Bạn đang xem bài viết Đơn Xin Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Don Rut 1 Phan Yeu Cau Khoi Kien, Mẫu Đơn Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Đơn Xin Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Phản Tố, Đơn Đề Nghị Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Khôi Phục Thời Hiệu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Dân Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện Của Tòa án, Đơn Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đất Đai, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Dân Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Ly Hôn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Xin Ly Hôn, Mẫu Đơn Rút Đơn Khởi Kiện, Xem Mẫu Đơn Khởi Kiện, Đơn Khởi Kiện Ly Hôn, Đơn Khởi Kiện Dân Sự, Thủ Tục Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ly Hôn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Trả Nợ, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Tài Sản, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ra Tòa án, Mẫu Đơn Khởi Kiện Số 01, Mẫu Đơn Khởi Kiện Tại Tòa án, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Tài Sản Sau Ly Hôn, Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Nợ, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Nhà, Khởi Kiện Xin Ly Hôn, Mẫu Đơn Rút Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Số 23-ds Đơn Khởi Kiện, Mẫu Rút Đơn Khởi Kiện Dân Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện (mẫu Số 1), Mẫu Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Đơn Khởi Kiện Ly Hôn, Mẫu Rút Đơn Khởi Kiện, Đơn Yêu Cầu Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Đơn Khởi Kiện, Đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện, Đơn Xin Khởi Kiện Ly Hôn, Mẫu Khởi Kiện Đòi Nợ, Đơn Xin Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Hồ Sơ Khởi Kiện, Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Xin Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện án Dân Sự, Don Xin Rut Don Khoi Kien, Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Văn Bản Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Kinh Tế, Đơn Khởi Kiện Tiếng Anh, Mẫu Đơn Khởi Kiện Hủy Hợp Đồng, Mẫu Đơn Khởi Kiện Sửa Đổi Bổ Sung, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ly Hôn Viết Sẵn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Thừa Kế, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ly Hôn Đơn Phương, Mẫu Đơn Khởi Kiện Mới Nhất, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ly Hôn 2017, Mẫu Đơn Khởi Kiện Năm 2017, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ly Hôn Mới Nhất, Đề Thi Môn Vẽ Khối V Đại Học Kiến Trúc, Mẫu Thông Báo Trả Đơn Khởi Kiện, Mẫu Thông Báo Trả Lại Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Ly Hôn Mới Nhất, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Dân Sự Mới Nhất, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Hình Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Kinh Tế, Mẫu Đơn ủy Quyền Khởi Kiện, Mẫu Đơn Thay Đổi Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Về Việc Xin Ly Hôn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Về Việc Ly Hôn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Về Thừa Kế, Mẫu Đơn Khởi Kiện Thương Mại, Mẫu Đơn Khởi Kiện Tiếng Anh, Mẫu Đơn Khởi Kiện Trọng Tài, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vay Tiền, Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện Bổ Sung, Đơn Khởi Kiện Bổ Sung, Đơn Khởi Kiện Chia Tài Sản Sau Ly Hôn, Hướng Dẫn Thủ Tục Khởi Kiện Vụ án Dân Sự, Mẫu Đơn Sửa Đổi Bổ Sung Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Hình Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện Cho Vay Tiền, Mẫu Đơn Khởi Kiện 2016, Mẫu Đơn Đề Nghị Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện 2017, Mẫu Đơn Khởi Kiện Dân Sự 2016, Mẫu Đơn Khởi Kiện án Hình Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện án Kinh Tế, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Nợ Công Ty, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Nợ Cá Nhân, Bổ Sung Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Chia Tài Sản Sau Ly Hôn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Công Ty, Mẫu Đơn Khởi Kiện Công An,
