Xu Hướng 12/2023 # Gia Hạn Thời Gian Khai Thuế # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gia Hạn Thời Gian Khai Thuế được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nạn nhân trong các Vùng Thiên Tai của FEMA: Gửi Yêu Cầu Gia Hạn Thời Gian Khai Thuế của Quý Vị.

Để yêu cầu gia hạn khai thuế liên bang của quý vị sau ngày 17 tháng 5 năm 2023, hãy in và gửi Mẫu 4868 , Đơn Xin Tự Động Gia Hạn Thời Gian Khai Thuế Thu Nhập Cá Nhân Hoa Kỳ (tiếng Anh). Chúng tôi không thể xử lý các yêu cầu gia hạn điện tử sau ngày 17 tháng 5 năm 2023.

Tìm nơi để gửi đơn của quý vị.

Quý vị cần nhiều thời gian hơn để khai thuế liên bang? Trang này sẽ cung cấp thông tin về cách xin gia hạn thời gian khai thuế. Xin nhớ rằng:

Việc gia hạn thời gian khai thuế không cho phép quý vị gia hạn thời gian trả tiền thuế của quý vị.

Quý vị nên ước tính và trả tiền nợ thuế trước ngày đáo hạn thông thường để tránh bị phạt.

Quý vị phải nộp đơn xin gia hạn trước ngày đáo hạn khai thuế.

Nộp Đơn Xin Gia Hạn bằng Điện Tử Miễn Phí

Người khai thuế cá nhân có thể sử dụng Free File để nộp đơn xin gia hạn khai thuế bằng điện tử.

Nộp đơn này sẽ cho quý vị đến ngày 15 tháng 10 để khai thuế.

Để được gia hạn, quý vị phải ước tính tiền thuế của mình trên đơn này và đồng thời phải trả bất cứ khoản thuế nào quý vị nợ.

Xin gia hạn khi trả tiền thuế

Quý vị có thể xin gia hạn bằng cách trả tất cả hoặc một phần khoản thuế thu nhập ước tính của mình và nêu rõ rằng khoản thanh toán là cho gia hạn bằng cáh sử dụng Direct Pay, Hệ Thống Đóng Thuế Liên Bang Điện Tử (Electronic Federal Payment System, hoặc EFTPS), thẻ tín dụng hoặc thẻ chi tiêu. Bằng cách này, quý vị sẽ không phải nộp đơn xin gia hạn riêng biệt và quý sẽ nhận được số xác nhận cho hồ sơ của mình.

Đơn Xin Gia Hạn Theo Tình Trạng Khai Thuế Cá Nhân

Có thể áp dụng điều lệ đặc biệt nếu quý vị:

Doanh Nghiệp và Công Ty Các Mẫu Khác

Gia Hạn Thời Gian Hoạt Động Dự Án Đầu Tư

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ giấy chứng nhận đầu tư. Khi dự án đầu tư sắp hết hạn, Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thực hiện dự án có thể làm thủ tục xin điều chỉnh gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

Quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

Theo quy định tại Điều 44 Luật đầu tư năm 2023, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được xác định phụ thuộc vào địa điểm, khu vực thực hiện dự án đầu tư, theo đó:– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm

Tuy nhiên khi cấp giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu, Cơ quan quản lý thường cấp thời hạn hoạt động của dự án cho nhà đầu tư nước ngoài thấp hơn thời hạn tối đa được cấp cho dự án đó. Sau một thời gian hoạt động, tổ chức kinh tế thực hiện dự án và nhà đầu tư nước ngoài không vi phạm các quy định của pháp luật Việt nam về đầu tư đối với dự án mình đang thực hiện có thể làm thủ tục xin gia hạn thời hạn hoạt động của dự án.

Hồ sơ xin gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư

Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư

Biên bản họp hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông trong công ty về việc điều chỉnh xin ra hạn thời hạn hoạt động của dự án

Quyết định của hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông/ Chủ sở hữu công ty về việc điều chỉnh xin ra hạn thời hạn hoạt động của dự án.

Bản giải trình về việc xin điều chỉnh gia hạn thời hạn hoạt động của dự án

Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm xin điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án

Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (Bản sao có xác nhận của công ty)

Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục

Chứng minh thư nhân dân của người đại diện làm thủ tục (Bản sao có chứng thực)

Thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định (như hướng dẫn ở trên). Nếu nhà đầu tư chưa thực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật đầu tư năm 2014 áp dụng từ ngày 01/07/2023, sẽ phải thực hiện thủ tục này đồng thời gia hạn thời hạn hoạt động của dự án.Bước 2: Khai hồ sơ online tại https://dautunuocngoai.gov.vn/. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến, nhà đầu tư chuẩn bị 03 bộ hồ sơ (01 bản gốc và 02 bản photo) Bước 3: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết– Bộ phận một cửa Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (Thành phố) đối với các dự án hoạt động ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.– Bộ phận một cửa của Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất đối với các dự án hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Lưu ý khi gia hạn dự án đầu tư

– Doanh nghiệp chỉ được gia hạn thời hạn dự án đầu tư nếu đã góp đủ vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.– Thời gian gia hạn tối đa tương ứng với thời gian thực hiện dự án (50 năm hoặc 70 năm)– Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

Điền Đơn Xin Gia Hạn Thời Gian Lưu Trú Tại Nhật Bản

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách điền form gia hạn Visa du học Nhật Bản. Từng mục điền được đánh số theo thứ tự từ 1 – 53 và được giải thích chi tiết phần bên dưới.

