Bạn đang xem bài viết Du Học Đức: Bộ Phận Kiểm Tra Học Vấn được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
APS là một bộ phận thuộc Phòng lãnh sự và thị thực của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức, đồng thới thẩm tra các chứng chỉ học tập.
Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2007 đối với tất cả các sinh viên muốn bắt đầu học đại học ở Đức từ học kỳ mùa đông năm 2007.
Thủ tục APS-Thông thường dành cho những sinh viên và những người đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam muốn xin học tại một trường đại học hoặc trường đại học (FH) hoặc ở một trường dự bị đại học của Đức.
Điều kiện để được nhập học đại học tại Đức là
Đã học ít nhất một học kỳ tại một khóa đại học chính quy của một trường đại học được công nhận tại Việt Nam để được nhận vào dự bị đại học/thi đầu vào.
Đã học ít nhất bốn học kỳ tại một khóa đại học chính quy của một trường đại học được công nhận tại Việt Nam để được nhận thẳng vào đại học theo ngành học ở Việt Nam.
Thủ tục thẩm tra APS gồm có
thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp và
một cuộc phỏng vấn kéo dài khỏang 20-30 phút
Lệ phí cho Thủ tục APS:Thông thường là 110 USD. (Trong đó chưa có lệ phí thị thực ở mức tính theo đô la Mỹ hiện nay là 40 USD.) Lệ phí phải được trả trước tại Vietcombank và hóa đơn trả lệ phí phải được nộp cùng hồ sơ.
Tài khoản: German Embassy, 29 Tran Phu, Hanoi,
Số tài khoản: 0011371844717
Vietcombank
Khi trả tiền tại ngân hàng, đề nghị ghi rõ họ tên, ngày sinh của Quý vị và ký hiệu
APSWS/2007 (trong thời điểm hiện hành, ký hiệu này sẽ thay đổi theo thời gian).
Những hồ sơ phải nộp:Hồ sơ xin học cho học kỳ mùa hè phải nộp chậm nhất là trong tháng 9 năm trước và của học kỳ mùa đông phải nộp chậm nhất là trong tháng 3. Nếu hhồ sơ được gửi qua bưu điện đến APS thì ngày Sứ quán nhận được chậm nhất là 30.9. hoặc 31.3.!. Tất cả các giấy tờ của Việt Nam đều phải nộp dưới dạng dịch công chứng sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
1 đơn điền đầy đủ kèm ảnh hộ chiếu (có thể lấy mẫu đơn tại APS hoặc tải xuống từ trang Web của Đại sứ quán Đức). Đề nghị điền đơn cẩn thận bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và bằng chữ in.
1 bản chụp chứng minh thư nhân dân (nếu có hộ chiếu, đề nghị thêm 1 bản chụp hộ chiếu)
1 bản dịch công chứng bằng tốt nghiệp phổ thông trung học
Đối với những sinh viên đã nhập học một trường đại học Việt Nam:
2 bản dịch công chứng giấy báo trúng tuyển đại học (với điểm của ba môn thi)
– 3 bản dịch công chứng điểm tổng kết các môn học trong các học kỳ đại học đã qua
Những người đã tốt nghiệp:
– 3 bản dịch công chứng bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm các năm đại học
1 bản sao công chứng các chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh và/hoặc tiếng Đức hoặc một bản ghi rõ thời gian tự học ngoại ngữ
Hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí
Có thể đích thân nộp hồ sơ tại bộ phận APS tại Đại sứ quán Đức Hà Nội hoặc gửi
qua bưu điện theo địa chỉ sau:
Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS, 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội
Thời gian mở cửa tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp:Thứ hai và thứ tư hàng tuần, từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30
Thông báo về lịch hẹn phỏng vấn:Lịch hẹn phỏng vấn được thông báo qua điện thoại. Nếu Quý vị không đến được theo thời gian đã hẹn, xin cho biết rõ lí do. Quý vị sẽ nhận được một lịch hẹn khác.
Các cuộc phỏng vấn được tiến hành mỗi năm hai kỳ vào tháng 5 và tháng 11.
Phỏng vấn:Đề nghị Quý vị có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn và mang theo hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân. Nếu vắng mặt sẽ được đánh giá là „không đạt”. Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh theo lựa chọn, bao gồm phần chuẩn bị bằng hình thức viết và phần vấn đáp. Được phép sử dụng từ điển, thước kẻ và bút. Không được phép sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác như từ điển điện tử …
Kết quả thẩm tra APS:Sau khi thẩm tra APS đạt kết quả tốt, Quý vị sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Nếu cần thêm chứng chỉ để Quý vị sử dụng nộp hồ sơ xin vào các trường, Quý vị có thể làm đơn xin cấp tại APS.
Nếu không đạt, cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện lại sau đó 6 tháng. Quý vị có thể xin phỏng vấn lại qua Fax hoặc Email. Đề nghị Quý vị vẫn trả trước lệ phí cho cuộc phỏng vấn lại là 110 USD vào tài khoản nêu trên và cho biết rõ họ tên và ngày sinh của Quý vị. Mỗi người được phép xin phỏng vấn lại 2 lần.
Địa chỉ liên hệ của APS:Địa chỉ: Đại sứ quán Đức, APS, 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04-845 38 36/7, 04-843 02 45/6
Fax: 04- 843 99 69
Email: ku-101@hano.auswaertiges-amt.de
Webseite: www.hanoi.diplo.de
Thời gian mở cửa: Thứ hai và thứ tư hàng tuần, từ 8 giờ 30 đến 11 giờ 30
Theo Sứ quán Đức
chúng tôi – Đơn vị tư vấn du học chuyên sâu về định hướng nghề nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong hoàn thiện hồ sơ thủ tục giúp các cá nhân du học thành công. Hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0944.788.798 hoặc nhấn nút đăng ký tư vấn để nhận tư vấn lộ trình du học tiết kiệm – hiệu quả ngay hôm nay. Địa chỉ liên hệ:71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội77 Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, HCM
Bộ Phận Kiểm Tra Học Vấn
Bộ phận kiểm tra học vấn – Hướng dẫn cho Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học Ban hành: tháng 7 năm 2023
APS là một bộ phận thuộc Phòng văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2007 đối với tất cả các sinh viên muốn học đại học ở Đức . Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học dành cho tất cả những sinh viên Việt Nam chưa tốt nghiệp đại học muốn xin vào học tại một trường đại học, đại học chuyên nghiệp hoặc dự bị đại học của Đức, bao gồm các đối tượng sau: 1. Những người tốt nghiệp hệ phổ thông trung học 12 năm và đã thi đỗ vào đại học ở Việt Nam 2. Những người đang theo học tại một trường đại học ở Việt Nam, chưa tốt nghiệp đại học 3. Những người đã tốt nghiệp cao đẳng
: Đối với trường hợp sinh viên đã ngừng học đại học/ hoặc không nhập học ở Việt Nam, thời gian từ khi sinh viên ngừng học đại học/ hoặc không nhập học ở Việt Nam tới khi nộp hồ sơ xin thẩm tra APS không được vượt quá 12 tháng. Các điều kiện để được nhập học đại học tại Đức đã được Hội nghị bộ trưởng văn hóa các bang của Đức quy định lại và có hiệu lực từ ngày 15.03.2009, cụ thể như sau:
Có giấy gọi nhập học một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học được công nhận tại Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng được công nhận tại Việt Nam thì được nhận vào dự bị đại học/thi đầu vào.
