Xu Hướng 6/2023 # Đơn Yêu Cầu Hủy Bỏ Quyết Định Tuyên Bố Một Người Mất Tích 2023 # Top 12 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đơn Yêu Cầu Hủy Bỏ Quyết Định Tuyên Bố Một Người Mất Tích 2023 # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đơn Yêu Cầu Hủy Bỏ Quyết Định Tuyên Bố Một Người Mất Tích 2023 được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Pháp luật đã quy định rõ ràng về nhân thân và tài sản của người bị yêu cầu tuyên bố mất tích sau khi có quyết định của Tòa án. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp người bị tuyên bố mất tích trở về. Căn cứ vào quy định của pháp luật, Luật Tuệ An xin cung cấp cho bạn đọc mẫu Đơn yêu cầu Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích mới nhất 2023.

Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Tuệ An xin tư vấn với những nội dung sau:

Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích

Mẫu đơn Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích

Luật Tuệ An – Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 1900.4580. – Văn phòng luật uy tín tại Hà Nội. – Luật sư uy tín chuyên nghiệp.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2023;

Bộ luật tố tụng dân sự 2023;

Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP 

1. Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích

Căn cứ khoản 1 Điều 390 BLTTDS 2023 quy định:

Hồ sơ yêu cầu như sau:

2. Mẫu đơn Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc————————————-

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………………………………………………… (1)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: (2)……………………………………………………………

Địa chỉ: (3) ………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………..

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………………………………………………………………………………….

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân (1) …………………………………………..việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: Yêu cầu tuyên bố ông/bà ……….. mất tích.

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: (4)…..…………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có): (6) ………………………………………………………………………….

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu: (7)

1. ………………………………………………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………………………………………………….

3. ………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

                                                                                  ………., ngày……tháng……năm…. (8)

                                                                                                NGƯỜI YÊU CẦU (9)

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích:

(1) Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2023, Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ tuyên bố một người mất tích.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương.

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu.

Ví dụ: phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu.

Ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

(4) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó: Có thể yêu cầu tuyên bố mất tích để làm thủ tục ly hôn, phân chia di sản thừa kế, yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích …..

(6) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(7) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,…

Ví dụ:

1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A;

2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Lê Thị C;…..

(8) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu

Ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2023; Hà Nam, ngày 27 tháng 02 năm 2023.

(9) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Công Ty Luật Tuệ An ” VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN”

Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.4580.

Bấm để đánh giá

[Tổng

0

Điểm trung bình:

0

]

Trình Tự, Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Tích

Câu hỏi: Vợ tôi đã bỏ đi từ năm 2010 mà không có tin tức gì, tôi đã cố gắng tìm kiếm nhưng không thấy.

Xin luật sư tư vấn giúp tôi về thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích. (Đặng Công Thành, Bắc Ninh).

Trình tự, thủ tục tuyên bố một người mất tích– Bước 1: Anh phải nộp đơn đến Tòa án nhân dân huyện nơi vợ chồng anh cư trú yêu cầu tuyên bố vợ anh mất tích. Đơn yêu cầu phải có đầy đủ những nội dung sau:+ Ngày, tháng, năm, viết đơn; tên, địa chỉ của người yêu cầu, những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết; lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự đó; tên địa chỉ những người có lên quan; các thông tin khác mà người yêu cầu thấy cần thiết cần cung cấp; kèm theo là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.+ Kèm theo đơn là các chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết và chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm.– Bước 2: Toà án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án; trong thời hạn là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý, Toà án sẽ ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng (thông báo trong 4 tháng kể từ ngày thông báo đầu tiên).– Bước 3: Sau 15 ngày kể từ ngày hết hạn công bố thông báo Tào án sẽ mở phiên họp xét yêu cầu tuyên bố một người mất tích.Toà án có thể chấp nhận đơn hoặc bác đơn yêu cầu.– Bước 4: Tòa án ra quyết định. Nếu Toà án chấp nhận đơn thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích, trường hợp có yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định của Toà án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ Luật dân sự.

