Bạn đang xem bài viết Gia Đình Phật Tử Bửu Thọ được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lược sử Gia Đình Phật Tử Bửu Thọ
Sau Lễ Khánh Thành Chùa Bửu Thọ vào tháng 8 năm 1998, có khoảng 40-50 em thanh thiếu niên đến chùa sinh hoạt trong Đạo Tràng Pháp Hoa Nhí, dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của Phật tử Hoa Tâm – Danh Thị San. Những năm 2006-2008, một vài cựu huynh trưởng đã tham gia hướng dẫn các em thanh thiếu niên sinh hoạt theo mô hình GĐPT. Và đến ngày 25 tháng 3 năm 2009 Ban hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử Kiên Giang (BHD.PB GĐPT KG) chính thức công nhận GĐPT Bửu Thọ là đơn vị GĐPT và Gia trưởng của GĐPT lúc bấy giờ là Phật tử Chánh Đức Chơn – Huỳnh Văn Thuần. Đến năm 2010, Gia trưởng Chánh Đức Chơn xuất gia tu học tại Chùa Long Sơn, Hòn Đất, Kiên Giang. Cho nên, Liên đoàn trưởng Thiện Châu – Hồ Tuấn Ngọc được sự chấp thuận của trụ trì Chùa Bửu Thọ – Đại đức Thích Minh Hiệp và sự phê duyệt của chúng tôi GĐPT KG đảm nhận chức danh Gia trưởng GĐPT Bửu Thọ cho đến nay (2016).
GĐPT Bửu Thọ đã đạt thành tích GĐPT vững mạnh 3 năm liền (2013 – 2014 – 2015). Đến nay (2016) đã trải qua 7 lần chu niên với biết bao thăng trầm cùng năm tháng. Tổng số đoàn sinh hiện nay đang sinh hoạt khoảng 60-70 em, cùng sự hướng dẫn của các anh chị huynh trưởng:
Gia trưởng là huynh trưởng cấp Tín (năm 2015) Thiện Châu-Hồ Tuấn Ngọc; Đã hoàn thành bậc Kiên, Trì, Định và anh đang tu học bậc Lực.
Huynh trưởng Thiện Thánh-Nguyễn Hữu Trúc: Liên Đoàn trưởng GĐPT Bửu Thọ (2016); Đã hoàn thành bậc Kiên, Trì và dự trại huấn luyện A Dục XII (năm 2014) tại Chùa Bửu Thọ do chúng tôi GĐPT KG tổ chức.
Huynh trưởng Thường Ngọc-Phạm Phượng Hằng; giảng huấn GĐPT Bửu Thọ. Đã hoàn thành bậc Kiên, Trì và tham dự trại huấn luyện A Dục XII (năm 2014).
Huynh trưởng Thiện Khoa-Nguyễn Hải Đăng: đoàn phó đoàn Oanh vũ nam; Đã hoàn thành bậc Kiên (năm 2014).
Huynh trưởng Thiện Pháp-Trần Minh Luân: Đoàn trưởng Oanh vũ nam; Đang tu học bậc Kiên.
Huynh trưởng Thường Thư-Nguyễn Thị Diễm Thi: Đoàn trưởng đoàn Oanh vũ nữ; Đang tu học bậc Kiên.
Huynh trưởng Thường Mỹ-Nguyễn Thị Cẩm Tiên: Đoàn phó đoàn Oanh vũ nữ; Đang tu học bậc Kiên.
Huynh trưởng Thường Linh-Trần Thị Tiểu Yến: Đoàn trưởng đoàn Thiếu nữ; Đang theo học bậc Kiên.
Cùng với 17 bạn cộng tác viên của GĐPT Bửu Thọ.
07 năm trôi qua GĐPT Bửu Thọ đã tổ chức được 08 trại Hiếu, 2 trại Xuân, 6 lần tổ chức Ngày hội vui xuân cho các bạn đoàn sinh. Đặc biệt trong trại hiếu VII & VIII (2015-2016) đã có hai điểm nhấn nổi bật là chương trình “Hiểu Để Thương” với sự quan tâm tham dự của quý vị phụ huynh đoàn sinh và nhận được nhiều phản hồi rất tốt từ hoạt động này.
Tham gia đầy đủ các trại họp bạn của Phân Ban tỉnh tổ chức như:
Trại Dũng III đơn vị đã được giải nhất trò chơi lớn, giải nhì công trình trại và giành được nhiều phần thưởng trong trò chơi dân gian
Trại Lục Hòa VII đã đạt được giải cổng trại đẹp và ấn tượng nhất… Tham gia được ba trại huấn luyện A Nô Ma – Ni Liên – Tuyết Sơn.
Năm 2011 GĐPT Bửu Thọ có hai trại sinh đồng thủ khoa khóa huấn luyện A Nô Ma – Ni Liên – Tuyết Sơn là huynh trưởng Thiện Thánh-Nguyễn Hữu Trúc và huynh trưởng Thiện Hưng-Châu Văn Thạnh với số điểm là 29/30 điểm.
Hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động của Phân Ban tỉnh tổ chức như: Hội thao Lần I và đêm diễn văn nghệ chào mừng 60 năm GĐPT KG năm 2016.