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 1

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú Nhật tờ số 1 các bạn lưu ý cần điền thông tin thật chính xác.

Ảnh thẻ.

Quốc tịch: Điền quốc tịch hiện tại.

Ngày tháng năm sinh: Điền ngày tháng năm sinh theo lịch dương.

Họ tên: Điền họ tên, họ trước, tên sau.

Giới tính: Khoanh tròn vào Nam(男) hoặc Nữ(女)

Nơi sinh: Điền quốc gia và thành phố bạn sinh ra. Ví dụ: Trung Quốc / Thượng Hải

Tình trạng hôn nhân: Khoanh tròn vào đã kết hôn (有), chưa kết hôn (無)

Nghề nghiệp: Điền nghề nghiệp hiện tại. Ví dụ: (調理師) đầu bếp

Quốc gia/ Thành phố: Điền quốc gia và thành phố của bạn

Địa chỉ ở Nhật: Điền địa chỉ hiện tại ở Nhật:

Số điện thoại: Điền số điện thoại nhà.

Điện thoại di động: Điền số điện thoại di động.

Số hộ chiếu: Điền số hộ chiếu của bạn.

Thời hạn hộ chiếu: Điền ngày tháng năm hộ chiếu hết hiệu lực.

Tư cách lưu trú ở Nhật: Điền tư cách lưu trú của bạn. Ví dụ: Kĩ thuật.

Thời hạn lưu trú: Điền thời hạn lưu trú ở Nhật của bạn. Ví dụ: 3 năm

Ngày hết hạn lưu trú: Điền ngày hết hạn lưu trú của bạn.

Số thẻ lưu trú: Điền dãy số trên thẻ lưu trú. Ví dụ: AB12345678CD.

Thời gian lưu trú mong muốn: Điền thời gian bạn mong muốn được ở lại Nhật. Ví dụ: 3 năm.

Lý do gia hạn: Điền lý do muốn gia hạn tư cách lưu trú. Ví dụ: Muốn được tiếp tục làm việc ở Nhật với công việc đầu bếp.

Về tiền sử phạm tội: Nếu đã từng phạm tội và bị phạt, khoanh tròn 有 và điền cụ thể về tội ấy. Nếu chưa từng phạm tội, khoanh tròn 無.

Về người thân ở Nhật (bố mẹ, vợ chồng, anh chị em..).

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 1

Khi nộp ảnh thẻ có những lưu ý như sau:

Cỡ ảnh: 40mmx30mm.

Phải là ảnh của người xin gia hạn và ảnh không chụp chung với người khác.

Không được đội mũ.

Ảnh chính diện.

Ảnh không có gì phía sau người.

Ảnh phải được chụp rõ ràng.

Ảnh mới chụp trong vòng 3 tháng.

Mẫu ảnh.

Trường hợp nếu bạn có người thân đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật, bạn điền thông, bạn điền thông tin vào các mục sau:

[続柄、氏名、生年月日、国籍・地域、同居の有無、勤務先・通学先、在留カード番号]: Mối quan hệ của bạn và người thân, họ tên người thân, ngày tháng năm sinh và quốc tịch của họ. Nơi làm việc, nơi học tập, số thẻ lưu trú của người đó. Hiện tại bạn có đang sống cùng người đó hay không? (nếu “có” bạn khoanh tròn 「はい」, nếu không có thì bạn khoanh tròn 「いいえ」).

Trường hợp không có người thân tại Nhật thì điền「なし」.

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 2

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú Nhật Bản tờ số 2 chủ yếu điền thông tin về học vấn, nghề nghiệp.

23. Nơi làm việc: Điền tên công ty của bạn. Ví dụ: nhà hàng 〇〇

24. Nơi làm việc:

Điền chi nhánh và tên chi nhánh của công ty.

25. Nơi làm việc: Điền địa chỉ nơi làm việc của bạn.

26. Nơi làm việc: Điền số điện thoại nơi làm việc của bạn.

27. Tình trạng học tập: Tích vào ô đúng ( Mức học cao nhất của bạn ). Ví dụ: Trường dạy nghề.

28. Tình trạng học tập: Điền tên trường của bạn.

29. Tình trạng học tập (Ngày tốt nghiệp): Điền ngày tháng năm tốt nghiệp.

30. Chuyên ngành:

Tích vào ô đúng : Tốt nghiệp Cao học ( Tiến sĩ ), Cao học ( Thạc sĩ ), Đại học, Đại học ngắn hạn…

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 2

31. Chuyên ngành:

Tích vào ô đúng: Trường hợp tốt nghiệp trường dạy nghề, Cấp 3, Cấp 2, khác.

32. Chứng chỉ hoặc đỗ kì thi về xử lý thông tin.

Khoanh vào có ( 有 ) hoặc không ( 無 ).

33. Chứng chỉ hoặc kì thi:

Tên chứng chỉ hoặc kì thi. (*) Những ai khoanh có ở mục 32 mới phải điền mục này.

34. Quá trình làm việc:

Trường hợp đã từng đi làm sau khi tốt nghiệp, điền tháng, năm bắt đầu làm và nơi làm việc. Trường hợp đã làm ở nhiều nơi, điền tất cả những nơi đã làm.

Trường hợp chưa từng đi làm sau khi tốt nghiệp, điền 「なし」.

35. Cam kết những điều trên là sự thật/Chữ ký và ngày điền đơn.

Ký tên và điền ngày điền đơn.

22* Người đại diện (Người đại diện pháp lý).