Don Rut 1 Phan Yeu Cau Khoi Kien, Mẫu Đơn Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Đơn Xin Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Phản Tố, Đơn Đề Nghị Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện, Khôi Phục Thời Hiệu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Dân Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện Của Tòa án, Đơn Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đất Đai, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Dân Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện Vụ án Ly Hôn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Xin Ly Hôn, Mẫu Đơn Rút Đơn Khởi Kiện, Xem Mẫu Đơn Khởi Kiện, Đơn Khởi Kiện Ly Hôn, Đơn Khởi Kiện Dân Sự, Thủ Tục Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ly Hôn, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Trả Nợ, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Tài Sản, Mẫu Đơn Khởi Kiện Ra Tòa án, Mẫu Đơn Khởi Kiện Số 01, Mẫu Đơn Khởi Kiện Tại Tòa án, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Tài Sản Sau Ly Hôn, Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Nợ, Mẫu Đơn Khởi Kiện Đòi Nhà, Khởi Kiện Xin Ly Hôn, Mẫu Đơn Rút Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Số 23-ds Đơn Khởi Kiện, Mẫu Rút Đơn Khởi Kiện Dân Sự, Mẫu Đơn Khởi Kiện (mẫu Số 1), Mẫu Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Đơn Khởi Kiện Ly Hôn, Mẫu Rút Đơn Khởi Kiện, Đơn Yêu Cầu Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Đơn Khởi Kiện, Đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện, Đơn Xin Khởi Kiện Ly Hôn, Mẫu Khởi Kiện Đòi Nợ, Đơn Xin Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Hồ Sơ Khởi Kiện, Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Đơn Yêu Cầu Khởi Kiện, Mẫu Xin Rút Đơn Khởi Kiện, Mẫu Đơn Xin Khởi Kiện,
Mẫu Đơn Xin Rút Yêu Cầu Khởi Kiện Vụ Án Dân Sự
Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự. Rút đơn yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự của đương sự được quy định trong Bộ Luật Tố tụng dân sự, việc rút yêu cầu khởi kiện trong một vụ án dân sự là quyền của các đương sự vì thế thời điểm rút có thể từ giai đoạn trước khi thụ lý vụ án, sau khi thụ lý vụ án, trong khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
I. Các giai đoạn rút yêu cầu khởi kiện, cách thức cũng như hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi kiện:
1. Rút đơn trước khi thụ lý vụ án:
Việc rút yêu cầu khởi kiện Dân sự chính là một trong những căn cứ để tòa án trả lại đơn khởi kiện theo điểm g Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015:“1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: ….. g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.”
Thẩm phán được giao giải quyết vụ án sẽ là người trả lại đơn khởi kiện.
Người đã khởi kiện có quyền khởi kiện lại sau khi rút đơn nếu thỏa mãn các điều kiện tại Khoản 1 Điều 192 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
2. Sau khi thụ lý vụ án chưa đến giai đoạn xét xử:
3. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:
4. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm:
Về nguyên đơn: Căn cứ theo Điều 299 Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hậu quả pháp lý sẽ tùy thuộc vào ý kiến của bị đơn Hội đồng xét xử phúc thẩm phải tùy thuộc vào sự đồng ý hay không của bị đơn
Về bị đơn có kháng cáo rút đơn kháng cáo: theo Điều 289 BLTTDS 2015 thì hậu quả của việc này thì cơ quan có thẩm quyền có thể đình chỉ xét xử Phúc thẩm vụ án hoặc đình chỉ phần kháng cáo đã rút
Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
II. Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự
Download – tải: Mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự Do – Hạnh Phúc …………….., ngày…..tháng…..năm 20……
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN…………………………………
Chúng tôi là: ………………………………………………………………………………………………………Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………….
Là nguyên đơn trong …………………………………………………………………………………………
Bị đơn: ……………………………………………………………………………………………….. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………
Về việc …………………………………………………. do TAND………………. thụ lý giải quyết.
Nay …………………………………………………………………………………………………….
Cụ thể như sau:
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
Do vậy, nay tôi có đơn này, xin được rút đơn khởi kiện.
Kính đề nghị Quý tòa xem xét chấp thuận và ra Quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.