Hiện tại GĐPT Bửu Thọ có 8 bậc tu học dành cho đoàn sinh gồm có: 4 bậc cho Oanh vũ, 4 bậc cho ngành Thiếu. Bên cạnh đó, GĐPT Bửu Thọ cũng đã tổ chức được 2 lớp học tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho các bạn đầu – thứ đàn – đội, chúng trưởng và huynh trưởng, kết quả rất khả quan.
Mười Nội Quy GĐPT Bửu Thọ
Điều 1: Quy định chung: Nội quy này áp dụng đối với tất cả đoàn sinh GĐPT Bửu Thọ. Riêng đối với huynh trưởng ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định đã nêu trong Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam hiện hành, còn phải luôn luôn tiên phong, gương mẫu, thực hiện nội quy GĐPT Bửu Thọ để hướng dẫn các bạn đoàn sinh noi theo. Huynh trưởng đoàn liên hệ với gia đình đoàn sinh để tìm hiểu nguyên nhân các em vắng mặt hoặc về giữa giờ sinh hoạt.
Điều 2: Điều kiện gia nhập GĐPT Bửu Thọ
Đối với các đoàn sinh dưới 18 tuổi thì phụ huynh phải cho phép và ký xác nhận vào đơn xin gia nhập.
Đối với đoàn sinh từ 18 tuổi trở lên, có thể tự mình ký đơn xin gia nhập.
Nếu đoàn sinh muốn tham gia sinh hoạt lại sau khi bị xóa tên khỏi danh sách, thì tiến hành thủ tục như trên, kèm theo bản cam kết sửa đổi lỗi lầm và được sự xét duyệt của Ban Huynh trưởng.
Điều 3: Điều kiện công nhận đoàn sinh chính thức
Sau 03 (ba) tháng tham gia sinh hoạt, có nhiều tiến bộ, không vi phạm nội quy của GĐPT Bửu Thọ.
Được sự thống nhất, xét duyệt của Đoàn trưởng và Ban Huynh Trưởng.
Làm lễ Phát Nguyện công nhận là đoàn sinh chính thức, đeo Huy Hiệu Hoa Sen (HHHS) theo quy định (đeo HHHS trên ngực, ở túi áo bên trái) và sẽ được ghi tên vào gia phả GĐPT Bửu Thọ.
Điều 4: Tham gia sinh hoạt hàng tuần
Tham gia sinh hoạt điều đặn, đến và về đúng giờ quy định, tham gia tất cả các thời khóa, các hoạt động do Ban Huynh Trưởng đề ra.
Đoàn sinh muốn về giữa giờ phải xin phép huynh trưởng trực và ký tên vào sổ ra về.
Nếu nghỉ sinh hoạt thì xin phép trực tiếp hoặc nhờ bạn xin phép với anh, chị đoàn trưởng hoặc Ban Huynh Trưởng. Nếu không đoàn sinh sẽ được coi như là nghỉ sinh hoạt không phép.
Nếu phát hiện trường hợp thông báo với gia đình là đi sinh hoạt GĐPT Bửu Thọ mà trốn đi làm việc cá nhân thì bạn đoàn sinh vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 5: Tham gia tu học và huấn luyện
Tham gia đầy đủ các môn học (Phật Pháp, Hoạt Động Thanh Niên, Văn Nghệ….) và mang theo các dụng cụ cần thiết như viết mực, viết chì, dây dù nhỏ dài 2m, thước, tập, tài liệu tu học (nếu có), phấn viết bảng để sinh hoạt.
Luôn giữ trật tự trong các thời khóa tu-học.
Không sử dụng điện thoại di động trong các giờ tu học, trừ những trường hợp cần thiết thì xin phép huynh trưởng giảng huấn (nếu trong giờ học) huynh trưởng trực (nếu trong giờ sinh hoạt tập trung). Nếu vi phạm Ban Huynh Trưởng sẽ tạm giữ điện thoại đến ra về mới hoàn trả lại.
Luôn tinh tấn tu học, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, trại huấn luyện, văn nghệ… do Ban Huynh Trưởng tổ chức và nỗ lực vượt bậc cuối năm tu học.
Điều 6: Đồng phục
Đồng phục quy định
Ngành Thanh – Thiếu nam: Áo sơ mi lam tay ngắn, cổ áo (bâu áo) lật, hai túi áo có nắp túi và sống túi, có cầu vai, sống lưng. Quần tây dài, màu xanh dương đậm, hai túi sau có nắp túi. Nón Tứ Ân, mang dép quai hậu. Khi dự trại thì mặc quần sọt xanh dương đậm, hai túi sau có nắp túi và sống túi, mang vớ (tất) lam, giày bata xanh dương đậm.
Ngành Thanh – Thiếu nữ: Áo sơ mi lam tay dài, cổ (bâu) áo lật, hai túi có nắp và sống túi, có cầu vai, sống lưng, quần tây dài màu xanh dương đậm, dép quai hậu (khi đi trại mang giày bata trắng). Áo dài lam, quần trắng, nón lá được mặc trong các buổi lễ của Giáo Hội, ở chùa, ở GĐPT.
c. Nam oanh vũ: Áo sơ mi lam tay ngắn, cổ áo (bâu áo) lật, hai túi áo có nắp túi và sống túi, có cầu vai, sống lưng, quần sọt màu xanh dương đậm hoặc màu xanh nước biển, có dây đeo sau lưng hình chữ X, nón lưỡi trai hoặc nón Tứ Ân loại nhỏ, dép quai hậu (mang giày bata xanh dương đậm, vớ lam khi dự trại).
