Bạn đang xem bài viết Điều Kiện Và Thủ Tục Hồ Sơ Bảo Lãnh Cha/ Mẹ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thường trú nhân không thể bảo lãnh cho cha mẹ, chỉ khi là công dân hợp pháp của Mỹ mới được quyền mở hồ sơ bảo lãnh cha mẹ. Theo luật Quốc Hội của Mỹ đưa ra, công dân Mỹ muốn bảo lãnh cha mẹ thì phải trên 21.
Giấy tờ chứng minh là công dân Mỹ:
Bằng quốc Tịch
Hộ chiếu
Khai sanh (nếu sanh tại Mỹ )
Khai sanh chứng minh mối quan hệ cha/ con hoặc mẹ/ con
Để bảo lãnh cha/ mẹ người bảo lãnh phải đáp ứng được mức bảo trợ tài chánh di dân. Trường hợp nếu người bảo lãnh không đủ điều kiện để làm bảo trợ thì có thể nhờ người thân hoặc bạn bè để đứng ra làm người đồng bảo trợ với mình. Người bảo lãnh có thể dùng thêm tài sản của mình để đứng ra làm bảo trợ.
Giấy tờ cần thiết cho hồ sơ bảo lãnh cha mẹ:
Bằng quốc tịch.
Hộ chiếu
Giấy thay đổi họ tên (nếu có)
Giấy khai sanh
Bằng chứng hình ảnh về mối quan hệ cha/ con hoặc mẹ/ con
Đối với người được bảo lãnh
Giấy khai sanh
Giấy ly hôn của vợ/chồng (nếu có)
Giấy khai tử của vợ/chồng (nếu có)
Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)
Giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống:
Học bạ cũ có tên Cha Mẹ của mình
Sổ gia đình công giáo ( nếu người đạo thiên chúa)
Hộ khẩu chung có tên cha mẹ và con.
Giấy rửa tội ( nếu là người đạo thiên chúa )
Những hình ảnh chụp chung với Cha Mẹ khi còn nhỏ.
Thời gian diện bảo lãnh này thường thì khoảng từ 8 đến 12 tháng.
Phí nộp cho Sở di trú: $535
Phí nộp cho NVC: $120 cho người bảo lãnh và $325 cho người được bảo lãnh.
Đương đơn có thể tập luyện phỏng vấn trước để giữ tâm lý thoải mái, tự tin trước các viên chức tại Lãnh sự quán bằng cách tự đặt ra các câu hỏi giả thiết hoặc qua các dịch vụ luyện phỏng vấn visa như của Di Trú & Quốc Tịch để quá trình xin thị thực bảo lãnh cha/ mẹ dễ dàng được chấp thuận hơn.
Công ty Di trú & Quốc tịch chuyên tư vấn bảo lãnh định cư Mỹ
Điện thoại: (848) 38 222 102
Địa chỉ: Lầu 5 tòa nhà Master, 41 – 43 Trần Cao Vân , Phường 6, Quận 3
Thủ Tục Bảo Lãnh Cha Mẹ Và Em Gái Sang Pháp
Hỏi: Kinh thua luat su, Em dinh cu ben Phap duoc 10 nam da co gia dinh. Em va chong deu co quoc tich Phap, viec lam va co mua nha rieng. Em muon bao lanh Cha Me (tren 50 tuoi)va Em gai (17 tuoi) sang Phap dinh chúng tôi hoi luat su thu tuc cua Em ben Phap can lam nhu the nao va Cha Me cua Em ben VietNam can phai lam sao? Em co can phai len chinh quyen cua Phap de lam ho so bao lanh khong a, hay chi can goi giay to roi Cha Me tu len Lanh Su Quan Phap de lam thu tuc. Rat mong hoi am giup do cua luat su. Trả lời:
Chào bạn,
+ Đối với thủ tục tại Việt Nam: Cha mẹ bạn và em gái của bạn phải đến Tổng lãnh sự quán của Pháp để lập hồ sơ xin Visa dài hạn.
