thường

người ta cần cho thêm một số nhân vật bên ngoài, và một vài người có thể thay đổi vai mới để đỡ nhàm chán. 

Lý do phải hạn chế vai diễn đó là vì hạn chế về “ngân sách” và “thời gian”, chứ không phải là do sợ nhiều người xuất hiện thì sẽ gây rối phim. Bởi vì ngay từ bước khởi điểm, người ta phải luôn tập trung về phía các “sao”. Nhà biên kịch khi viết kịch bản cũng phải giới hạn trong không gian sân khấu mà mình đã xác định ban đầu cho mỗi tập phim. Việc tạo sân khấu mới (còn gọi là swing) sẽ tốn thêm kinh phí. Chỉ trong trường hợp mà swing thực sự cần thiết cho việc thể hiện câu chuyện, thì khi đó mới sử dụng, nhưng chỉ một hai cái thôi là được rồi. Sitcom do bị hạn chế về kinh phí và bối cảnh (sân khấu), do đó không giống như các dạng kịch bản phim truyền hình khác, việc sống còn của sitcom lúc này dựa vào “đối thoại và nhân vật”. Theo đó, khi viết kịch bản thì không được mạo hiểm đưa ra những cảnh khó quay hay tiêu tốn nhiều kinh phí. 

Thực tế cách viết một tập phim hài kịch 30 phút giống với việc viết kịch bản chương trình cho 1 cảnh. Vì phim truyền hình thì dựa trên thị giác, nhưng sitcom thì không thể như vậy. Sitcom phải tạo tiếng cười dựa trên tình huống làm nổi bật nhân vật, các mối quan hệ và dòng câu chuyện.  Như vậy, phim truyền hình sử dụng những yếu tố kịch, thông qua những bất hạnh kịch tính để vẽ lên tính nhân văn, nhưng sitcom thì vẽ tính nên tính nhân văn ngay trong sinh hoạt thường ngày. Và phim truyền hình thì cố gắng nói càng ít càng tốt, nhưng sitcom thì lại phải càng nói nhiều càng tốt. 

2. Cách tiếp cận sitcom

Có chuyên gia thì cho rằng khả năng viết truyện hài là có thể học được, nhưng cũng có chuyên gia cho rằng đây là cảm giác bên trong – không thể truyền tải được. Hài kịch cũng có giai điệu, nhịp điệu như âm nhạc. Cá nhân tôi tin rằng mọi tác giả có thể phát triển khả năng thính giác mang tính hài kịch của mình thông qua luyện tập, nhưng thực tế thì số người may mắn rất hiếm. Việc làm phim hài hay viết truyện cười cần thiết phải có một năng khiếu đặc biệt.

Vấn đề là ở chỗ nếu bạn có khả năng gây cười thì đây cũng không phải là một điều kiện đủ để bạn viết kịch bản sitcom. 

Mọi nhà biên kịch sitcom đều có một điểm chung, đó là cách giải thích hoàn cảnh diễn ra mỗi ngày; Tức là họ có thể nhận thức và giải thích về đời sống theo cách riêng của mình.

Hài kịch và phim truyền hình về bản chất giống như hai mặt của một đồng tiền, nhưng lại khác nhau ở một điểm, đó là cách tiếp cận, hay là quan điểm. 

Những tác giả phim truyền hình nhìn sự vật một cách nghiêm trọng, còn tác giả hài kịch thì nhìn sự vật theo hướng hài hước. Tuy nhiên, tình huống viết kịch bản thì lại giống nhau.

Tạo tiếng cười trên những cái chưa hoàn thiện của con người – đó chính là nền tảng để làm nên sitcom – hài kịch tình huống 

Khán giả cười khi thấy khuyết điểm của nhân vật bị phóng đại lên. Những khuyết điểm này dường như đâu đó người xem cũng có nó, vì ai trong chúng ta mà không có điểm yếu chứ. Có thể ta không tự nhận thấy nhưng người khác sẽ trông thấy khuyết điểm đó. Vì thế mà bật ra thành tiếng cười.

– Sitcom dành cho gia đình ( “ – Sitcom dành cho giới trẻ ( “ – Nonsense Sitcom (“Cuộc sống của người ngoài hành tinh”). Sitcom gia đình thì dễ tiếp cận hơn, tuy nhiên nếu không có phương pháp chặt chẽ và khéo léo, thì dễ trở thành dạng phim hài dài tập thông thường.

3. Cấu trúc của sitcom

Cấu trúc của sitcom hòan toàn khác với cấu trúc của phim truyền hình. Chẳng hạn, phim truyền hình thực hiện theo dạng nối tiếp liên tục, còn sitcom thường được tạo thành bởi 2 cảnh.

Và trong phim truyền hình thì cấu trúc mâu thuẫn của các nhân vật rất rõ ràng để triển khai các sự kiện, nhưng trong sitcom thì nếu làm rõ mâu thuẫn nhân vật quá thì sẽ khó mà triển khai các sự kiện.

Hiện nay công nghệ làm sitcom Việt Nam cũng chưa cao, nên ngay cả các hãng truyền hình cũng đánh đồng sitcom với phim truyền hình. Điều này là do thiếu hiểu biết về cách tạo mâu thuẫn nhân vật, cách triển khai mạch câu chuyện trong sitcom.

Giờ chúng ta hãy thử giải thích cấu trúc của sitcom dựa trên nội dung do các nhà chuyên môn phân tích sitcom của Mỹ.

Một kịch bản sitcom 30 phút thường bao gồm 2 phần, mỗi phần lại được tạo nên bởi khoảng 4~6 cảnh. 

Tuy nhiên, do kịch bản đa dạng tùy theo từng tập hài kịch nên tôi nghĩ cách tốt hơn là chúng ta chọn một tập tiêu biểu trong số những tập được phát sóng.

Trong sitcom, Set-up chỉ toàn bộ công việc cần thiết trước khi bắt đầu làm phim. Đó chính là Nhân vật – Sự kiện – Nguyên nhân của câu chuyện.

Set-up đặt ra yêu cầu mang tính kịch đối với nhân vật sẽ xuất hiện. Do hạn chết về thời gian, set-up phải được hoàn tất trong một hai phương diện.

Nhân vật + đòi hỏi mang tính kịch + trở ngại + mâu thuẫn = tiếng cười

Sau khi đặt ra yêu cầu mang tính kịch, tất cả những cảnh sau đó phải đưa ra những trở ngại đối với yêu cầu trên, rồi tạo những mâu thuẫn xuyên suốt câu chuyện.

Đòi hỏi mang tính kịch đối với các nhân vật càng lớn, những trở ngại càng phức tạp thì kịch bản càng gay cấn và hấp dẫn. 

Trong một tập gồm 2 phần, kết thúc phần 1 thì vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên nên để vấn đề này gây ra những vấn đề lớn hơn.

Để từ đó, phần 2 sẽ được bắt đầu bằng một vấn đề, rồi mọi cảnh sau đó sẽ đưa ra nhiều trở ngại hơn trong việc giải quyết vấn đề đó.

Cái làm nên sức mạnh để chúng ta ngồi xem đến phút chót chính là mâu thuẫn. Rốt cục, nhân vật có thành công trong việc đáp ứng các yêu cầu mang tính kịch hay không là do phần này quyết định. Việc giải quyết mâu thuẫn này phải để đến phút chót của tập phim.

Có một số điểm cần phải lưu ý khi viết kịch bản sitcom như sau:

1. Thứ nhất, phải tìm ý tưởng mới mẻ. Tuyệt đối không lặp lại những cái mà người xem đã phải xem chán ở trên TV.

2. Thứ hai, thực hiện khâu set-up thật nhanh. Nên để khán giả biết được hướng của câu chuyện ngay sau khi xem xong cảnh đầu tiên.