Nữ oanh vũ: Áo sơ mi lam cổ (bâu) áo lá sen tay phồng, ngắn. váy màu xanh dương đậm hoặc màu xanh nước biển có dây đeo, phía sau lưng hình chữ H, nón lưỡi trai hoặc nón rộng vành màu lam hoặc nón Tứ Ân loại nhỏ, dép quai hậu (giày bata trắng, vớ trắng khi dự trại).
Đoàn sinh phải mặc đồng phục chỉnh tề, mang phù hiệu, bảng tên, HHHS (nếu là đoàn sinh chính thức).
Đoàn sinh chỉ mặc đồng phục trong các buổi sinh hoạt GĐPT, lễ của Giáo Hội, lễ tại chùa.
Đối với đoàn sinh mới tham gia sinh hoạt thì mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh.
Không được mặc quần Jean, quần bó sát, quần đáy ngắn, không được mặc quần xệ, quần không đúng với quy định cho cả nam và nữ.
Điều 7: Tư cách – Tác Phong – Đạo Đức
Khi vào chùa vui lòng xuống xe, tắt máy (xe máy) dẫn bộ.
Khi gặp chư tôn đức Tăng, Ni, giới tử, Phật tử lớn tuổi thì chắp tay xá chào.
Khi gặp các huynh trưởng, bạn đoàn phải bắt ấn Kiết Tường chào (nếu mặc đồng phục), chắp tay xá (nếu mặc thường phục).
Khi nghe chuông báo chúng (ở chùa) vang lên, chúng ta dừng lại mọi hành động của mình, như: đang đi thì đứng lại, đang nói thì im lặng, đang làm thì dừng lại.v.v. để quay về với hơi thở, đến khi tiếng chuông báo chúng ngưng, thì chúng ta tiếp tục công việc của mình.
Khi vào các khu vực như Chánh điện, Thiền đường, Trai đường, Đoàn quán, khu vực phòng Tăng, vui lòng quay gót giày, dép lại.
Hạn chế tối đa qua khu vực phòng Tăng (trừ khi có việc cần).
Luôn nói lời hay ý đẹp với mọi người và không được đùa giỡn quá đáng.
Không đăng tải các hình ảnh không đẹp (đồng phục không chỉnh tề….), những câu nói chưa dễ thương lên mạng xã hội (facebook, zalo…). Khi phát hiện bạn đoàn sinh sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban Huynh Trưởng GĐPT Bửu Thọ.
Luôn ăn mặc kín đáo sạch sẽ, tránh trang điểm lòe lẹt, đầu tóc luôn gọn gàng, không khác thường lập dị.
Điều 8: Tinh thần – Ý thức – Trách nhiệm
Luôn sống đúng theo mục đích, châm ngôn, khẩu hiệu và điều luật GĐPT Việt Nam.
Luôn đoàn kết, sống trong lục hòa, giữ gìn hòa khí và tương trợ giúp đỡ nhau trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống.
Quý trọng, giữ gìn tài sản, vật dụng của mình, của bạn đoàn, của GĐPT và của chùa.
Góp sức hộ trì Tam Bảo, phục vụ lễ lạc của tự viện.
Ra sức bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong gia đình cũng như ở chùa.
Điều 9: Hình thức khen thưởng và kỷ luật
Ban Huynh Trưởng sẽ xét duyệt khen thưởng đột xuất hoặc định kỳ cũng như xét trao học bổng cuối năm học.
Đoàn sinh vi phạm nội quy áp dụng các hình thức sau: 1. Kiểm điểm:
Lần 1: Sẽ được nhắc nhở riêng.
Lần 2: Sẽ bị phê bình trước đoàn.
Lần 3: Sẽ bị phê bình trước GĐPT Bửu Thọ và Ban Huynh Trưởng.
Ghi chú: Áp dụng các lỗi vi phạm nhỏ, nếu các lỗi vi phạm lớn hơn sẽ tùy mức độ mà xử lý. Trong trường hợp, đoàn sinh vi phạm nội quy mà đã được kiểm điểm rồi vẫn không sửa đổi thì phạt quỳ hương sám hối.
2. Xóa tên ra khỏi danh sách GĐPT Bửu Thọ
Đoàn sinh vi phạm nội quy quá nhiều lần mà không khắc phục dù đã qua kiểm điểm và sám hối.
Đoàn sinh nghỉ 4 tuần sinh hoạt liên tiếp hoặc 12 tuần không liên tiếp trên 01 năm sinh hoạt mà không xin phép (trừ khi có lý do chính đáng).
Đoàn sinh vi phạm kỷ luật, làm tổn hại đến danh dự của GĐPT.
Các trường hợp bị xóa tên đều sẽ được Ban Huynh Trường thông báo đến Phụ huynh các bạn đoàn sinh đó.
Khi bị xóa tên theo quy định các bạn đoàn sinh vui lòng giao trả những vật dụng, tài sản… mà GĐPT đã cấp, phát.
Điều 10: Áp dụng – Sửa Đổi – Bổ sung
Nội quy bao gồm 10 điều và có hiệu lực áp dụng kể từ ngày được thầy Trụ trì chùa Bửu Thọ khán duyệt, chấp thuận.
Mọi sửa đổi hoặc bổ sung nội quy này phải được Ban Huynh Trưởng GĐPT Bửu Thọ họp thống nhất và được Trụ trì chấp thuận.