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 3

36. Tên của người ngoại quốc mời hoặc thuê bạn.

37. Số thẻ lưu trú của người ngoại quốc mời hoặc thuê bạn.

38. Nơi làm việc: Điền tên công ty.

39. Nơi làm việc: Điền tên chi nhánh công ty.

40. Nơi làm việc: Nội dung (thể loại) công việc. Tích vào ô đúng.

41. Nơi làm việc: Điền địa chỉ nơi làm việc.

42. Nơi làm việc: Điền số điện thoại nơi làm việc

43. Nơi làm việc: Điền số tiền vốn của công ty. Ví dụ: 10.000 yen

44. Nơi làm việc: Điền doanh thu năm vừa qua.

45. Nơi làm việc: Điền số nhân viên nơi làm việc.

46. Nơi làm việc: Điền số nhân viên người nước ngoài nơi làm việc.

47. Thời hạn làm việc: Điền thời hạn làm việc dự kiến. Ví dụ: 3 năm.

48. Tiền lương: Tiền lương (chưa trừ thuế)/Lương tháng? hay Lương năm?

49. Kinh nghiệm làm việc: Điền số năm làm việc.

50. Vị trí làm việc: Điền vị trí làm việc của bạn.

51. Thể loại công việc.

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 3 Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 4

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú Nhật tờ số 4 xác định chế độ bạn đang làm việc có phải là phái cử hay chính thức tại Nhật. Cùng lời cam kết, ký tên, đóng dấu của bạn và người đại diện.

52. Công ty tạm thời: Chỉ điền nếu đang làm việc theo chế độ phái cử.

53. Tôi cam đoan nội dung trên là sự thật. Tên nơi làm việc hoặc đại diện, đóng dấu, ngày điền đơn.

Mẫu đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tờ số 4

Tổng chi phí đơn xin gia hạn tư cách lưu trú tại Nhật Bản là 4000 Yên, số tiền rơi vào khoảng 800.000 VNĐ – một mức phí khá hợp lý. Trong quá trình làm hồ sơ, bạn cần phải cẩn thận, kẻo gặp sơ suất bị từ chối. Nếu bạn quan tâm du học, liên hệ công ty tư vấn du học Nhật Bản TinEdu để chúng tôi tư vấn bạn nắm rõ hơn.

Gia Hạn Thời Gian Hoàn Thành Trong Hợp Đồng Xây Dựng (Eot)

Xác Lập thời gian hoàn thành

Khi tham chiếu các quy định của hợp đồng FIDIC, có thể hiểu ” hoàn thành” nghĩa là thời điểm Nhà Thầu hoàn thành toàn bộ Công Việc và/hoặc mỗi Hạng Mục Công Việc (nếu có) trong đó bao gồm cả việc đã[10]

Trước hết, để có cơ sở xét duyệt mỗi EOT Claim, người ta cần phải định ra được đâu là thời điểm bắt đầu (“Ngày Khởi Công”), đâu là thời điểm kết thúc (“Ngày Hoàn Thành”) và từ đó định ra (khoảng) thời gian hoàn thành Công Việc (“Thời Gian Hoàn Thành Công Việc”[4]) cũng như thời gian gia hạn phù hợp.

Việc xác định Ngày Khởi Công, Ngày Hoàn Thành và Thời Gian Hoàn Thành Công Việc tưởng như đơn giản bởi nó có thể đã được quy định hoặc được xác định cụ thể trong các tài liệu của hợp đồng.

Tuy nhiên, đã không ít trường hợp việc xác định Ngày Khởi Công, Ngày Hoàn Thành và Thời Gian Hoàn Thành Công Việc trở nên phức tạp, hoặc không rõ ràng để có thể xác định bởi tính chất đa dạng của nó trong thực tiễn triển khai các hợp đồng xây dựng.

Những biến thể của Ngày Khởi Công, Ngày Hoàn Thành, Thời Hạn Hoàn Thành Công Việc có thể được tìm thấy ở nhiều hoàn cảnh. Chẳng hạn khi hợp đồng quy định ” Ngày Khởi Công là ngày mà Nhà Thầu nhận được Thư Trao Thầu[5]” và theo đó, các bên ấn định ” Ngày Hoàn Thành là [x] ngày kể từ Ngày Khởi Công“, hoặc có trường hợp các bên ấn định rõ ” Ngày Hoàn Thành là ngày x/y/z. “

Trong những tình huống nêu trên, tưởng như Ngày Khởi Công, Ngày Hoàn Thành và tất nhiên Thời Hạn Hoàn Thành Công Việc đã được ấn định rõ, tuy nhiên nó vẫn có nguy cơ dẫn các bên tới tranh chấp, bất đồng về sau.

Xác Lập Ngày Khởi Công

Thật vậy, khi thiết lập Ngày Khởi Công như vậy phải rất thận trọng cân nhắc đến cơ sở thực tiễn, tính khả thi và tính chất có thật của nó. Một khi nhà thầu còn chưa có sự chuẩn bị (mobilisation) gì cho việc bắt đầu Công Việc thì việc ấn định Ngày Khởi Công như vậy trong thư trao thầu/hoặc hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc các bên có thể đang đồng ý với nhau về một ngày chưa chắc chắn, chưa phản ánh được những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc bắt đầu công việc.

Chẳng hạn như khả năng tiếp cận mặt bằng của nhà thầu, tính sẵn có của những trang thiết bị để phục vụ cho việc thi công được an toàn, ổn định như các công tác lán trại, hệ thống điện, nước tạm, hệ thống vận chuyển nội bộ trong công trường như vận thăng, cẩu tháp, các xe nâng, máy xúc v.v., hoặc các hồ sơ để phục vụ cho việc thi công như bản vẽ, quy trình phục vụ việc liên lạc, lưu giữ hồ sơ, thủ tục thanh toán, v.v. chưa được thiết lập.