Đối với việc cha mẹ và em bạn muốn định cư sang nước ngoài thì cần phải có hai loại giấy tờ hợp lệ sau đây:
1. Passport: được cấp cho mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện xuất cảnh ra nước ngoài. Người mang hộ chiếu hợp lệ sẽ được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu mà không cần thị thực. Hộ chiếu hợp lệ ở đây được hiểu là không rách rời, chắp vá hay bị cạo sửa và còn trong thời hạn sử dụng – tức không quá 5 năm kể từ ngày cấp hộ chiếu.
2. Visa:chính là giấy xác nhận cho phép công dân nước ngoài được nhập cảnh vào nước sở tại với mục đích du lịch, công tác, định cư…
+ Thủ tục được cấp passport: Trường hợp dân thường(KHÔNG là cán bộ hay nhân viên Nhà nước): Việc đầu tiên là phải xác nhận chưa bao giờ làm thủ tục xin hộ chiếu hay có hộ chiếu trước đây. Xin vui lòng chuẩn bị các giấy tờ sau:
* Trường hợp hộ khẩu thường trú tại TP. Hồ Chí Minh:
– Chụp 6 tấm ảnh đúng kích thước 4cmx6cm PHÔNG TRẮNG theo đúng quy cách: đầu để trần, không mang kính, mặc áo có cổ và tay áo.
– Khai đầy đủ và dán ảnh vào 2 mẫu khai TK1. Mẫu khai TK1 này có thể mua tại Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh – Công An Thành phố.
– Chuẩn bị sẵn: hộ khẩu và chứng minh nhân dân BẢN CHÍNH để đi đối chiếu hồ sơ. Xin lưu ý CMND này phải là loại được cấp sau năm 1990, nếu cấp trước năm này cần phải làm thủ tục xin đổi CMND mới.
Sau khi đầy đủ các thủ tục trên, vui lòng tự nộp vào Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Tp.HCM Địa chỉ: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, chúng tôi – Điện thoại: (08).38.299.398 – Fax: (08).38.244.075
* Trường hợp hộ khẩu thường trú tại các tỉnh khác:
– Chụp 6 tấm ảnh đúng kích thước 4cmx6cm PHÔNG TRẮNG theo đúng quy cách: đầu để trần, không mang kính, mặc áo có cổ và tay áo.
– Khai đầy đủ và dán ảnh vào 2 mẫu khai TK1. Mẫu khai TK1 này có thể mua tại Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh – Công An Tỉnh.
– Chuẩn bị sẵn: hộ khẩu và chứng minh nhân dân BẢN CHÍNH để đi đối chiếu hồ sơ. Xin lưu ý CMND này phải là loại được cấp sau năm 1990, nếu cấp trước năm này cần phải làm thủ tục xin đổi CMND mới.
– Sau khi đầy đủ các thủ tục trên, vui lòng tự nộp vào Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh – Công An Tỉnh.
Cơ quan nhận hồ sơ:
– Hồ Chí Minh: Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an chúng tôi Địa chỉ: 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, chúng tôi – Điện thoại: (08).38.299.398 – Fax: (08).38.244.075
– Hà nội: Phòng quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội làm việc tại 2 địa chỉ sau:
Những công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Thanh xuân, huyện Thanh Trì và tỉnh Hà Tây cũ làm thủ tục tại số: Số 2 Phùng Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội
Những quận, huyện còn lại làm thủ tục tại: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Riêng công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại quận Nam Từ liêm, Bắc Từ liêm có thể nộp cả 2 nơi. Điện thoại liên hệ 069-219-1515 để được hướng dẫn
+ Thủ tục được cấp visa:
Để xin visa vào Pháp, gia đình bạn cần liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp đặt tại Việt Nam để được hướng dẫn thủ tục.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp tại:
TP. Hồ Chí Minh: Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM: 27 Nguyen Thi Minh Khai, Q.1 Tél. (00)(84-28) 35 20 68 00 Fax : (00)(84-28) 35 20 68 19 Webite: HTTP://CONSULFRANCE-HCM.ORG/
TP. Hà Nội: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội: 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Tel : (84-4) 39 44 57 00 Fax: (84-4) 39 44 57 17 Website: https://vn.ambafrance.org/
Một số lưu ý khi tiến hành thủ tục xin cấp thị thực vào Pháp:
– Kể từ ngày 01/01/2003 người xin thị thực phải đóng lệ phí hồ sơ ngay khi nộp đơn. Nếu được chấp thuận, thị thực sẽ được cấp miễn phí. Những đơn bị từ chối sẽ không được hoàn trả lệ phí. Do đó gia đình bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ thật kỹ, đầy đủ và hoàn chỉnh, vì sau khi nộp hồ sơ và đóng lệ phí người nộp sẽ không thể thay đổi bất cứ chi tiết nào trong đơn.