3. Thứ ba, tạo cấu trúc câu chuyện thật hiệu quả. Phát triển tình huống và giải quyết tình huống trong phạm vi 30 phút, phải sử dụng toàn bộ thiết bị đạo cụ của sân khấu.

4. Thứ tư, làm chủ được ý kiến riêng của các ngôi sao. 

5. Thứ năm, tạo tình huống (twist) và chuyển tiếp (turn) hay trong cốt truyện. 

Tôi đã từng nghe một người trong đoàn hài kịch rất thành công nói rằng khi viết kịch bản hài, tác giả không được cố gắng để gây cười.

Điều này cũng đúng vì khi tác giả đi tìm cái thú vị trong kịch bản thì phải tập trung vào yếu tố hài hước, hơn là cấu trúc của nó. 

Tác giả sitcom phải sáng tạo nhiều mâu thuẫn và trở ngại thú vị trong từng tình huống nhất định. Những ý tưởng này có tác dụng rất lớn. Mong rằng bạn cũng viết kịch bản như thế. 4. Con đường đến với khán giả

Khi trả tiền đi xem phim, thì dù phim có dở tới mấy, khán giả cũng khó mà bỏ ra về.

Nhưng xem ti vi ở nhà thì khác, nếu họ không hài lòng với nội dung, thì họ sẽ bấm nút chuyển kênh ngay.

Mục tiêu cuối cùng của màn ảnh nhỏ là phải giữ chân ngay được khán giả, và làm sao đó để họ xem liên tục không bỏ được.

Chính vì thế mà truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng tồn tại dựa trên “trick” và “hook”. Tác giả cần phải tính toán và nghiên cứu cách làm sao để có thể giữ chân được khán giả thật nhanh thông qua tác phẩm.

1. Phải nhanh chóng đi vào trọng tâm câu chuyện

2. Dẫn dắt các ngôi sao.

3. Đưa sự kiện vào bối cảnh trong nhà.

4. Vận dụng những tình huống phức tạp (twist) và cách chuyển cảnh (turn) thật bất ngờ. Từ “twist” dùng để chỉ việc làm cho tình huống trở nên rối rắm, còn “turn” mang ý nghĩa là lật lại tình huống. Một sitcom hấp dẫn là một sitcom mà trong cốt truyện có những tình huống bất ngờ, không thể dự đoán trước. Trong hài kịch, “twist” và “turn” tạo tiếng cười châm biếm bằng cách đưa ra những mâu thuẫn và tình huống hài hước cần thiết.

5. Đưa những cảnh sinh hoạt vào

6. Kết thúc mỗi phần phải làm sao cho thật gay cấn

Một sitcom 30 phút được chia làm 2 phần. Mỗi phần là một đơn vị độc lập có những vấn đề và cao trào riêng, do đó kết thúc phần trước phải tạo đoạn mở cho phần sau.

7. Chú ý trong từng cảnh, nhất là phần kết thúc cảnh.

Cuối cảnh còn được gọi là điểm nút (button), để chỉ vai trò quan trọng của nó trong việc tháo gỡ vấn đề.

8. Vận dụng “teaser” và “ tag”

“Teaser” để chỉ phần mở đầu tác phẩm, còn “tag” chỉ phần kết tác phẩm. Ý tưởng để tạo ra một kịch bản hay có ở bất cứ nơi đâu. Cái cần thiết với tác giả đó là sự quan sát. Họ cần phải đọc tất cả những ấn phẩm đựơc xuất bản như báo, tạp chí v. v… Trên xe cũng vậy, thay vì nghe nhạc thì phải đặt máy ghi âm ở bên. Trong khi lái xe cũng có thể nảy ra ý tưởng nào đó. Bất cứ khoảnh khắc nào ý tưởng cũng có thể bật ra. Hãy chú ý lắng nghe bạn bè xung quanh nói chuyện, và hãy thử nhớ lại những việc đã diễn ra của mình. Hãy tích cực tìm kiếm ý tưởng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.

5. Các giai đoạn phát triển câu chuyện

Giờ thì chúng ta hãy thử nghĩ cách làm sao để có thể áp dụng được những lý thuyết đã học cho đến bây giờ. Kịch bản bắt đầu từ đâu đây? Để phát triển câu chuyện, tác giả cần phải trải qua những giai đoạn nào?

Giai đoạn 1: Tìm ý tưởng

TV là phương tiện thông tin đại chúng. Khi cố gắng đưa ra ý tưởng nào đó, nhà biên kịch luôn luôn hỏi: Ý tưởng này liệu có hấp dẫn được ít nhất là vài triệu khán giả xem truyền hình?

Câu hỏi này có ý nghĩa vô cùng lớn. Liệu chúng ta có biết được cái gì hấp dẫn, hấp dẫn theo cách nào đối với chừng ấy con người không? Chúng ta sẽ không thể làm được nếu không nhận ra “chúng ta là khán giả”. Nếu ý tưởng thật sự lôi cuốn được bản thân chúng ta, thì cũng có khả năng người xem cũng đồng cảm. Giả sử ý tưởng này lôi kéo chúng ta không chuyển sang dòng suy nghĩ khác, thì nó cũng sẽ giúp khán giả tiếp tục xem mà không bấm chuyển sang kênh khác khi được thể hiện thành tác phẩm. Hãy tìm ý tưởng khi đặt ra cho mình những câu hỏi “Kinh nghiệm của tôi có thể đồng nhất với đa số người xem được không? Có cái gì chứa đựng bên trong những người xem kia? ”

Đưa ra những “phủ định” (từ chối) cũng được. Dù bạn là ai, dù bạn trông thế nào thì bạn cũng đã từng bị “từ chối”. Nhưng việc phủ định đó đồng thời với việc bạn xuất phát lại.

Khi cảm nhận được mầm ý tưởng đã chín muồi, thì đó là lúc bạn phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Người biên kịch tự hỏi mình những câu hỏi cần thiết có thể biết được phản ứng chính xác của khán giả, từ đó gieo mầm ý tưởng. Sau đó, nhà biên kịch viết ra vài dòng để ghi lại ý tưởng cũng như hướng đi của câu chuyện.

Về căn bản thì các dòng ghi nhanh này bao gồm Nhân vật xuất hiện – Đòi hỏi – Mâu thuẫn – Hành động và Giải quyết. Hãy nhớ rằng nếu bạn không thể định nghĩa những điều này, thì bạn cũng không thể viết kịch bản. Trong khi chuẩn bị và viết kịch bản, phải bám theo phương hướng chính của câu truyện, không được đi lệch ra khỏi mục tiêu ban đầu.

Giai đoạn 3: Lập cấu trúc phân bổ thời gian

Giai đoạn này giúp cho kịch bản rõ ràng hơn.

Đối với một bộ phim dài tập, thì khi liên kết các tập nhỏ với nhau chúng ta có một cái nhìn toàn diện về toàn cục bộ phim. Tương tự như thế, trong một tập phim nhỏ thì việc phân nhỏ thời gian một cách rõ ràng cho từng phần của phim cũng cần thiết cho việc triển khai câu chuyện.

Giai đoạn 4: Phát hiện bước ngoặt chính

Việc bạn viết kịch bản mà chẳng chẳng biết mình đang đưa câu chuyện đi đến đâu thì cũng giống như việc bạn đi tìm đường mà chẳng biết hướng nào.

Kịch bản của Screenplay được chia thành 3 phần. Phần 1 là set-up, thể hiện trên kịch bản khoảng 25~30 trang. Quan trọng là cuối phần này phải có một cách chuyển cảnh tự nhiên để giới thiệu phần sau.

Điểm chuyển cảnh quan trọng sang phần 2 – phần triển khai câu chuyện. Phần này được thể hiện trên khoảng 45~65 trang giấy. Điểm chuyển cảnh của phần 2 này sẽ chuyển hướng câu chuyện vào phần 3 của tập phim.

