Bạn đang xem bài viết Đơn Xin Nghỉ Việc Vì Lý Do Gia Đình được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có rất nhiều lý do để một người nhân viên đang làm việc phải viết đơn xin nghỉ việc và một trong những lý do phải nghỉ việc là về hoàn cảnh gia đình.
Khi gặp vấn đề về hoàn cảnh gia đình, không thể giải quyết được bắt buộc phải nghỉ việc, thì bạn nên nêu lý do này trong đơn xin nghỉ việc, đây là cách để sếp và đồng nghiệp trong công ty biết rằng nguyên nhân bạn nghỉ việc không phải vì gặp phải vấn đề trong công ty hoặc với đồng nghiệp. Điều này giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt với công ty sau khi nghỉ việc, và bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu muốn quay lại làm việc cho công ty sau một khoảng thời gian đã nghỉ việc.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chia sẽ chi tiếng về tình hình hiện tại bạn đang gặp phải ở gia đình, chỉ nên nêu lý do chung chung như vì “lý do gia đình” hoặc “hoàn cảnh cá nhân”, và cấp trên cũng sẽ đồng ý với việc bạn giữ kín lý do cá nhân khi xin nghỉ việc.
Không có gì chắc chắn bạn sẽ được nhận làm việc trở lại sau khi đã giải quyết chuyện gia đình ổn thỏa, nhưng việc để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn khi muốn quay lại làm việc sau một khoảng thời gian đã nghỉ việc.
I. Những gì cần trình bày trong đơn xin nghỉ việc của bạn
Thay vì trình bày chi tiết về lý do nghỉ việc, hãy trình bày thật khôn khéo như đề cập đến những trải nghiệm tốt của bạn trong thời gian làm việc tại công ty và những kinh nghiệm bạn đã học được tại công ty, những sự giúp đỡ bạn đã nhận được từ đồng nghiệp hoặc khen ngợi cấp trên, đồng nghiệp và công ty.
Trình bày ngày cuối cùng bạn đi làm trong đơn xin nghỉ việc và trừ khi quá đột xuất, nếu không hãy cố gắng thông báo trước hai tuần. Cuối cùng, hãy trình bày về bàn giao công việc. Nếu bạn sẵn sàng hướng dẫn và đào tạo người thay thế hoặc hỗ trợ qua email hoặc điện thoại trong quá trình chuyển giao.
II. Cách trình bày đơn xin nghỉ việc mẫu
Kính gửi, Ban giám đốc
Tôi viết thư này để thông báo rằng vào tháng tới, tôi sẽ nghĩ việc tại Công ty. Vì lý do gia đình tôi cần phải giải quyết, khiến tôi phải nghỉ việc tại công ty.
Tôi rất xin lỗi vì đã gây ra bất kỳ sự bất tiện nào, nhưng tối vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho đến ngày cuối cùng và bàn giao đầy đủ công việc, cũng như hỗ trợ hướng dẫn nhân viên mới thay thế một cách tốt nhất có thể.
Ngoài ra, tôi chắc chắn sẽ hoàn thành trách nhiệm của tôi trong thời gian làm việc còn lại tại công ty.
Cảm ơn, ban giám đốc đã hiểu và thông cảm. Tôi đã có một trải nghiệm tích cực khi làm việc tại công ty. và tôi hy vọng việc tôi rời đi sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tôi và công ty. Vui lòng cho tôi biết nếu ban giám đốc có bất kỳ câu hỏi nào .
Trân trọng.
III. Cách giảm thiểu tác động xấu đến nghề nghiệp của bạn
1. Lập kế hoạch trước khi bạn xin nghỉ việc
Mặc dù không có gì phải bàn cãi về việc gia đình của bạn là ưu tiên hàng đầu cần phải giải quyết, nhưng bạn cũng phải quan tâm đến những ảnh hưởng khi nghỉ việc và những tác động xấu đến sự nghiệp của bạn. Lập kế hoạch sơ bộ về thời gian bạn dự định nghỉ và thời gian bạn mong muốn quay lại với công việc.
Lưu ý: Cách bạn xin nghỉ việc cũng quan trọng đối với sự nghiệp tương lai của bạn.
2. Xem xét tài chính
Lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu, cả trong thời gian dự kiến nghỉ việc và sau này. (Bạn không có cách nào biết được sẽ mất bao lâu để có được việc làm khi bạn trở lại.) Hãy tính đến các yếu tố như bảo hiểm y tế, tiết kiệm hưu trí và các phúc lợi khác. Có những nơi nào bạn có thể cắt giảm chi tiêu tạm thời để giảm thiểu sự thiếu hụt không? Bạn có thể dựa vào tiền tiết kiệm hoặc làm việc tự do bán thời gian?
3. Giải thích khoảng trống
Khi có thời gian, bạn nên suy nghĩ để giải thích khoảng trống trong quá trình làm việc và sơ yếu lý lịch sẽ xuất hiện sau khi quay lại làm việc sau khoảng thời gian nghỉ. Nếu bạn chọn tư vấn, làm việc tự do hoặc làm việc bán thời gian trong thời gian ở xa, điều này sẽ dễ dàng hơn. Nhưng ngay cả khi bạn phải nghỉ làm hoàn toàn, việc chuẩn bị một lời giải thích sẽ giúp bạn dễ dàng giải thích khoảng trống trong các cuộc phỏng vấn.
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm chúng tôi – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.
Xin Nghỉ Việc Vì Hoàn Cảnh Gia Đình, Được Không?
Điều 37, Bộ luật Lao động 2012 quy định về các trường hợp người lao động được chấm dứt hợp đồng.