Đã học ít nhất bốn học kỳ thuộc một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học được công nhận tại Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng được công nhận tại Việt Nam và có giấy gọi nhập học vào học kỳ thứ 5 của một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên của một trường đại học được công nhận ở Việt Nam thì được nhận thẳng vào đại học theo ngành học ở Việt Nam.
Thủ tục thẩm tra APS gồm có:
thẩm tra các giấy tờ mà sinh viên nộp
thi viết thẩm tra năng lực sinh viên (TestAS) Hạn nộp hồ sơ: hồ sơ có thể nộp hoặc gửi qua bưu điện đến APS bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.
Những hồ sơ phải nộp:
01 đơn điền đầy đủ có dán ảnh chân dung (đề nghị tải xuống từ trang Web của Đại sứ quán Đức). Đề nghị điền đơn chữ viết rõ ràng, bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và ghi rõ đầy đủ họ tên. Lưu ý các học sinh thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 khi điền đơn phải ghi chú vào cuối trang đầu của đơn mã đăng nhập của mình để đăng nhập vào trang Hệ thống thi THPT Quốc gia 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo!
Một phong bì màu trắng to cỡ A4, không in bất kỳ logo nào trên đó, ghi rõ họ tên và địa chỉ, số điện thoại di động của người nhận giấy chứng nhận APS ở góc dưới bên phải phong bì.
02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực (sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh) của những giấy tờ sau:
*** Đối với sinh viên được gọi vào một trường đại học Việt Nam nhưng chưa học học kỳ nào: – Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (tạm thời): Đối với sinh viên tốt nghiệp THPT QG từ năm 2023 phải tham gia thi 6 môn trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một bài thi Tổ hợp tự chọn (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân), đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điêm. Không chấp nhận dùng chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ. – Giấy Chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia – Giấy gọi vào đại học ghi rõ chuyên ngành trúng tuyển
*** Đối với sinh viên đang học đại học: – bằng tốt nghiệp trung học phổ thông – đối với những người vào đại học từ năm 2014 trở về trước: Giấy báo trúng tuyển đại học (với điểm của ba môn thi tổng cộng 15 điểm trở lên và không môn nào dưới 4 điểm) – đối với những người thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, 2023 và 2023: Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (tạm thời) và Giấy Chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia: (với ít nhất bốn môn thi trong đó bắt buộc có Toán, Văn và Ngoại ngữ, và một môn Tự chọn, tổng số điểm bốn môn 24 điểm trở lên và không môn nào dưới 4) – giấy gọi vào đại học – bảng điểm các học kỳ đại học đã qua
4. Hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí
Lệ phí:
Lệ phí cho Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học là 150 USD. Lệ phí phải được trả trước tại Vietcombank và hóa đơn trả lệ phí phải được nộp cùng hồ sơ. Tài khoản: Embassy of Germany 29 Tran Phu, Hanoi Số tài khoản: 0011371844717 Vietcombank
Khi trả tiền tại ngân hàng, đề nghị ghi rõ họ tên, ngày sinh của sinh viên và „APS”.
APS sẽ cấp giấy chứng nhận APS về các văn bằng đã được thẩm tra. Sau khi thẩm tra thành công, sinh viên sẽ nhận được 10 giấy chứng nhận. Nếu cần thêm giấy chứng nhận, có thể liên hệ với APS để xin cấp thêm.
Có thể đích thân nộp hồ sơ tại phòng lễ tân Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc gửi qua bưu điện theo địa chỉ sau: Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS, 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Để xin học được ở một trường đại học, đại học chuyên nghiệp hay dự bị đại học Đức, ngoài giấy chứng nhận APS sinh viên phải trình được kết quả thi TestAS. TestAS là một kỳ thi tập trung và chuẩn mực nhằm xác định năng lực học tập của sinh viên nước ngoài. Sinh viên có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Thi TestAS được tổ chức mỗi năm 3 lần vào những thời điểm ấn định. Sinh viên phải tự đăng ký thi trên Webseite http://www.testas.de/
Khi làm thủ tục xin thị thực du học sinh viên phải trình cả giấy chứng nhận APS lẫn kết quả thi TestAS.
Thời gian APS giải đáp thắc mắc qua điện thoại: sau 14h00, từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần.
Địa chỉ liên hệ của APS: Đại sứ quán Đức APS, 29 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04-38 453 836/7, 04-38 430 245/6 Fax: 04-38 439 969 Email: aps_hanoi@yahoo.com Trang Web: www.hanoi.diplo.de
Bộ Phận Kiểm Tra Học Vấn (Aps) Tại Hà Nội
APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để du học Đức và nhập học đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập.
Sau khi thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật).
Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.
APS chia thành các nhóm sau:
1. Tất cả các sinh viên Việt Nam sẽ theo học đại học ở Đức (những người vừa tốt nghiệp THPT và đỗ vào đại học, những người chưa tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, những người đã tốt nghiệp cao đẳng) – các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn „Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức”
2. Tất cả các sinh viên Việt Nam muốn tiếp tục học tập tại Đức sau khi đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam (để lấy bằng đại học thứ hai, lấy bằng thạc sĩ,hay tham gia các khóa đào tạo sau đại học) – các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn „Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học tại Đức”
3. Các sinh viên học các ngành học thuần túy nghệ thuật (ví dụ dương cầm, múa, hội họa) – các thông tin tiếp theo trong hướng dẫn „APS cho Nghệ sĩ”
4. Những người đang sinh sống ở Đức trong khuôn khổ đoàn tụ gia đình nay muốn theo học đại học tại Đức
Tất cả những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ Quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam – MOET – và được chuyên gia Đức thống nhất với Đại sứ quán Đức hoặc DAAD lựa chọn ở Việt Nam, những người sẽ sang làm luận án tiến sĩ tại một trường đại học Đức không cần qua thủ tục APS.
APS khẳng định, liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không bằng cách
1. Thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp
2. Kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và
3. Nếu sinh viên hội đủ điều kiện thì mời sinh viên đến phỏng vấn (chỉ đối với các đối tượng học sau đại học).
Những sinh viên sẽ theo học đại học ở Đức và vẫn chưa có bằng tốt nghiệp đại học của Việt Nam phải qua bài thi viết TestAS. TestAS là một kỳ thi tập trung và chuẩn mực nhằm xác định năng lực học tập của sinh viên nước ngoài. Sinh viên có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Đề nghị mỗi sinh viên tự truy cập các trang Web của các trường đại học Đức hoặc liên hệ với các phòng phụ trách sinh viên quốc tế để tìm hiểu về những điều kiện nhập học cụ thể đối với khóa học mà mình định theo. Các thông tin tiếp theo cho đối tượng này có trong hướng dẫn „Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức”
Những sinh viên muốn học cao học hoặc học lấy bằng đại học thứ hai tại Đức sẽ phải qua phỏng vấn. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 15 phút, sinh viên sẽ được hỏi về những kiến thức mình đã học. Bằng cách đó APS thẩm tra xem những kiến thức sinh viên thể hiện có tương xứng với bằng cấp mà sinh viên đã trình ra hay không.
Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ tiếng Đức hoặc tiếng Anh ở trình độ cơ bản từ khá đến giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.
Nếu kết quả phỏng vấn/thẩm tra đạt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ/chứng nhận bản gốc. Với các chứng chỉ/chứng nhận này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường đại học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh. Nếu 10 chứng chỉ/chứng nhận vẫn chưa đủ, sinh viên có thể nộp vào tài khoản của Đại sứ quán Đức 20 đô la Mỹ và gửi hóa đơn đến APS xin cấp thêm 10 chứng chỉ/chứng nhận nữa.