Bởi vậy, khi ấn định Ngày Khởi Công, không phải ngẫu nhiên mà FIDIC dự liệu rằng ” Nhà Tư Vấn sẽ gửi Thông Báo Khởi Công (Thông Báo Tiến Hành Công Việc) trước ít nhất 7 ngày trước Ngày Khởi Công. Trừ khi được quy định khác đi trong Điều Kiện Riêng, Ngày Khởi Công là ngày thứ 42 kể từ ngày Nhà Thầu nhận được Thư Trao Thầu“[6].

Việc dự liệu Ngày Khởi Công là 42 ngày sau khi nhà thầu nhận được thư trao thầu đồng nghĩa với việc các bên có thời gian để chuẩn bị, và trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào như vậy thì nhà tư vấn cần phải thông báo trước cho nhà thầu về Ngày Khởi Công đó.

Ngoài ra, ý nghĩa của việc dự liệu một khoảng thời gian (giả định là 42 ngày đó) như vậy sẽ giúp cho Nhà Thầu có cơ hội để trình nộp các tài liệu quan trọng sau đây (trong thời hạn 28 ngày kể từ ngày Nhà Thầu nhận được Thư Trao Thầu) nhằm đảm bảo việc Khởi Công Công Việc sẽ được diễn ra như dự định, cụ thể:

Trình nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng[7]

Trình nộp bản tiến độ thi công chi tiết[8]

Bên cạnh đó, yêu cầu nhà thầu trình nộp các bằng chứng của việc thu xếp bảo hiểm (và có thể là các bằng chứng cho thấy phí bảo hiểm đã được thanh toán) là điều mà trên thực tế nhiều chủ đầu tư, nhà tư vấn vẫn thực hiện để đảm bảo hạn chế các rủi ro khi Công Việc được bắt đầu.

Chung quy lại, để ấn định được Ngày Khởi Công phù hợp thì việc cân nhắc đến bối cảnh cụ thể của từng Hạng Mục, Công Việc, Gói Thầu, Công Trình hay Dự Án là rất quan trọng và phải đảm bảo rằng các bên đã ý thức rõ được những việc cần phải làm để có thể đảm bảo Ngày Khởi Công phát huy được đúng ý nghĩa của nó – đó là ngày bắt đầu tính tiến độ và nhà thầu sẽ bắt đầu chịu trách nhiệm cho việc hoàn thành công việc trong Thời Hạn Hoàn Thành.

Xác Lập Ngày Hoàn Thành

Tương tự như vậy, khi xác định Ngày Hoàn Thành, người ta cũng cần trả lời được câu hỏi ” như thế nào được xem là hoàn thành “.

Hoàn thành có thể được hiểu theo rất nhiều hướng khác nhau, tùy từng hợp đồng, tại từng thời điểm, và tùy thuộc vào luật áp dụng của mỗi hợp đồng. Theo đó, việc hoàn thành có thể được hiểu là:

Khi tham chiếu các quy định của hợp đồng FIDIC, có thể hiểu ” hoàn thành” nghĩa là thời điểm Nhà Thầu hoàn thành toàn bộ Công Việc và/hoặc mỗi Hạng Mục Công Việc (nếu có) trong đó bao gồm cả việc đã[10]

Vượt qua được Các Cuộc Kiểm Định Khi Hoàn Thành, và

Đã hoàn thành tất cả các công việc mà được nêu trong Hợp Đồng là phải hoàn thành để được bàn giao theo Khoản 10.1 [Bàn Giao Công Việc và Hạng Mục Công Việc].

Tất nhiên, trước khi mỗi Cuộc Kiểm Định Khi Hoàn Thành nào có thể thực hiện, Nhà Thầu đã phải được yêu cầu trình nộp (hoàn thành) các công việc giấy tờ, như việc trình nộp các bản vẽ và hồ sơ hoàn công, các tài liệu hướng dẫn vận hành, với đầy đủ chi tiết để có thể giúp cho Chủ Đầu Tư vận hành, bảo quản, tháo dỡ, lắp ráp, điều chỉnh hoặc sửa chữa một phần Công Việc.

Nói cách khác, chỉ có thể xem là đã hoàn thành khi Nhà Thầu đảm bảo đạt được ít nhất ba tiêu chí cơ bản, bao gồm:

việc thi công và hoàn thành toàn bộ Công Việc quan trọng trên thực tế;

đã chuẩn bị và đệ trình được các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc hoàn thành; và

đã vượt qua được các Cuộc Kiểm Định Khi Hoàn Thành (nếu có).

Trong rất ít trường hợp, việc tiếp nhận các phê duyệt, chấp thuận, cho phép, chứng nhận từ các cơ quan chức năng là cơ sở để đánh giá Công Việc đã hoàn thành hay chưa.

Quy Định Của luật Việt Nam

Ngoài ra, khi tham chiếu đến quy định pháp luật Việt Nam, định nghĩa về Ngày Hoàn Thành hay Thời Gian Hoàn Thành chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể trong Luật Xây dựng (luật chuyên ngành) mà được đề cập trong mẫu hợp đồng ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn Luật Xây dựng[11], theo đó

” Thời hạn hoàn thành là thời gian để hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình (tùy từng trường hợp) theo khoản 10.2. [Thời hạn hoàn thành] bao gồm cả thời gian được gia hạn theo khoản 10.4. [Gia hạn thời gian hoàn thành], được tính từ ngày khởi công (hoặc một ngày cụ thể do các bên thỏa thuận).”.