Tôi đang làm việc cho một công ty cổ phần may, tập đoàn dệt may Hàn Quốc. Tôi vào làm việc từ năm 2007 và đến nay 2015 vì hoàn cảnh gia đình lên tôi không thể làm việc tiếp được. Tôi viết đơn xin nghỉ việc, nhưng người quản lý trực tiếp không giải quyết, như vậy giám đốc công ty không ký đơn cho tôi. Nếu tôi thông báo 45 ngày rồi tôi nghỉ có vi phạm không và được hưởng các chế độ của công ty không? (Thiên Tuyên – Thanh Hóa)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Đức Cường – Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Điều 37, Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
“1. Người lao động làm việc theo lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này “.
Theo như trường hợp của anh (chị) đã làm từ năm 2007 đến năm 2015, chúng tôi hiểu trường hợp của anh (chị) là hợp đồng không xác định thời hạn. Mà lý do chấm dứt hợp đồng lao động chỉ đặt ra đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn, đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, anh (chị) có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cổ phần may mà không cần lý do. Tuy nhiên, anh (chị) phải tiến hành thủ tục báo trước 45 ngày trước khi nghỉ thì mới được coi là chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
Về các chế độ bạn được hưởng sau khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm :
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
– Được chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 48 Bộ luật lao động 2012 do thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 36 và có thời gian làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, trường hợp này là 8 năm. Theo đó, mỗi tháng làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Một Số Lý Do Xin Nghỉ Việc Hay Khi Viết Đơn Xin Nghỉ Việc
Khi viết đơn xin nghỉ việc, cái khó viết nhất đó là lý do xin nghỉ việc.
Viết lý do như thế nào để không mất lòng cấp trên mà vẫn thuyết phục cũng như giữ gìn hình ảnh bản thân.
Ad xin chia sẻ một vài lý do mà theo ad là hợp lý và hay – là nguồn tham khảo đáng để tâm của bạn.
” Vì một số lý do cá nhân tôi phải ở nhà thường xuyên trong những tháng tới do đó để tránh không làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc, tôi viết đơn này để mong công ty cho tôi xin phép được nghỉ việc. Tôi xin cảm ơn …. “
2. Lý do xin nghỉ việc số 2
Lý do đi học nâng cao trình độ cũng là một lý do an toàn được nhiều người sử dụng và các sếp cũng rất sẵn lòng giúp đỡ bạn để bạn có thể phát triển bản thân.
3. Lý do xin nghỉ việc số 3
” Gia đình tôi sắp tới chuyển tới … tôi rất lấy làm tiếc khi phải ngưng công việc tại … nơi mà tôi đã gắn bó và cống hiến trong … vừa qua”
4. Lý do xin nghỉ việc số 4
” Sau một thời gian dài suy nghĩ và định hướng bản thân, tôi đã quyết định thay đổi mục tiêu nghề nghiệp để phù hợp với mong muốn và khả năng bản thân. Do đó tôi quyết định xin nghỉ việc và đi tìm một công việc khác phục vụ việc đạt được mục tiêu đề ra. Tôi mong công ty hiểu và thông cảm cho quyết định của tôi. “
7 Lý Do Xin Nghỉ Việc Thuyết Phục Nhất
1. Lý do cá nhân
Vì một số lý do cá nhân nên tôi không thể có mặt ở công ty trong nhiều tháng tới. Điều này khiến tôi không để hoàn thành tốt công việc được giao, ảnh hưởng tới lợi ích chung của công ty.
2. Đi học cao hơn
Trong thời gian tới, tôi sẽ tham gia khóa học về marketing (hoặc thiết kế đồ họa, tiếng Anh, lập trình… ) để cải thiện, nâng cao hơn kỹ năng của bản thân. Với lịch học sắp tới, thời gian của tôi không thể đáp ứng được công việc hiện tại.
3. Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp
Sau khi suy nghĩ và định hướng bản thân, tôi thấy công việc hiện tại không phù hợp với khả năng mình. Vì vậy tôi quyết định thay đổi mục tiêu nghề nghiệp để có thể thể hiện hết được khả năng của bản thân và đạt được những điều mình muốn.
Bạn có thể nêu rõ bản tại sao thấy không phù hợp với công việc hiện tại và mong muốn có một công việc như thế nào.
Chuyển nhà
Gia đình tôi với chuyển đến địa điểm… khiến quá trình di chuyển từ nhà tới công ty gặp nhiều khó khăn.
Có kế hoạch kết hôn, sinh con trong thời gian tới
Trong thời gian tới, tôi sẽ lập gia đình/sinh con. Vì vậy, tôi muốn xin nghỉ việc để có nhiều thời gian chăm sóc gia đình/con cái.
Tìm được công việc tốt hơn
Tôi đã tìm được một công việc mới, phù hợp với khả năng của bản thân, có cơ hội thăng tiến cao hơn.
Muốn kinh doanh
Sắp tới tôi sẽ mở một cửa hàng kinh doanh riêng. Nên tôi xin nghỉ việc để tập trung cho cửa hàng của mình.
Những lý do nghỉ việc không nên dùng
Lý do nghỉ việc thực sự của nhiều người thường là lương thấp, bất đồng quan điểm với sếp hoặc đồng nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn… Tuy nhiên bạn không nên đưa những lý do này vào đơn xin việc để tránh kéo dài thời gian nghỉ việc. Hãy lựa chọn những lý do hợp lý để có thể dễ dàng nhận được sự đồng ý của sếp.
2 mẫu đơn xin nghỉ việc, bạn có thể tham khảo
Cập nhật thông tin chi tiết về Đơn Xin Nghỉ Việc Vì Lý Do Gia Đình trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!