Phần 3 là phần giải quyết vấn đề, được thể hiện trên khoảng 25~35 trang giấy.

Nắm được những điểm mấu chốt chuyển cảnh quan trọng sẽ giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. Về cơ bản, thì trước khi vạch đường đi cho mình phải quyết định đích đến đã. Có như vậy mới không đi lạc khỏi cốt truyện, tạo tiêu điểm và tính rõ ràng cho kịch bản.

Giai đoạn 5: Phát triển nhân vật

Cấu trúc chỉ duy trì cho câu chuyện hợp lý, còn ở mỗi cảnh thì cái mà giữ chân khán giả đó là nhân vật xuất hiện trên phim. Một khi quyết định cốt truyện, cấu trúc thời lượng và điểm chuyển cảnh (turn) rồi thì việc nhân vật xuất hiện như thế nào sẽ tự động được hé mở.

Nhân vật chính mà không nêu bật được cá tính của mình thì kịch bản đó sẽ chẳng đi đến đâu. Ngược lại, nếu nhân vật rõ nét thì không chỉ giúp rất lớn cho người biên kịch, mà còn có thể thay đổi toàn bộ kịch bản theo chiều hướng tốt hơn.

Những người xuất hiện trong cuộc sống riêng tư hay công việc của nhân vật xuất hiện được gọi là nhân vật xuất hiện của câu chuyện. Đời sống và những nơi đến của họ trong phim cũng sẽ mang tính cố hữu, không thể thay đổi.

Để phát triển nhân vật xuất hiện, hãy nhớ rằng không nhất thiết phải chờ đến giai đoạn thứ 5. Có tác giả phát triển nhân vật trước khi tìm điểm chuyển tiếp (turn) hay hình thành cốt truyện. Tuy nhiên, quan trọng nhất là công việc phát triển nhân vật này phải được thực hiện xong xuôi trước giai đoạn 6.

Giai đoạn 6: Đi vào từng cảnh

Sau khi kết thúc công đoạn phát triển nhân vật thì sẽ bước vào giai đoạn xây dựng cảnh – là một điểm chuyển quan trọng của kịch bản. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi phát triển kịch bản – là nơi mà cấu trúc kịch bản được hình thành.

Tại thời điểm này thì chúng ta đã biết mình đang đi về đâu. Vấn đề bây giờ là đến nơi đó bằng cách nào thôi. Vì mục đích này thì chúng ta nên sử dụng Index Card. Mỗi card đều diễn tả một cảnh nào đó. Trên mỗi card có ghi địa điểm, nhân vật xuất hiện trong cảnh, tóm tắt sơ lược đoạn truyện này.

Nên nhớ, nếu như cảnh không thể phản ánh và phát triển cốt truyện, và nếu không thể giải thích tính cách của nhân vật và nội dung của câu chuyện một cách thuyết phục, thì hãy loại nó ra khỏi kịch bản. Trên sóng truyền hình, tuyệt đối không có thời gian thừa cho những cảnh như thế.

Sau khi hoàn tất giai đoạn này, chúng ta lại quay về về quá trình triển khai cơ bản kịch bản. Do có thể thay đổi dễ dàng thứ tự của các card, giai đoạn này có thể điều chỉnh cấu trúc cần thiết của kịch bản.

Giai đoạn 7: Sắp xếp các scene (cảnh)

Đây là giai đoạn viết lại những lời thoại hay tóm tắt những cảnh quay. Chúng ta biết mỗi cảnh cần phải thực hiện vai trò triển khai câu chuyện. Giờ thì chúng ta chuyển sang công việc chuẩn bị dể phát hiện ra những yếu tố bên trong mà mỗi cảnh có thể áp dụng.

Công việc sắp xếp các scene là giai đoạn mang tính sáng tạo cao trong quá trình phát triển kịch bản. Công đoạn này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động. Việc mà nhân vật làm là gì? Làm thế nào để thông tin được cung cấp một cách thích hợp? Yếu tố bên trong của mỗi cảnh mà các nhân vật có thể vận dụng đó là gì?

Khi viết scene, đôi khi người biên kịch còn có thể tự do thể hiện ý tưởng và lời thoại hơn cả khi tạo khung kịch bản. Công đoạn này quan trọng không phải là sẽ phải nói thế nào, mà là nói cái gì và làm thế nào để cảnh thật tự nhiên.

Nhà biên kịch trong công đoạn này làm việc cũng giống như người họa sĩ đang ngồi bên giá vẽ. Trước khi viết bản thảo, bạn hãy chỉnh sửa những chỗ cần thiết trong khi cắt, dán các cảnh. Công việc không bao giờ có kết thúc. Một kịch bản tốt chỉ có thể ra đời sau khi thực hiện thật triệt để những công việc cần thiết. Xin đừng xem thường giai đoạn này. Vì con đường tắt thì rốt cục cũng chỉ là con đường tắt mà thôi.

Giai đoạn 8: Viết bản thảo

Những thao tác cơ bản gần như đã hoàn thành. Giờ thì phải bắt đầu đối chiếu với hình thức kịch bản để viết. Giờ bạn phải sử dụng những công cụ như lời thoại, cốt truyện, nơi chốn để kể ra câu chuyện của bạn. Trong quá trình khai thác kịch bản, chúng ta đã phải nắm được trước cấu trúc của câu chuyện rồi. Và cũng phải vẽ sẵn trong đầu cách thức mà câu chuyện được triển khai từ đầu cho đến khi kết thúc, từ việc hình dung ra từng cảnh, cho đến cách truyền đạt thông tin một cách hợp lý.

Điều quan trọng nhất bây giờ chỉ là viết ra tất cả những điều đó. Hãy viết lên tờ giấy. Nhưng không được để những chỉ trích bên trong làm ảnh hưởng đến mình. Không thể cầu toàn trong mọi việc. Hãy nên nhớ rằng, gọi nó là bản thảo, vì nó được viết ra là để tiếp tục chỉnh sửa.

Giờ thì bạn đang ngồi trước tờ giấy trắng và phải đối mặt với hàng loạt những câu hỏi. Liệu mình có thể làm được không? Tuy nhiên, bạn sẽ không thể làm được nếu không có sự đấu tranh. Trước tiên cứ thử đi đã.

Giai đoạn 9: Biên tập lại (công việc sửa chữa kịch bản)

Giai đoạn này chúng ta sẽ mài giũa lại kịch bản, cắt bớt hay thêm vào để hoàn thiện tác phẩm. Phải sửa đến khi câu chuyện phải rõ nét thì mới được. Nhân vật xuất hiện cũng được nhấn mạnh, lời thoại và hành động cũng sắc sảo và chặt chẽ.

Thời điểm này thì bạn được phép tự phê bình. Một tác phẩm kiệt xuất được ra đời trong giai đoạn sửa chữa kịch bản.Công việc biên tập lại chỉ kết thúc khi bạn xem kịch bản của mình và nghĩ rằng trong cuộc đời sẽ không thể viết được kịch bản nào hay hơn thế nữa. Giai đoạn 10: Marketing

Ngay cả khi kịch bản đã hoàn tất thì cũng không được dừng sáng tạo. Lúc này thì nhà biên kịch phải trở thành một nhân viên bán hàng.

Giai đoạn 11: Bán hàng

Khi đã bán được sản phẩm thì lúc này sự nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua sẽ được đền bù.

Viết Kịch Bản Phim Hài

Tại sao lại như thế? Tại sao từ vị trí dẫn đầu bây giờ sitcom lại bị quay lưng và phải bị triệt tiêu như thế? Xin phân tích một số lý do:

E. Thời gian phân bố trong tập phim nhìn chung không hợp lý. Như đã nói, một tập sitcom điển hình lý tưởng sẽ gồm khoảng 8~12 cảnh với thời lượng khoảng 30 phút. Nếu để các cảnh dồn dập trong suốt 1 tiếng thì quá dài, hay chỉ có 20 phút cho toàn bộ tình huống thì sẽ chẳng kịp thể hiện gì ngoài việc liệt kê sự kiện, do đó thất bại là điều đương nhiên.