– Cần ghi rõ ngay từ đầu mục đích thật và thời gian lưu trú một cách chính xác tại Pháp để cơ quan cấp thị thực có cơ sở tính lệ phí và xác định loại thị thực sẽ cấp.
– Cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi ngay nhân viên hướng dẫn nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vì hồ sơ không thể chỉnh sửa sau khi đã nộp.
+ Đối với thủ tục tại Pháp:
1. Visa này cho phép quý vị lưu trú tại Pháp tối đa 1 năm. Nếu quý vị muốn lưu trú trên một năm, quý vị phải xin 1 chứng nhận lưu trú (titre de séjour) tại Sở cảnh sát hai tháng trước khi visa hết hạn. Visa này có ghi chú ”visiteur ” và ”CESEDA R311-3 5°”
2. Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày vào Pháp, người được cấp visa này phải trình diện tại ” direction territoriale của OFII (Office francais de l’Immigration et de l’Intégration) nơi lưu trú để thực hiện các thủ tục sau :
Cung cấp các thông tin về hộ tịch của mình và nơi lưu trú tại Pháp
Cung cấp 1 tấm ảnh
Thanh toán 300 Euros phí
Kiểm tra sức khỏe
Nếu cha mẹ và em gái bạn không thưc hiện các thủ tục trên, quý vị đang trong tình trạng bất hợp pháp và mất các quyền lợi gắn liền với visa này.
Trân trọng!
Theo luatgiaiphong
Hồ Sơ Thủ Tục Và Điều Kiện Nhận Bảo Hiểm Thất Nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc (Thất nghiệp) và dường như một phần rất ít người lao động đang làm trợ cấp thất nghiệp cho mình.
Những nếu người lao động muốn hưởng trở cấp thất nghiệp cần phải làm gì? Hồ sơ, điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào? KẾ TOÁN HÀ NỘI chia sẻ như sau:
Nghị định 28/2023/NĐ-CP tại Mục 3, Điều 16 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: – Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. – Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; + Quyết định thôi việc; + Quyết định sa thải; + Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; + Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. – Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.Nghị định 28/2023/NĐ-CP tại Mục 3, Điều 16 quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: “1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.” Căn cứ theo quy định trên người lao động trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương.
3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.Luật Việc Làm số 38/2013/QH13 tại Điều 46 quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: – Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này; – Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này; – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Chết.
4. Mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.Luật Việc Làm số 38/2013/QH13 tại Điều 50 quy định về mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: “1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Anh B đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, số tháng đóng BHTN của anh là 36 tháng. Anh được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp trong 3 tháng. Anh đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng đầu tiên. Tháng thứ 2 anh tìm được việc làm do đó anh bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Anh đã nhận tiền BHTN 1 tháng nên thời gian bảo lưu để tính BHTN cho lần tiếp theo = 36 – 1 x 12 = 24 tháng. Ví dụ: Ngày 01/04/2023, anh A nhận quyết định thôi việc, mức lương đóng BHXH của A là 3.500.000 đồng. TH1: Anh A đã đóng BHTN được 24 tháng thì: – Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của anh A là 3 tháng. – Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 3.500.000 x 60% = 2.100.000 đồng TH2: Anh A đóng BHTN được 50 tháng thì: – Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của anh A là 4 tháng do anh A đóng 36 tháng BHTN thì được hưởng 3 tháng, sau đó anh A đóng đủ 12 tháng nữa thì anh được hưởng thêm 1 tháng. Số tháng còn dư là 2 tháng thì anh được cộng dồn vào lần hưởng BHTN lần sau. – Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 3.500.000 x 60% = 2.100.000 đồng.
