Bạn đang xem bài viết Gia Sư Văn Hướng Dẫn Học Sinh Thcs Làm Bài Văn Tự Sự được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bước vào chương trình ngữ văn cấp 2, các em học sinh phải tiếp xúc với nhiều thể loại văn bản khác nhau như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh. Mỗi phương thức biểu đạt lại có những đặc trưng, những phương thức làm bài khác nhau. Để làm tốt từng kiểu văn bản, các em phải nắm vững được khái niệm, cách sử dụng, cách ứng dụng cho phù hợp với từng dạng bài.
Đặc biệt, các em học sinh THCS, bước đầu tiên phải tiếp xúc với văn tự sự chắc hẳn gặp khá nhiều khó khăn, bỡ ngỡ, không biết phải bắt đầu như thế nào? Bởi đây là năm học chuyển cấp đầu tiên của các em với môi trường học tập và giảng dạy hoàn toàn mới khiến các em vẫn chưa kịp thích nghi. Hơn nữa, với nhiều em học sinh, văn tự sự gần như là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với các em mặc dù nó rất gần gũi với cuộc sống thường ngày.
Hiểu và cảm thông với những khó khăn trên của các em học sinh, sau đây gia sư môn văn xin được chia sẻ một số kinh nghiệm giúp học sinh THCS làm bài văn tự sự một cách đơn giản nhất.
Chắc hẳn chúng ta đều biết, văn tự sự có mặt mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nó xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp, trong những câu chuyện của chúng ta với gia đình và bạn bè. Văn tự sự là phương thức dùng để truyền đạt những nội dung, một chuỗi sự việc theo một trật tự logic và trình tự thời gian nhất định. Đây không chỉ đơn thuần là những kiến thức trên sách vở mà nó còn có tính ứng dụng cao trong thực tế giúp cho câu chuyện trở nên sinh động, cuốn hút người nghe hơn. Chắc hẳn mọi người đều muốn nghe một câu chuyện sinh động, có thần thái hơn một câu chuyện nhạt nhẽo và buồn tẻ. Ngay từ đầu năm học lớp 6, các em học sinh đã phải tiếp xúc với phương thức tự sự nhưng vẫn có khá nhiều thiếu sót trong bài làm.
Vậy giáo viên cần làm những gì để học sinh có thể tự mình hoàn thành tốt một bài văn tự sự?
Gia sư Văn hướng dẫn học sinh THCS nắm chắc khái niệm, đặc điểm, yếu tố cơ bản làm bài văn tự sự
Cốt truyện: Cốt truyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để làm nên một bài văn tự sự. Cốt truyện có rõ ràng và tuân theo trình tự các chuỗi sự kiện rõ ràng, mạch lạc, có nguyên nhân, diễn biến, có mở đầu, có kết thúc thì mới thuyết phục được người đọc, người nghe, tạo được hứng thú cho họ với câu chuyện của mình. Cốt truyện được xây dựng bằng các tình tiết khác nhau, các sự kiện được sắp xếp, lựa chọn để tạo thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để tạo được điểm nhấn cho bài văn, người viết cần phải lựa chọn những tình tiết hấp dẫn với diễn biến phong phú và phải có sự sáng tạo. Nhưng tất cả đều phải xuất phát tự thực tiễn, tránh tình trạng học sinh tưởng tượng một cách thái quá, phi thực tế, bịa cốt truyện.
Cách xây dựng nhân vật: Khi làm bài văn tự sự, học sinh cần xác định các nhân vật có trong bài viết của mình, đâu là nhân vật chính, đâu là nhân vật phụ. Nhân vật trong bài viết cần được khắc họa rõ nét đặc điểm, tính cách. Học sinh có thể miêu tả ngoại hình của nhân vật (tên tuổi, vóc dáng, diện mạo, trang phục,…) để góp phần tô điểm tính cách của họ.
Cách viết lời kể, lời thoại: Cách viết lời kể, lời thoại phải đảm bảo linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thể loại câu kể, câu cảm thán, câu nghi vấn,…Lời kể phải phù hợp với ngôi kể. Đồng thời, muốn làm tăng tính chân thực cho bài làm, người viết nên kết hợp một số đoạn hội thoại trong bài văn giữa các nhân vật. Tuy nhiên, lời thoại cần có tính chọn lọc, số lượng hội thoại nên nằm trong mức hạn chế.
