Xu Hướng 12/2023 # Đơn Xác Nhận Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Sử Dụng Đất Theo Luật Đất Đai 1993 # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đơn Xác Nhận Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Sử Dụng Đất Theo Luật Đất Đai 1993 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đơn xác nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất theo luật đất đai 1993 có đủ điều kiện để xác định người có quyền sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận không

ĐƠN XÁC NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Chào quý công ty Luật Toàn Quốc. Tôi có vấn đề cần quý công ty tư vấn giúp tôi. Ông bà nội tôi từ năm 2001 đã làm một đơn xin xác nhận sở hữu nhà ở và sử dụng đất (Do trước đó ông bà tôi không có sổ đỏ). Tuy nhiên đó chỉ là phần diện tích nhà ở, và đất gốc, tính từ thời điểm đó thì bố tôi (ông P.N.S) đã tiến hành đôn lấp thêm.

Trong trường hợp này thì bố và mẹ tôi (bà N.T.Q) cần làm thế nào để được hưởng phần đất như hiện tại (hiện tại gia đình tôi vẫn chưa có sổ đỏ). Công ty có thể giải thích rõ hơn giúp bố tôi tờ đơn xác nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất (tôi có gửi kèm) về người được quyền sở hữu ở thời điểm hiện tại (ông bà tôi hiện đã qua đời). Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nội dung tư vấn đơn xác nhận quyền sở hữu nhà ở 1. Đơn xác nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất

Theo thông tin và giấy tờ bạn cung cấp xác lập năm 2001, đơn xin xác nhận sở hữu nhà ở và sử dụng đất của gia đình bạn là một trong những giấy tờ để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 1993. Do gia đình bạn không có giấy tờ hợp lệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp nên nếu nhà ở và đất ở phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại điểm a1 khoản 3 điều 10 nghị định 60/CP ngày 5-7-1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

Theo đó hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại thời điểm đó phải có ý kiến của Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn sở tại xác nhận người làm đơn là người tạo lập nhà và giấy xác nhận của cơ quan quản lý quy hoạch có thẩm quyền theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 11.

Tuy nhiên, gia đình bạn vẫn chưa được cấp sổ đỏ từ đó đến nay và nghị định 60/CP đã hết hiệu lực từ ngày 10-8-2005. Như vậy, gia đình bạn muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành là Luật đất đai 2013.

2. Căn cứ xác định người có quyền sử dụng đất

Theo Luật đất đai 2013, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 100 thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất của gia đình bạn không phải một trong các loại giấy tờ quy định này nên gia đình bạn sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận trong trường hợp không có giấy tờ nếu đủ điều kiện theo quy định tại điều 101 Luật đất đai 2013.

Chỉ dựa vào tờ đơn xác nhận của UBND cấp xã năm 2001, chúng tôi không thể chắc chắn về người có quyền sử dụng đất tại thời điểm hiện tại đối với thửa đất hiện tại của bạn. Vì không rõ quá trình sử dụng đất cũng như việc đăng ký biến động đối với thửa đất này cập nhật trong sổ mục kê cũng như bản đồ địa chính 299 có lưu tại cơ quan tài nguyên môi trường như thế nào.

Theo đơn xác nhận thì bố bạn đang sử dụng phần đất 240m2 trong tổng diện tích đất canh tác của ông bà là 2176m2. Nếu đã được chỉnh lý biến động trong sổ mục kê và bản đồ địa chính hoặc có các giấy tờ chứng minh việc bố bạn đã chuyển quyền sở hữu phần đất này sẽ được cấp giấy chứng nhận của bố bạn. Nếu không phần đất này sẽ chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn.

, quý khách vui lòng liên hệ tới : Để được tư vấn chi tiết về đơn xác nhận quyền sở hữu nhà ở Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Hỏi – Phải làm những thủ tục gì để chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở?

Trả lời Theo khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất đai), người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. – Đất không có tranh chấp. – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. – Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở – Ảnh 1 Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Có địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.

Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Theo đó, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết có chứng nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng).

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng kí tại cơ quan đăng kí đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí vào sổ địa chính.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu đất.

Hai bên chuyển nhượng nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hồ sơ yêu cầu công chứng (1 bộ) gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu);

+ Dự thảo hợp đồng (nếu có);

+ Bản sao chứng minh nhân dân;

+ Sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Chứng từ nộp tiền thuế đất;

Có địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng do Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.

Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Theo đó, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết có chứng nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng).

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất.

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Chuyên Viên: Mrs: Ngân

Thủ Tục Cấp Đổi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất

Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Trình tự thực hiện a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại cấp huyện, thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả”. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. b) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ; chuyển hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai. c) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm: – Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận; – Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; – Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; d) Văn phòng đăng ký đất đai chuyển kết quả giải quyết về “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” để trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi. Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau: – Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới, Văn phòng đăng ký đất đai chứng kiến để” Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp; – Tổ chức tín dụng có trách nhiệm giao trả lại Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý. 2. Cách thức thực hiện Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh tại cấp huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” của UBND cấp huyện. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.3.Thành phần, số lượng hồ sơ 1. Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK; 2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; 3. Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.c) Số lượng hồ sơ: 1 bộ4. Thời hạn giải quyết -Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. – Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người (đến 200 người) sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày, từ 200 người trở lên không quá 60 ngày. – Đối với các xã miền núi thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày, tổng thời gia không quá 20 ngày. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính – Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. – Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường. – Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại cấp huyện. – Cơ quan phối hợp: Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp xã. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính – Ghi vào sổ địa chính và lập hồ sơ để Nhà nước quản lý. – Giấy chứng nhận. 8. Lệ phí Lệ phí địa chính: Mức thu theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh..9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK (Mẫu đơn được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT và công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai)10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau: – Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; – Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; – Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; – Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính – Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014. – Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014. – Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014. – Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai. – Luật Đất đai năm 2013.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu số 10/ĐK PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình. Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số:…….Quyển….Ngày…… / …… / ……….

Người nhận hồ sơ(Ký và ghi rõ họ, tên)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬNQUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ ỞVÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Kính gửi: …………………………………………………………….

I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ (Xem hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn)

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất 1.1. Tên(viết chữ in hoa): …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………… 1.2. Địa chỉ(1): …………………………………………………………………… ………………………………………………………………………

2. Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại, cấp đổi 2.1. Số vào sổ cấp GCN:……; 2.2. Số phát hành GCN:…………………………; 2.3. Ngày cấp GCN: …… / …… / ……

3. Lý do đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận: …………………………………. …………………………………………………………………………………………………………….

4. Thông tin thửa đất có thay đổi do đo đạc lại (kê khai theo bản đồ địa chính mới)

Tờ bản đồ số

Thửa đất số

Diện tích (m 2)

Nội dung thay đổi khác

4.1. Thông tin thửa đất theo GCN đã cấp: – Thửa đất số: …………………………..; – Tờ bản đồ số: ……………………….; – Diện tích: ……………………………… m2 – …………………………………………….. – ……………………………………………..

4.2. Thông tin thửa đất mới thay đổi: – Thửa đất số: …………………………….; – Tờ bản đồ số: ………………………….; – Diện tích: ……………………………….. m2 – ………………………………………………. – ……………………………………………….

5. Thông tin tài sản gắn liền với đất đã cấp GCN có thay đổi (kê khai theo thông tin đã thay đổi – nếu có)

Loại tài sản

Nội dung thay đổi

5.1. Thông tin trên GCN đã cấp: – Loại tài sản: …………………………….; – Diện tích XD (chiếm đất): ……………… m2; – ……………………………………………………………….

5.2. Thông tin có thay đổi: – Loại tài sản: ……………………………….; – Diện tích XD (chiếm đất): ……………….. m2; –

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……………, ngày …… tháng …… năm…….Người viết đơn (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

II. XÁC NHẬN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Đối với trường hợp cấp đổi GCN do đo vẽ lại bản đồ địa chính)

Sự thay đổi đường ranh giới thửa đất kể từ khi cấp GCN đến nay:……………………………… ………………………………………………………………………………..

III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….(Nêu rõ kết quả kiểm tra hồ sơ và ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề nghị cấp đổi, cấp lại GCN; lý do ).

(1) Kê khai theo đúng tên và địa chỉ như trên GCN đã cấp. Trường hợp có thay đổi thì ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi và nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi kèm theo.