IV. Quy Định Đoàn Quán GĐPT Bửu Thọ
Nhằm giữ gìn đoàn quán sạch đẹp, ngăn nắp và bảo quản các vật dụng của GĐPT, rất mong toàn thể anh chị em áo lam cùng nhau tuân thủ những quy định sau:
Vui lòng để giày, dép bên ngoài và quay gót giày, dép lại trước khi vào bên trong.
Không tập họp ăn uống, đùa giỡn trong đoàn quán.
Vui lòng không tự ý dịch chuyển hoặc sử dụng những vật dụng ở 4 góc đoàn cũng như trong đoàn quán.
Khi mượn vật dụng tại đoàn quán mọi người vui lòng xin phép Bác Gia Trưởng hoặc anh Liên Đoàn Trưởng và phải thông qua Cộng Tác Viên (CTV) đoàn quán để CTV cập nhật vào Sổ Khí Mảnh.
Khi mượn vật dụng của đoàn quán, mọi người vui lòng giữ gìn và bảo quản. Trường hợp bị hư hỏng, thất thoát các bạn sẽ phải bồi thường.
Vui lòng trả đúng hẹn, đúng vật dụng mà các bạn đã mượn và để đúng vị trí quy định.
Vui lòng tắt hết quạt, đèn… những vật dụng điện trước khi rời khỏi đoàn quán.
Các bạn đoàn viên của đoàn trực vui lòng đến sớm 15 phút để giúp Ban Huynh Trưởng vệ sinh đoàn quán cho sạch đẹp.
Những quy định này được áp dụng cho tất cả những ai vào đoàn quán.
Các bạn vui lòng chấp hành đúng những quy định này, nếu vi phạm tùy mức độ mà Ban Huynh Trưởng xem xét giải quyết.
Sách “Thọ Mai Gia Lễ” Miền Nam
I. Thờ bài vị là nét đẹp trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
Trước năm 1945, hầu hết các gia đình và nhà thờ họ đều thờ bài vị (còn gọi là thần vị, thần chủ, mộc chủ). Đó là “Thẻ giấy hoặc ván mỏng ghi tên tuổi, chức vụ người chết để thờ”(1). Tất cả các bài vị đều được viết theo một chuẩn mực được truyền từ đời này qua đời khác. Chuẩn mực đó được chép trong sách “Thọ Mai gia lễ”, tác giả là Thọ Mai cư sỹ Hồ Gia Tân (tức Hồ Sỹ Tân)(2). Bài vị được viết khi một người mới qua đời, để thờ tại nhà cho đến 5 đời thì chôn đi (Ngũ đại mai thần chủ). Người được mời viết bài vị thường là quan chức hoặc người hay chữ. Linh hồn tổ đời thứ 6 được rước thờ chung tại nhà thờ họ. Trên bàn thờ gia tiên, nếu có bài vị được chế tác, viết đúng phép tắc và sắp xếp bài bản thì việc cúng giỗ sẽ tăng thêm vẻ trang nghiêm. Con cháu sẽ biết được hôm nay giỗ ai. Người đó từng có địa vị, công trạng gì trong xã hội.
Hiện nay, trong một số gia đình, còn giữ được mộc chủ của tổ tiên, được chế tác cẩn thận, sơn màu son và viết bài vị chữ Hán Nôm, bằng nhũ vàng. Một số gia đình đã viết bài vị mới bằng chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên nội dung bài vị mới viết đã không còn theo chuẩn mực truyền thống. Bài vị hiện nay chủ yếu do thầy cúng viết, thường dài dòng và không viết chức vụ. Tìm hiểu nguyên nhân sự thất truyền cách viết bài vị, chúng tôi phát hiện loại sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” dùng cho nhân dân miền Nam trước ngày thống nhất, nay tái bản nhiều lần, bán tràn lan trên thị trường. Các sách loại này đã làm cho người đọc tưởng lầm là sách “Thọ Mai gia lễ” của Hồ Sỹ Tân, người Quỳnh Lưu và làm theo không cần do dự.
II. Viết minh tinh và thần chủ theo sách “Thọ Mai gia lễ”
1. Nội dung minh tinh (ảnh 1)
Minh tinh còn được gọi là triệu, là cái cờ bằng lụa đỏ hoặc giấy vàng, viết chữ bằng mực hoặc phấn màu để ghi họ tên, chức vụ người quá cố khi đưa tang. Cách ghi như sau.
Phiên âm:
– Phụ viết mỗ quan, tính công, thụy mỗ thụy Phủ quân chi cữu.
- Mẫu xưng phụ, xưng mỗ, xưng thất, mỗ thị, mỗ Nhụ nhân chi cữu.
Dịch nghĩa:
– Cha: Đây là quan tài của cố phụ: chức vụ, họ…, tên thụy.. Phủ quân.
– Mẹ: Đây là quan tài của cố mẫu, Chức vụ phẩm trật của chồng, họ chồng…chính (thứ), họ và tên… Nhụ nhân.
Vận dụng sách Thọ Mai gia lễ, ngày nay có thể viết minh tinh (triệu) như sau:
– Viết cho cha: Cố phụ học hàm, học vị, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Phủ quân. Ví dụ: Cố phụ Thạc sỹ Nguyễn Văn A, Trưởng phòng Tài chính huyện, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Phủ quân.