Ngôi kể: Ngôi thứ nhất: Người kể xưng tôi, trực tiếp xuất hiện để dẫn dắt toàn bộ diễn biến của câu chuyện, tức kể lại những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mìn. Ngôi thứ 3: Người kể giấu mình, không trực tiếp xuất hiện, gọi tên các nhân vật bằng tính tên gọi của họ gọi bằng các đại từ nhân xưng ở ngôi thứ 3 (ông, bà, anh, chị).
Giúp học sinh xây dựng dàn ý cho bài văn tự sự
Sau khi nắm được những yếu tố cơ bản để cấu thành nên một bài văn tự sự thì việc xây dựng một dàn ý cụ thể, chi tiết là điều vô cùng quan trọng để tránh thiếu sót ý trong bài văn:
Giới thiệu khái quát nhân vật hoặc tình huống truyện.
Lựa chọn ngôi kể
Kể các tình huống làm nên câu chuyện
Đan xen miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật
Các tình tiết sắp xếp theo một trình tự hợp lí, phù hợp với diễn biến của câu chuyện
Kết cục của câu chuyện
Liên hệ và mở rộng
Ví dụ minh họa: “Kể về một kỉ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi”
Thân bài: Diễn biến sự việc: (chuyến đi chăn trâu thả diều)
+ Thời gian: 4 giờ chiều
+ Nam ở thành phố về quê nghỉ hè, xin mẹ đi thả diều với bọn trẻ con hàng xóm
+ Nam không biết thả diều nên các bạn không cho Nam chơi
+ Nam giành lấy diều và diều bị bay mất
+ Nam không xin lỗi và bỏ chạy về nhà
+ Trên đường về, Nam bị giẫm phải mảnh thủy tinh vỡ và bị chảy máu
+ Các bạn đến và cõng Nam về nhà
+ Kết quả sự việc: Nam thấy có lỗi vì hàng động của mình. Nam xin lỗi các bạn và hứa lần sau sẽ không tái phạm
Nam rút ra được bài học gì cho bản thân? (phải biết nhận lỗi, lòng bao dung của con người,…)
Để làm tốt được bài văn tự sự ở cấp bậc THCS không phải là điều quá khó nhưng các em cần phải nắm rõ những yếu tố cấu thành nên bài văn và lựa chọn ngôi kể phù hợp. Chúng tôi tin rằng, bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức bổ trợ bổ ích cho các em trong quá trình làm văn của mình. Gia sư văn rất vui khi được làm người bạn đồng hành thân thiết, chia sẻ cùng các em trong quá trình học tập. Chúc các em thành công!
Kỹ Năng Làm Bài Văn Tự Sự Lớp 10.
I-Ôn tập và củng cố kĩ năng lập dàn ý bài văn tự sự
1. Ôn tập cách lập dàn ý bài văn tự sự
Câu hỏi 1: Để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự, anh chị cần làm những công việc gì?
– Cần hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện:
+ Dự kiến hướng phát triển của câu chuyện, các sự kiện quan trọng của cốt truyện
Câu hỏi 2: Dàn ý của bài văn tự sự gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần:
– Dàn ý bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài: + Mở bài: giới thiệu câu chuyện(hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật)
+ Thân bài: những sự việc và chi tiết chính trong câu chuyện
+ Kết bài: kết thúc câu chuyện(có thể nêu cảm nghĩ hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa)
Câu hỏi 3: Theo anh chị, có những cách mở bài nào trong bài văn tự sự:
– Mở bài trong bài văn tự sự có thể làm theo nhiều cách khác nhau:
+ Cách 1: Giới thiệu hoàn cảnh không gian, thời gian và nhân vật chính
VD: Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con. Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang (Kể lại chuyện Sọ Dừa)
+ Cách 2: Mở bài theo cách hồi cố: VD: Một buổi sáng, mọi người còn đang chìm trong giấc ngủ, bỗng có tiễng khóc thút thít vang lên. Hỏi ra mới biết đó là tiếng khóc buồn bã của một cô bé không biết quý tình bạn. Khi mọi người đến động viên, chia sẻ, cô bé đã kể lại câu chuyện của mình trong nuối tiếc và ân hận (Kể lại câu chuyện Cô bé không biêt quý tình bạn)
+ Cách 3: Mở bài từ việc rút ra một bài học: VD: Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng… (Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em)
Câu 4: Khi viết phần thân bài của bài văn tự sự, anh (chị) cần lưu ý những điều gì?