Thủ tục của APS về cơ bản diễn ra như sau:
1. Thẩm tra hồ sơ
2a. Phỏng vấn (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học)
2b. Thi TestAS (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học, chưa có bằng đại học)
3. Cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận APS
Các cuộc phỏng vấn dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn qua Đức tiếp tục học diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 5 và tháng 11 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS chậm nhất là cuối tháng 2 (cho kỳ phỏng vấn tháng 5) hoặc cuối tháng 8 (cho kỳ phỏng vấn tháng 11).
Đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp hoặc gửi qua bưu điện đến APS bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.
Thời gian APS giải đáp thắc mắc qua điện thoại: từ 14h00 đến 15h00, từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC NDF
Địa chỉ: P705,CT2A, Tòa nhà Housinco, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
Cơ sở 2: Tầng 6 tòa nhà 285 Đội Cấn, Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: (84 – 24) 62531338 – (84) 947.090.888.
Thẩm Tra Aps Và Phỏng Vấn Aps Cho Du Học Đức
Đối với các bạn đang là sinh viên học ĐH ở VN thì chỉ cần làm thủ tục thẩm tra giấy tờ xem các giấy tờ bạn đang có, có phù hợp với yêu cầu du học Đức không? (có đúng thật vậy không vì có bạn dùng giấy tờ giả).
Có giấy gọi nhập học một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học được công nhận tại Việt Nam
Có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng được công nhận tại Việt Nam thì được nhận vào dự bị đại học/thi đầu vào.
Đã học ít nhất bốn học kỳ thuộc một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học được công nhận tại Việt Nam
Hoặc có bằng tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng được công nhận tại Việt Nam và có giấy gọi nhập học vào học kỳ thứ 5 của một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên của một trường đại học được công nhận ở Việt Nam thì được nhận thẳng vào đại học theo ngành học ở Việt Nam.
Hướng dẫn thực hiệnhttp://www.vietnam.diplo.de/contentblob/5096110/Daten/7742628/170724_APS_MB_Standardverfahren_Grundstndiges_Studium.pdf
Hướng dẫn điền đơnhttp://hotrosv.de/huong-dan-dien-don-dang-ky-xac-minh-giay-to-hoc-aps/ http://www.vietnam.diplo.de/contentblob/5087374/Daten/7705259/170704_Antrag_auf_berprfung.pdf http://www.vietnam.diplo.de/Vertretung/vietnam/vi/06-Kultur_20und_20Bildung/06-03_20studieren-in-deutschland/06-03-01_20APS_20Hanoi/APS.html
Phỏng vấn APS (lệ phí 250 USD)Với các bạn đã tốt nghiệp ĐH ở VN thì thủ tục APS sẽ có thêm mục phỏng vấn khoảng 15-30 phút (thẩm tra các giấy tờ mà sinh viên nộp 2 + phỏng vấn sinh viên khoảng 15 phút). Học xong ĐH học ở VN mà người ta hỏi lại có 15-30 phút mà trượt được mới gọi là éo le. Không biết là do bản thân học sinh hay vì lý do nào đó mà sau tận 4 năm không thuyết phục nổi người đối diện để đi học thì nó hơi phí.
Hướng dẫn thực hiện cho sinh viên sau đại học (để đi học Cao học hoặc chuyển ngành ĐH)http://www.hanoi.diplo.de/contentblob/4849204/Daten/6725362/160718_MB_Standardverfahren_Weiterfhrendes_Studium_vnm.pdf
Hướng dẫn điền đơn giống như trên, ai cũng phải điền đơn nàyhttp://hotrosv.de/huong-dan-dien-don-dang-ky-xac-minh-giay-to-hoc-aps/
Tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn của các bạn đã hoàn thành thủ tục APShttp://forum.sividuc.org/forums/27/
Đặc biệt đọc bài của các bạn đi học master rồi, có khá nhiều các bài viết, chịu khó đọc sẽ tìm ra đường lối ôn tập
http://banhotrosv.sividuc.org/category/cam-nang-du-hoc/master/ http://hotrosv.de/category/du-hoc-duc/hoc-cao-hoc-master/
APS chỉ là một bước cơ bản, bắt buộc và rất bắt đầu cho hành trình du học Đức. Còn rất nhiều các bước khác nữa, nó không khó nhưng cần sự cố gắng của bản thân mỗi bạn. Với sự giúp đỡ của rất nhiều du học sinh Đức và nỗ lực của bạn thân, các bạn cố gắng đạt giấy chứng nhận “sehr gut” hoặc “Gut” cho đỡ xấu hổ cho SVVN
Còn các câu hỏi nào chưa có trên website các bạn có thể tham gia các group sau để hỏi thêm:
http://banhotrosv.sividuc.org/category/faq/
Tác giả bài viết: Minda Hoàng
*** Chứng chỉ APS là có giá trị vô thời hạn. Khi đủ điều kiện giấy tờ các bạn nên làm theo yêu cầu rồi để đó khi nào cần dùng thì lôi ra.
***Nếu muốn gọi điện để hỏi ngay và luôn thì sao:
– Thời gian APS giải đáp thắc mắc qua điện thoại: từ 14h00 đến 15h00, từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần . Số điện thoại: (++84-4) 3 267 3335 Fax: +84 4 3843 9969
***Kết quả sẽ có sau 1-2 tuần. Một số bạn nhận được sau 1 tháng, sau 2 tuần có thể liên hệ anh Sang hoặc họ hàng anh Sang chuyên phát kết quả APS, chắc làm cả nhiều dịch vụ loằng ngoằng nữa, chia sẻ cho bạn nào cần.
Thẩm Tra Aps Là Gì? « Du Học Đức
1. Cháu có dự định sang CHLB Đức du học, nhưng nghe nói cháu phải qua thẩm tra APS theo quy định mới được đi du học tại Đức. Vậy cháu mong ban biên tập giải thích giúp cháu thẩm tra APS là gì?
Từ ngày 1-1-2007, tất cả sinh viên muốn sang Đức du học, phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Kiểm tra học vấn (Akademische Prüfstelle – APS), thuộc Phòng lãnh sự và thị thực Đại sứ quán Đức tại Hà Nội thẩm tra.
APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học ĐH tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Như vậy, điều này bắt buộc sinh viên nộp hồ sơ thẩm tra APS trước khi xin học tại trường ĐH ở Đức và trước khi nộp đơn xin thị thực ở Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hay Tổng Lãnh sự quán tại TP.HCM.
Sau khi thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện để được nhập học tại một trường ĐH của Đức. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.
2. Đối tượng nào phải qua APS?
Đối với những người xin du học những ngành học thuần túy nghệ thuật và những người xin làm nghiên cứu sinh, APS được thực hiện theo thủ tục đơn giản chỉ gồm có việc thẩm tra giấy tờ mà không cần phỏng vấn.
Điều kiện để được nhập học ĐH tại Đức: đã học ít nhất một học kỳ tại một khóa ĐH chính quy của một trường ĐH được công nhận tại Việt Nam sẽ được nhận vào dự bị ĐH/thi đầu vào; đã học ít nhất bốn học kỳ tại một khóa ĐH chính quy của một trường ĐH được công nhận tại Việt Nam sẽ được nhận thẳng vào ĐH theo ngành học ở Việt Nam.
Thủ tục APS-Thông thường dành cho những sinh viên và những người đã tốt nghiệp ĐH tại Việt Nam muốn xin học tại một trường ĐH hoặc trường ĐH (FH) hoặc ở một trường dự bị ĐH của Đức.