Xin chân thành cám ơn.
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin rút yêu cầu khởi kiện Dân sự
Nộp đơn yêu cầu tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự.
Thông tin của người có yêu cầu rút đơn
Ghi rõ ràng chính xác các thông tin về họ tên, năm sinh, địa chỉ.
Đặc biệt là về thông tin vụ án ( vd: nếu vụ án đã được thụ lý thì phải cho biết ai là nguyên đơn, bị đơn quá trình giải quyết vụ án đã đến giai đoạn nào theo văn bản số bao nhiêu,…)
Nội dung yêu cầu
Chú ý tập trung mục đích làm đơn xin rút đơn khởi kiện. Mục đích này phải được trình bày rõ ràng, ngắn chọn,
(vd: Làm đơn này để xin rút toàn bộ hay một phần yêu cầu theo văn bản thụ lý nào.)
Về phần lý do yêu cầu cần nêu rõ ràng ngắn gọn,súc tích để người thụ lý dễ nắm bắt nguyện vọng của người làm đơn.
( vd: Hai bên đã thỏa thuận hòa giải thành với nhau ngoài tòa án và chúng tôi không yêu cầu tòa án ghi nhận nội dung hòa giải thành ngoài tòa án, đề nghị tòa án xem xét, đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.)
Thủ tục rút đơn yêu cầu khởi kiện Dân sự
Đương sự gửi yêu cầu rút đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
Trong quá trình xem xét thụ lý vụ án, nếu người khởi kiện rút đơn thì Tòa án nơi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện sẽ trả lại đơn khởi kiện.
Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Về tiền tạm ứng án phí:
Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người khởi kiện (Khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015)
Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
” Luật sư bảo vệ quyền lợi trong vụ án dân sự
Thay Đổi Yêu Cầu Khởi Kiện
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hay yêu cầu khởi kiện của đương sự được quy định tại Điều 169 BLTTDS. Theo quy định này thì việc sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của đương sự chỉ có thể được chấp nhận trước khi Tòa án thụ lý và Tòa án có quyền yêu cầu người khởi kiện phải bổ sung đủ các nội dung còn thiếu so với yêu cầu của khoản 2 Điều 164 BLTTDS (nội dung đơn khởi kiện) theo đúng thời hạn do Tòa án ấn định nhưng không quá 30 ngày.
Bộ luật tố tụng dân sự cũng không có quy định việc thay đổi yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và TANDTC cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên khi gặp trường hợp đương sự xin thay đổi yêu cầu khởi kiện ở giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán yêu cầu đương sự làm đơn xin thay đổi yêu cầu khởi kiện hoặc lập biên bản về việc thay đổi yêu cầu khởi kiện. Thẩm phán có thể chấp nhận yêu cầu thay đổi nếu như việc thay đổi đó không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Trường hợp thay đổi yêu cầu mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu thì được coi như đương sự không có quyền khởi kiện (hay rút đơn khởi kiện về quan hệ pháp luật khi khởi kiện) Thẩm phán quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự.
Rút Yêu Cầu Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Và Quyền Được Yêu Cầu Lại
Có thể nói khởi tố vụ án hình sự (VAHS) theo yêu cầu của bị hại là đảm bảo quyền tự quyết và tự định đoạt của bị hại khi chính họ là người trực tiếp bị xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc bị xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp mà tính chất, mức độ cũng như thiệt hại gây ra phần lớn thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và chỉ có hai trường hợp là nghiêm trọng. Với tư cách là bên bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, quyền buộc tội của bị hại được “suy ra từ nội dung của các quyền tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự”[1] phù hợp với nội dung của chức năng buộc tội. Điều này được thể hiện rõ nét hơn khi vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì chính bị hại vừa tham gia tố tụng với tư cách là bị hại trong vụ án, vừa nhân danh cá nhân để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, trong đó có vai trò buộc tội thông qua việc trình bày lời buộc tội tại phiên tòa [2]. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) đã quy định những trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) chỉ được khởi tố VAHS khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại trong trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết và họ cũng có quyền rút yêu cầu khởi tố [3], trừ trường hợp có căn cứ xác định việc rút yêu cầu là trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức.