– Cần lưu ý sắp xếp cách sắp xếp các sự kiện, chọn sự kiện và chi tiết tiêu biểu và lựa chọn ngôi kể: + Sắp xếp các sự kiện trong bài văn tự sự có thể theo trật tự thời gian hoạc xáo trộn trạt tự thời gian, song cần chú ý mối quan hệ nhân quả giữa các chi tiết, sự kiện để đảm bảo tính lô gic của câu chuyện.
+ Cần sử dụng ngôi kể thống nhất trong toàn bài. Có hai ngôi kể chính trong bài văn tự sự: Kể theo ngôi thứ 3: Người kể đứng ngoài, quan sát và kể lại câu chuyện một cách khách quan (VD: Cách kể chuyên của các truyện Tấm Cám, Truyện ADV và MCTT trong SGK)
Kể theo ngôi thứ nhất: Người kể là một trong số nhân vật của câu chuyện, thường xưng tôi. Theo đó câu chuyện được kể theo cách nhìn chủ quan của người kể. (VD: Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà được kể theo cách nay). Khi kể theo ngôi thứ nhất cần chú ý hạn chế trường nhìn của nhân vật (những gì nhân vật không biết thì không kể), đồng thời khai thác tâm lý, cách đánh giá của nhân vật đối với từng sự kiện.
Câu hỏi 5: Có thể kết bài theo những cách nào?
– Kết bài bằng cách nêu kết thúc truyện: VD: Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đếnchia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ. (Kể lại truyện Sọ Dừa)
– Kết bài bằng cách nêu một chi tiết thật đặc sắc, có ý nghĩa
VD: Trọng Thủy cứ ngồi đó hàng chục ngày đêm. Và rồi không biết tự bao giờ.Chàng đã hóa thành người đá. Sau này hàng mấy trăm năm, có người lặn xuống Biển Đông mò ngọc quý vẫn còn nhìn thấy một tảng đá hình người âu sầu khổ nãođang dang hai cánh tay ra như cầu xin ai đó một điều gì. (Kể lại cuộc hội ngộ của Mị Châu và Trọng Thủy dưới thủy cung)
– Kết bài bằng cách nêu bài học và cảm nghĩ của bản thân
VD: Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn đang có, đó là tình thương (Kể lại một kỉ niệm sâu sắc)
2. Hệ thống bài tập củng cố kĩ năng lập dàn ý bài văn tự sự:
*Đề bài 1: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷđã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra? Hãy kể lại câu chuyệnđó.
Gợi ý: Đây là loại đề yêu cầu kể chuyện tưởng tượng và sáng tạo. Để làm tốt loại bài này cầnn phát huy khả năng tưởng tượng liên tưởng (các sự việc, các chi tiết để tạo thành cốt truyện). Yêu cầu các chi tiết, sự việc phải đảm bảo lôgic, phải phù hợp với tâm lí, tính cách của các nhân vật. Không những thế cách giải quyết được đưa ra cũng phải làm hài lòng người đọc.
Có thể tham khảo một dàn ý dưới dây: (A) Mở bài
– Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
– Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn
Nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
(B) Thân bài
(1) Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
– Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng
Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
– Miêu tả cảnh cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người
Hầu đi lại rất dông…).
(2) Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
– Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
– Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là
Công chúa.
– Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình. Lúc ấy Mị Châu cũng
Rưng rưng nước mắt.
(3) Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
– Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
– Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ.
+ Trách chàng là người phản bội.
+ Trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
– Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
(4) TrọngThuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
(C) Kết bài
Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
– Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
– Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa hẹn sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
*Đề 2: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình,
Tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
Gợi ý: Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấntượng và giàu cảm xúc). Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi người kể (ngôi thứ nhất).
Có thể tham khảo dàn ý như sau:
(A) Mở bài
– Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ
Niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).
– Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong
Một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt,
Hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ…).
(B) Thân bài
(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp
(tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ
Môn hay chủ nhiệm…).
(2) Kể về kỉ niệm.
– Câu chuyện diễn ra vào khi nào?
– Kể lại nội dung sự việc.
+ Sự việc xảy ra thế nào?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao?
Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật.
Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm
Trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay
Lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để
“hỏi thăm” sức khoẻ của mẹ tôi…
– Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý
ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).
