Bạn đang xem bài viết Điều Kiện Đình Chỉ Trong Thi Hành Án Dân Sự được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chấp hành viên đã làm xong các thủ tục để ngày mai tiến hành kê biên, như: ra Quyết định kê biên, thông báo kê biên tới các cơ quan tổ chức…thì nhận được đơn xin hoãn thi hành án của người được thi hành án. Vì vậy, chấp hành viên không tiến hành kê biên nữa và ra Quyết định hoãn thi hành án. Trước yêu cầu của người được Thi hành án chấp hành viên nên ra Quyết định hoãn thi hành án hay ra quyết định hoãn kê biên?.
Khi chưa hết thời gian hoãn thi hành án thì người được thi hành án làm đơn rút đơn yêu cầu thi hành án. Trong trường hợp này cơ quan Thi hành án không ra Quyết định tiếp tục Thi hành án, mà ra Quyết định đình chỉ, quyết định thu phí luôn được không?
N.T.T
1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án”.
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền”.
Như vậy, nếu đơn xin hoãn của bên được thi hành án đáp ứng đúng quy định của pháp luật thì Chấp hành viên ra quyết định hoãn thi hành án là đúng quy định, vì pháp luật không quy định việc hoãn kê biên trong thi hành án dân sự.
2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án”.
Như vậy, trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự không thể ra quyết định thu phí và quyết định đình chỉ thi hành án ngay được, mà Chấp hành viên nên hướng dẫn cho bên được thi hành án làm đơn yêu cầu tiếp tục thi hành án để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án đối với vụ việc trên, sau đó mới nhận đơn của người được thi hành án về việc rút đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thu phí thi hành án sau đó mới căn cứ Điều 50 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định.
Điều Kiên, Trình Tự Thủ Tục Hoãn Thi Hành Án Dân Sự
Cho em hỏi muốn hoãn thi hành án dân sự thì nộp đơn đến đâu? Cơ sở pháp lý:
Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.
Thứ nhất, hoãn thi hành dân sự là gì?
Hoãn thi hành án dân sự là chuyển việc thi hành bản án hoặc quyết định dân sự của Tòa án sang thời điểm khác muộn hơn so với thời điểm đã định sẵn.Việc hoãn thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án quyết định bằng văn bản trong một số trường hợp pháp luật quy định.
Thứ hai, các trường hợp hoãn thi hành án dân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 21 điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Điều 48. Hoãn thi hành án “1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp sau đây: a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án; b) Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định; c) Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác; d) Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này; tài sản được kê biên theo Điều 90 của Luật này nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 của Luật này; e) Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận; g) Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 54 của Luật này chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; h) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật này.”
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền hoãn thi hành án dân sự.
Thứ ba, trình tự thủ tục nộp đơn hoãn thi hành án dân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 48 Luật Thi hành dân sự 2008 như sau:
” Điều 48. Hoãn thi hành án
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết.”
Mặt khác căn cứ khoản 1 điều 332 Bộ luật Tố tụng dân sự 2023 quy định như sau:
“Điều 332. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.”
Bàn Về Căn Cứ Tạm Đình Chỉ Vụ Án Dân Sự Do “Đương Sự Đề Nghị Tòa Án Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp: 1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế; đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án; g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản; h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2023 quy định Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: 1. …………… 18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. …………
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn quan điểm khác nhau về việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án vì một lý do nào đó được xem là hợp lý thì Tòa án có được tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không. Vấn đề này trong thực tiễn có Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, có Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Điều này cho thấy sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật giữa các Tòa án hiện nay. Ví dụ trường hợp ông Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn B trả lại diện tích đất mà trước đây cha của ông A (là ông C) cho ông B ở nhờ là 200m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện do ông Nguyễn Văn A đứng tên. Quá trình giải quyết vụ án, ông B cho rằng phần đất ông đang ở là do ông C cho ông, khi cho có người chứng kiến, đất này ông canh tác ổn định lâu dài gần 20 năm. Việc ông A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất tranh chấp thì ông B không hay biết. Vì vậy, ông không đồng ý trả lại đất cho ông A. Khi gần hết thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, ông B nộp đơn cho Tòa án đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông B đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Y (ông B có nộp kèm giấy nhập viện tại Bệnh viện Y; nguồn gốc đất ngoài ông B thì không ai trong nhà biết rõ nên ông không ủy quyền cho ai được). Vấn đề này có hai ý kiến giải quyết khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng, Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của ông B. Vì yêu cầu của ông B không phải là một trong các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023. Ý kiến thứ hai cho rằng, tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2023 có quy định quyền của đương sự là “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này”. Vì vậy, Tòa án căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023: “Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là có cơ sở. Trước đây, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng có quy định căn cứ Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án tương tự như quy định của BLTTDS năm 2023. Đó là: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” tại khoản 6 Điều 189 BLTTDS năm 2004. Theo khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS thì: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đối với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023 thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo ý kiến của người viết, việc đương sự có đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể xem là một căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023 nếu lý do yêu cầu của họ là chính đáng. Bởi vì đây là một trong những quyền của đương sự nói chung được quy định rất rõ tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2023. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đương sự nào đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được Tòa án chấp nhận. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự phải nêu rõ lý do; đồng thời, đương sự phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các lý do mà đương sự đưa ra là có căn cứ và chính đáng. Khi đó, Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự. Bởi trên thực tế, có trường hợp Tòa án ra quyết đưa vụ án ra xét xử thì nguyên đơn bệnh nặng phải nhập viện điều trị một thời gian dài hoặc không thể trực tiếp đến dự phiên tòa được cũng không thể ủy quyền cho ai được. Tòa án cũng không thể hoãn phiên tòa mãi để chờ nguyên đơn có mặt hoặc nếu nguyên đơn không đến sau nhiều lần Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn. Tóm lại, vấn đề “đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án” có được coi là căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất chung trong áp dụng pháp luật, tạo cơ sở để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát theo đúng quy định.