1. Quy định về rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự và quyền được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự lại
CQTHTT chỉ được quyền khởi tố VAHS khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại và họ chỉ được quyền rút yêu cầu khởi tố thuộc một trong các tội danh được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 của BLTTHS năm 2015. Theo đó, các trường hợp bị hại hoặc người đại diện của họ được rút yêu cầu khởi tố là các tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và trật tự quản lý kinh tế. Cụ thể là các tội thuộc khoản 1 các điều: Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 135 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), Điều 136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội), Điều 138 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 139 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính), Điều 141 (Tội hiếp dâm), Điều 143 (Tội cưỡng dâm), Điều 155 (Tội làm nhục người khác), Điều 156 (Tội vu khống) và Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).
Đây là những tội danh mà người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của bị hại cũng như ảnh hưởng đến nhà nước và xã hội ở mức độ hạn chế. Nếu như để họ tiếp tục theo đuổi vụ án thì có thể gây mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của họ cho việc theo đuổi vụ án, thậm chí còn có thể làm giảm uy tín, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và còn gây ra tiếp những tổn hại về tinh thần cho họ. Do vậy, TTHS đã trao cho bị hại quyền tự quyết và định đoạt, tức là vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại trong một số trường hợp đặc biệt và họ cũng có thể rút lại yêu cầu của mình để chấm dứt tiến trình giải quyết vụ án để có thể bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của bị hại, nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của xã hội và nhiệm vụ của nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Bảo vệ bị hại không chỉ đơn thuần là trừng trị người phạm tội, mà trong một số trường hợp còn phải xem xét đến nguyện vọng của bị hại mong muốn xử lý người phạm tội như thế nào. Nếu bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì họ không có quyền yêu cầu khởi tố lại, chỉ trong trường hợp việc rút yêu cầu đó là do họ bị ép buộc, cưỡng bức [4] thì họ mới có quyền yêu cầu lại. Và khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ khi có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì mặc dù người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, nhưng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn được quyền tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án [5].
Điều này có nghĩa rằng, chế định khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại thể hiện sự tôn trọng, thực hiện quyền quyết định và định đoạt của bị hại trong TTHS đối với các tội danh thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và trật tự quản lý kinh tế được liệt kê tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS năm 2015. Và một khi sự quyết định, định đoạt đó bị ép buộc hoặc cưỡng ép – không phải xuất phát từ ý chí đích thực, sự tự nguyện của bị hại hoặc người đại diện của bị hại, thì TTHS vô hiệu hóa sự định đoạt đó và trao quyền quyết định cho các CQTHTT – tiếp tục thực hiện việc điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, quy định tại Điều 4 của BLTTHS năm 2015 về giải thích từ ngữ, cũng như quy định tại Điều 155 không định nghĩa như thế nào là rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức nên dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt “ép buộc” là “dùng quyền lực bắt phải làm điều trái với ý muốn”[6], còn “cưỡng bức” là “bắt phải làm, dù không muốn cũng không được”.[7]
Đe dọa có thể được hình dung như một hành vi có tác dụng dẫn dắt ý chí của người bị đe dọa đi theo ý chí của người đe dọa mà, người bị đe dọa, dù không muốn, không thể (hoặc không dám) cưỡng lại. Nói rõ hơn, đe dọa, ở góc độ của người bị đe dọa, hình thành từ hai yếu tố: một yếu tố khách quan – mối nguy hiểm bủa vây – và yếu tố chủ quan – nỗi sợ. Chính dưới sự đe dọa đó mà ý chí được bày tỏ của người bị đe dọa không thể phản ánh trung thực ý chí nội tâm của người này.[8] Sự đe dọa phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận (miễn cưỡng) của người bị đe dọa, nghĩa là người bị đe dọa chấp nhận rút yêu cầu khởi tố chỉ vì bị đe dọa.