- Viết cho mẹ: Cố mẫu, họ chồng chính (thứ) thất, học hàm, học vị, họ tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Nhụ nhân. Ví dụ: Cố mẫu Nguyễn chính thất, Cử nhân Nguyễn Thị B, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, Huy chương kháng chiến hạng Nhất, Nhụ nhân. (Cụm từ “chi cửu” nghĩa là cái quan tài, không cần viết. Xưa phụ nữ không được học hành và làm quan, khi nào cũng ghi theo chức vụ chồng (mỗ phong), nay ghi chức vụ bản thân các bà, nếu có).
2. Nội dung thần chủ (ảnh 2).
Thần chủ làm bằng gỗ, ngày xưa có 2 phần, hàm trung ở phía trong, phấn diện ở mặt ngoài.
Phiên âm hướng dẫn viết thần chủ:
a) Hàm trung
– Phụ tắc viết: Cố mỗ quan, mỗ công húy, mỗ tự, mỗ hạng kỷ, thần chủ.
– Mẫu tắc viết: Cố mỗ phong, mỗ thị húy, mỗ hiệu, mỗ hạng kỷ, thần chủ.
b) Phấn diện
– Phụ tắc viết: Hiển khảo, mỗ quan, mỗ công tự, mỗ Phủ quân, thần chủ.
– Mẫu tắc viết: Hiển tỉ mỗ phong, mỗ thị hiệu, mỗ Nhụ nhân, thần chủ.
c) Hàm trung lưỡng ngoại biên: Tả thì viết: Sinh ư mỗ niên, nguyệt, nhật, thời. Hưởng thọ kỷ niên. Hữu viết: Tốt ư mỗ niên, nguyệt, nhật, thời.
d) Phấn diện hạ tả bàng viết: Hiếu tử mỗ phụng tự.
Dịch nghĩa:
a) Mặt trong
– Cha: Thần chủ của Cố phụ, làm quan gì, tên húy, tên chữ, thứ mấy.
– Mẹ: Thần chủ của Cố mẫu, chức của chồng, tên húy, tên hiệu, thứ mấy.
b) Mặt ngoài
– Cha: Thần chủ của Hiển khảo, làm quan gì, họ và tên chữ, Phủ quân.
– Mẹ: Thần chủ của Hiển tỉ, chức quan của chồng, họ chồng… chính (thứ) thất, họ, thứ mấy, hiệu Nhụ nhân.
c) Hai bên mặt trong: Bên trái: Giờ, ngày, tháng, năm sinh. Hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Bên phải: Giờ, ngày, tháng, năm mất.
d) Phía dưới bên trái mặt ngoài: Người thờ cúng.
Từ đầu dòng
Húy
Phủ quân, Nhụ nhân
Hàm trung
Cố phụ, (mẫu)
Có
Không
Phấn diện
Hiển khảo (tỷ)
Không
Có
Vận dụng sách Thọ Mai gia lễ: ngày nay có thể viết bài vị (thần chủ) như sau: Thần chủ chỉ cần làm một mặt. Nội dung chính viết chữ to, một hoặc 2 hàng, chính giữa. Hai bên có hai hàng chữ nhỏ.
a) Khi mới mất, chưa mai táng, viết chữ đen trên giấy trắng, nội dung tương tự minh tinh ở trên.
– Cha: Cố phụ, học hàm, học vị, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Phủ quân.
– Mẹ: Cố mẫu, họ chồng, chính (thứ) thất, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Nhụ nhân..
b) Sau mai táng viết chữ đen (hoặc vàng) trên nền gỗ mộc (hoặc sơn đỏ). Nội dung như sau:
– Cha: Hiển khảo, học hàm, học vị, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Phủ quân. (bỏ bớt chữ “Thần chủ” ở đầu dòng).
– Mẹ: Hiển tỉ, họ chồng, chính (thứ) thất, họ và tên, chức vụ, khen thưởng cấp cao, Nhụ nhân.
c) Hai bên mộc chủ:
Bên trái viết: Ngày, tháng, năm sinh. Hưởng thọ bao nhiêu tuổi.
Bên phải viết: Ngày, tháng, năm mất. Người thờ cúng.
Ví dụ viết thần chủ bằng Quốc ngữ
Thần chủ của cha,
Dòng ở giữa (chữ to): – Hiển khảo Thạc sỹ Nguyễn Văn A, nguyên Trưởng phòng Tài chính huyện, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Phủ quân.
Dòng bên trái (chữ nhỏ): Sinh ngày…, tháng…, năm Tân Mùi. Hưởng thọ 85 tuổi.
Dòng bên phải (chữ nhỏ): Mất ngày…, tháng…, năm Ất Mùi. Con trai cả Nguyễn Văn C. thờ cúng.
Thần chủ của mẹ,
Dòng ở giữa (chữ to): – Hiển tỉ Nguyễn chính thất, Cử nhân Nguyễn Thị B, Chủ tịch Hội phụ nữ xã, Huân chương kháng chiến hạng Ba, Nhụ nhân.
Dòng bên trái (chữ nhỏ): Sinh ngày…, tháng…, năm Ất Hợi. Hưởng thọ 82 tuổi.
Dòng bên phải (chữ nhỏ): Mất ngày…, tháng…, năm Bính Thân. Con trai cả Nguyễn Văn C. thờ cúng.
III. Sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” do người miền Nam viết
Tôi mua hai cuốn sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” để dùng trong gia đình, và đinh ninh đây là cuốn sách chuẩn mực. Cho đến khi nghiên cứu di sản Hán Nôm, mới phát hiện ra mình bị nhầm. Rất nhiều người đã bị nhầm. Xin dẫn chứng hai cuốn sách sau đây.
Cuốn 1: (ảnh 3) “Tục cưới hỏi ma chay của người Việt Nam Thọ Mai gia lễ” của Túy Lang Nguyễn Văn Toàn, NXB Lao Động. QĐ xuất bản số 498/QĐLK-LĐ cấp ngày 28/5/2009.
Cuốn sách này bỏ hẳn mục: Cách thức viết thần chủ (đề chủ thức). Trang 167, hướng dẫn viết triệu (minh tinh) như sau:
Mẫu triệu của ông Trần Văn X… (Sách in một hàng dọc):
“Việt Nam Quốc Hoàng Triều Gia Long Nguyên niên Tuế Thứ Canh Tuất Định Tường Tỉnh Điều Hòa Xã Tánh Trần Văn X… Đệ Nhất Hàng Hạ Thọ Thất Thập Tam Tuế Lợi Viết Trung Tín Phủ Quân Chi Cữu”
Mẫu triệu của bà Lê Thị Y… (Sách in một hàng dọc):
“Việt Nam Quốc Hoàng Triều Gia Long Nguyên niên Tuế Thứ Canh Tuất Định Tường Tỉnh Điều Hòa Xã Xã Trường Trần Phủ Nguyên Phối Tánh Lê Húy Thị Y… Hưởng Thọ Lục Thập Ngũ Tuế Đệ Ngũ Hàng Biểu Trình Thuật Toàn Nhân Chi Cữu”
Cuốn 2: (ảnh 3, bên phải) “Thọ Mai gia lễ dẫn – giải” của Gia Khánh, NXB Thanh Hóa. QĐ XB số 235- 201/CXB/78-356/ThaH, ngày 11/3/2010.
Tương tự cuốn trên, sách này cũng không có phần hướng dẫn viết thần chủ. Trang 158, 159 có mẫu viết triệu (minh tinh) như sau:
Mẫu triệu của ông Trần Văn X… (Sách in một hàng dọc):
“Việt Nam Cộng Hòa Tuế Thứ Canh Tuất Định Tường Tỉnh Điếu Điếu Hòa(3) Tánh Trần Văn X… Đệ Thất Hàng Hạ Thọ Thất Thập Tam Tuế Lợi Viết Trung Tín Phủ Quân Chi Cữu”
Mẫu triệu của bà Lê Thị Y… (Sách in một hàng dọc):
“Việt Nam Cộng Hòa Tuế Thứ Mậu Thân Định Tường Tỉnh Điều Hòa Xã Xã Trưởng Trần Phủ Nguyên Phối Tánh Lê Húy Thị Y… Hưởng Thọ Lục Thập Ngũ Tuế Đệ Ngũ Hàng Biểu Trình Thuật Toàn Nhân Chi Cữu”
Điểm chung của hai cuốn sách là cụm từ “THỌ MAI GIA LỄ ” in màu đỏ, chữ lớn nổi bật ngoài bìa sách. Nhưng bên trong, phần viết minh tinh đã làm sai lệch tinh thần Thọ Mai, không phù hợp với chính trị, văn hóa nước ta hiện nay.
1/ Những khác biệt về nội dung viết minh tinh (triệu)
Quốc hiệu
Quê quán
Chức tước
Họ
Thụy, hiệu
Sách “ Thọ Mai gia lễ” của Hồ Sỹ Tân
không
không
có
姓 (tính)
謚 (thụy)
號 (hiệu)
Sách tương tự “Thọ Mai gia lễ”
Gia Long; Việt Nam Cộng Hòa.
Định Tường tỉnh, Điều Hòa xã
không
tánh
Lợi,
biểu
2/ Khác biệt ngữ pháp tiếng Việt
Sách “Thọ Mai gia lễ” của Hồ Sỹ Tân, viết chữ Hán Nôm, ngữ pháp nhiều chỗ vẫn còn ảnh hưởng ngữ pháp chữ Hán. Nay sách in bằng chữ Quốc ngữ thì phải dùng ngữ pháp tiếng Việt, trừ những cụm từ phiên âm chữ Hán. Cụm từ “Chi Cữu” và rất nhiều từ trong bốn mẫu triệu trích dẫn sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” người Việt không thể hiểu nổi.
3/ Sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” đi vào cuộc sống (!)
Hiện nay hầu hết thầy cúng viết minh tinh và bài vị theo sách tương tự “Thọ Mai gia lễ” như trên, mặc dù nhiều thầy cũng không hiểu “Chi Cữu” là gì. Người viết bài này đã từng dự đám tang một Cán bộ giảng dạy Đại học Vinh có trình độ Thạc sỹ, thấy thầy cúng viết bài vị như sau:
Cố phụ tiền Quang Trung phường, Đảng viên Cộng sản, Hội viên người cao tuổi, Nguyễn trọng công, tự Văn T. hưởng thọ lục thập tam tuế, thụy Chất Trực Phủ quân chi linh.
(Đúng ra, theo tinh thần “Thọ Mai gia lễ” phải viết như sau:
Hàng chữ lớn: Cố phụ Thạc sỹ Nguyễn Văn T. Cán bộ giảng dạy trường Đại học Vinh, Huân chương kháng chiến hạng Nhì, Phủ quân.