Những sinh viên và những người đã tốt nghiệp ĐH tại Việt Nam muốn xin học tại một trường ĐH mỹ thuật hoặc một nhạc viện của Đức. Những quy định này chỉ dành cho những ngành học thuần túy nghệ thuật như hội họa, múa, dương cầm (không dành cho những ngành học design hoặc sư phạm).
Những người xin làm nghiên cứu sinh ở một trường ĐH Đức. Điều kiện để làm nghiên cứu sinh là phải có giấy đồng ý hướng dẫn của giáo sư ở một trường ĐH Đức. Những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ GD-ĐT Việt Nam – MOET – và được chuyên gia Đức lựa chọn ở Việt Nam không cần thông qua APS.
3. APS thẩm tra gì?
APS khẳng định liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học ĐH tại Đức hay không bằng cách: thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp và mời sinh viên đến phỏng vấn.
Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20-30 phút, sinh viên sẽ được hỏi về quá trình học ĐH trước đó của mình. Như vậy APS thẩm tra xem kiến thức của sinh viên có phù hợp với các chứng chỉ mà sinh viên đó đưa ra hay không.
Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ sơ cấp loại giỏi.
Nếu kết quả thẩm tra tốt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường ĐH Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường ĐH, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại chúng tôi Nếu cần thêm chứng chỉ sinh viên có thể làm đơn xin cấp tại APS.
4. Thủ tục hồ sơ và phỏng vấn tại APS gồm những gì?
Thủ tục của APS về cơ bản gồm: thẩm tra hồ sơ; phỏng vấn (chỉ đối với Thủ tục APS-Thông thường); cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Tiếp theo đó xin học tại các trường ĐH Đức, xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại chúng tôi (thời gian làm thủ tục thị thực khoảng 4 tuần).
Các cuộc phỏng vấn diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5. Thời gian tiếp nhận hồ sơ nộp trực tiếp vào thứ hai và thứ tư hàng tuần, từ 8g30 đến 11g30.
Hồ sơ xin học cho học kỳ mùa hè phải nộp chậm nhất là trong tháng 9 năm trước và của học kỳ mùa đông phải nộp chậm nhất là trong tháng 3. Nếu hồ sơ được gửi qua bưu điện đến APS thì ngày Đại sứ quán nhận được chậm nhất là 30-9 hoặc 31-3 (tất cả các giấy tờ của Việt Nam đều phải nộp dưới dạng dịch công chứng sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh).
Riêng đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.
Khi phỏng vấn cần có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn và mang theo hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân. Nếu vắng mặt sẽ được đánh giá là không đạt. Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh theo lựa chọn, bao gồm phần chuẩn bị bằng hình thức viết và phần vấn đáp. Được phép sử dụng từ điển, thước kẻ và bút. Không được phép sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác như từ điển điện tử…
Sau khi thẩm tra APS đạt kết quả tốt, người phỏng vấn sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Nếu cần thêm chứng chỉ để sử dụng nộp hồ sơ xin vào các trường, người phỏng vấn có thể làm đơn xin cấp tại APS.
Nếu không đạt, cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện lại sau đó 6 tháng (có thể xin phỏng vấn lại qua Fax hoặc Email). Mỗi người được phép xin phỏng vấn lại 2 lần.
Cấp thị thực đi du học tại Đức
Thông thường nếu có đầy đủ hồ sơ, thời gian xét đơn xin cấp thị thực sẽ là 4 tuần. Người đặt đơn xin cấp thị thực phải trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Phòng Thị thực của Đại sứ quán Đức (từ 8g30 đến 11g30, thứ hai đến thứ sáu). Đại sứ quán chỉ nhận đơn với đầy đủ hồ sơ.Sau khi việc xét hồ sơ kết thúc và đã được nhân viên của APS phỏng vấn, sinh viên sẽ được nhận một giấy chứng chỉ. Với chứng chỉ này sinh viên có thể đăng ký học tại một trường ĐH tại Đức. Giấy chứng chỉ do APS cấp là điều kiện để xét đơn xin cấp thị thực đi học tiếng, học dự bị ĐH hoặc học ĐH tại Đức.
Những giấy tờ và văn bằng (bản chính hoặc bản sao công chứng) cần phải nộp kèm theo đơn. Tất cả các giấy tờ phải có hai bản sao kèm theo. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người đặt đơn sau khi có quyết định về đơn xin cấp thị thực.
Theo đó, hồ sơ gồm đơn xin cấp thị thực (3 bản; mẫu đơn được phát miễn phí tại Đại sứ quán, đơn có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh); 4 ảnh mới chụp, nền trắng (ghi họ tên và ngày tháng năm sinh vào mặt sau của ảnh); hộ chiếu Việt Nam hợp lệ, có chữ ký của người mang hộ chiếu; bảng tóm tắt quá trình học tập công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp THPT (phải ghi rõ cả thời gian không đi học và cũng không đi làm); bản chính giấy chứng chỉ của APS; chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức tại Đức hoặc chứng nhận đã đăng ký khóa dự bị ĐH hoặc giấy báo nhập học ngành đã đăng ký tại một trường ĐH, CĐ Đức (giấy báo có điều kiện kèm theo).
Ngoài ra cần chứng minh tài chính cho thời gian cư trú tại Đức. Theo đó, đối với du học tự túc, giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 7.020 Euro. Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) để mỗi tháng chỉ được rút tối đa 585 Euro. Đối với người được bà con họ hàng hoặc người quen tại Đức bảo lãnh, người bảo lãnh phải làm cam kết chịu tất cả các phí tổn cho người đặt đơn trong suốt thời gian du học trước Sở Ngoại vụ.
Tùy theo từng trường hợp, Đại sứ quán có thể yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác. Các yêu cầu này sẽ chỉ do nhân viên nhận hồ sơ thông báo với người đi du học. Đồng thời, người đi du học cần đóng lệ phí là 30 Euro (trả tiền mặt bằng USD, tính theo tỉ giá tại thời điểm nộp đơn). Khi nộp hồ sơ, người đặt đơn phải nộp toàn bộ số tiền lệ phí tại cửa nhận hồ sơ của sứ quán. Không hoàn lại tiền lệ phí ngay cả trong trường hợp đơn xin cấp thị thực bị từ chối.
Nguồn: DAAD
Các bạn cần thêm thông tin du học Đức, đăng kí ngay theo form sau:
Họ tên (bắt buộc)
Thành phố (bắt buộc):
Điện thoại (bắt buộc):
Email (bắt buộc):
CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO ÂU MỸ (AMEC)
Website: https://duhocduc.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/duhocduc360
Văn phòng Hà Nội
Địa chỉ: 14-16 Hàm Long,Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04)39411 891/39411 892/39411 890
Email: [email protected]
Văn phòng Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 641 Đại lộ 3/2, P.6, Q.10, HCM
Điện thoại: (08)39575 201/39575 202/ 39575 203
Email: [email protected]
Du Học Đức 2023: Học Đại Học, Thạc Sĩ, Du Học Nghề Ở Đức
Từ năm 2023 cơ hội du học Đức trở nên rất rộng mở với du học sinh Việt Nam nhờ chính sách mở cửa của Đức, hỗ trợ lương thực tập ở nhiều ngành nghề. Vậy điều kiện du học Đức như thế nào? Chi phí có tốn kém không? Cơ hội việc làm và định cư sau khi tốt nghiệp ra sao?
Trong bài viết này, Duy sẽ giới thiệu cực chi tiết về tất cả các chương trình du học Đức hiện nay: từ bậc phổ thông, học nghề cho đến học thạc sĩ và đại học ở Đức 2023. Duy mong các bạn sẽ đọc hết bài viết để hiểu kỹ về các chương trình học, sau đó sẽ đưa ra quyết định cuộc đời chính xác nhất.