Tác giả bài viết: So TN&MT

Dịch Mẫu Giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu Nhà Và Đất Ở

DỊCH VỤ

Dịch thuật Asean nhận chuyển đổi ngôn ngữ từ dịch tiếng anh sang tiếng việt và dich tiếng việt sang tiếng anh, dịch tiếng anh sang 200 ngôn ngữ khác chúng tôi kết chính xác và thời gian lây nhanh nhất.

QUY TRÌNH DỊCH THUẬT TIÊU CHUẨN

Bước 1: Phân tích dự án Phân chương, xác định tính chuyên ngành cũng như mức độ khó, dễ của tài liệu.

Bước 2: Lựa chọn nhân sự dự án Khâu này đặc biệt quan trọng, việc lựa chọn đúng chuyên viên dịch thuật phù hợp với chuyên ngành dự án, Trưởng dự án , chuyên gia – nó quyết định tới 80% sự thành công của dự án dịch.

Bước 3: Lập wordlist – chuyển tới các thành viên dịch dự án Để đảm bảo tính thống nhất từ chuyên ngành, từ và cụm từ lặp đi lặp lại.

Bước 4: Tiến hành dịch Tất cả các chuyên viên dịch thuật được kết nối thông suốt: kết nối mạng, điện thoại, online, skype… trong quá trình dịch để tạo ra tính nhất quán trong nội dung dịch. Đảm bảo chất lượng dịch tối ưu và tiến độ dịch cũng hoàn thành với thời gian ngắn nhất.

Bước 5: Hiệu đính Đây là khâu không thể thiếu được, nó nhằm thống nhất thuật ngữ, chất lượng dịch một cách hoàn hảo nhất. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên sâu và tính chuẩn xác của Trưởng dự án hay chủ biên tài liệu.

Bước 6: Formatting Để tạo tính chuyên nghiệp của tài liệu dịch, văn bản tài liệu dịch phải có hình thức kết cấu như tài liệu gốc.

Bước 7: Duyệt dự án Để tránh sơ xuất trong quá trình Formatting tài liệu, Trưởng ban dự án cùng Chuyên gia kiểm soát lần cuối cùng cả về nội dung và hình thức trước khi giao tới khách hàng.

Bước 8: Bảo mật tài liệu Sau khi bàn giao tài liệu dịch tới khách hàng. Trưởng dự án chính là người lưu giữ tài liệu trong máy chủ, có mật khẩu và sẽ bị xóa toàn bộ trong thời gian 10 ngày (nếu khách hàng yêu cầu).

2. Đội ngữ nhân viên Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp – tận tâm với công việc – luôn sáng tạo cùng với các dự án dịch thuật tạo nên Thương hiệu Aseantrans phát triển bền vững. Đội ngũ dịch thuật luôn được đào tạo nâng cao trình độ dịch thuật chuyên ngành, tìm kiếm và sử dụng tốt các loại từ điển, các phần mềm hỗ trợ dịch thuật: TRADOS, VIETGRIT,…các chuyên viên dịch thuật phối hợp thông qua kết nối mạng, đảm bảo luôn có một sản phẩm dịch thuật tinh túy nhất và hoàn thành với tốc độ nhanh nhất.

TRÁCH NHIỆM -UY TÍN – BẢO MẬT- GIÁ CẠNH TRANH- BÀN GIAO NHANH CÔNG TY DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIÊP ASEAN HOTLINE: 04 62 934 222 EMAIL: [email protected] & [email protected].

Thủ Tục Cấp Đổi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của Pháp luật trực tuyến

I. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

II. Luật sư tư vấn:

Về việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Nghị định 43/2014 quy định:

“Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng 1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau: a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng; c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.”

Theo đó, việc cấp đổi chỉ có thể thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp trên. Việc chuyển nhượng không cấp đổi Giấy chứng nhận mới là để giản lược thủ tục hành chính.

Trường hợp bạn có căn cứ để cấp đổi, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT nộp lên cơ quan quản lý đất đai. Hồ sơ bao gồm:

“Điều 10. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận

1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. “

Thời gian cấp đổi Giấy chứng nhận là 10 ngày.

Chi phí cấp đổi Giấy chứng nhận là không quá 50.000 đồng theo quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BTC.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai Luật sư Hà Trần

Cập nhật thông tin chi tiết về Đơn Xác Nhận Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Sử Dụng Đất Theo Luật Đất Đai 1993 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!