Kế toán Hà Nội – Nơi hội tụ tinh hoa kế toán chuyên:
CommentsThủ Tục Con Bảo Lãnh Cha Mẹ Sang Mỹ Như Thế Nào?
Người bảo lãnh: phải là công dân Mỹ, không áp dụng cho thẻ xanh bảo lãnh cha mẹ.
Công dân Mỹ bảo lãnh phải trên 21 tuổi
Mất bao lâu để thủ tục con bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ hoàn tất?Trung bình hồ sơ để bạn bảo lãnh cha mẹ của mình sang Mỹ mất từ 10 đến 12 tháng để có lịch phỏng vấn.
Tuy nhiên, nếu biết cách chuẩn bị hồ sơ và hoàn tất bộ bảo trợ tài chính nhanh thì bố mẹ của bạn sẽ đi Mỹ rất nhanh.
Vừa qua có rất nhiều trường hợp, nhiều hồ sơ phải chờ quá lâu, hoặc hồ sơ định cư của khách bị thất lạc. Nguyên nhân cũng do một phần chúng ta chưa có kiến thức chuẩn để theo dõi hồ sơ nên mất rất nhiều thời gian chờ đợi.
Cần chuẩn bị gì để mở thủ tục con bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ nhanh nhất?
Passport Mỹ công chứng, bằng quốc tịch công chứng
Bản sao khai sinh
Bản sao học bạ
Hình 5×5: 2 tấm nền trắng, chụp 6 tháng gần nhất.
Giấy chứng nhận đổi tên (nếu có)
Đơn I-130 : đơn xin bảo lãnh định cư do người bảo lãnh ký tên.
Phía cha mẹ bên Việt Nam (Người được bảo lãnh)
Passport Việt nam công chứng
Khai sinh bản sao
Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ
Giấy ly hôn trước đây nếu có/ Giấy chứng tử (nếu có)
Hình 5×5 : 4 tấm nền trắng
Hộ khẩu cũ có tên người bảo lãnh (nếu có)
Hình ảnh chụp chung người bảo lãnh.
https://www.visanamdu.com/thu-tuc-bat-buoc-trong-ho-so-cong-dan-my-bao-lanh-cha-me.html
Những điều cần lưu ý khi mở hồ sơ con bảo lãnh cha mẹ:
Sau ngày 11/9/2023, tất cả hồ sơ bảo lãnh từ đầu nếu nộp bị thiếu sót hoặc bị nghi ngờ thì sẽ bị trả hồ sơ. Thay vì trước đây được yêu cầu bổ sung, thì có thể bị từ chối thẳng theo luật mới này. Và tiền nộp để bảo lãnh sẽ bị mất hoàn toàn. Muốn mở lại hồ sơ cần phải làm lại và nộp phí lại.
Hãy theo dõi thật kỹ hồ sơ của chính mình để tránh tình trạng thiếu sót xảy ra.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn mở hồ sơ định cư cho cha mẹ mình mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy liên lạc ngay để chúng tôi hỗ trợ giúp bạn có hồ sơ cho ba mẹ chuẩn và nhanh nhất. Hotline : 0906 791 759- 0906 989 759
DỊCH VỤ VISA NAM DUVới đội ngũ nhân viên trẻ nhiệt tình năng động, chúng tôi luôn tận tình tư vấn và hỗ trợ tối đa cho quý khách, giao nhận hồ sơ tận nơi và tư vấn tận tình miễn phí.