(C) Kết bài
– Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
– Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô…)
Như thế.
*Đề bài 3: Hãy kể lại câu chuyện Tấm Cám theo ngôi kể của nhân vật Cám
Gợi ý: – Cần đảm bảo những sự kiện chính của câu chuyện
– Cần chú ý kể theo điểm nhìn nhân vật: lược bỏ những sự kiện mà Cám không chứng kiến, lồng cách nhìn, tâm trạng của Cám vào từng sự kiện
A, Mở bài: – Tôi (Cám) sống với mẹ và chị Tấm- người chị gái cùng cha khác mẹ – trong một ngôi nhà nhỏ
– Tôi được mẹ nuông chiều, còn Tấm phải làm lụng vất vả
B, Thân bài: – Tôi và chị Tấm được mẹ sai đi bắt tép, ai bắt nhiều hơn sẽ được thưởng một chiếc yếm đỏ…
– Tôi và mẹ bày mưu ăn thịt bống…
– Tôi và mẹ đi xem hội, để mặc Tấm ở nhà làm lụng…
– Tôi vô cùng ngạc nhiên khi Tấm đi xem hội trong bộ trang phục lộng lẫy và ghen tức khi Tấm thử hài, trở thành hoàng hậu…
– Tôi và mẹ bày mưu hãm hại Tấm nhiều lần nhưng Tấm vẫn liên tục hồi sinh khiến tôi vô cùng sợ hãi…
C, Kết bài: – Tấm trở về xinh đẹp hơn xưa và tôi đã bị trừng phạt
II- Ôn tập và củng cố kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:
1. Ôn tập kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:
Câu hỏi 1: Khi sử dụng yếu tố miêu tả va biểu cảm trong bài văn tự sự cần chú ý những yếu tố nào?
– Mục đích của miêu tả và biểu cảm là làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, hơn nữa có thể nhấn mạnh sự kiện được kể
– Vì vậy, cần sử dụng hai yếu tố này với dung lượng vừa phải, hợp lý
Câu hỏi 2: Nêu cách vận dụng yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự?
– Có thể tả ngoại hình hoặc tả cảnh thiên nhiên.
VD1: Đó là một buổi tan trường. Những tia nắng óng ánh vàng rực xuyên qua các kẽ lá của mùa hè như vương lại trên đôi chân và theo bước tôi trên con đường phẳng một màu phượng. Thấp thoáng sau những tán cây, ngôi trường cũ thân thương hiện ra uy nghiêm trước mắt người học trò cũ, nhưng ngôi trường đã không còn vẻ trang nghiêm như lúc xưa nữa. Tôi rảo bước quanh sân trường, giờ đây, xung quanh sân trường, dù là một chiếc lá, hay một cánh hoa phượng cũng đều gợi lên trong tôi những cảm nhận thân thương nhất, quen thuộc nhất.
VD2: Đang ngồi, tôi bỗng gặp lại gặp lại thầy Minh- thÇy dạy Toán năm lớp bảy ấy. Thầy lúc này đã già đi nhiều quá, tóc đã bạc cả đầu, nhưng gương mặt thầy vẫn phúc hậu như năm nào. Tôi bỗng thấy thầy thân thương quá đỗi, thầy vẫn có cái nhìn trìu mến dành cho học trò như ngày nào
(Kể về một buổi thăm trường cũ)
– Có thể miêu tả bằng cách quan sát, liên tưởng, tưởng tượng
+ Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng
VD: xem VD trên
VD: Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.
+ Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp
Câu hỏi 3: Nêu cách vận dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn tự sự?
VD1: Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.
VD2
Vậy là đã rõ, Hùng đã nghi ngờ cả bản thân tôi. Tôi buồn lắm, rệu rã đạp xe tớicổng trường, cắp cặp vào lớp ngồi bên người bạn thân cả buổi mà không dám bắtlời. Mỗi khi tôi trộm nhìn sang, vẻ mặt Hùng lại ánh lên sự bất cần và thách thức. Buổi học hôm ấy trôi qua căng thẳng, chậm chạp và mệt nhọc. Tan học, lần đầu tiên từ khi bước vào ngôi trường mới, tôi một mình đạp xe vội vã về nhà. Mệt mỏi và chán nản, tôi nằm vật ra giường. Chẳng lẽ tình bạn đẹp đẽ của chúng tôi lại đổ vỡ một cách đơn giản thế ư? Không thể được! Tôi phải nghĩ và phải làm rõ “vụ án” này để chứng minh cho sự trong sạch của mình và quan trọng hơn là để cứu vãn tình bạn của chúng tôi.