Và Nhà thầu phải hoàn thành toàn bộ công việc và từng phần công việc (nếu có) trong khoảng thời hạn hoàn thành công việc bao gồm [12]:

Đã qua các lần thử nghiệm khi hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình tùy từng trường hợp, và

Hoàn thành tất cả các công việc đã được nêu trong Hợp đồng hoặc hạng mục công trình để được xem xét là đã hoàn thành, và

Được nghiệm thu theo quy định về Nghiệm thu công trình.

Như vậy, thời gian hoàn thành trong mẫu hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và Hợp đồng FIDIC đã có những điểm tương đồng nhất định và vai trò của quy định này là hoàn toàn không thể phủ nhận nếu không nói là vô cùng cần thiết trong hợp đồng.

Hệ Quả Pháp Lý Của ngày hoàn thành

Tuy nhiên, không phải dễ dàng để có thể xác định Ngày Hoàn Thành mặc dù hợp đồng đã có các quy định về Ngày Hoàn Thành và Thời Gian Hoàn Thành.

Mỗi bên có thể có hoặc phải gánh chịu trên thực tế những khó khăn trong việc xác định Ngày Hoàn Thành bởi những hệ quả pháp lý quan trọng tại thời điểm hoàn thành. Những hệ quả pháp lý quan trọng có thể dễ dàng nhận thấy đó là:

trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tiếp nhận phần/hay toàn bộ Công Việc đã được hoàn thành;

tại thời điểm bàn giao, nhà thầu sẽ kết thúc nghĩa vụ trông coi, trông giữ Công Việc và nghĩa vụ này sẽ được xem như là chuyển giao cho chủ đầu;

nhà thầu sẽ được xem như không có nghĩa vụ gì thêm đối với việc chậm trễ hoàn thành Công Việc. Nói cách khác, nếu nhà thầu trễ hạn hoàn thành Công Việc thì vào Ngày Hoàn Thành, trách nhiệm của nhà thầu sẽ không tăng thêm mà giới hạn vào chính ngày đó;

tương tự như vậy, trong trường hợp việc chậm trễ hoàn thành Công Việc xuất phát từ nguyên nhân thuộc về chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm thì nhà thầu sẽ xác định được khoảng thời gian gia hạn và tính toán các chi phí phát sinh theo đó;

những nghĩa vụ khác của nhà thầu trong thời gian thi công sẽ cũng từ đây mà chấm dứt, chẳng hạn nghĩa vụ trình nộp “kế hoạch dòng tiền”, tiến độ thi công cập nhật, v.v;

nghĩa vụ gia hạn các bảo lãnh của nhà thầu có thể cũng không tồn tại sau thời điểm Công Việc được bàn giao;

tất cả những khoản tiền tạm ứng còn lại sẽ ngay lập tức tới hạn và nhà thầu có nghĩa vụ phải trả cho chủ đầu tư; và

cuối cùng, hệ quả quan trọng khác mà nó có thể phát sinh từ việc hoàn thành Công Việc đó là thời điểm nhà thầu được chuyển sang nghĩa vụ bảo hành.

Do vậy, khi xác định được Ngày Hoàn Thành Công Việc và ý nghĩa của nó người ta sẽ có nhiều hơn những thông tin, cơ sở cần thiết để xem xét những sự kiện xảy ra trong thời gian hoàn thành, nguyên nhân xảy ra những sự kiện đó, những hệ quả mà nó gây ra là gì và ai phải chịu trách nhiệm nếu bị xem như là có lỗi dẫn tới việc kéo dài Thời Hạn Hoàn Thành Công Việc.

Tiến Độ Thi Công đóng vai trò quan trọng

Cho đến nay, với không ít người hành nghề thì Bảng Tiến Độ Thi Công phải là một phần của các tài liệu cấu thành hợp đồng. Tuy nhiên, Tiến Độ Thi Công chỉ nên được xem là công cụ quản lý thời gian trong hợp đồng xây dựng và không nên được xem là một tài liệu cấu thành hợp đồng, bởi vì:

Thứ nhất, khi hợp đồng đã xác định được Ngày Khởi Công, Ngày Hoàn Thành và Thời Hạn Hoàn Thành Công Việc như được phân tích tại ở trên thì việc có hay không có Tiến Độ Thi Công, người ta vẫn có cơ sở để xác định thời điểm mà theo đó nhà thầu có thể sẽ phải chịu cho các thiệt hại do chậm trễ hoặc sẽ được gia hạn thời gian hoàn thành và nhận các khoản bồi thường/phát sinh do việc gia hạn.

Thứ hai, tiến độ thi công thực tế đã được trình nộp bởi nhà thầu ngay từ khi thực hiện việc đấu thầu. Dựa trên cơ sở của bảng tiến độ thi công đó, các bên sẽ chi tiết hóa tiến độ thi công trên thực tế và vì vậy tiến độ thi công sẽ được liên tục cập nhật để phản ánh tình hình triển khai các Công Việc.

Nói cách khác, Tiến Độ Thi Công được trình nộp chỉ đóng vai trò là cơ sở quan trọng giúp các bên lập kế hoạch, điều phối công việc và chuẩn bị các nguồn lực – do vậy, nó là công cụ để kiểm soát tiến độ chứ không hẳn mang tính chất là một tài liệu của hợp đồng.