Phần 1: Những lý do thuyết phục khiến bạn chọn du học Đức
1. Chương trình du học Đức miễn phí, trợ cấp lương thực tập– Với du học đại học Đức, sinh viên nước ngoài sẽ được miễn 100% học phí như người bản địa. Ngoài thời gian học, sinh viên được phép làm thêm khoảng 20h/tuần. Với mức lương theo giờ hiện tại khoảng 8-10 Euro, bạn hoàn toàn đủ khả năng duy trì cuộc sống sinh viên mà vẫn đảm bảo việc học.
Làm thế nào để tìm việc tại Đức khi còn là sinh viên?
– Du học nghề ở Đức cũng miễn 100% học phí, ngoài ra còn được hưởng lương thực tập trên 1000 Euro/ tháng. Gia đình hoàn toàn không cần chu cấp gì thêm. Sau 3 năm học tập và tốt nghiệp, các bạn sẽ được nhận vào làm tại các doanh nghiệp tại Đức, hưởng mức lương như người bản địa. Chính sách này rất phù hợp với các bạn muốn có cuộc sống ổn định tại châu Âu.
2. Hệ thống giáo dục tiên tiến, bằng cấp được công nhận toàn thế giới– Hệ thống giáo dục của Đức có chất lượng cao, luôn duy trì trong top 10 thế giới. Bạn hoàn toàn yên tâm sẽ được trải nghiệm các mô hình học thuật và chương trình đào tạo tân tiến nhất. Nội dung giảng dạy luôn bám sát thực tế, không lý thuyết mà kết hợp cả với thực hành. Sau khi tốt nghiệp bạn dễ dàng hòa nhập với các công việc trong ngành học của mình.
– Bằng cấp của các chương trình du học Đức bậc đại học, thạc sĩ, học nghề được công nhận tại tất cả các quốc gia khác. Nếu không lựa chọn tiếp tục ở lại Đức, bạn có thể về Việt Nam tìm kiếm các cơ hội làm việc với mức đãi ngộ rất cao.
Hệ thống giáo dục Đức bậc đại học
Hệ thống giáo dục Đức bậc phổ thông
3. Cơ hội định cư chỉ sau 3 – 5 năm làm việcSinh viên sau khi tốt nghiệp có 2 năm ở lại Đức để tìm việc phù hợp. Nếu làm việc đủ 3 – 5 năm tùy ngành, các bạn sẽ được cấp thẻ xanh, được định cư tại Đức vĩnh viễn. Khi đó bạn sẽ hưởng các chính sách như người bản địa.
4. Môi trường học tập, sinh sống văn minh và an toànĐức nằm trong trái tim của châu Âu, là nơi giao thoa của nhiều nên văn hóa nên người dân có lối sống rất văn minh. Họ luôn tôn trọng sự riêng tư, bình đẳng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên họ cũng thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ nếu người khác gặp khó khăn.
Thực tế, Đức là đất nước rất an toàn, tỷ lệ phạm tội thấp. Bạn có thể yên tâm dạo bộ hàng đêm mà không lo sợ gặp vấn đề gì.
Điều quan trọng nhất nhiều người Việt Nam muốn định cư ở Đức có lẽ là chế độ bảo hiểm và an sinh xã hội. Mặc dù mỗi tháng người dân phải trích từ thu nhập để đóng thuế khá cao (khoảng trên 25%), nhưng đổi lại họ được miễn phí khám chữa bệnh, trợ cấp thất nghiệp lên đến 2 năm. Mức trợ cấp thất nghiệp này thừa đủ chi trả sinh hoạt hàng ngày.
Sau khi về hưu, người già nhận được đến 75% thu nhập thực tế trước khi nghỉ, đảm bảo cuộc sống và du lịch khắp thế giới. Nếu so sánh mức chi du lịch của người cao tuổi Đức so với các quốc gia khác, họ luôn đứng số 1.
Phần 2: Du học Đức dành cho cả gia đình bình dân và khá giả
Có nên du học Đức vì chi phí cao? Nếu gia đình bạn đắn đo về điều này thì không phải vấn đề lớn.
1. Bạn học lực trung bình – khá. 2. Bạn học lực khá, giỏi. Tài chính khá dư giả, mỗi năm gia đình có thể trợ cấp 200 – 300 triệu ăn học.Trường hợp này sẽ xảy ra 2 phương án sau:
Bạn tốt nghiệp cấp 3 và đủ điều kiện học đại học ở Đức. Khi đó hãy mạnh dạn làm hồ sơ du học Đức bậc đại học. Sau 1-2 năm cảm thấy mình theo được thì tiếp tục học. Còn nếu như bị đuối, bạn có thể chuyển sang học nghề ở Đức với chi phí khá nhẹ nhàng.
NHẬN TƯ VẤN DU HỌC ĐỨC
Phần 3: Học đại học ở Đức 2023
A. Điều kiện du học Đức bậc đại học 1. Học sinh phải tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia và đạt đồng thời các điều kiện sau:a) Tham gia và đỗ Kỳ thi THPT Quốc gia với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn phù hợp (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Bài thi ngoại ngữ là bắt buộc, không được dùng các chứng chỉ IELTS, TOEFL hay GOETTHE-ZERTIFIKAT để thay thế.
b) Tại Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36/ 6 môn. Trong đó 4 môn thi trên 6 điểm, không môn nào dưới 6 điểm.
c) Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam.
Các em học sinh lưu ý, khối ngành mình chọn chính là ngành học ở Đức. Tuy vậy, sang Đức nếu học thấy không hợp có thể xin chuyển sau.
a) chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành
b) chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.
3. Có chứng chỉ tiếng Đức B1 hoặc A2 trở lênNếu có bằng B1 sang Đức bạn sẽ nhập học dự bị đại học luôn. Tuy vậy, từ năm 2023 Đại sứ quán Đức chấp nhận trường hợp các bạn có bằng A2, đăng ký thêm 1 khoá tiếng B1 tại Đức. Sau khi có bằng B1 các bạn sẽ học dự bị đại học ở Đức. Các loại chứng chỉ tiếng Đức được chấp thuận bạn xem ở bài này.
4. Đã tham gia kỳ thi TestAS để lấy điểm học dự bị B. Du học Đức nên học ngành gì? 1. Bạn thích lĩnh vực nào? 2. Bạn có thế mạnh nào? Học tốt môn gì?Bạn cần chọn ngành học mình có kiến thức nền tốt hoặc khả năng tiếp thu nhanh khi có ý định du học Đức. Ví dụ khi học cấp 3 bạn giỏi hóa và sinh học, bạn nên học nghề điều dưỡng hoặc ngành y dược. Hay như bạn giỏi ngoại ngữ, hãy thử học chuyên ngành tiếng phiên dịch hoặc các ngành đòi hỏi sự giao tiếp nhiều. Khi bạn chọn ngành học phù hợp với khả năng của bản thân, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn.
3. Điều kiện gia đình bạn ở mức nào? 4. Các ngành học ở Đức dễ ra trường nhất
Du học Đức ngành kinh tế là lựa chọn đầu tiên. Trong nhóm ngành này các bạn có thể học: quản lý kinh doanh, marketing, kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng. Có thể nói học kinh tế không bao giờ lo thiếu việc.
Du học Đức ngành công nghệ thông tin. Với sự phát triển của xã hội 4.0, công nghệ thông tin là mũi nhọn và khát nhân lực ở mọi vị trí. Bạn yên tâm sẽ có công việc với đãi ngộ cao sau khi ra trường
Một số ngành học như tâm lý, y dược sẽ khó ra trường, chỉ phù hợp cho các bạn rất giỏi.