– Có nhiều cách biểu cảm:
+ Trực tiếp bộc lộ cảm xúc trước sự vật, sự việc khách quan làm lay động trái tim người kể
+ Từ những quan sát chăm chú, tinh tế mà nảy sinh cảm xúc
VD: Đang ngồi, tôi bỗng gặp lại gặp lại thầy Minh-đã dạy Toán bọn mình năm lớp bảy ấy, nhân dịp thầy về thăm trường. Thầy lúc này đã già đi nhiều quá, tóc đã bạc cả đầu, nhưng gương mặt thầy vẫn phúc hậu như năm nào. Tôi bỗng thấy thầy thân thương quá đỗi, thầy vẫn có cái nhìn trìu mến dành cho học trò như ngày nào bạn ạ…
+ Từ sự vận dụng những liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức
VD: Nhớ rất rõ những hôm có chợ đêm, hai bà cháu đi bộ ra đó chơi. Khung cảnh hiện lên rực rỡ màu sắc ánh đèn, chợ thật đông vui với đầy đủ các thứ hàng hoá… Và thêm cả trò chơi đu quay “sở trường”. ” Pằng! Pằng! Pằng!” Bà vẫy tay đưa mắt dõi theo” Bay lên nào! Hạ xuống thôi!… Bùm bùm chéo!.. ” Tôi thích thú vô cùng. Đêm về ngã vào vòng tay bà nghe bà ru và kể chuyện cổ tích. Giọng kể êm ái và đầy ngọt ngào đưa tôi chìm sâu vào giấc ngủ.
2. Hệ thống bài tập củng cố:
Bài tập: Viết đoạn văn sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm: Viết đoạn kể Trọng Thủy xuống thủy cung gặp Mị Châu
Đoạn mẫu: Trọng Thủy tỉnh dậy thì bàng hoàng nhận ra mình đang ở giữa mênh mông biển nước. Những tầng san hô cứ liên tiếp nối nhau làm che khuất tầm nhìn. Xung quanh chàng lúc ấy chỉ có nước và những đàn cá tung tăng bơi lội. Trọng Thủy vẫn còn ngơ ngác. Chàng dấn bước đi miễn cưỡng và không phương hướng. Thế nhưng vừa ra khỏi đám san hô, Trọng Thủy đã bị bốn năm hình nhân quái lạ mình người đầu tôm cá từ đâu kéo đến trói chặt đưa đi. Trọng Thủy được đưa đến một cung điện nguy nga lộng lẫy, cái mà chàng chưa bao giờ gặp ở trên trần. Những ngôi nhà tráng lệ sáng trưng màu ngọc, có đầy đủ lính canh và người hầu ra vào tấp nập. Qua bốn năm lần cửa canh như thế, Trọng Thủy bị bắt vào quỳ ở trong đại điện
Lí Luận Văn Học Và Cách Làm Bài Văn Dạng Đề Lí Luận Văn Học
Lí luận văn học và cách làm bài văn dạng đề lí luận văn học
1. Lí luận văn học là gì?
Lí luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội -thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học văn học nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học.
Đối tượng nghiên cứu gồm các nhóm lý thuyết chính:
là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người bao gồm tính hình tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, các thuộc tính xã hội của văn học, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung.
– Quá trình văn học: bao gồm các khái niệm chính về phong cách, các loại và các thể văn học, các trào lưu, khuynh hướng văn học và các quá trình văn học nói chung
Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát, ví dụ như:
– Văn học bắt nguồn từ đâu?– Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành?– Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào? Văn học sinh ra để làm gì?…
Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên những thuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ các thành quả nghiên cứu đó mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản chất của các hiện tượng văn học như: nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học…
Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu về lí luận văn học vẫn đang được thực hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học.
Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí luận văn học vô cùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì? Văn học vì ai mà tồn tại? Những câu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta ắt hẳn đều có cho riêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi ấy. Học lí luận văn học là cách để ta có thể trả lời những câu hỏi dạng như vậy một cách có hệ thống và khoa học hơn.
Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận văn học ở mức độ cơ bản. Những tri thức này sẽ là nền tảng để học sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn.