Điều Kiện Và Thủ Tục Nhận Con Nuôi Bảo Lãnh Đi Mỹ
Với những trường hợp những người đang có hồ sơ F1, F2B, F3, F4, CR/IR muốn nhận con nuôi đi Mỹ cùng trong hồ sơ cần phải tìm hiểu quy định xin cho và nhận con nuôi theo đúng luật pháp Việt Nam. Việc hiểu rõ pháp luật về thủ tục nhận con nuôi đi Mỹ sẽ giúp bạn tránh bị từ chối và bị cho là cố tình lợi dụng đưa người đi định cư bất hợp pháp.
A. Điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ 1. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi đi MỹTìm hiểu điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi đi Mỹ, trước tiên cần hiểu thế nào là người được nhận nuôi. Theo Khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Để việc nhận con nuôi đi Mỹ hợp pháp, người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 cụ thể:
a) Điều kiện về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi đi MỹTheo quy định khoản 1 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010, Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi.
Người dưới 16 tuổi là các cá nhân chưa thể độc lập tự lo cuộc sống cho mình. Đây là bộ phận chưa có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, các em cần có sự giám sát, bảo vệ từ người lớn. Đây là lứa tuổi cần được chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ trong môi trường gia đình. Việc nhận nuôi trẻ em dưới 16 tuổi tạo cho các em một mái ấm gia đình được chăm sóc, giáo dục, yêu thương từ cha mẹ nuôi, phát triển và hoàn thiện nhân cách tốt đẹp con người.
Trong đó có một số ngoại lệ, người được nhận làm con nuôi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn đáp ứng điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
b) Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồngĐiều này được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010. Quy định này được đặt ra bởi lý do người con nuôi cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm thống nhất từ một gia đình nhất định. Phải có người cụ thể đứng ra chịu trách nhiệm về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người con nuôi. Nếu người con nuôi làm con nuôi của nhiều gia đình khác nhau, sẽ gây khó khăn trong sự phát triển của người vị thành niên vốn là người chưa có sự trưởng thành về thể chất và nhân cách.
Đồng thời, quy định này góp phần loại bỏ khả năng lợi dụng việc nhận con nuôi đi Mỹ để tiến hành những mục đích không chính đáng, vì mục đích thương mại vụ lợi và hành vi mua bán, chiếm đoạt trẻ em.
2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi đi MỹNgười nhận con nuôi hay còn hiểu là cha mẹ nuôi được hiểu là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Để việc nhận con nuôi đi Mỹ hợp pháp thì người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện nhận con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Cụ thể các điều kiện bao gồm:
a) Người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủTương lai và cuộc sống của người được nhận nuôi phụ thuộc rất nhiều từ cha mẹ nuôi. Quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi sẽ không được đảm bảo nếu giao cho một người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có khả năng nhận thức cũng như thực hiện được trách nhiệm làm cha, mẹ của mình. Bởi vì tự bản thân người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ cũng đang cần được người khác đại diện hoặc giám hộ cho họ vì chính họ cũng không thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi. Nên để việc nhận con nuôi có ý nghĩa, người nhận con nuôi đảm bảo điều kiện sống tốt cho con nuôi thì điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ trước tiên là người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nếu người nhận con nuôi đi Mỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc thuộc trường hợp có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ.
b) Người nhận con nuôi đi Mỹ phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lênCăn cứ về mặt sinh học, khi cá nhân đủ 20 tuổi trở lên, đã đạt đến sự phát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý. Độ tuổi này đã có khả năng tài chính, kinh nghiệm tâm lý, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm làm cha, mẹ đối với con cái. Với quy định này, nhằm mục đích tạo ra sự cách biệt giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi, từ đó hình thành thái độ kính trọng của người con nuôi với cha, mẹ nuôi. Đồng thời giảm tình trạng cha, mẹ nuôi lạm dụng tình dục với con nuôi.