Nhóm Ngành 1 Nhóm Ngành 2
Lịch sử Mỹ thuật Lịch sử Âm nhạc Khảo cổ học Lịch sử Triết học Sư phạm Ngôn ngữ học Ngữ văn học Triết học Xuất bản Dịch thuật
Nhóm Ngành 3 Nhóm Ngành 4
Mỹ thuật tạo hình/Tạo mẫuMỹ thuật Âm nhạc Nghệ thuật Sân khấu Tôn giáo học Khoa học Thần học
Nhóm Ngành 5 Nhóm Ngành 6
Tin học Toán học Vật lý Thiên văn học Sinh học Hóa sinh Hóa học Hóa thực phẩm
Nhóm Ngành 7 Nhóm Ngành 8
Địa lý học Địa vật lý Địa chất học Khí tượng học Khoáng vật học Y học Dược học Nha khoa
Nhóm Ngành 9 Nhóm Ngành 10
Nông học Lâm học Thú Y Kinh doanh và Quản trị Kinh tế Du lịch Quản lý hành chính công Xác xuất, Thống kê Chính trị học Luật Xã hội học Dân tộc học
Nhóm Ngành 11 Nhóm Ngành 12
Kiến trúc Xây dựng Kỹ thuật Trắc địa Kỹ thuật Cung ứng Kỹ thuật điện Cơ khí chính xác Công nghệ chế tạo máy (Kỹ thuật ô-tô, Kỹ thuật hạt nhân, Kỹ thuật hàng không v. v…) Công nghệ Vật liệu kim loại Vật lý Kỹ thuật
Nhóm Ngành 13 Nhóm Ngành 14
Kỹ thuật mỏ Kỹ thuật luyện, đúc kim Công nghệ Hóa Xây dựng Công nhiệp Máy Hóa/Cơ khí Động lực
Nhóm Ngành 15 Nhóm Ngành 16
Quá trình Thiết bị Cơ khí vận hành Kỹ thuật Tầu thủy Công nghệ Dinh dưỡng Dinh dưỡng học Công nghệ Chế biến Thực phẩm
Nhóm Ngành 17 Nhóm Ngành 18
Công nghệ May và Thời trang Công nghệ Dệt Công nghệ in
Nhóm Ngành 19 Nhóm Ngành 20
Khoa học vật liệu Công nghệ Vật liệu cao phân tử và tổ hợp Công nghệ Vật liệu kim loại Khoa học nghề làm vườn Nông hóa – Thổ nhưỡng Chăm sóc cây trồngTrồng nho
[collapse]
Tải về tên nhóm ngành bằng tiếng Đức
C. Lộ trình du học Đức 2023♥ Nếu bạn định học đại học bằng tiếng Đức
Học sinh dưới 18 tuổi
Nếu ở các thành phố lớn, các em có thể bắt đầu học tiếng Đức ngay từ lúc cấp 3. Các trung tâm tiếng Đức có các khóa học 2-3 buổi/ tuần vào buổi tối là một lựa chọn tốt. Với tần suất như vậy, sau 2 năm các em có thể đạt trình độ B1.
Sau khi thi tốt nghiệp THPT, gia đình tìm một trung tâm tư vấn du học Đức uy tín để làm hồ sơ. Sẽ mất khoảng 6 tháng mới có thể hoàn thiện các thủ tục du học Đức cần thiết. Trong lúc đó chúng ta thi lấy bằng B1 (vì chỉ có giá trị trong vòng 1 năm nên lúc bắt đầu làm hồ sơ bạn thi là vừa).
Các bạn trên 18 tuổi, đã tốt nghiệp THPT
Việc đầu tiên chính là tìm các lớp tiếng Đức cấp tốc khoảng 5 buổi/ tuần. Quá trình học và thi lấy chứng chỉ tiếng Đức B1 sẽ mất khoảng 8 tháng đến 1 năm. Trong thời gian này chúng ta tiến hành làm thủ tục du học Đức.
♥ Nếu bạn du học Đức bằng tiếng Anh
Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn thi lấy chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu B1, hoặc IELTS 5.5 hoặc TOELF 550, … (tùy vào từng ngành học). Cùng thời gian này bạn hãy tìm các trường đại học ở Đức dạy bằng tiếng Anh để hỏi về điều kiện. Cuối cùng là tìm một công ty tư vấn du học và chuẩn bị chi phí du học Đức bằng tiếng Anh như bên dưới.
D. Chi phí học đại học ở ĐứcMột số bạn hỏi rằng: du học Đức có mất học phí không? Sự thật là du học Đức miễn học phí 100%. NHƯNG bạn vẫn cần đóng một khoản phí học kỳ (dùng để chi trả phí thư viện, sử dụng các phương tiện công cộng, bảo hiểm cho sinh viên). Chi phí này dưới 500 Euro/ kỳ nên cũng không phải số tiền lớn. Dù học bằng tiếng Anh hay tiếng Đức tóm lại bao gồm các khoản sau:
Khi ở Việt Nam:
Chi phí học tiếng Đức đến B1/B2 và thi chứng chỉ Goethe-Zertifikat: Trên 40 triệu đồng
Tiền làm thủ tục, hồ sơ du học Đức: Khoảng 30 – 70 triệu tùy trung tâm tư vấn du học. Họ sẽ lo cả việc tìm thuê nhà ở Đức, hướng dẫn đăng ký cư trú, đặt lịch thi testAS, APS, cử người dẫn bạn tham quan thành phố mới trong tháng đầu tiên.
Tiền vé máy bay, mua bảo hiểm du học Đức ban đầu: khoảng trên 30 triệu đồng
Chứng minh tài chính du học Đức: 10,236 Euro (số tiền này được phép rút ra tiêu ở Đức)
Khi đã sang Đức học đại học:
Sinh hoạt phí hàng tháng là phần quan trọng nhất. Du học sinh tai Đức tốn khoảng 600 – 800 Euro cho phần này (thuê nhà, ăn uống, học tập, đi chơi vừa phải).
Tổng chi phí học đại học tại Đức các gia đình dự trù khoảng 500 triệu. Tất nhiên đây chỉ là con số dự phòng cho những trường hợp phát sinh đặc biệt.
Tuy nhiên nếu bạn học lên được thạc sĩ, có thể xin học bổng (lên đến 1000 Euro/tháng) để tiêu xài thêm.
E. Kinh nghiệm du học Đức bậc đại học
Phần 4: Du học nghề Đức 2023
Ví dụ bạn học điều dưỡng thì sẽ thực tập ở các bệnh viện, viện dưỡng lão hoặc trung tâm y tế. Còn học nghề nhà hàng khách sạn sẽ thực tập tại các khách sạn, hostel, quán ăn ở Đức. Điều này giúp cho sinh viên có cả kiến thức và kỹ năng làm việc. Sau khi tốt nghiệp sẽ vào công tác trong các công ty đó mà không cần đào tạo lại.
1. Du học nghề Đức nên chọn ngành nào?Không phải nghề nào ở Việt Nam có thì ở Đức cũng cần. Họ chỉ tuyển dụng trong các ngành bên đó thiếu lao động, hoặc người bản địa không muốn làm. Về cơ bản du học nghề Đức bao gồm các ngành chủ yếu sau:
Điều dưỡng – Y tá: Đặc biệt là điều dưỡng chăm sóc người già hiện đang rất thiếu. Theo các số liệu chính thức, Đức hiện đang thiếu khoảng 25,000 người lao động trong các viện dưỡng lão.