2. Học lí luận văn học như thế nào?
Cũng như mọi bộ môn nghiên cứu lý thuyết khác, chúng ta tiếp nhận tri thức lí luận văn học trên nhiều cấp độ. Từ thấp đến cao, các cấp độ đó thể hiện như sau:
+ Biết : Chúng ta biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học.
+ Hiểu : Chúng ta có thể hiể u và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận điểm lí luận văn học bằng lời văn của mình.
+ Vận dụng : Chúng ta có thể vận dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải các hiện tượng văn học, các nhận định về lí luận văn học.
+ Phân tích : Chúng ta có thể phân tích các biểu hiện của vấn đề lí luận văn học trong một hiện tượng văn học cụ thể (tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kì văn học…)
+ Đánh giá : Chúng ta đánh giá được mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận định lí luận văn học và có thể bổ sung, phản bi ện một cách hợp lý.
Ở mức độ một bài thi học sinh giỏi, bài văn nghị luận dạng vận dụng kiến thức lí luận văn học đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức đến mức độ cao nhất trong thang nêu trên, là mức độ đánh giá. Như vậy, việc lĩnh hội tri thức lí luận văn học cũng cần phải được rèn luyện từng bước để đạt được cấp độ cao nhất.
* Cấp độ lĩnh hội tri thức:
Cách thức hình thành:
– Biết: Đọc giáo trình, tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan trọng: gạch chân, tô sáng các ý.
– Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất: những thuật ngữ quan trọng, những luận điểm quan trọng. Sử dụng các kĩ thuật ghi
Cách thức hình thành nhớ như sơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa. Chẳng hạn: phải nắm các khái niệm như nhà văn, tác phẩm văn học, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, phong cách văn học, trào lưu văn học, tiếp nhận văn học, thể loại thơ, tự sự, kịch…
– Hiểu: Tập diễn đạt lại nội dung thuật ngữ, nội dung các luận điểm lí luận văn học bằng lời văn c ủa chính m ình.
– Vận dụng: Tập lí giải một số hiện tượng văn học thường gặp. Tập lí giải một số luận điểm lí luận văn học. Thường xuyên đặt câu hỏi “Vì sao?” và các câu hỏi giả định.
Chẳng hạn như các câu hỏi:
+ Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống? + Vì sao cùng viết về “Tương tư” nhưng Nguyễn Bính trong bài thơ “Tương tư” thì chọn thể thơ lục bát , còn Xuân Diệu trong “Tương tư chiều” lại chọn thể thơ tự do ? + Văn học có thể tồn tại không nếu không viết về con người? + Ở văn học trung đại có hiện tượng văn-sử – triết bất phân, nhưng đến văn học hiện đại thì người ta chia ba lĩnh vực ấy ra. Vì sao có thể tách văn ra khỏi sử và triết ? + Tại sao trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du lại để Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau? Quy luật văn học nào dẫn đến điều đó? + Tại sao nói truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là bài thơ trữ tình đượm buồn?
– Phân tích: Phân tích các bi ểu hiệ n của các vấn đề văn học trong những hiện tượng văn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kì văn học…
Ví dụ như:
– Phân tích (chỉ ra biểu hiện) phon g các h Na m Cao qua một số tác phẩm truyện ngắn trước CMT8. – Phân tích (chỉ ra biểu hiện) giá t rị nhân đạo trong “Truyện Kiều”. – Phân tích (chỉ ra biểu hiện) nét riê ng của nhà thơ Xuân Di ệu khi viết về đề tài tình yêu …
Tổng hợp Giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp. Ví dụ như: – Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm h ồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Trót nợ cùng thơ phải chuố t lời “. Phải chăng hai câu nói trên là mâu thuẫn, hãy thử lí giải.
* Cấp độ lĩnh hội tri thức:
– Có người cho rằng: Văn chương phải giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống và hiểu chính mình . Từ các phương diện đặc trưng văn học, chức năng văn học, quá trình sáng tác, quá trình tiếp nhận, hãy lý giải ý kiến trên.
Đánh giá Liên tục đặt các câu hỏi tra vấn, phản biện:
+ Có phải lúc nào cũng như vậy hay không? + Nói như vậy đã thực sự chính xác hay chưa? + Có ngoại lệ hay không? + Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không?