F. Shot quay cơ bản của sitcom là Two Shots (cảnh 2 người). Thuộc tính của sitcom là tái hiện sinh hoạt thường ngày, nhưng diễn viên lại thiếu sự tìm tòi ngay trong đời sống hiện thực. Do đó mà diễn như một con búp bê khiến khán giả nhàm chán.

TIM HIỂU CÁCH VIẾT KỊCH BẢN SITCOM 1. Sitcom là gì? SITCOM là từ gọi tắt của Situation Comedy, nghĩa là hài kịch tình huống. Mỗi tập phim có độ dài chừng 30 phút với những nhân vật xuất hiện cố định, những tình huống đưa ra mang tính hài hước, và mạch truyện được triển khai theo chiều tiến của thời gian.

Sitcom thường được thu tiếng trực tiếp trước các khán thính giả. Với những đặc trưng như thế nên Sitcom có những hạn chế nhất định, và “những câu chuyện xảy ra trong gia đình” trở thành đề tài lý tưởng cho các bộ phim sitcom.

Mỗi tập cũng tận dụng nguồn diễn viên cố định đã được phân. Chỉ tính đến việc phân vai mang tính cố định này thôi thì cũng thấy khó mà có thể tạo sự thay đổi mới mẻ, vì thế thường người ta cần cho thêm một số nhân vật bên ngoài, và một vài người có thể thay đổi vai mới để đỡ nhàm chán. Lý do phải hạn chế vai diễn đó là vì hạn chế về “ngân sách” và “thời gian”, chứ không phải là do sợ nhiều người xuất hiện thì sẽ gây rối phim. Bởi vì ngay từ bước khởi điểm, người ta phải luôn tập trung về phía các “sao”. Nhà biên kịch khi viết kịch bản cũng phải giới hạn trong không gian sân khấu mà mình đã xác định ban đầu cho mỗi tập phim. Việc tạo sân khấu mới (còn gọi là swing) sẽ tốn thêm kinh phí. Chỉ trong trường hợp mà swing thực sự cần thiết cho việc thể hiện câu chuyện, thì khi đó mới sử dụng, nhưng chỉ một hai cái thôi là được rồi. Sitcom do bị hạn chế về kinh phí và bối cảnh (sân khấu), do đó không giống như các dạng kịch bản phim truyền hình khác, việc sống còn của sitcom lúc này dựa vào “đối thoại và nhân vật”. Theo đó, khi viết kịch bản thì không được mạo hiểm đưa ra những cảnh khó quay hay tiêu tốn nhiều kinh phí.

Thực tế cách viết một tập phim hài kịch 30 phút giống với việc viết kịch bản chương trình cho 1 cảnh. Vì phim truyền hình thì dựa trên thị giác, nhưng sitcom thì không thể như vậy. Sitcom phải tạo tiếng cười dựa trên tình huống làm nổi bật nhân vật, các mối quan hệ và dòng câu chuyện. Như vậy, phim truyền hình sử dụng những yếu tố kịch, thông qua những bất hạnh kịch tính để vẽ lên tính nhân văn, nhưng sitcom thì vẽ tính nên tính nhân văn ngay trong sinh hoạt thường ngày. Và phim truyền hình thì cố gắng nói càng ít càng tốt, nhưng sitcom thì lại phải càng nói nhiều càng tốt.

Có chuyên gia thì cho rằng khả năng viết truyện hài là có thể học được, nhưng cũng có chuyên gia cho rằng đây là cảm giác bên trong – không thể truyền tải được. Hài kịch cũng có giai điệu, nhịp điệu như âm nhạc. Cá nhân tôi tin rằng mọi tác giả có thể phát triển khả năng thính giác mang tính hài kịch của mình thông qua luyện tập, nhưng thực tế thì số người may mắn rất hiếm. Việc làm phim hài hay viết truyện cười cần thiết phải có một năng khiếu đặc biệt.

Vấn đề là ở chỗ nếu bạn có khả năng gây cười thì đây cũng không phải là một điều kiện đủ để bạn viết kịch bản sitcom.

Mọi nhà biên kịch sitcom đều có một điểm chung, đó là cách giải thích hoàn cảnh diễn ra mỗi ngày; Tức là họ có thể nhận thức và giải thích về đời sống theo cách riêng của mình.

Hài kịch và phim truyền hình về bản chất giống như hai mặt của một đồng tiền, nhưng lại khác nhau ở một điểm, đó là cách tiếp cận, hay là quan điểm.

Những tác giả phim truyền hình nhìn sự vật một cách nghiêm trọng, còn tác giả hài kịch thì nhìn sự vật theo hướng hài hước. Tuy nhiên, tình huống viết kịch bản thì lại giống nhau.

Tạo tiếng cười trên những cái chưa hoàn thiện của con người – đó chính là nền tảng để làm nên sitcom – hài kịch tình huống

Khán giả cười khi thấy khuyết điểm của nhân vật bị phóng đại lên. Những khuyết điểm này dường như đâu đó người xem cũng có nó, vì ai trong chúng ta mà không có điểm yếu chứ. Có thể ta không tự nhận thấy nhưng người khác sẽ trông thấy khuyết điểm đó. Vì thế mà bật ra thành tiếng cười.

Sitcom dành cho giới trẻ sẽ rất thu hút nếu biết tiếp cận đúng hướng. Nhưng điều này lại không dễ. Sitcom gia đình thì dễ tiếp cận hơn, tuy nhiên nếu không có phương pháp chặt chẽ và khéo léo, thì dễ trở thành dạng phim hài dài tập thông thường.

Cấu trúc của sitcom hòan toàn khác với cấu trúc của phim truyền hình. Chẳng hạn, phim truyền hình thực hiện theo dạng nối tiếp liên tục, còn sitcom thường được tạo thành bởi 2 cảnh.

Và trong phim truyền hình thì cấu trúc mâu thuẫn của các nhân vật rất rõ ràng để triển khai các sự kiện, nhưng trong sitcom thì nếu làm rõ mâu thuẫn nhân vật quá thì sẽ khó mà triển khai các sự kiện.

Hiện nay công nghệ làm sitcom Việt Nam cũng chưa cao, nên ngay cả các hãng truyền hình cũng đánh đồng sitcom với phim truyền hình. Điều này là do thiếu hiểu biết về cách tạo mâu thuẫn nhân vật, cách triển khai mạch câu chuyện trong sitcom.

Giờ chúng ta hãy thử giải thích cấu trúc của sitcom dựa trên nội dung do các nhà chuyên môn phân tích sitcom của Mỹ.

Một kịch bản sitcom 30 phút thường bao gồm 2 phần, mỗi phần lại được tạo nên bởi khoảng 4~6 cảnh.

Tuy nhiên, do kịch bản đa dạng tùy theo từng tập hài kịch nên tôi nghĩ cách tốt hơn là chúng ta chọn một tập tiêu biểu trong số những tập được phát sóng.

Trong sitcom, Set-up chỉ toàn bộ công việc cần thiết trước khi bắt đầu làm phim. Đó chính là Nhân vật – Sự kiện – Nguyên nhân của câu chuyện.

Set-up đặt ra yêu cầu mang tính kịch đối với nhân vật sẽ xuất hiện. Do hạn chết về thời gian, set-up phải được hoàn tất trong một hai phương diện.

Nhân vật + đòi hỏi mang tính kịch + trở ngại + mâu thuẫn = tiếng cười

Sau khi đặt ra yêu cầu mang tính kịch, tất cả những cảnh sau đó phải đưa ra những trở ngại đối với yêu cầu trên, rồi tạo những mâu thuẫn xuyên suốt câu chuyện.