Nhà hàng – khách sạn: Vốn từ lâu đã là một ngành đòi hỏi nhân lực rất lớn, các bạn du học nghề nhà hàng khách sạn hoặc đầu bếp yên tâm khi sau khi tốt nghiệp có thể tìm được ngay việc làm.
Kỹ thuật – cơ khí – điện tử: Nhiều công ty công nghiệp của Đức đang đối mặt với viêc thiếu hụt công nhân trong các nhà xưởng. Các bạn học nghề này sẽ có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp về sau.
Lái tàu: ví dụ như tàu hỏa hoặc tàu điện ngầm. Đây là một nghề mới, chương trình học ở Đức chỉ 1-2 năm, sau khi tốt nghiệp lương cao hơn các nghề ở trên. Tuy nhiên bạn cần học đến B2 mới có thể học nghề này.
Một số nghề khác có tuyển dụng nhưng nhu cầu không nhiều lắm: giáo viên mầm non, xây dựng, làm bánh, lái xe tải, sửa chữa ô tô, v.v…
2. Điều kiện du học nghề tại Đức
Đã tốt nghiệp THPT ở Việt Nam
Có chứng chỉ tiếng Đức B1. Nếu bạn chỉ có bằng A2, cần đăng ký một khóa tiếng ở Đức trong 6 tháng để lấy chứng chỉ B1.
3. Chi phí du học nghề ĐứcChi phí học nghề hiện nay không cố định, phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: ngành học bạn chọn là gì, mức lương thực tập hàng tháng là bao nhiêu, điều kiện ăn ở học tập ở trường thế nào. Nhìn chung tổng chi phí du học nghề tại Đức dao động 7,500 – 13,000 Euro. Số tiền này chưa bao gồm tiền học tiếng Đức.
Từ năm 2023, các bạn có B1 không cần chứng minh tài chính du học nghề Đức nữa. Chi tiết ở bài này.
4. Lộ trình du học nghề Đức 2023
Học tiếng Đức và thi lấy chứng chỉ B1: khoảng 8 tháng đến 1 năm.
Trong thời gian trên hoàn thiện hồ sơ tại một công ty tư vấn du học nghề Đức uy tín. Họ sẽ lo trọn gói các bước còn lại, bao gồm cả dịch thuật và xin visa du học Đức.
Du học nghề điều dưỡng tại Đức
Du học nghề nhà hàng khách sạn tại Đức
Du học nghề cơ khí tại Đức
5. Kinh nghiệm du học nghề ĐứcTrong thời gian làm hồ sơ cho bạn du học tại Đức, Duy thấy các bạn mắc 3 sai lầm giống nhau:
Đứng núi này, trông núi nọ: Khi bạn chọn nước Đức, hãy tập trung vào mục tiêu học tập thật tốt để có kết quả nhanh nhất. Đừng vì nhìn thấy bạn bè mình sang các nước khác mà sốt ruột, sẽ làm bạn dễ phân tâm và nản chí.
Lười biếng, không tuân thủ kỷ luật: Khi bạn đi học, hãy chú tâm ôn luyện hàng ngày. Học trên lớp không đủ, cần luyện thêm ở nhà. Nhiều bạn chỉ đi học rồi về nhà bỏ lơ sẽ khiến tiến độ học rất chậm.
Đi làm thêm kiếm tiền tiêu vặt mà chểnh mảng học hành: đây cũng là vấn đề rất nhiều bạn ở các tỉnh khi về Hà Nội, TP Hồ Chí Minh dễ mắc phải. Khi bạn đi làm, sẽ rất khó tập trung vào việc học. Vậy nên hãy bỏ ngay ý định đi làm thêm nếu không cần thiết.
Sự thật về du học nghề điều dưỡng của bạn Linh Chi
Phần 5: Du học THPT tại Đức
1. Điều kiện du học Đức bậc phổ thông
Đã tốt nghiệp THCS ở Việt Nam
Có bảng điểm THCS đến lớp 9 xếp loại khá trở lên
Điểm trung bình hai môn toán và ngoại ngữ từ 7.5 trở lên.
Có chứng chỉ tiếng Đức A1 hoặc A2
2. Chi phí du học THPT tại ĐứcThông tin du học THPT tại Đức miễn phí là hoàn toàn SAI. Tổng chi phí hàng năm để học THPT ở Đức vào khoảng 15,000 – 30,000 Euro. Chi phí này bao gồm ăn ở, học phí, một số hoạt động dã ngoại của trường. Gia đình thực sự có điều kiện mới nên cân nhắc theo chương trình này.
2. Kinh nghiệm du học phổ thông Đức
Gia đình nên lên kế hoạch ngay từ khi các em học lớp 7, lớp 8. Trong thời gian này nên cho các em học trước tiếng Đức và chuẩn bị tài chính cần thiết.
Đối với các em cấp 3, có thể du học Đức lớp 11 hoặc lớp 12. Sang đó sẽ học lại từ lớp 10 là vững kiến thức.
Phần 6: Du học thạc sĩ Đức
1. Điều kiện du học thạc sĩ tại ĐứcĐể đủ điều kiện học cao học ở Đức bạn cần chú ý các tiêu chuẩn sau:
Tốt nghiệp một trường đại học Việt Nam ngành phù hợp với điểm số tối thiểu từ 7.0 (2.8/4). Thực ra 6.5 cũng vẫn có một số trường nhận.
Đã có kinh nghiệm làm việc thực tế 1-2 năm.
Có thêm các chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEFL, GMAT, SAT tùy yêu cầu.
Có ngoại ngữ phù hợp với ngành học
Du học Đức sau đại học không dành cho tất cả mọi người. Với cá nhân mình chỉ có một số trường hợp sau nên học master ở Đức:
Học lực khủng, có tính kiên trì cao, chịu được áp lực.
Học thạc sĩ bằng tiếng Anh ở Đức (vì dễ ra trường hơn học bằng tiếng Đức)
2. Chi phí học thạc sĩ tại ĐứcNếu có ý định du học Đức bậc thạc sĩ bạn cần chuẩn bị chi phí tương tự như du học bậc đại học. Tuy nhiên sẽ không cần chứng minh tài chính nếu bạn tìm được học bổng cao học Đức.
3. Học bổng du học thạc sĩ tại ĐứcCác bạn có thể tìm được học bổng thạc sĩ Đức ở trên trang của DAAD Vietnam. Các loại học bổng này sẽ chi trả thêm phí sinh hoạt cho các ứng viên với mức tối thiểu 850 Euro/tháng. Một số thậm chí còn trả luôn tiền vé máy bay, bảo hiểm cho sinh viên. Điều kiện xin học bổng du học Đức toàn phần bậc thạc sĩ là đã có kinh nghiệm làm việc và phù hợp với đối tượng của ngành tuyển.
Bài viết đầy đủ hơn về lộ trình du học Đức bậc thạc sĩ bạn xem ở link sau.
Phần 7: Những khó khăn khi du học Đức 2023
1. Vấn đề về tiếngTiếng Đức chính là rào cản lớn nhất khi bạn sang Đức. Dù bạn đã từng học B2/ C1 ở Việt Nam, bạn sẽ cảm tưởng thứ mình đang nghe một thứ âm thanh khá mới lạ nào đó.