Thứ ba, nếu xem Bảng Tiến Độ Thi Công là một phần của tài liệu hợp đồng – nghĩa là một tài liệu mà hiệu lực và giá trị thực thi được phát sinh thông qua sự đồng thuận bởi đại diện có thẩm quyền của các bên tại thời điểm ký hợp đồng, thì các bên cũng đang chấp nhận rủi ro mà nó có thể gây ra, bao gồm

(i) khả năng thay đổi Bảng Tiến Độ Thi Công đó (hoặc những Bảng Tiến Độ Thi Công Chi Tiết được hiệu chỉnh sau đó) chỉ bằng những thay đổi, chi tiết hóa của Bảng Tiến Độ Thi Công Chi Tiết được xác lập và thông qua bởi đại diện của các bên tại công trường;

(ii) khả năng không có được sự thống nhất việc triển khai chi tiết Bảng Tiến Độ Thi Công Chi Tiết sau Ngày Khởi Công và do vậy việc triển khai Công Việc trên công trường bị ảnh hưởng, hoặc

(iii) việc thống nhất đó không còn phù hợp với Bảng Tiến Độ Thi Công tại thời điểm ký hợp đồng.

Có lẽ vì vậy mà sẽ không có gì ngạc nhiên nếu tham chiếu tới Khoản 1.5 [ Thứ Tự Ưu Tiên Các Tài Liệu Hợp Đồng] người ta sẽ thấy rằng đối với FIDIC thì Tiến Độ Thi Công (Programme) không tạo thành một phần trong các tài liệu cấu thành nên hợp đồng.

Mặc dù không tạo thành một phần của các tài liệu hợp đồng Tiến Độ Thi Công là công cụ quản lý dự án quan trọng bởi nó giúp các bên kiểm soát tiến độ, điều phối và phối hợp công việc giữa các nhà thầu (hoặc các nhà thầu phụ), và là bằng chứng/cơ sở (lý do) để sau này người ta có thể dựa vào đó để đánh giá được ai sẽ là bên phải chịu trách nhiệm cho các chậm trễ đối với việc hoàn thành Công Việc, và mức độ chậm trễ đó là như thế nào.

Các Sự Kiện được phép gia hạn

Khi nói về EOT Claims, điều cần thiết nhất chính là (i) xác định được đâu là sự kiện mà nhà thầu không được phép gia hạn và đâu là sự kiện cho phép nhà thầu được phép gia hạn (Sự Kiện Được Phép Gia Hạn); và (ii) trong số những Sự Kiện Được Phép Gia Hạn đó thì sự kiện nào dẫn tới hệ quả tất yếu là việc thi công, hoàn thành Công Việc bị cản trở/trì hoãn (Sự Kiện Nằm Trên Đường Găng) và đâu là những sự kiện mà nhà thầu có thể vượt qua mà không ảnh hưởng tới tiến độ thi công.

Trước hết, về khía cạnh Sự Kiện Được Phép Gia Hạn, có thể là cần thiết với một số hợp đồng khi liệt kê những sự kiện hoặc trường hợp sau đây:

Do việc xử lý vấn đề về cổ vật tại Công trường;

Do thay đổi quy định (từ nhà nước, bên thứ ba hoặc đơn vị cung cấp tiện ích) ảnh hưởng đến việc di chuyển của Nhà thầu trên các tuyến đường vào Công trường;

Do ảnh hưởng của Điều Kiện Vật Chất Không Lường Trước được;

Sai sót trong việc định vị các mốc, gốc chuẩn;

Ảnh hưởng của việc Nhà thầu phải hợp tác với các nhà thầu khác trên Công trường;

Chậm bàn giao mặt bằng Công trường;

Chậm trễ do các bản vẽ hoặc chỉ dẫn kỹ thuật, kỹ dẫn công trường không được Chủ đầu tư phát hành kịp thời;

Do Nhà thầu phải sửa chữa các sai sót của Công việc mà lý do thuộc Chủ đầu tư hoặc từ ảnh hưởng của sự kiện Bất Khả Kháng;

Do các phát sinh, thay đổi đối với Công việc;

Do điều kiện khí hậu thay đổi bất thường/bất lợi;

Do hàng hóa, nhân lực bị thiếu hụt mà nguyên nhân là từ các cấm vận, hoặc do chính sách của chính quyền;

Do các vấn đề thuộc lỗi, tránh nhiệm của Chủ đầu tư (bao gồm cả bất kỳ người nào được Chủ đầu tư thuê, mướn, hoặc bao gồm cả tất cả các nhà thầu ký hợp đồng với Chủ đầu tư);

Do bản thân khối lượng thi công thực tế so với Biểu Khối Lượng tăng quá mức 10%;

Do trì hoãn, chậm trễ của cơ quan chức năng;

Do Công việc bị yêu cầu tạm ngưng một phần hay toàn bộ mà lỗi không phải từ Nhà thầu;

Do Nhà thầu bị trì hoãn, cản trở việc Kiểm Tra/Nghiệm Thu khi hoàn thành;

Do việc thay đổi Luật pháp;

Do Nhà thầu chủ động tạm ngưng hoặc giảm tiến độ Công việc từ lỗi của Chủ đầu tư;

Do Sự Kiện Bất Khả Kháng.

Việc cho phép gia hạn tự động như vậy sẽ tạo ra tính chất tùy tiện, không kiểm soát trong mỗi hợp đồng xây dụng;

Nếu cho phép gia hạn thời gian hoàn thành tự động thì nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới các nhà thầu khác trong dự án;

Cho phép gia hạn tự động sẽ không thể phản ánh được nguyên nhân, ảnh hưởng của việc gia hạn; và

Vì những chi phí mà mỗi bên có thể sẽ phải gánh chịu hoặc sẽ được nhận nếu chấp thuận gia hạn tự động như vậy.