Theo Konrad Zweigert and Hein Koetz, ở Common Law, thuật ngữ “cưỡng ép” (duress) có nghĩa hẹp chỉ trường hợp một người phải đưa ra một lời hứa bởi bị bạo lực về thể chất hay bị giam hãm.[9] Theo đó, chỉ hành vi sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực hoặc giam hãm một bên hoặc cha mẹ, vợ chồng, con của bên đó nhằm mục đích buộc bên bị cưỡng ép phải chấp thuận việc rút đơn yêu cầu khởi tố. Khi xem xét cưỡng ép cần chú ý đến bốn yếu tố sau: (1) Bạo lực không nhất thiết là thực tế mà có thể là đe dọa; (2) Bạo lực hoặc đe dọa không nhất thiết phải thực hiện với người có quyền rút yêu cầu khởi tố mà có thể thực hiện đối với cha mẹ, vợ chồng, con của người này; (3) Bạo lực cũng có thể là việc giam hãm; (4) Bạo lực có thể thực hiện bởi người thứ ba hành động dưới sự chỉ dẫn hay cho lợi ích của người cưỡng ép rút yêu cầu khởi tố.
Như vậy, qua giải thích và phân tích trên, có thể hiểu: Bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu khởi tố do bị ép buộc, cưỡng bức là do hành vi cố ý của người thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm hoặc người thứ ba làm cho bị hại hoặc người đại diện của bị hại buộc phải rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ hoặc của người thân thích của họ.
Vào khoảng tháng 4/2017, Phạm Văn H có vay số tiền 20.000.000 đồng của Bạch Nhựt T và Bạch Quốc T1 (em ruột của T) đến hạn trả tiền và T với anh T1 đã nhiều lần đến đòi nhưng ông H hứa hẹn nhiều lần. Đến ngày 25/10/2017, T và T1 tiếp tục đến nhà đòi tiền thì H hẹn 14 giờ ngày 26/10/2017 sẽ trả. Đến thời gian đã cam kết H vẫn không trả tiền nên T nhiều lần điện thoại đòi tiền nhưng H không nghe máy.
Đến khoảng 18 giờ ngày 26/10/2017, Võ Thanh Đ điện thoại rủ T đi uống cà phê. Trên đường đi, T kêu Đ chở ra cầu TD thuộc xã L, huyện L và T điện thoại cho Nguyễn Minh T2 rủ đi chơi. Khi T và Đ chạy đến đầu đường huyện lộ 30/4 thì gặp T2, T kêu Đ chở đến nhà Phạm Văn H.
Khi đến nhà, T kêu H ra để đòi tiền 02 – 03 lần nhưng H không ra. Sau đó, T nhặt thanh sắt rồi đập vào cửa rào của H 02 cái và tiếp tục kêu H ra. Thấy vậy, Đ cũng lấy thanh sắt của T đang cầm đập vào cửa rào của H 03 cái, thì Lê Thị Thu Q cùng Phạm Chí T3 và Phạm Hoài N (vợ và 02 con của H) đi ra, chị Q nói T đi tìm H mà đòi, nên T điện thoại kêu Bạch Quốc T1 đến nhà H lấy tiền.
Lúc này, có anh Trần Hữu B, anh Trần Minh T4 và anh Phan Duy L là Công an xã L đến, do trước khi ra gặp T gia đình chị Q có điện thoại báo Công an xã L. Khi đó, chị Q và T tự thỏa thuận là chị Q đồng ý trả tiền thay cho H vốn và lãi tổng cộng là 30.000.000 đồng nên Công an xã ra về. Cùng lúc đó, T1, Nguyễn Hoàng N1 chạy xe mô tô đến đến nhưng cả hai không vào nhà mà cùng với T2 đứng dưới mé sông trước cửa nhà của H. Trong lúc chị Q đang viết giấy biên nhận nợ thì T yêu cầu chị Q lấy sổ hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân ra cho T xem, nhưng chị Q không đồng ý.