Đòi hỏi mang tính kịch đối với các nhân vật càng lớn, những trở ngại càng phức tạp thì kịch bản càng gay cấn và hấp dẫn.

Trong một tập gồm 2 phần, kết thúc phần 1 thì vấn đề đã được giải quyết, tuy nhiên nên để vấn đề này gây ra những vấn đề lớn hơn.

Để từ đó, phần 2 sẽ được bắt đầu bằng một vấn đề, rồi mọi cảnh sau đó sẽ đưa ra nhiều trở ngại hơn trong việc giải quyết vấn đề đó.

Cái làm nên sức mạnh để chúng ta ngồi xem đến phút chót chính là mâu thuẫn. Rốt cục, nhân vật có thành công trong việc đáp ứng các yêu cầu mang tính kịch hay không là do phần này quyết định. Việc giải quyết mâu thuẫn này phải để đến phút chót của tập phim.

Có một số điểm cần phải lưu ý khi viết kịch bản sitcom như sau:

1. Thứ nhất, phải tìm ý tưởng mới mẻ. Tuyệt đối không lặp lại những cái mà người xem đã phải xem chán ở trên TV.

2. Thứ hai, thực hiện khâu set-up thật nhanh. Nên để khán giả biết được hướng của câu chuyện ngay sau khi xem xong cảnh đầu tiên.

3. Thứ ba, tạo cấu trúc câu chuyện thật hiệu quả. Phát triển tình huống và giải quyết tình huống trong phạm vi 30 phút, phải sử dụng toàn bộ thiết bị đạo cụ của sân khấu.

4. Thứ tư, làm chủ được ý kiến riêng của các ngôi sao. 5. Thứ năm, tạo tình huống (twist) và chuyển tiếp (turn) hay trong cốt truyện.

Tôi đã từng nghe một người trong đoàn hài kịch rất thành công nói rằng khi viết kịch bản hài, tác giả không được cố gắng để gây cười.

Điều này cũng đúng vì khi tác giả đi tìm cái thú vị trong kịch bản thì phải tập trung vào yếu tố hài hước, hơn là cấu trúc của nó.

Tác giả sitcom phải sáng tạo nhiều mâu thuẫn và trở ngại thú vị trong từng tình huống nhất định. Những ý tưởng này có tác dụng rất lớn. Mong rằng bạn cũng viết kịch bản như thế.4. Con đường đến với khán giả

Khi trả tiền đi xem phim, thì dù phim có dở tới mấy, khán giả cũng khó mà bỏ ra về.

Nhưng xem ti vi ở nhà thì khác, nếu họ không hài lòng với nội dung, thì họ sẽ bấm nút chuyển kênh ngay.

Mục tiêu cuối cùng của màn ảnh nhỏ là phải giữ chân ngay được khán giả, và làm sao đó để họ xem liên tục không bỏ được.

Chính vì thế mà truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng tồn tại dựa trên “trick” và “hook”. Tác giả cần phải tính toán và nghiên cứu cách làm sao để có thể giữ chân được khán giả thật nhanh thông qua tác phẩm.

1. Phải nhanh chóng đi vào trọng tâm câu chuyện

2. Dẫn dắt các ngôi sao.

3. Đưa sự kiện vào bối cảnh trong nhà.

4. Vận dụng những tình huống phức tạp (twist) và cách chuyển cảnh (turn) thật bất ngờ. Từ “twist” dùng để chỉ việc làm cho tình huống trở nên rối rắm, còn “turn” mang ý nghĩa là lật lại tình huống. Một sitcom hấp dẫn là một sitcom mà trong cốt truyện có những tình huống bất ngờ, không thể dự đoán trước. Trong hài kịch, “twist” và “turn” tạo tiếng cười châm biếm bằng cách đưa ra những mâu thuẫn và tình huống hài hước cần thiết.

5. Đưa những cảnh sinh hoạt vào

6. Kết thúc mỗi phần phải làm sao cho thật gay cấn

Một sitcom 30 phút được chia làm 2 phần. Mỗi phần là một đơn vị độc lập có những vấn đề và cao trào riêng, do đó kết thúc phần trước phải tạo đoạn mở cho phần sau.

7. Chú ý trong từng cảnh, nhất là phần kết thúc cảnh.

Cuối cảnh còn được gọi là điểm nút (button), để chỉ vai trò quan trọng của nó trong việc tháo gỡ vấn đề.

8. Vận dụng “teaser” và ” tag”

“Teaser” để chỉ phần mở đầu tác phẩm, còn “tag” chỉ phần kết tác phẩm. Ý tưởng để tạo ra một kịch bản hay có ở bất cứ nơi đâu. Cái cần thiết với tác giả đó là sự quan sát. Họ cần phải đọc tất cả những ấn phẩm đựơc xuất bản như báo, tạp chí v. v… Trên xe cũng vậy, thay vì nghe nhạc thì phải đặt máy ghi âm ở bên. Trong khi lái xe cũng có thể nảy ra ý tưởng nào đó. Bất cứ khoảnh khắc nào ý tưởng cũng có thể bật ra. Hãy chú ý lắng nghe bạn bè xung quanh nói chuyện, và hãy thử nhớ lại những việc đã diễn ra của mình. Hãy tích cực tìm kiếm ý tưởng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.

5. Các giai đoạn phát triển câu chuyện

Giờ thì chúng ta hãy thử nghĩ cách làm sao để có thể áp dụng được những lý thuyết đã học cho đến bây giờ. Kịch bản bắt đầu từ đâu đây? Để phát triển câu chuyện, tác giả cần phải trải qua những giai đoạn nào?

TV là phương tiện thông tin đại chúng. Khi cố gắng đưa ra ý tưởng nào đó, nhà biên kịch luôn luôn hỏi: Ý tưởng này liệu có hấp dẫn được ít nhất là vài triệu khán giả xem truyền hình?

Câu hỏi này có ý nghĩa vô cùng lớn. Liệu chúng ta có biết được cái gì hấp dẫn, hấp dẫn theo cách nào đối với chừng ấy con người không? Chúng ta sẽ không thể làm được nếu không nhận ra “chúng ta là khán giả”. Nếu ý tưởng thật sự lôi cuốn được bản thân chúng ta, thì cũng có khả năng người xem cũng đồng cảm. Giả sử ý tưởng này lôi kéo chúng ta không chuyển sang dòng suy nghĩ khác, thì nó cũng sẽ giúp khán giả tiếp tục xem mà không bấm chuyển sang kênh khác khi được thể hiện thành tác phẩm. Hãy tìm ý tưởng khi đặt ra cho mình những câu hỏi “Kinh nghiệm của tôi có thể đồng nhất với đa số người xem được không? Có cái gì chứa đựng bên trong những người xem kia? “

Đưa ra những “phủ định” (từ chối) cũng được. Dù bạn là ai, dù bạn trông thế nào thì bạn cũng đã từng bị “từ chối”. Nhưng việc phủ định đó đồng thời với việc bạn xuất phát lại.

Khi cảm nhận được mầm ý tưởng đã chín muồi, thì đó là lúc bạn phải chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Về căn bản thì các dòng ghi nhanh này bao gồm Nhân vật xuất hiện – Đòi hỏi – Mâu thuẫn – Hành động và Giải quyết. Hãy nhớ rằng nếu bạn không thể định nghĩa những điều này, thì bạn cũng không thể viết kịch bản. Trong khi chuẩn bị và viết kịch bản, phải bám theo phương hướng chính của câu truyện, không được đi lệch ra khỏi mục tiêu ban đầu.

Giai đoạn 3: Lập cấu trúc phân bổ thời gian

Giai đoạn này giúp cho kịch bản rõ ràng hơn.