Rủi ro về việc cung cấp các bằng chứng, mô tả, diễn tả lại được một cách chính xác, rõ ràng, đầy đủ về sự kiện ra hạn và ảnh hưởng của sự kiện đó đến tiến độ;

Rủi ro từ việc phán xét một cách chủ quan, thiên kiến của người chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá các EOT Claim khi nhìn vào các tình huống, sự kiện đã diễn ra trong quá khứ;

Rủi ro từ việc có quá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ra hạn xảy ra tại cùng một thời điểm và việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đó là không rõ ràng;

Rủi ro từ việc không có cơ sở để một bên có hành xử phù hợp, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp khắc phục, hoặc hạn chế mức độ của sự kiện ảnh hưởng;

Rủi ro từ việc không có được tiếng nói chung trong việc lựa chọn phương pháp phân tích, đánh giá những sự kiện gây ra trễ hạn.

Hai Bước Thủ Tục khiếu nại thời gian hoàn thành

Do vậy, người ta có thể chia thủ tục khiếu nại EOT Claim thành hai giai đoạn chính mà nhà thầu cần tuân thủ, bao gồm:

Ở thủ tục thứ nhất, việc không tuân thủ về thủ tục trình nộp thông báo sẽ dẫn tới việc nhà thầu bị mất đi quyền gia hạn thời gian hoàn thành Công Việc – mất quyền vì vấn đề thủ tục (mà không cần xem xét đến nội dung của vấn đề)[13].

Ở Việt Nam, tại một số hợp đồng cũng đã có những quy định tương tự về việc giới hạn thời gian nhà thầu có nghĩa vụ trình nộp thông báo gia hạn thời gian hoàn thành Công Việc khi phát sinh sự kiện cho phép gia hạn. Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy cũng gây ra nhiều quan điểm trái chiều và tới nay vẫn chưa có hồi kết.

Các quy định như vậy đã tước đi quyền của nhà thầu trong việc gia hạn thời gian hoàn thành công việc khi trên thực tế rõ ràng có sự kiện gia hạn xảy ra;

Ngoài ra, việc có thông báo hay không báo trong nhiều trường hợp cũng không có ý nghĩa bởi vì chủ đầu tư cũng đã biết hoặc phải biết về sự kiện gia hạn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, đặc biệt là trong các cảnh báo và báo cáo hàng tuần, hàng quý của nhà thầu khi họp giao ban về lỗi của chủ đầu tư trong việc chậm trễ thanh toán, cung cấp mặt bằng công trường, ban hành các chỉ dẫn v.v.;

Có những sự kiện mà dù có thông báo hay không thông báo thì ảnh hưởng của sự kiện cho phép gia hạn là rõ ràng và không thể nào nhà thầu có thể hoàn thành công việc trong thời hạn đã định;

Thậm chí, nhiều trường hợp thực tế ghi nhận những nỗ lực của nhà thầu trong việc tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Công Việc, giảm thiểu tối đa hệ quả có thể phát sinh và vì vậy đã không có các thông báo hay yêu cầu gia hạn thời gian hoàn thành nào được gửi cho chủ đầu tư. Nếu không cho phép nhà thầu được phép gia hạn thì sẽ tạo ra bất đồng giữa các bên và có thể dẫn tới những tranh chấp hợp đồng.

Phương Pháp Chứng Minh ảnh hưởng của sự kiện gia hạn

Ngoài những thông tin cụ thể mà nhà thầu cần phải ghi nhận/lưu giữ phù hợp với các quy định của hợp đồng như thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của sự kiện cho phép gia hạn, những chi phí và thời gian bị ảnh hưởng bởi sự kiện, những nguồn lực con người đã được sử dụng, những cơ sở hợp đồng cho phép nhà thầu được hưởng quyền, thì đối với mỗi EOT Claims, nhà thầu cần chứng minh được mức độ ảnh hưởng của sự kiện cho phép gia hạn tới việc gia hạn thời gian thực tế.

Rất tiếc, do tính chất phức tạp của những sự kiện gia hạn thời gian hoàn thành, người ta vẫn chưa thể đi đến thống nhất một phương pháp duy nhất. Thực tế cho thấy để phân tích ảnh hưởng của các sự kiện gia hạn, người ta có thể lựa chọn một hoặc một số (tùy vào điều kiện, ngân sách, thông tin được cung cấp v.v.) những phương pháp chứng minh sau đây[16]:

* As-Planned vs. As-Built method[17]

* Impacted As-Planned method[18]

* Collapsed As-Built or “But for” method[19]

* Window Analysis method[20]

* As-Built method[21]

* Contemporaneous method[22]

Đối với mỗi phương pháp thì đều có những thuận lợi và bất lợi nhất định. Do tính chất phức tạp, và thiên về kỹ thuật. Chúng tôi sẽ có phân tích, đánh giá riêng về từng phương pháp phân tích này sau.

Chính bởi tính chất đa dạng, phức tạp trong các phương pháp phân tích và cũng bởi những nhận thức khác nhau của những người trong cuộc nên mỗi EOT Claim có thể có những kết quả xét duyệt khác nhau. Chính điều này dẫn tới không ít trường hợp trên thực tế, các tranh chấp và bất đồng giữa các bên vẫn xảy ra bởi các bên không đạt được tiếng nói chung cho cùng một EOT Claim cụ thể.