Cùng lúc này, H cầm cây sắt từ trong nhà đi ra chửi thề và nói “gia đình tao hứa trả rồi làm gì bây kêu đem giấy tờ ra, không trả gì hết, đánh chết mẹ bây luôn” và tiến lại chỗ T đang ngồi. Thấy vậy, Đ và T chạy theo đến cửa rào thì vớ được cây sắt quay vào đánh trúng vào chân mày trái của H và ôm H lại, Đ dùng đoạn sắt đánh trúng đùi trái của T3 01 cái. Chị Q thấy H bị chảy máu nhiều ở mí mắt trái nên la lên thì Công an xã L đến lập biên bản sự việc, còn H được chị Q đưa đi Bệnh viện, từ ngày 26/10/2017 đến 30/10/2017 thì được xuất viện.
Kết luận giám định pháp y về thương tích ngày 23/11/2017 xác định: Tỷ lệ tổn thương cơ thể của Phạm Chí T3 do vật tày gây nên, tại thời điểm giám định là 01% và của Phạm Văn H là 02%. Ngày 02/11/2017 và ngày 25/02/2018, Phạm Văn H và Phạm Chí T3 làm đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với T và Đ và yêu cầu bồi thường chi phí điều trị 5.000.000 đồng, tổn thất tinh thần 35.000.000 đồng, tổng cộng là 40.000.000 đồng.
Ngày 22/6/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện L, tỉnh Đ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bạch Nhựt T và Võ Thanh Đ về tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Ngày 11/7/2018, Bạch Quốc T1 đại diện cho T gặp Phạm Văn H và Phạm Chí T3 (đại diện cho T3 là H) để thỏa thuận: T1 đồng ý bồi thường 40.000.000 đồng theo yêu cầu của H và T3 bằng hình thức cấn trừ cho H số tiền vốn nợ vay 20.000.000 đồng mà H còn nợ T và T1 (gồm 5.000.000 đồng tiền thuốc điều trị và 15.000.000 đồng tiền tổn thất về tinh thần), còn lại 20.000.000 đồng sẽ bồi thường sau. Ngày 13/7/2018, Phạm Văn H và Phạm Chí T3 có đơn xin rút đơn yêu cầu xử lý hình sự (viết tay và có xác nhận của Công an xã L, huyện L) đối với Bạch Nhựt T và Võ Thanh Đ và xin giảm nhẹ hình phạt cho T.
Ngày 18/7/2018, Cơ quan CSĐT Công an huyện L ra Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với Võ Thanh Đ về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Bạch Quốc T1 tiếp tục bồi thường thay cho T thêm 1.000.000 đồng, nộp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện L để khắc phục hậu quả cho H và T3. Ngày 19/11/2018, VKSND huyện L đã ra cáo trạng truy tố bị cáo Bạch Nhựt T về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm d khoản 2 Điều 134 của BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ngày 30/11/2018, TAND huyện L ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo đề nghị của VKSND huyện L.
Ngày 28/12/2018, VKSND huyện L đã ra cáo trạng thay thế cáo trạng ngày 19/11/2018 tiếp tục truy tố bị cáo Bạch Nhựt T về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a, i khoản 1 Điều 104 của BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Ngày 19/12/2018, Cơ quan CSĐT và VKSND huyện L làm việc với Bạch Nhựt T, Phạm Văn H và Phạm Chí T3 và cho rằng: H và T3 có đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với T với lý do H yêu cầu nhận đủ số tiền bồi thường còn lại là 19.000.000 đồng mới hoàn toàn bãi nại không yêu cầu xử lý hình sự đối với T. Tức là, H và T3 rút yêu cầu khởi tố đối với T là có điều kiện – sau khi bồi thường hết số tiền 19.000.000 đồng còn lại.