Đối với một bộ phim dài tập, thì khi liên kết các tập nhỏ với nhau chúng ta có một cái nhìn toàn diện về toàn cục bộ phim. Tương tự như thế, trong một tập phim nhỏ thì việc phân nhỏ thời gian một cách rõ ràng cho từng phần của phim cũng cần thiết cho việc triển khai câu chuyện.

Giai đoạn 4: Phát hiện bước ngoặt chính

Việc bạn viết kịch bản mà chẳng chẳng biết mình đang đưa câu chuyện đi đến đâu thì cũng giống như việc bạn đi tìm đường mà chẳng biết hướng nào.

Kịch bản của Screenplay được chia thành 3 phần.Phần 1 là set-up, thể hiện trên kịch bản khoảng 25~30 trang. Quan trọng là cuối phần này phải có một cách chuyển cảnh tự nhiên để giới thiệu phần sau.

Điểm chuyển cảnh quan trọng sang phần 2 – phần triển khai câu chuyện. Phần này được thể hiện trên khoảng 45~65 trang giấy. Điểm chuyển cảnh của phần 2 này sẽ chuyển hướng câu chuyện vào phần 3 của tập phim.

Phần 3 là phần giải quyết vấn đề, được thể hiện trên khoảng 25~35 trang giấy.

Nắm được những điểm mấu chốt chuyển cảnh quan trọng sẽ giúp giải quyết công việc hiệu quả hơn. Về cơ bản, thì trước khi vạch đường đi cho mình phải quyết định đích đến đã. Có như vậy mới không đi lạc khỏi cốt truyện, tạo tiêu điểm và tính rõ ràng cho kịch bản.

Giai đoạn 5: Phát triển nhân vật

Cấu trúc chỉ duy trì cho câu chuyện hợp lý, còn ở mỗi cảnh thì cái mà giữ chân khán giả đó là nhân vật xuất hiện trên phim. Một khi quyết định cốt truyện, cấu trúc thời lượng và điểm chuyển cảnh (turn) rồi thì việc nhân vật xuất hiện như thế nào sẽ tự động được hé mở.

Nhân vật chính mà không nêu bật được cá tính của mình thì kịch bản đó sẽ chẳng đi đến đâu. Ngược lại, nếu nhân vật rõ nét thì không chỉ giúp rất lớn cho người biên kịch, mà còn có thể thay đổi toàn bộ kịch bản theo chiều hướng tốt hơn.

Những người xuất hiện trong cuộc sống riêng tư hay công việc của nhân vật xuất hiện được gọi là nhân vật xuất hiện của câu chuyện. Đời sống và những nơi đến của họ trong phim cũng sẽ mang tính cố hữu, không thể thay đổi.

Để phát triển nhân vật xuất hiện, hãy nhớ rằng không nhất thiết phải chờ đến giai đoạn thứ 5. Có tác giả phát triển nhân vật trước khi tìm điểm chuyển tiếp (turn) hay hình thành cốt truyện. Tuy nhiên, quan trọng nhất là công việc phát triển nhân vật này phải được thực hiện xong xuôi trước giai đoạn 6.

Giai đoạn 6: Đi vào từng cảnh

Sau khi kết thúc công đoạn phát triển nhân vật thì sẽ bước vào giai đoạn xây dựng cảnh – là một điểm chuyển quan trọng của kịch bản. Đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất khi phát triển kịch bản – là nơi mà cấu trúc kịch bản được hình thành.

Tại thời điểm này thì chúng ta đã biết mình đang đi về đâu. Vấn đề bây giờ là đến nơi đó bằng cách nào thôi. Vì mục đích này thì chúng ta nên sử dụng Index Card. Mỗi card đều diễn tả một cảnh nào đó. Trên mỗi card có ghi địa điểm, nhân vật xuất hiện trong cảnh, tóm tắt sơ lược đoạn truyện này.

Nên nhớ, nếu như cảnh không thể phản ánh và phát triển cốt truyện, và nếu không thể giải thích tính cách của nhân vật và nội dung của câu chuyện một cách thuyết phục, thì hãy loại nó ra khỏi kịch bản. Trên sóng truyền hình, tuyệt đối không có thời gian thừa cho những cảnh như thế.

Sau khi hoàn tất giai đoạn này, chúng ta lại quay về về quá trình triển khai cơ bản kịch bản. Do có thể thay đổi dễ dàng thứ tự của các card, giai đoạn này có thể điều chỉnh cấu trúc cần thiết của kịch bản.

Giai đoạn 7: Sắp xếp các scene (cảnh)

Đây là giai đoạn viết lại những lời thoại hay tóm tắt những cảnh quay. Chúng ta biết mỗi cảnh cần phải thực hiện vai trò triển khai câu chuyện. Giờ thì chúng ta chuyển sang công việc chuẩn bị dể phát hiện ra những yếu tố bên trong mà mỗi cảnh có thể áp dụng.

Công việc sắp xếp các scene là giai đoạn mang tính sáng tạo cao trong quá trình phát triển kịch bản. Công đoạn này giúp cho câu chuyện trở nên sinh động. Việc mà nhân vật làm là gì? Làm thế nào để thông tin được cung cấp một cách thích hợp? Yếu tố bên trong của mỗi cảnh mà các nhân vật có thể vận dụng đó là gì?

Khi viết scene, đôi khi người biên kịch còn có thể tự do thể hiện ý tưởng và lời thoại hơn cả khi tạo khung kịch bản. Công đoạn này quan trọng không phải là sẽ phải nói thế nào, mà là nói cái gì và làm thế nào để cảnh thật tự nhiên.

Nhà biên kịch trong công đoạn này làm việc cũng giống như người họa sĩ đang ngồi bên giá vẽ. Trước khi viết bản thảo, bạn hãy chỉnh sửa những chỗ cần thiết trong khi cắt, dán các cảnh. Công việc không bao giờ có kết thúc. Một kịch bản tốt chỉ có thể ra đời sau khi thực hiện thật triệt để những công việc cần thiết. Xin đừng xem thường giai đoạn này. Vì con đường tắt thì rốt cục cũng chỉ là con đường tắt mà thôi.

Giai đoạn 8: Viết bản thảo

Những thao tác cơ bản gần như đã hoàn thành. Giờ thì phải bắt đầu đối chiếu với hình thức kịch bản để viết. Giờ bạn phải sử dụng những công cụ như lời thoại, cốt truyện, nơi chốn để kể ra câu chuyện của bạn. Trong quá trình khai thác kịch bản, chúng ta đã phải nắm được trước cấu trúc của câu chuyện rồi. Và cũng phải vẽ sẵn trong đầu cách thức mà câu chuyện được triển khai từ đầu cho đến khi kết thúc, từ việc hình dung ra từng cảnh, cho đến cách truyền đạt thông tin một cách hợp lý.

Điều quan trọng nhất bây giờ chỉ là viết ra tất cả những điều đó. Hãy viết lên tờ giấy. Nhưng không được để những chỉ trích bên trong làm ảnh hưởng đến mình. Không thể cầu toàn trong mọi việc. Hãy nên nhớ rằng, gọi nó là bản thảo, vì nó được viết ra là để tiếp tục chỉnh sửa.

Giờ thì bạn đang ngồi trước tờ giấy trắng và phải đối mặt với hàng loạt những câu hỏi. Liệu mình có thể làm được không? Tuy nhiên, bạn sẽ không thể làm được nếu không có sự đấu tranh. Trước tiên cứ thử đi đã.

Giai đoạn 9: Biên tập lại (công việc sửa chữa kịch bản)

Giai đoạn này chúng ta sẽ mài giũa lại kịch bản, cắt bớt hay thêm vào để hoàn thiện tác phẩm. Phải sửa đến khi câu chuyện phải rõ nét thì mới được. Nhân vật xuất hiện cũng được nhấn mạnh, lời thoại và hành động cũng sắc sảo và chặt chẽ.