Tại Điều 70 BLTTDS năm 2023 quy định “Quyền, nghĩa vụ của đương sự ”:Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:1. ……………18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.…………
Mẫu Đơn Yêu Cầu Thi Hành Án Dân Sự
Các nội dung trong đơn yêu cầu thi hành án dân sự
Đơn yêu cầu thi hành án dân sự bao gồm những nội dung sau:
Tên đơn (Đơn yêu cầu thi hành án)
Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Tổng cục thi hành án dân sự nơi tòa ban hành bản án)
Họ tên, địa chỉ người yêu cầu thi hành án (nếu ủy quyền phải có giấy tờ: chứng minh nhân dân, giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú)
Họ, tên người được thi hành án
Họ, tên người phải thi hành án
Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án
Trình bày thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)
Tài liệu, chứng cứ kèm theo
Ký tên và điểm chỉ của người yêu cầu
Hướng dẫn viết đơn yêu cầu thi hành án dân sựBước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án là Cục/Chi cục thi hành án dân sự (nơi Tòa ban hành bản án)
Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án
Bước 3: Ghi thông tin của người được thi hành án và người phải thi hành án
Bước 4: Trình bày nội dung yêu cầu thi hành án (lý do yêu cầu: việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…)
Bước 5: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người yêu cầu thi hành án.
Đương sự cũng có quyền được xin tạm hoãn thi hành án đối với bản án/quyết định của tòa.
Tham khảo thủ tục xin tạm hoãn thi hành án: Thủ tục xin tạm hoãn thi hành án nhà đất
Đơn yêu cầu thi hành án
Bản án/quyết định được thi hành có hiệu lực (bản chính)
Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thời hạn đương sự được nộp đơn yêu cầu là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo quy định tại (khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014).
Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan thi hành án tiến hành giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự.
Nội dung bài viết trên là hướng dẫn viết mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định pháp luật. Để được biết chi tiết và cụ thể hơn, quý bạn đọc có thể liên hệ hotline của chúng tôi để được luật sư chuyên môn tư vấn và hỗ trợ soạn thảo đơn từ pháp lý. Xin cảm ơn.
Mẫu Đơn Yêu Cầu Hoãn Thi Hành Án Dân Sự
Điều kiện hoãn thi hành án dân sự theo quy định của Pháp luật.
Căn cứ theo Luật Thi hành án Dân sự có quy định về điều kiện hoãn thi hành án dân sự:
· Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;
· Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
· Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
Lưu ý: Đối với chủ thể yêu cầu hoãn không phải là người có thẩm quyền kháng nghị thì tại khoản 1 Điều 48 không quy định về thời hạn hoãn. Thời điểm ra quyết định có thể phụ thuộc vào thời điểm cưỡng chế thi hành án.
Nội dung mẫu đơn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự.Nôi dung mẫu đơn yêu cầu hoãn cần phải có cac phần cơ bản sau đây:
Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại người thi hành án
Thi hành theo bản án số/ngày/ có hiệu lực thi hành kể từ ngày…
Nội dung và lý do xin tạm hoãn thi hành án
Thời hạn xin tạm hoãn
Tài liệu kèm theo.
Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu hoãn thu hành án dân sự. Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Cục thi hành án)Theo Điều 48 Luật Thi hành án Dân sự thì chủ thể ra quyết định hoãn thi hành án dân sự là thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Vd: đối với các tranh cấp mà thẩm quyền thi hành án thuộc về cấp huyện thì chi cục thi hành án có trụ sở tại nơi đó sẽ tiếp nhận đơn yêu cầu. Người ra quyết định sẽ là Chi cục trưởng.
Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại người thi hành ánYêu cầu ghi rõ ràng, chính xác vì đây là thông tin cơ bản tránh ghi sai sẽ ảnh hưởng đến quá trình xem xét yêu cầu.
Thi hành theo bản án số/ngày/ có hiệu lực thi hành kể từ ngày…Ghi chính xác số bản án, ngày và quan trọng là hiệu lực thi hành từ ngày bao nhiêu để xem xét về thời gian hợp lý đưa ra quyết định tạm hoãn.
Nội dung và lý do xin tạm hoãn thi hành ánNội dung:
Trình bày ngắn gọn, cụ thể về nội dung vụ án
Vai trò của người yêu cầu tạm hoãn thi hành án
Chủ thể được thi hành án
Chủ thể bị thi hành án
Phân tích cụ thể về phần lý do (điều kiện theo quy định Pháp luật) hoãn thi hành án.
Lý dó: lý do như đã phân tích ở trên.
Thời hạn xin tạm hoãnPhải phù hợp với lý do nêu ở trên.
Thủ tục yêu cầu hoãn thi hành án dân sự.
Người có yêu cầu hoãn sẽ nộp đơn yêu cầu tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Luật Thi hành án Dân sự.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét yêu cầu này và quyết định hoãn hoặc không hoãn.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tiếp tục thi hành án theo quy định Pháp luật.
Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về mẫu đươn yêu cầu hoãn thi hành án dân sự cũng như cách viết mẫu đơn này. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề về tranh tụng, khởi kiện hoặc các vấn về pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline tư vấn miễn phí 1900.63.63.87 bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.
Bàn Về Quy Định: “Đương Sự Đề Nghị Tòa Án Tạm Đình Chỉ Giải Quyết Vụ Án Dân Sự”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2023, Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp:
Tác giả xin nêu một vụ án như sau: “Ông Nguyễn Văn A khởi kiện yêu cầu ông Trần Văn B trả lại diện tích đất mà trước đây cha của ông A cho ông B mượn ở nhờ là 350m 2 thuộc thửa đất số 03, tờ bản đồ số 10 hiện do ông Nguyễn Văn A đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quá trình giải quyết vụ án, ông B cho rằng phần đất ông đang ở là do ông C cha của ông A cho ông từ năm 1990 ( chứ không phải là ông C cho mượn đất ở nhờ như ông A trình bày). Việc ông A được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất tranh chấp thì ông không hay biết. Vì vậy, ông không đồng ý trả lại đất theo yêu cầu của ông A. Khi gần hết thời gian chuẩn bị xét xử vụ án, ông B nộp đơn cho Tòa án nhân dân huyện X đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do ông B đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Y (ông B có nộp kèm giấy nhập viện tại bệnh viện Y); nguồn gốc đất là do ông biết rõ nên ông không ủy quyền cho ai được)”.
Vấn đề này có hai ý kiến gải quyết khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, Tòa án không chấp nhận tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo yêu cầu của ông B. Vì yêu cầu của ông B không phải là một trong các căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023.
Ý kiến thứ hai cho rằng, tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2023 có quy định quyền của đương sự là “Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật này”. Vì vậy, Tòa án có quyền căn cứ vào điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023 (Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật) để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Trước đây, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng có quy định căn cứ Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án tương tự như quy định của BLTTDS năm 2023. Đó là căn cứ: “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” tại khoản 6 Điều 189 BLTTDS năm 2004. Theo khoản 6 Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: ” Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên “. Đối với quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023 thì hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Theo ý kiến của tác giả, việc đương sự làm đơn đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể xem là một căn cứ để Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2023 nếu lý do yêu cầu của họ là chính đáng. Bởi vì đây là một trong những quyền của đương sự nói chung được quy định rất rõ tại khoản 18 Điều 70 BLTTDS năm 2023. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đương sự nào đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án cũng được Tòa án chấp nhận. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự phải nêu rõ lý do; đồng thời, đương sự phải nộp cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các lý do mà đương sự đưa ra là có căn cứ và chính đáng. Khi đó, Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự. Thực tế cho thấy, có trường hợp Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì nguyên đơn bệnh nặng phải nhập viện điều trị một thời gian dài hoặc không thể trực tiếp đến dự phiên tòa được cũng không thể ủy quyền cho ai được. Tòa án cũng không thể hoãn phiên tòa mãi để chờ nguyên đơn có mặt hoặc nếu nguyên đơn không đến sau nhiều lần Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa mà vắng mặt thì Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án, điều này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nguyên đơn.
Vấn đề đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án có được coi là căn cứ để Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không mà tác giả nêu ra rất cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất chung trong áp dụng pháp luật./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Kiện Đình Chỉ Trong Thi Hành Án Dân Sự trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!