Ngày 24/01/2019, TAND huyện L ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do tại phiên tòa bị hại Phạm Văn H và Phạm Chí T3 (H đồng thời là người đại diện cho T3) xin rút lại toàn bộ yêu cầu khởi tố VAHS là hoàn toàn tự nguyện và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015. Điều này cũng có nghĩa là, TAND huyện L cũng đồng tình với Cơ quan CSĐT và VKSND huyện L về việc H và T3 rút yêu cầu khởi tố đối với T là có điều kiện.
Qua phân tích quy định tại Điều 155 BLTTHS năm 2015 về khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại, cho thấy TTHS không có đề cập đến trường hợp rút yêu cầu khởi tố VAHS có điều kiện và khi điều kiện đó xảy ra thì mới được coi là bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút toàn bộ yêu cầu. Về nguyên tắc, trong pháp luật hình sự và TTHS khi không có quy định hoặc quy định chưa đầy đủ dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, thì trong mọi trường hợp phải áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội – không được làm xấu đi tình trạng của bị can, bị cáo.
Trở lại vụ án trên, đơn xin rút yêu cầu xử lý hình sự ngày 13/7/2018 của Phạm Văn H và Phạm Chí T3 đối với Bạch Nhựt T và Võ Thanh Đ viết tay và có xác nhận của Công an xã L, huyện L, thì không thể cho rằng việc rút yêu cầu khởi tố của H và T3 là do bị đe dọa hay cưỡng bức. Nếu có sự nghi ngờ hay chưa rõ thì Cơ quan CSĐT Công an huyện L phải xác minh, lấy lời khai làm rõ trong quá trình nhận đơn và VKSND huyện L cũng phải kiểm sát chặt chẽ việc này. Chỉ đến khi TAND huyện L trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì VKSND huyện L mới thay đổi cáo trạng với hai nội dung được điều chỉnh: Một là, thay đổi điều khoản truy tố từ điểm d khoản 2 Điều 134 của BLHS năm 2015 sang điểm a, i khoản 1 Điều 104 của BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Hai là, Cơ quan CSĐT và VKSND huyện L làm việc với Bạch Nhựt T, Phạm Văn H và Phạm Chí T3 vào ngày 19/12/2018 và cho rằng: H và T3 có đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với T với lý do H yêu cầu nhận đủ số tiền bồi thường còn lại là 19.000.000 đồng mới hoàn toàn bãi nại không yêu cầu xử lý hình sự đối với T. Có vẻ như các CQTHTT đối với vụ án trên cùng cho rằng trường hợp rút yêu cầu khởi tố của H và T3 là có điều kiện nhằm cứu vãn cho tình thế Cơ quan CSĐT và Viện kiểm sát không làm tròn trách nhiệm đó và hình như còn có sai sót trong việc áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội trong giai đoạn giao thoa giữa luật mới với luật cũ – khi hành vi phạm tội được thực hiện ở thời điểm BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đang có hiệu lực và BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã được Quốc hội thông qua nhưng chưa có hiệu lực. Việc này đã làm ảnh hưởng đến việc tạm giam T từ ngày 13/7/2018 đến 29/11/2018. Ngoài ra, H và T3 có đơn rút yêu cầu khởi tố ngày 13/7/2018 nhưng đến ngày 18/7/2018 Cơ quan CSĐT Công an huyện L mới ra quyết định đình chỉ bị can đối với Đ – điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can đang bị tạm giam – mà đó còn xâm phạm đến quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận.