Thời điểm này thì bạn được phép tự phê bình. Một tác phẩm kiệt xuất được ra đời trong giai đoạn sửa chữa kịch bản.Công việc biên tập lại chỉ kết thúc khi bạn xem kịch bản của mình và nghĩ rằng trong cuộc đời sẽ không thể viết được kịch bản nào hay hơn thế nữa.Giai đoạn 10: Marketing

Ngay cả khi kịch bản đã hoàn tất thì cũng không được dừng sáng tạo. Lúc này thì nhà biên kịch phải trở thành một nhân viên bán hàng.

Khi đã bán được sản phẩm thì lúc này sự nỗ lực của bạn trong suốt thời gian qua sẽ được đền bù.

Theo Sieuthidienanh

#30: Viết Kịch Bản Phim Ngắn

Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và nhu cầu giải trí ngày càng tăng cao, phim ngắn đã trở thành món ăn tinh thần phổ biến đối với khán giả. Cách đây vài năm, khi phong trào “người người làm phim, nhà nhà làm phim” nở rộ, hàng loạt cuộc thi, liên hoan phim ngắn cũng dần được hình thành và trở thành sân chơi cho mọi đối tượng yêu thích làm phim. Với những biên kịch mới vào nghề, phim ngắn là cơ hội để rèn giũa kỹ năng, công việc kiếm tiền nhanh chóng và là bước chuẩn bị để tiến lên những dự án lớn hơn như phim điện ảnh hay phim truyền hình.

Phim ngắn là gì?

Theo định nghĩa của nhiều Liên hoan phim, phim ngắn là phim có độ dài dưới 40 phút. Tuy nhiên, với phần lớn Liên hoan phim, phim ngắn là phim có độ dài dao động trên dưới 20 phút hoặc ngắn hơn. Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm một phim ngắn có thời lượng 30 phút, hoặc thậm chí 60 phút. Nhưng mà, nếu bạn đã khai thác một vấn đề tới tận phút 40, tại sao bạn không khai thác hẳn luôn thành kịch bản 90 phút? Mọi người sẽ hỏi bạn như vậy.

Về lý thuyết, phim ngắn được xem như phim điện ảnh ngắn, không phải tiểu phẩm, cũng không phải video clip. Là phim, có nghĩa là bao gồm một câu chuyện được kể rõ ràng, mạch lạc bằng ngôn ngữ điện ảnh, truyền tải một thông điệp mạnh mẽ với lối kể chuyện ấn tượng, độc đáo. Những tiểu phẩm giáo dục, đạo đức đơn giản hay những vở hài kịch ngắn được quay ở khung hình 21:9 không được gọi là phim, đơn giản vì những tiểu phẩm đó không đủ ngôn ngữ điện ảnh. Những clip được quay và cắt ghép như những ảnh động (GIF) nối tiếp nhau rồi dán nhãn arthouse cũng không phải là phim, vì đó chỉ đơn thuần là một album ảnh động.

Thể loại phổ biến

Phim ngắn có thể loại khá đa dạng: Từ tâm lý, tình cảm, hành động đến rùng rợn, hồi hộp, sci-fi… Tuy nhiên, có một số thể loại ít được sản xuất và quan tâm, đó là cổ trang, hoạt hình, giả tài liệu. Lý do chủ yếu là vì những thể loại này khó sản xuất, mất thời gian, kinh phí lớn, lại không phù hợp với tiêu chí của nhiều cuộc thi phim ngắn.

Happen Ending

“Happen Ending”, cái kết bất ngờ có thể dự đoán trước, là đặc trưng của phim ngắn. Đó có thể là cái kết có hậu, đoản hậu, bi kịch, hay kết mở; nhưng điểm chung là phải gây bất ngờ một cách hợp lý cho khán giả.

2. Cấu trúc kịch bản phim ngắn Ba Hồi có cần thiết?

Cấu trúc Ba Hồi, nói một cách đơn giản, là chia câu chuyện làm ba phần: Mở đầu, Phát triển, Kết thúc. Cho dù bạn kể câu chuyện như thế nào, kể theo cách gì, cuối cùng câu chuyện của bạn vẫn đi theo cấu trúc này. Bạn có thể mở đầu phim bằng cảnh kết, kết thúc phim bằng cảnh mở đầu, thì cuối cùng phim của bạn vẫn có đầy đủ ba phần: Mở đầu – Phát triển – Kết thúc. Không chạy đi đâu được.

Ouline kỹ càng

Outline, như đã nói ở những bài trước, là liệt kê tình tiết, diễn biến trong phim bằng các đoạn văn ngắn hoặc gạch đầu dòng. Đây là cách để bạn nắm được mạch phim một cách rõ ràng trước khi bắt tay vào viết kịch bản. Trừ khi bạn viết một kịch bản dưới 5 phút, hãy luôn chuẩn bị outline thật kỹ càng để không phải chỉnh sửa, viết lại nhiều lần, hoặc rơi vào những hố logic, lỗi cấu trúc khi đã viết tới giữa chừng.

Mở đầu hấp dẫn

Nếu như trong phim điện ảnh, bạn có tới 2-5 phút đầu tiên để thu hút khán giả, thì trong phim ngắn, bạn chỉ có chưa tới 30 giây đầu tiên để khán giả quyết định có xem tiếp hay không. Vậy nên, hình ảnh mở đầu của phim ngắn vô cùng quan trọng. Hình ảnh mở đầu cũng giống như tiếng sét ái tình trong tình yêu vậy. Phải khiến khán giả chú ý đến phim của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, hoặc họ sẽ tắt và xem phim khác.

Sử dụng kỹ thuật đúng chỗ

Các công cụ và kỹ thuật kể chuyện của phim ngắn và phim điện ảnh không khác gì nhau. Áp dụng kỹ thuật kể chuyện đúng nơi, đúng lúc sẽ giúp kịch bản trở nên hấp dẫn hơn và ngược lại. Công cụ và kỹ thuật kể chuyện sinh ra để phục vụ câu chuyện, hãy sử dụng chúng một cách hợp lý.

Càng ngắn càng tốt

Khán giả ngày nay không thích những câu chuyện được kể dài dòng, chậm chạp. Hơn nữa, phim ngắn có thời lượng vô cùng hạn chế, vậy nên mọi tình huống, chi tiết, nội dung trong phim ngắn phải được thể hiện một cách ngắn gọn, súc tích. Đừng quá tham lam chi tiết, hãy chỉ đưa vào kịch bản của bạn những chi tiết đắt giá nhất một cách mượt mà và không gượng ép.

Tự làm bản thân ngạc nhiên

Ý tưởng phim ngắn thường đến từ những khoảnh khắc thú vị, bất ngờ. Khi viết kịch bản phim ngắn, hãy suy nghĩ xem câu chuyện của bạn, cách bạn kể chuyện, cái kết của phim có kiến bạn cảm thấy bất ngờ, thú vị hay không. Nếu bạn cảm thấy rằng câu chuyện của bạn quá bình thường, nhạt nhòa, chưa đủ bất ngờ, thì khán giả cũng vậy.

Không dễ dãi

Mỗi phim ngắn, là mỗi câu chuyện, thế giới quan độc đáo, khác biệt. Khán giả luôn muốn xem những thứ mới lạ. Vậy nên người biên kịch cũng phải tìm kiếm cách kể chuyện mới lạ, độc đáo, sáng tạo. Đừng cố gắng nói lại thứ mà người ta đã nói đi nói lại nhiều lần. Hãy đưa ra tuyên ngôn mới, thông điệp mới thông qua kịch bản của bạn. Nếu đó là một thông điệp cũ, vậy thì cách bạn truyền đạt thông điệp đó phải hoàn toàn mới. Thông điệp cũ, cách kể cũ, kết quả chỉ là một tiểu phẩm nhàm chán và vô vị. Hãy sáng tạo, đừng dễ dãi với bản thân, bởi khán giả không bao giờ dễ dãi với bạn.