Tuy nhiên, cũng lưu ý ngoại lệ, điều kiện này không bắt buộc với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
Quy định này nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để con có thể sống trong môi trường gia đình gốc, có được tình yêu thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của người thân.
c) Người nhận con nuôi đi Mỹ phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôiĐây là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho người được nhận nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình tốt. Điều kiện sức khỏe bình thường hay tốt là khả năng thực hiện các nghĩa vụ tốn nhiều sức lực của cha mẹ đối với con. Điều kiện kinh tế chỗ ở là khả năng tài chính đầy đủ hay có công việc ổn định, tạo ra thu nhập thường xuyên và chỗ ở an toàn, ổn định.
Cũng tương tự như điều kiện chênh lệch về độ tuổi, điều kiện về sức khỏe, kinh tế của người nhận con nuôi đi Mỹ không bắt buộc với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
d) Người nhận con nuôi đi Mỹ phải có tư cách đạo đức tốtNgười nhận con nuôi có tư cách đạo đức tốt là điều kiện đảm bảo cho người được nhận nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, sống trong môi trường gia đình lành mạnh. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được nhận nuôi. Mặt khác, hạn chế những trường hợp lợi dụng việc nhận con nuôi đi Mỹ để sử dụng vào những mục đích không chính đáng, mang tính chất trục lợi.
e) Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010Bên cạnh 4 điều kiện “cần” nêu trên, người nhận nuôi con phải đáp ứng các điều kiện “đủ” theo Khoản 2 Điều 14 quy định những người sau đây không được nhận con nuôi, cụ thể:
Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
Đang chấp hành hình phạt tù
Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Pháp luật đặt ra những quy định khá chặt chẽ về điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ được nêu trên. Bởi vì không thể mạo hiểm với số phận của những đứa trẻ không may mắn bị tách ra khỏi gia đình gốc và được nhận làm con nuôi trong một gia đình khác. Với những quy định này,mục đích cuối cùng là phòng ngừa và bảo vệ người được nhận làm con nuôi tránh khỏi nguy cơ lạm dụng, xâm hại và góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi của trẻ em được nhận làm con nuôi.
B. Thủ tục nhận con nuôi đi Mỹ 1. Chuẩn bị hồ sơ nhận con nuôi đi Mỹ a) Hồ sơ đối với người nhận con nuôi đi MỹTheo quy định Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP có quy định:
Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi…
Để việc nhận con nuôi đi Mỹ hợp pháp thì người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện hồ sơ nhận con nuôi theo quy định tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Cụ thể các điều kiện bao gồm:
Đơn xin nhận con nuôi
Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
Phiếu lý lịch tư pháp
Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân
Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
Lưu ý:
Trong trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi đi Mỹ được thực hiện như sau:
Trường hợp người nhận con nuôi đi Mỹ nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận. Trường hợp người nhận con nuôi đi Mỹ nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.
b) Hồ sơ của người được nhận nuôiCăn cứ Điều 18 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng, hồ sơ bao gồm:
Giấy khai sinh
Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận
Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng, chụp không quá 6 tháng
Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự
Trong trường hợp người được nhận nuôi là trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng, hồ sơ cần có quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
2. Nơi nộp hồ sơ nhận con nuôi đi MỹCăn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 2 Nghị định 19/2011/ NĐ-CP thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Tuy nhiên, đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nhận con nuôi đi Mỹ.
Cần lưu ý đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi tiến hành thực hiện đăng ký việc nhận nuôi con nuôi. Còn trong trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng sẽ tiến hành thực hiện đăng ký việc nhận con nuôi đi Mỹ.
3. Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký nhận con nuôi đi MỹThủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể như sau:
Việc đăng ký nhận nuôi con nuôi sẽ được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã khi kiểm tra hồ sơ, xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi đã có đủ điều kiện theo quy định pháp luật về nuôi con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký nuôi con nuôi.
Khi đăng ký nhận nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt vào thời điểm đăng ký để thể hiện ý chí tự nguyện của mỗi bên. Công chức tư pháp – hộ tịch trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em trong trường hợp trẻ đó đủ 9 tuổi trở lên.
Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký nuôi con nuôi thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do từ chối trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ, ý kiến của trẻ em trong trường hợp trẻ đó đủ 9 tuổi trở lên.
Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Như vậy, căn cứ theo quy định Điều 22 Luật Nuôi con nuôi thì thời hạn của việc giải quyết nuôi con nuôi trong nước là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lấy được đầy đủ ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ, ý kiến của trẻ em trong trường hợp trẻ đó đủ 9 tuổi trở lên.
4. Lệ phí đăng ký nhận con nuôi đi MỹTheo quy định pháp luật hiện hành khi công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì có nghĩa vụ phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2023/ NĐ- CP, cụ thể mức lệ phí như sau:
Mức thu lệ phí đăng ký nhận con nuôi đi Mỹ: 9.000.000 đồng/trường hợp.
Như vậy, đối với mỗi trường hợp đăng ký nhận con nuôi đi Mỹ thì mức thu lệ phí là 9.000.000 đồng (trừ những trường hợp được miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký con nuôi theo điều 4 Nghị định 114/2023/NĐ-CP)
Thủ Tục Làm Visa Trung Quốc Bảo Lãnh Cha Mẹ Đi Thăm Cô Dâu
Trong mấy năm gần đây, việc có nhiều cô dâu Việt Nam lấy chồng Trung Quốc đã nảy sinh thêm nhu cầu của những người cần làm visa sang Trung Quốc theo dạng bảo lãnh cha mẹ đi thăm cô dâu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin đến các bạn độc giả có quan tâm về thủ tục làm visa Trung Quốc bảo lãnh cha mẹ đi thăm cô dâu, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Để có thể làm visa Trung Quốc bảo lãnh cha mẹ đi thăm cô dâu thì ứng viên phải hoàn tất đầy đủ và chính xác một bộ hồ sơ, trong đó bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
Hộ chiếu của bạn phải còn thời hạn hiệu lực ít nhất là 6 tháng.
Một tờ đơn xin làm visa sang Trung Quốc theo diện bảo lãnh cha mẹ đi thăm cô dâu. Tờ đơn này thường theo mẫu do cơ quan chức năng ngoại giao Trung Quốc ở Việt Nam cấp cho người xin visa.
Một ảnh chân dung kích thước 04 x 06 của ứng viên xin visa Trung Quốc (lưu ý là ảnh phải được chụp trong vòng thời gian 6 tháng mới hợp lệ).
Hộ khẩu, giấy chứng minh thư nhân dân của người có nhu cầu làm visa (nếu là bản sao hộ khẩu, giấy chứng minh thư thì phải có công chứng, chứng thực).
Một bản Photo mặt hộ chiếu chàng rể + hộ khẩu và chứng minh nhân dân chàng rể và cô dâu.
Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ, ứng viên xin visa Trung Quốc bảo lãnh cha mẹ đi thăm cô dâu cũng có thể phải giải trình thêm một số thông tin cụ thể theo yêu cầu của cơ quan cấp visa trực thuộc đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam.
Sau khi biết được các thủ tục để xin visa Trung Quốc bảo lãnh cha mẹ đi thăm cô dâu tương đối phức tạp kể trên. Bạn băn khoăn không biết làm thế nào để giúp cho mình có thể lấy thị thực sang Trung Quốc một cách giản tiện nhất?
Website: https://dichvu-visatrungquoc.com/ chính là lời giải đáp hoàn hảo cho bạn, dịch vụ của chúng tôi là sự hội tụ của các tiêu chí: “chính xác – nhanh chóng – tối ưu hóa lợi ích” cho khách hàng. Bên cạnh chất lượng của dịch vụ làm visa đi Trung Quốc diện bảo lãnh cha mẹ đi thăm cô dâu với chất lượng cao, chúng tôi còn có hàng loạt mức giá hết sức ưu đãi và phải chăng dành cho quý khách.
Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Kiện Và Thủ Tục Hồ Sơ Bảo Lãnh Cha/ Mẹ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!