Chúng tôi cho rằng, trường hợp này thuộc về kỹ năng xử lý tình huống của người tiến hành tố tụng, họ phải giải thích hậu quả pháp lý của việc bị hại rút yêu cầu khởi tố và làm rõ việc bị hại rút yêu cầu khởi tố có hoàn toàn tự nguyện không, nếu bị hại đã tự nguyện thì xem như họ đã rút yêu cầu khởi tố, tức là về mặt yêu cầu xử lý hình sự. Còn việc thỏa thuận và thống nhất về mức bồi thường giữa các bên là thuộc về trách nhiệm dân sự, nên người tiến hành tố tụng cần giải thích cho họ và đề nghị nên ấn định thời hạn để hoàn thành việc bồi thường nếu bị can không bồi thường đúng thời hạn đó thì bị hại có quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự. Bởi lẽ, thực chất bị hại yêu cầu bồi thường số tiền cao hơn thực tế nhiều lần và đã đưa bị can vào tình thế miễn cưỡng phải bồi thường để không phải bị xử lý hình sự. Nếu như bị can là người giàu có thì vấn đề không có gì phải bàn, nhưng bị can là người nghèo, gia đình khó khăn ở giai đoạn điều tra họ bồi thường một ít, đến giai đoạn xét xử sơ thẩm họ bồi thường thêm một ít và giai đoạn phúc thẩm họ cũng bồi thường thêm một ít, đến khi xét xử phúc thẩm xong họ bồi thường hết số tiền còn lại thì như thế nào, có hồi tố cho họ được không.
Biết rằng, mức bồi thường sẽ được Tòa án xem xét lại cho phù hợp với quy định của pháp luật và việc đã bồi thường được xem là tình tiết giảm nhẹ, nhưng trong trường hợp này nếu được coi là rút yêu cầu khởi tố có điều kiện thì chế định khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại lại tỏ ra sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, làm mất đi ý nghĩa thực sự của chế định khởi tố VAHS theo yêu cầu của bị hại [10] và nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật trong TTHS [11] bị phá vỡ. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng không có việc bị hại rút yêu cầu khởi tố có điều kiện, tức là khi nào bị can, bị cáo bồi thường xong thì đơn rút yêu cầu đó mới có hiệu lực và khi bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu khởi tố thì CQTHTT phải ban hành ngay quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (nếu vụ án chỉ có duy nhất một bị can, bị cáo) hoặc đình chỉ đối với bị can, bị cáo mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút (nếu vụ án có nhiều bị can, bị cáo)./.
1.Lê Nguyên Thanh, Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012, tr. 59. 2.Khoản 3 Điều 62, khoản 4 Điều 320 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 3.Trên thực tế bị hại thường hay viết đơn với tên “đơn xin bãi nại” theo từ ngữ dân gian, chứ không phải là thuật ngữ pháp lý. Bãi nại theo nghĩa Hán Việt là bãi bỏ (chấm dứt, hủy bỏ) việc khiếu nại, kiện cáo, kiện tụng. Đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì việc bãi nại với nội dung không yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội thì được xem là rút yêu cầu khởi tố; nếu bị hại chỉ bãi nại với nội dung không yêu cầu bồi thường, tức là đơn bãi nại không đề cập đến việc xử lý hay không xử lý trách nhiệm hình sự người phạm tội thì đây không phải là rút đơn yêu cầu khởi tố. 4.Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 5.Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 6.Viện ngôn ngữ học – Hoàng Phê chủ biên (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 458. 7.Viện ngôn ngữ học – Hoàng Phê chủ biên (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 294. 8.Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – Nguyễn Ngọc Điện chủ biên (2019), Giáo trình Luật dân sự (Tái bản lần thứ 5, có chỉnh sửa bổ sung), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 154 – 155 9. Konrad Zweigert and Hein Koetz (1998), An Introduction to Comparative Law, Clarendon Press, Oxford, p. 428. chúng tôi thêm: Nguyễn Đức Thái, Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015, tr. 63 – 66. 11.Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đơn Xin Rút Một Phần Yêu Cầu Khởi Kiện trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!