* Lưu ý: Nếu người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức người đó còn sống thì người đó hoặc người có đơn yêu cầu tuyên bố mất tích trước đây lại phải có đơn đề nghị Toà án yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố người mất tích.Toà án xem xét thủ tục này cũng giống như thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Liên hệ ngay để được tư vấn luật kịp thời!CÔNG TY LUẬT THÁI AN

Thủ Tục Tuyên Bố Một Người Mất Năng Lực Hành Vi Dân Sự

1. Cơ sở pháp lý

– Điều 22 Bộ luật Dân sự 2023.

– Khoản 1 Điều 27; Khoản 2 Điều 35; Điểm a Khoản 2 Điều 39; Chương XXIII, XXIV Bộ luật TTDS 2023.

2. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu

Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thành phố (gọi chung là Tòa án huyện) nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

3. Thành phần hồ sơ

– Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (Thay thế mẫu số 92 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP).

– Bản kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và các chứng cứ khác để chứng minh người bị yêu cầu bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nếu không có kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định).                               

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu                

– Giấy khai sinh, CMND, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, của người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

4. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Người có quyền nêu trên nộp đơn yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có đầy đủ nội dung theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Kèm theo đơn yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu là có căn cứ, hợp pháp (như đã nêu ở thành phần hồ sơ).

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu (Điều 363, 365 BLTTDS)

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án phải:

– Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

– Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.

– Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu (Điều 366 BLTTDS)

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

* Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:

– Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

– Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng.

– Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu.

– Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

* Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

* Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.           

Bước 4: Quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự

Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu. Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

CÔNG TY LUẬT HỒNG ĐĂNG

Mẫu Đơn Yêu Cầu Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật Đúng Quy Định

Các căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chỉ khi nam nữ đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì việc kết hôn của họ mới hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Do đó, nếu vi phạm các điều sau, việc kết hôn của hai người sẽ là trái pháp luật:

– Kết hôn khi nam chưa đủ 20 tuổi trở lên, nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ không tự nguyện quyết định mà bị ép buộc, cưỡng ép, lừa dối…

– Người kết hôn bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Vi phạm một trong các điều cấm kết hôn: Kết hôn giả tạo, cản trở kết hôn, kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng, giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ huyết thống trong phạm vi 03 đời…

Trong đó, người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật có thể là:

– Người bị cưỡng ép, lừa dối kết hôn;

– Vợ hoặc chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;

– Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật;

– Các cơ quan, tổ chức: Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Mẫu Đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Địa chỉ: (3) ………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………..

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………………………………………………………………………………….

Tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân (1) ……………………………………………………………việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: (4) Hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông …………………………………… và bà …………………………….

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên: (5)……………………………………………………………………………………………………………..

– Các thông tin khác (nếu có): (7) ………………………………………………………………………….

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu: (8)

1. ………………………………………………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

………., ngày……tháng……năm…. (9)

Hướng dẫn cách điền mẫu đơn yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

(1) Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2023, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái phép.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội; Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn.

Ví dụ: Thôn Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu.

Ví dụ: Trụ sở tại số 82 phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

(4) Nêu rõ những vấn đề cầu yêu cầu Tòa án giải quyết. Vì đây là việc hủy kết hôn trái phép nên nêu rõ họ và tên của nam nữ kết hôn trái phép.

Ví dụ: Yêu cầu hủy kết hôn trái phép giữa ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B.

(5) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đã bắt ép bà Nguyễn Thị B kết hôn với mình khi bà Nguyễn Thị B mới 16 tuổi. Hiện nay, mặc dù hai ông bà đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên bà B cảm thấy cuộc sống hôn nhân của mình không hạnh phúc, ông A luôn tìm mọi lý do để đánh đập, nhiếc móc bà B thậm tệ.

(7) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(8) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,…

Ví dụ:

Bản sao Giấy khai sinh của cháu Nguyễn Thị C – con của ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B;

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B;…..

(9) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu

Ví dụ: Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2023; Yên Bái, ngày 12 tháng 12 năm 2023.

(10) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó;

Nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đơn Yêu Cầu Hủy Bỏ Quyết Định Tuyên Bố Một Người Mất Tích 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!