Ở Đức có nhiều bang và mỗi vùng lại hay nói một số từ địa phương. Giống như người miền Trung và miền Bắc ở Việt Nam nói khác nhau vậy. Nếu bạn ở phía Bắc hoặc miền trung nước Đức, bạn là người may mắn vì họ nói khá dễ nghe. Tuy nhiên nếu ở miền nam, người dân sẽ nói giọng địa phương khá nặng và khó hiểu với người nước ngoài. Quy tắc nói chuyện của họ cũng không được dạy trong sách vở.
Lời khuyên: Hãy tích cực giao tiếp tiếng Đức với người bản địa, Mỗi vùng đều có tiếng địa phương tuy nhiên khi nói tiếng Đức phổ thông ai cũng hiểu cả.
2. Những cú shock văn hóa ĐứcHọ cũng tiết kiệm và chi li: người Đức nổi tiếng với sự tiết kiệm. Họ không tiêu xài hoang phí như nhiều người lầm tưởng, mặc dù họ có thu nhập khá cao.
Người dân Đức khá thân thiện: Nhiều khi mới gặp, chúng ta sẽ nghĩ họ là người lạnh lùng, khó gần. Vậy nhưng không hẳn thế, họ khá dễ mến, chỉ hơi khó tính trong công việc thôi.
Còn nhiều nữa nhưng mình sẽ tổng hợp ở các lần tiếp theo ^^.
3. Sự cô đơn luôn thường trựcSống xa gia đình ở Đức bạn sẽ luôn thấy cô đơn, nhất là trong thời gian đầu. Cô đơn vì không có bạn, không có bố mẹ, anh chị em, xa người yêu, v.v…
Lời khuyên: Gọi điện video call về cho gia đình hàng ngày nếu được. Làm cho bản thân bận bịu hơn bằng cách học và ra ngoài khám phá thành phố nơi mình ở. Hoặc tìm các nhóm bạn người nước ngoài để chơi chung.
4. Vấn đề về chi tiêuCó một thực tế là ở Đức giá cả các mặt hàng khá rẻ. Thậm chí nhiều người nước khác còn sang Đức mua hàng về dùng hoặc bán lại tại nước họ (người Ba Lan và Séc hay sang đức gom hàng). Tuy nhiên với người Việt Nam đấy vẫn là một mức giá khá cao nếu như bạn không biết tiết giảm. Chính vì cô đơn quá, bạn sẽ muốn ra ngoài, tiêu pha đôi lúc hơi quá tay, đặc biệt là đồ hiệu.
Lời khuyên: Chỉ nên mua những thứ mình CẦN – tránh những thứ mình MUỐN
5. Tìm việc làm thêm ở Đức 6. Việc học chuyên ngành ở Đức khó hơn mức tưởng tượngChắc chắn nhiều người đã cảnh báo bạn về việc học ở Đức không đơn giản, vào dễ ra khó. Vậy nhưng nó sẽ vượt cả những gì bạn từng nghĩ. Bạn sẽ cảm thấy nhiều điều mới mẻ, xa lạ và khó tìm được người giúp đỡ.
7. Tác động tiêu cực của Covid-19 đến du học sinhTrong năm 2023, nước Đức nói riêng cũng như toàn thế giới nói chung phải đối mặt với dịch cúm Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến y tế và kinh tế. Nó đã thổi bay rất nhiều việc làm, cơ hội học tập của sinh viên quốc tế ở Đức. Đối với các bạn Việt Nam, vấn đề khó khăn nhất trong giai đoạn này là duy trì việc học cũng như có thể kiếm được việc làm thêm.
Nước Đức khoanh vùng liên tục cho nên nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, dẫn đến nhiều bạn mất việc làm. Đối với một số gia đình không dư dả về tài chính, đây thực sự là cản trở lớn. Mỗi tháng vẫn phải trả tiền ăn, tiền học, tiền thuê nhà. Ngót nghét cũng tốn 500 Euro/ tháng rồi.
Lời khuyên của mình dành cho các bạn đang du học Đức là hãy cố gắng tìm kiếm các công việc partime cũng được, chờ đến khi có Vắc-xin mọi chuyện sẽ ổn thoa. Và hãy suy nghĩ tích cực lên, mọi chuyện không tốt đều sẽ qua.
Phần 8: Những sai lầm cần tránh
1. Đừng sa đà quá nhiều vào làm thêmVẫn biết đa số gia đình cho con đi du học đức ở mức tầm trung, điều kiện tài chính không phải dư thừa. Các bạn hiểu được điều đó rất tốt nhưng cũng tránh việc đi làm thêm quá nhiều. Sau mỗi buổi làm việc, các bạn sẽ rất mệt mỏi, không còn sức để học bài. Chưa kể kiếm được tiền tiêu cũng ham, dễ khiến cho chểnh mảng học tập. Nhiều sinh viên đã bị kéo dài thời gian học 2-3 năm vì nợ môn quá nhiều.
2. Hãy biết lượng sức bản thân, không đặt mục tiêu quá cao, cũng như quá thấpPhần này là quan điểm cá nhân của Duy nên các bạn có thể đồng tình hoặc không. Là cái nhìn của mình trên số lượng lớn sinh viên đang ở Đức hiện nay.
3. Hãy tránh để bị phạt tiền oanCác bạn sinh viên Việt Nam mới sang du học Đức rất dễ bị phạt tiền nếu không chú ý các điều sau:
Không tải về các phần mềm trên mạng nếu không hiểu rõ. Vấn đề bản quyền ở Đức rất sát sao. Nếu chẳng may lỡ tải nhầm một phần mềm có bản quyền trả phí, mặc dù có Cr@ck, bạn vẫn sẽ phải đóng phạt. Số tiền này có thể gấp 5/ 10 lần giá mua phần mềm.
Chú ý đến các thông báo của trường, tòa nhà, chính quyền. Mỗi khi ở Đức dán thông báo công khai nào đó chắc chắn đã phải được xét duyệt kỹ. Bạn cần theo dõi thông tin để chấp hành cho đúng.
4. Hãy đi học bằng các con đường chính thống, có giấy tờ đàng hoàngNhiều gia đình Việt Nam hiện nay vẫn tìm nhiều cách để lách luật tìm con đường đi Đức bất hợp pháp. Kết hôn giả, làm hồ sơ học thuật giả, đi qua một nước thứ 3, v.v… Những cách này thật sự quá RỦI RO. Với những người không có giấy tờ đúng luật sẽ dễ bị kiểm tra. Khi bị cảnh sát bắt được sẽ bị trả lại Việt Nam và cấm nhập cảnh vào Đức trong 5-10 năm hoặc vĩnh viễn. Chưa kể bạn sẽ không thể kiếm được công việc nào tử tế nếu sống chui như vậy. Cuộc sống thật sự rất bí bách và không có tương lai.
Phần 9: We Talent tuyển sinh du học nghề Đức số lượng lớn
Được thành lập từ năm 2023, We Talent là công ty tư vấn du học Đức tại Hà Nội, đã đồng hành cùng hàng trăm bạn học viên từ nhiều tỉnh thành trên cả nước thực hiện giấc mơ du học. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ chúng tôi và các đối tác đáng tin cậy, We Talent tuyển sinh du học Đức năm 2023 tất cả các ngành học: Điều dưỡng, cơ khí điện tử, nhà hàng khách sạn, lái tàu. Để đăng ký tư vấn xin mời mọi người liên hệ trực tiếp qua Emai: info@wetalent.edu.vn
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DU HỌC ĐỨC
Tên của bạn (bắt buộc)
Địa chỉ Email (bắt buộc)
Số điện thoại (bắt buộc)
Tiêu đề:
Tin nhắn
5
/
5
(
25
bình chọn
)
Chia sẻ ngay
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Đức: Bộ Phận Kiểm Tra Học Vấn trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!