Nghĩ đến kinh phí

Làm phim là tốn tiền, dù cho chỉ là một phim ngắn 2 phút. Khi viết kịch bản, hãy lưu ý xem kịch bản này sẽ tốn tầm bao nhiêu tiền, nhà sản xuất có đủ tiền để hiện thực hóa phim ngắn này hay không. Có những phim ngắn chỉ tốn hai triệu đồng, cũng có phim ngắn tốn cả tỷ bạc. Nếu bạn viết một kịch bản về chiến tranh trong vũ trụ hay đánh nhau với khủng long khi mà ekip chỉ có hai mạng và không ai biết làm kỹ xảo, cũng chẳng có tiền thuê phim trường thì kịch bản đó bỏ xó. Hay khi bạn viết kịch bản về hai chị em giành nhau cây kẹo mút ngoài sân chơi mà sản xuất dụ bạn bán nhà thuê ekip khủng để quay phim cho đẹp thì bạn nên cho sản xuất vô nồi lẩu. Tiền nào của nấy. Hãy nghĩ về tiền khi viết kịch bản để tăng cơ hội hiện thực hóa kịch bản của bạn.

Thực tế là không có cách tính cụ thể cho một kịch bản sẽ tốn bao nhiêu tiền. Vấn đề này đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn. Cứ viết nhiều, ăn hành nhiều rồi bạn sẽ có kinh nghiệm.

Giá kịch bản phim ngắn hiện nay dao động từ hai đến dưới mười triệu đồng/kịch bản (mà chủ yếu là giá hai triệu/kịch bản). Dù tình trạng phá giá vẫn luôn xảy ra và không phải lúc nào biên kịch cũng được trả tiền, thì số lượng biên kịch và nhu cầu kịch bản phim ngắn vẫn có chiều hướng tăng cao.

Với nhiều biên kịch, phim ngắn là cơ hội tốt để kiếm tiền. Với nhiều biên kịch khác, phim ngắn là bước đệm trong lúc chờ cơ hội được viết điện ảnh. Dù cho mục đích, mục tiêu của bạn là gì; thì khi viết kịch bản phim ngắn, hãy cố gắng viết tốt nhất có thể. Vì khán giả, vì chính bản thân bạn.

Workshop “Viết kịch bản phim ngắn” trong năm nay (2023)?

Dịch Vụ Viết Kịch Bản Phim

Cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay, những video, đoạn phim mang cốt truyện và cao trào về cảm xúc (bi, hài, ngạc nhiên, thích thú, giật gân…) truyền tải những thông điệp thích thú khiến người xem chia sẻ trong cộng đồng mạng với tốc độ nhanh chóng, lượng tiếp cận lớn và nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng. Hình thức được nhắc đến trên là video, phim viral, để có được một video, đoạn phim viral thành công thì kich bản góp phần không nhỏ. Với đội ngũ trẻ, sáng tạo thegioimarketing.vn – kịch bản phim viral – doanh nghiệp sẽ giúp bạn một phần trong chiến lược truyền thông của doanh nghiệp.

Một video được nhìn nhận là viral video khi video đó như một loại virus lan truyền theo cấp số nhân, có sự lan tỏa trên môi trường internet như: (mạng xã hội, email, post lại trên các blog, diễn đàn, mạng xã hội video như Youtube, Vimeo ..), nhờ sự chia sẻ, lan tỏa của video nên video đó sẽ có một lượng view rất lớn, từ đó truyền tải được thông điệp hay thương hiệu tới nhiều khách hàng. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, viral video là hình thức nội dung truyền thông bằng internet được nhìn nhận bởi xã hội mạng trực, được đón nhận và chia sẻ từ cộng đồng.

https://www.youtube.com/watch?v=DWai4qCxr9s

Kịch bản phim viral của doanh nghiệp

Để có một đoạn phim viral thành công cho một doanh nghiệp, kịch bản đóng vai trò then chốt, nó là kim chỉ nan và là thước đo của sự sáng tạo trong chiến dịch quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp sử dụng.

Một kịch bản hay phải đạt được những yếu tố như cốt truyện lạch mạc, súc tích dễ hiểu và đặc biệt đối với một video viral, kịch bản phải có sự đột phá, có một sự “điên” nhẹ hoặc đang theo một phong trào “hot” được nhiều người để ý tới. Tuy nhiên, “hay” thôi chưa đủ, kịch bản đó còn phải có hiệu quả truyền thông, truyền đi được thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng tới số lượng khách hàng mục tiêu và phần lớn đánh vào các khách hàng tiềm năng.

Yếu tố xây dựng nên kịch bản phim viral cho doanh nghiệp

Đầu tiên, bạn nên xác định được mục tiêu của doanh nghiệp đưa ra trong đoạn phim này là gì

Từ mục tiêu ban đầu, bạn sẽ có hướng để xây dựng ý tưởng bước đầu

Lựa chọn hình thức phân phối, bạn muốn nó xuất hiện ở youtube hay facebook hoặc là cả hai kênh trên. Tùy vào lựa chọn kênh mà bạn xác định thời lượng của video, với Facebook bạn nên lưu ý độ dài thích hợp của một video là dưới 5 phút, còn hình thức youtube có thể có thời lượng lâu hơn.

Có khá nhiều hình thức để lựa chọn làm video viral bạn có thể làm theo hình thức phim ngắn, sitcom, hoặc TVC…Tùy theo lựa chọn ban đầu mà kịch bản sẽ làm theo hướng khác nhau.

Có rất nhiều tính chất kịch bản để bạn lựa chọn:

Mang tính nhân văn, cảm động: thường sẽ hướng tới tình cảm gia đình, vợ chồng, hiện thực xã hội….

Mang tính hài hước: lên những tính huống trái nghịch, gây cười trong video nhưng vẫn mang một thông điệp cụ thể.

Vai trò phim viral trong doanh nghiệp

Khi nội dung của viral video chạm đúng cảm xúc người xem nó sẽ mang đến hiệu ứng lan truyền vô cùng lớn. Những Video Viral thường được xây dựng lồng ghép với hình ảnh thương hiệu. Khi Viral nhận được sự đồng cảm từ người xem sẽ làm gia tăng cảm tình với thương hiệu.

Thông qua Viral Video, giá trị thương hiệu được thể hiện một cách chân thực, rõ ràng nhất. Giúp khách hàng nhận biết và gợi nhớ thương hiệu một cách sâu sắc nhất, nhờ vậy, hiệu quả định vị thương hiệu tốt hơn.

Viral Video giúp gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu

Với mỗi viral video chất lượng, đạt được cảm xúc sẽ là đòn bẩy để hình ảnh thương hiệu ghi sâu vào tâm trí người xem. Với kịch tính trong kịch bản không chỉ thu hút người xem mà nó còn đọng lại một thông điệp, một dấu ấn khá lớn cho người xem.

Thegioimarketing.vn – phim viral doanh nghiệp

Viral Video có những tác động vô cùng mạnh mẽ đến người xem, dễ đi vào tiềm thức và tạo ấn tượng mạnh. Đó là lý do mà dịch vụ làm Viral video hiện nay rất thịnh hành. Không đứng ngoài cuộc chúng tôi với sức trẻ, sức sáng tạo cam kết sẽ tạo nên những kịch bản phim không thể “viral” hơn, sẽ là người đồng hành không thể thiếu của doanh nghiệp trong chiến dịch quảng bá thương hiệu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Địa Chỉ Gửi Và Nơi Nhận Kịch Bản Phim? Để Bán Được Kịch Bản? trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!