Bốn bước nêu trên sẽ được lặp đi lặp lại và mỗi lần làm lại thì ở mức độ cao hơn. Đó là cách tốt nhất để củng cố và tiếp tục phát triển năng lực cho đến khi thuần thục ở mức cao nhất.
3. Kiến thức lí luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?
Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:
Yêu cầu đề Đề minh họa:
Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học.
– Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.– Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ một yêu cầu nào đó. – Phân tích giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” của Kim Lân. – Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. – Phân tích tích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” để cho thấy những chuyển biến trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau CMT8 1945.
– Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ nhận định lí luận văn học. chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”.
– Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh con người bằng cách hình thức nghệ thuật độc đáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.
Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt), ta có thể so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.
Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu ta làm rõ. “Giá trị nhân đạo” , “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.
Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết. Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi.
Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.
4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học:
Dàn ý chung phần thân bài như sau:
Thao tác Nội dung Mức độ tư duy:
– Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định.
– Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? (Đọc – Hiểu)
– Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận.
– Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” (Vận dụng Tổng hợp)
– Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận. (Phân tích)
– Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
– Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) (Đánh giá)
Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.
Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.
Tài Liệu Hướng Dẫn Sinh Viên Khi Làm Luận Văn Tốt Nghiệp
Có thể nói luận văn tốt nghiệp là một tác phẩm vô cùng quan trọng, là đứa con tinh thần của thời sinh viên. Song làm như thế nào, viết như thế nào, bảo vệ như thế nào thì sinh viên còn có quá nhiều bỡ ngỡ và có thể nói đó là cả một quá trình công nghệ giáo dục. Chính vì vậy chúng tôi viết bản hướng dẫn này nhằm giúp sinh viên phần nào tháo gỡ các khó khăn ấy. Nếu các bạn sinh viên, các thầy cô giáo có góp ý bổ sung thêm, xin cứ mạnh dạn trao đổi. Mọi ý kiến phê bình đều được trân trọng để cuối cùng luận văn tốt nghiệp của sinh viên sẽ trở nên ngày càng sáng giá hơn.
2. Thuật ngữ
– Luận án tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp, dùng cho hệ kĩ thuật, công nghệ.
– Luận văn tốt nghiệp dùng cho hệ khoa học xã hội, nhân văn.
Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi thống nhất dùng chung một thuật ngữ đại diện là luận văn tốt nghiệp. Trong điều kiện cụ thể của hệ đào tạo, người đọc có thể thay thế cho phù hợp.
3. Mục đích làm luận văn
Luận văn tốt nghiệp là một dịp rất tốt để sinh viên
– Rèn luyện kĩ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện.
– Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
– Độc lập, tự chủ tạo ra một bản thiết kế, một bản luận văn hay đồ án hoàn chỉnh.
4. 3 câu hỏi lớn khi làm luận văn tốt nghiệp
Quá trình làm luận văn tốt nghiệp hay nhận nhiệm vụ thực tập, sinh viên cần nhớ và trả lời được 3 câu hỏi lớn như sau:
2. Làm như thế nào ?
3. Kết quả ra sao ?
Trả lời tốt được 3 câu hỏi trên sẽ dẫn đến thành công và giúp sinh viên giải quyết được những lúng túng.
Làm gì ? Nhiệm vụ được giao hoặc tự mình xác định cần phải giải quyết.
Làm như thế ? Phần này bao gồm những ý chính như sau:
– Tổng hợp, phân tích, đánh giá những cái người khác đã làm (trong nước và quốc tế).
– Ghi chép lại các tài liệu tham khảo, website, phần mềm … tham khảo để trích dẫn và để xếp vào phần phụ lục.
– Đề xuất ra phương án giải quyết của mình. Chứng minh, lí giải vì sao chọn phương án như thế.
– Thiết kế chi tiết theo đề xuất của mình.
– Trao đổi và tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn là vô cùng quan trọng. Nhưng điều kiện tiên quyết để có kết quả tốt là SV phải động nóo, phải lao động, tránh tình trạng ỷ lại.
Kết quả ra sao ?
– Kết quả mình đã làm như các kết quả điều tra, kết quả phần cứng, phần mềm, các biểu bảng, hình vẽ…),
– Đánh giá kết quả, so sánh với ý muốn ban đầu, so sánh với kết quả của người khác…
– Đề ra phương hướng khắc phục những cái chưa giải quyết được …
Với tư duy của 3 câu hỏi trên, các bạn sinh viên sẽ yên tâm thoát khỏi sự lúng túng.