Hai hàng chữ nhỏ hai bên:
Bên trái, ngày, tháng, năm sinh. Hưởng thọ.
Bên phải: ngày, tháng, năm mất. Người thờ cúng.)
Có thể dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn, nhà thông thái Túy lang Nguyễn Văn Toàn đã vận dụng sách “Thọ Mai gia lễ”, viết sách về việc tang để phục vụ nhân dân miền Nam. Nhưng hiện nay không nên dùng sách đó để phổ biến cho cả nước, nhân danh “Thọ Mai gia lễ”. Chế độ chính trị đã khác, phong tục Bắc Nam cũng khác.
IV. Kiến nghị
Việc thờ cúng bài vị (thần vị) là phong tục cổ truyền rất nên phục hồi một cách hợp lý. Các cơ quan quản lý văn hóa, các nhà xuất bản cần xem xét cẩn thận để loại bỏ những cuốn sách không phù hợp như trên. Cần tổ chức biên tập sách viết về việc tang lễ và thờ cúng tổ tiên theo tinh thần kế thừa tinh hoa cổ truyền và phù hợp với nếp sống văn hóa thời đại công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Chú thích:
(1). Từ điển từ Hán Việt, Phan Văn Các, NXB T.P. Hồ Chí Minh – 2001, tr 27.
(2). Bản chữ Hán Nôm tàng bản năm Tự Đức thứ 19, tức năm 1866, hiện lưu trữ tại Thư viện tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, tại Thư viện còn có bản dịch ra Quốc ngữ của Thái Sơn Nguyễn văn Chiểu, in trước Cách mạng tháng Tám.
(3). “Điếu Điếu Hòa” có lẽ in sai cụm từ “Điều Hòa xã”! Nhiều lỗi chính tả trong các trích dẫn trên, chúng tôi vẫn giữ nguyên.
Thái Huy Bích
Chuyển Đổi Và Gia Hạn Visa Gia Đình Ở Nhật
1. Giấy tờ cơ bản
Đơn xin chuyển đổi visa có dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 3 tháng gần nhất (在留資格変更許可申請書): Xem mục số 12 trong hoặc download .
Hộ chiếu và thẻ cư trú (在留カード) của người xin đổi visa
Giấy ghi lý do xin đổi visa (理由書)
Photo giấy đăng ký kết hôn và đính kèm bản dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (tự dịch được không cần công chứng)
Photo hộ chiếu và thẻ cư trú của người bảo lãnh (tức là vợ/ chồng bạn, người mà bạn phụ thuộc khi chuyển sang visa gia đình)
Giấy chứng nhận đang làm việc (在職証明書:ざいしょくしょうめいしょ) của người bảo lãnh (vợ/ chồng) (trong trường hợp người bảo lãnh đi làm)
Giấy đăng ký nộp thuế (納税証明書:のうぜいしょうめいしょ) và giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập) (課税証明書:かざいしょうめいしょ) của người bảo lãnh
Phiếu công dân của người bảo lãnh (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình) (住民票:じゅうみんひょう)
Đơn đăng ký xin đi làm thêm (trong trường hợp bạn muốn đi làm thêm khi có visa gia đình): 資格外活動許可申請: しかくがいかつどうきょかしんせい) (): Đăng ký này làm cùng lúc với khi chuyển visa gia đình thì khi nhận thẻ cư trú mới, đằng sau thẻ sẽ đóng dấu cho phép bạn làm tối đa 28 tiếng/ tuần. Như vậy khi bạn xin được việc làm thêm sẽ không cần phải mất công đi làm giấy này nữa.
2. Giấy tờ có thể cần phải bổ sung
Chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc bảng lương vài tháng gần nhất của người bảo lãnh
Thời gian xét duyệt chuyển đổi visa từ 2 tuần tới 1 tháng. Phí chuyển visa là 4000 yen.
② Gia hạn visa gia đình
Bạn có thể xin gia hạn visa gia đình từ 3 tháng trước khi visa cũ hết hạn. Thủ tục cũng khá đơn giản, chỉ cần các giấy tờ sau:
Đơn xin gia hạn visa có dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 3 tháng gần nhất (在留期間更新許可申請書): Xem mục số 12 trong hoặc download .
Hộ chiếu và thẻ cư trú (在留カード) của người xin gia hạn visa
Photo giấy đăng ký kết hôn và đính kèm bản dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (tự dịch được không cần công chứng)
Photo hộ chiếu và thẻ cư trú của người bảo lãnh (tức là vợ/ chồng bạn, người mà bạn phụ thuộc khi chuyển sang visa gia đình)
Giấy chứng nhận đang làm việc (在職証明書:ざいしょくしょうめいしょ) của người bảo lãnh (vợ/ chồng) (trong trường hợp người bảo lãnh đi làm)
Giấy đăng ký nộp thuế (納税証明書:のうぜいしょうめいしょ) và giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập) (課税証明書:かざいしょうめいしょ) của người bảo lãnh
Phiếu công dân của người bảo lãnh (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình) (住民票:じゅうみんひょう)
Trong trường hợp có vấn đề gì cần phải kiểm tra hoặc xác nhận thì trên nyukan sẽ gửi thông báo về để các bạn nộp thêm các giấy tờ họ yêu cầu. Còn nếu không thì việc xin gia hạn visa gia đình chỉ cần đủ các giấy tờ trên là sẽ được xét duyệt và trả kết quả trong thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng, phí là 4000 yen.
Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.
Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới
Tác giả Kae
Mình là người lập ra BiKae và là người viết phần lớn nội dung đăng trên BiKae. Mình đã ở Nhật gần 10 năm, hiện đang sống ở Tokyo và dạy tiếng Anh tại trường đại học Waseda. Những bài viết trên BiKae h…
Các bài viết của tác giả Kae
Hướng Dẫn Chi Tiết Gia Hạn Visa Gia Đình Ở Nhật
Thủ tục gia hạn visa gia đình tại Nhật Bản không quá phức tạp, tuy nhiên lại yêu cầu rất nhiều loại giấy tờ khác nhau khiến nhiều người bối rối. Bài viết này sẽ hướng dẫn gia hạn visa gia đình ở Nhật một cách chi tiết và cụ thể hơn để bạn gia hạn dễ dàng, nhanh chóng.
Visa gia đình ở Nhật (hay còn gọi visa phụ thuộc Nhật) là loại giấy tờ rất quan trọng mà gia đình bạn cần có để sinh sống, làm việc tại Nhật. Bạn có thể xin gia hạn từ 3 tháng trước khi visa cũ hết hạn, tránh trường hợp làm quá gấp nhiều cập rập.
Hồ sơ cần chuẩn bị để gia hạn visa gia đình ở Nhật
Giấy tờ do người được bảo lãnh chuẩn bị
– Mẫu đơn gia hạn visa gia đình Nhật Bản (在留期間更新許可申請書)
– Hộ chiếu (パスポート) và bản sao hộ chiếu
– Thẻ ngoại kiều (在留カード) và bản sao thẻ ngoại kiều
– Phong bì để gửi lại giấy tờ (có dán tem 380 yên, bạn có thể mua ở bưu điện)
· Bản sao sổ hộ khẩu (戸籍謄本)
· Giấy chứng nhận đã thụ lý đơn đăng ký kết hôn (婚姻届受理証明書)
· Bản sao giấy đăng ký kết hôn (結婚証明書(写し)
· Bản sao giấy khai sinh của con (nếu gia hạn visa cho con) (出生証明書(写し)
Các giấy tờ do người bảo lãnh chuẩn bị
Với người bảo lãnh kinh doanh hoặc có công việc chính thức tạo ra thu nhập, chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Giấy xác nhận đang làm việc tại công ty (在職証明書) hoặc Bản sao giấy phép kinh doanh (営業許可書の写し等 )
– Giấy chứng nhận số tiền thuế phải đóng (住民税の課税証明書) hoặc Giấy chứng nhận miễn thuế (住民税の非課税証明書)
– Giấy chứng nhận số tiền thuế đã đóng (住民税・所得税の納税証明書) của năm gần nhất.
Nếu công việc không ổn định, Cục Xuất khập cảnh sẽ yêu cầu bạn nộp thêm bản sao sổ ngân hàng ngoài các giấy tờ kể trên để đảm bảo rằng bạn có nguồn tiền thu chi hàng tháng, có năng lượng kinh tế để bảo lãnh người khác.
Đối với người bảo lãnh cư trú tại Nhật có hoạt động khác, cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng mang tên người bảo lãnh (扶養者名義の預金残高証明書)
– Chứng nhận tiền học bổng hoặc trợ cấp (給付金額及び給付期間を明示した奨学金給付に関する証明書)
– Các giấy tờ khác có giá trị tương đương, chứng minh có thể chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, bạn mang hồ sơ đến Cục Xuất nhập cảnh gần nhất để được hướng dẫn gia hạn visa gia đình ở Nhật. Do việc gia hạn visa gia đình đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khác nhau nên không ít người bị trượt visa gia đình Nhật Bản chỉ vì không chuẩn bị đủ hồ sơ, khiến việc gia hạn chậm trễ, tốn công.
Những lưu ý khi gia hạn visa gia đình ở Nhật
Để hoàn tất các thủ tục gia hạn visa gia đình ở Nhật một cách nhanh chóng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Giấy tờ cần mới trong vòng 3 tháng trở lại. Để thủ tục diễn ra thuận lợi, toàn bộ giấy tờ phải được xin/ làm trong vòng 3 tháng trở lại, bao gồm cả ảnh thẻ. Với những loại giấy tờ quan trọng như tiền thuế, chứng minh thu nhập, bạn nên chuẩn bị trước khi xin gia hạn visa vì thủ tục xin sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
– Nên gọi điện để xác nhận các giấy tờ cần chuẩn bị. Tùy từng nơi làm thủ tục gia hạn visa mà họ sẽ có những yêu cầu khác nhau, cách tốt nhất là bạn hãy gọi điện thoại xác nhận trước để chuẩn bị đủ giấy tờ theo yêu cầu.
– Nên tham khảo cách điền đơn trước. Giấy tờ xin gia hạn visa cần được thể hiện rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, gạch bỏ nhiều. Vậy nên, hãy tham khảo trước cách điền đơn xin gia hạn visa gia đình để không bị lúng túng khi làm.
Hy vọng rằng, những hướng dẫn gia hạn visa gia đình ở Nhật trên sẽ giúp bạn làm thủ tục gia hạn visa một cách thuận lợi và suôn sẻ hơn.
……
Cập nhật thông tin chi tiết về Gia Đình Phật Tử Bửu Thọ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!