Hỗ trợ

Đơn Gia Hạn Tạm Trú, Đơn Xin Thêm Thời Gian Tạm Trú

Để giúp chính quyền địa phương có thể quản lý dễ dàng những nhân khẩu đang sinh sống tại địa phương, bên cạnh những người dân có hộ khẩu chính thức tại đó thì những người chuyển đến sinh sống một thời gian cần có đơn xin tạm trú, tuy nhiên, khi thời hạn trong đơn tạm trú hết, người tạm trú cần làm đơn gia hạn tạm trú để tiếp tục sinh sống tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật. Đơn gia hạn tạm trú dành cho người nước ngoài có cả phần tiếng Việt và phần dịch tương đương để người làm đơn có thể hiểu được hết nội dung cần có trong đơn.

Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và có nhu cầu nhận các loại trợ cấp hay chính sách cho con em đi học, cần phải làm đơn xác nhận hộ nghèo gửi đến các cơ quan nhận trợ cấp để xem xét và giải quyết, hiện nay mẫu đơn xác nhận hộ nghèo được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là dành cho các em sinh viên tại các trường đại học.

Khi làm đơn gia hạn tạm trú, người làm đơn cần điền một số thông tin cụ thể sau:

– Thông tin người làm đơn:

+ Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, số hộ chiếu. (ghi rõ thời hạn).

+ Ghi rõ ngày nhập cảnh, mục đích nhập cảnh, địa chỉ đang tạm trú ở Việt Nam.

+ Số điện thoại liên hệ.

– Cơ quan, tổ chức, nhân thân ở Việt Nam bảo lãnh: Người bảo lãnh phải có mối quan hệ mật thiết với người được bảo lãnh và phải làm đơn xin bảo lãnh cho người tạm trú theo quy định của pháp luật. Đồng thời, sau đó, người bảo lãnh sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu như trong thời gian cá nhân tạm trú tại địa phương đó có những hành vi vi phạm pháp luật.

Khi thực hiện bảo lãnh, người bảo lãnh phải ghi rõ những thông tin như họ tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên hệ,…nếu như đối với những cơ quan, tổ chức bảo lãnh. Còn đối với những nhân thân bảo lãnh, cần ghi rõ họ tên, ngày/tháng/năm sinh, số chứng minh nhân nhân (ghi rõ thời gian cấp, nơi cấp),… quan hệ với người được bảo lãnh. Người bảo lãnh phải là công dân có Quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, có hộ khẩu cư trú rõ ràng.

Với những em học sinh không có điều kiện tham gia học đại học vì hoàn cảnh khó khăn, các em có thể làm đơn xin học nghề để sau này có một cái nghề cầm tay nào đó để nuôi sống bản thân và gia đình, trong đơn xin học nghề phải nêu rõ nghề nào muốn theo học, các chính sách học nghề mà mình quan tâm.

– Nội dung đề nghị:

+ Cấp thị thực: Một lần hoặc nhiều lần (ghi rõ thời hạn thị thực có hiệu lực).

+ Bổ sung, sửa đổi thị thực.

Sau khi đơn gia hạn tạm trú được hoàn thành đầy đủ, người đề nghị gia hạn tạm trú sẽ ký và ghi rõ họ tên của mình, kèm theo đó là xác nhận của nhân thân (người bảo lãnh) và xác nhận của chính quyền địa phương cho phép gia hạn thời gian tạm trú. Sau khi có giấy xác nhận gia hạn tạm trú, người đề nghị sẽ được tiếp tục sinh sống tại nơi mình tạm trú theo thời gian đã quy định trong đơn.

Doanh Nghiệp Xin Gia Hạn Thời Gian Thuê Đất Sản Xuất Kinh Doanh

Doanh nghiệp xin gia hạn thời gian thuê đất sản xuất kinh doanh? Công ty tôi thuê đất của Nhà nước để tiến hành sản xuất kinh doanh và thời gian thuê đất sẽ hết vào tháng 10/2023. Nay công ty tôi muốn tiếp tục thuê mảnh đất nói trên thì cần tiến hành thủ tục như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.

Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.”

Đối với doanh nghiệp thuê đất để tiến hành sản xuất, kinh doanh thì thời hạn thuê đất là 50 năm; đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm. Khi hết thời hạn mà doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng nhưng không quá thời hạn nói trên.

Đối với trường hợp của bạn: công ty bạn thuê đất để sản xuất kinh doanh và sẽ hết hạn thuê đất vào tháng 10/2023 nên nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng thì bạn phải tiến hành gia hạn thời gian thuê đất.

Về thủ tục xin gia hạn thời gian thuê đất

1. Hồ sơ gia hạn thời gian thuê đất

Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 9 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 7 Thông tư 33/2023/TT-BTNMT:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Bản sao Quyết định đầu tư bổ sung hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư có thể hiện thời hạn hoặc điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án đầu tư phù hợp thời gian xin gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư.

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Trường hợp tổ chức trong nước đang sử dụng đất để thực hiện hoạt động đầu tư trên đất nhưng không thuộc trường hợp có Quyết định đầu tư bổ sung hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thể hiện cụ thể lý do đề nghị gia hạn sử dụng đất tại Điểm 4 của Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

+ Chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Theo điểm a Khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là Sở Tài nguyên và Môi trường nơi công ty bạn thuê đất.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Theo điểm e Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết hồ sơ là 07 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày.

Thời hạn sử dụng của đất được nhà nước bồi thường

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn, giải đáp thắc mắc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gia Hạn Thời Gian Khai Thuế trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!