Phần sau đây sẽ trình bày chi tiết hơn các công việc phải làm.
5. Yêu cầu đối với sinh viên
1. Sinh viên phải có trách nhiệm định kỳ gặp thầy giáo hướng dẫn để báo cáo công việc đã làm trong tuần và xin ý kiến về các công việc tiếp theo. Hoặc thầy trò liên lạc nhau qua email, qua skype (hình tiếng, chat)… là phương tiện liên lạc tiện lợi, nhanh chóng.
2. Liên hệ và thoả thuận với thầy về điều kiện và phương tiện làm việc. Khi được thầy giáo hướng dẫn bố trí nơi làm thì sinh viên phải làm việc tại phòng máy và có trách nhiệm bảo quản máy móc và các trang thiết bị khác và tuân thủ nội qui phòng máy hoặc phòng thí ngiệm…
3. Đảm bảo thời gian làm việc. Về nguyên tắc, sinh viên phải có mặt tại nơi làm việc 8 giờ/ngày. Khi sinh viên đi làm tại cơ quan ngoài, sinh viên phải tuân thủ mọi chế độ làm việc, thời gian làm việc và chịu sự quản lí của cơ sở bên ngoài.
6. Kỉ luật
Trước khi bảo vệ tốt nghiệp, Khoa tổ chức Hội đồng xét duyệt tư cách bảo vệ tốt nghiệp và xem xét nghiêm túc các trường hợp sau:
1. Sinh viên cả đợt làm luận văn tốt nghiệp không gặp thầy giáo hướng dẫn sau lần giao nhiệm vụ đầu tiên, hàng tuần không báo cáo tiến độ thực hiện sẽ bị xử lí như là không làm luận văn và bị đình chỉ, không được bảo vệ luận văn.
2. Đến hạn không nộp báo cáo sẽ bị coi như không làm luận văn.
3. Người hướng dẫn đánh giá luận văn không đạt yêu cầu thì luận văn sẽ không được xét cho bảo vệ.
7. Các bước tiến hành khi làm luận văn tốt nghiệp
1) Nhận đề tài
2) Tìm tài liệu tham khảo. Đây là khâu rất quan trọng. Có tài liệu tham khảo tốt sẽ đảm bảo luận văn thành công tốt.
3) Nghiên cứu sơ bộ tài liệu và đề tài, sau đó viết đề cương (sơ bộ) của luận văn và thông qua giáo viên hướng dẫn. Đề cương sẽ giúp sinh viên khái quát vấn đề trước khi đi vào chi tiết. Cái tổng thể phải được hình dung trước, làm trước cái chi tiết.
4) Tiến hành nghiên cứu lí thuyết, làm thực nghiệm theo nội dung đề tài đã được vạch ra trong đề cương. Vừa làm vừa viết luận văn để kịp thời gian và dễ xử lí.
5) Báo cáo sơ bộ với thầy giáo hướng dẫn tình hình thực hiện đề cương và kết quả nghiên cứu.
6) Hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
7) Nộp luận văn cho thầy hướng dẫn duyệt lần cuối.
8) Chỉ nên đóng bìa đồ án hoàn chỉnh sau khi có ý kiến của giáo viên hướng dẫn và có thể của giái viên phản biện.
9) Nộp luận văn cho bộ môn hoặc khoa.
10) Chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp: chuẩn bị phim trình chiếu, bảo vệ thử, viết tóm tắt nội dung bảo vệ, chuẩn bị máy tính và máy chiếu, bản vẽ các loại …
8. Trình bày luận văn tốt nghiệp
Luận văn thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Báo cáo Luận văn tốt nghiệp là một cơ sở quan trọng để các thầy giáo và hội đồng chấm điểm.
– Chữ Việt: Soạn thảo trên Win Word với bộ chữ unicode theo tiêu chuẩn TCVN-6909 để dễ lưu trữ, trao đổi, khai thác. Hoặc phông chữ ABC (Tuy nhiên đứng ở góc độ mĩ thuật văn bản thì phông chữ Việt Unicode chưa đẹp).
– Chữ viết qui định là New Time Roman, cỡ chữ 13 như dòng chữ này, cách dòng đơn. Hoặc cỡ chữ 14.
Hoặc chữ Arial, cỡ chữ 12, cách dòng đơn như dòng này.
– Khổ giấy A4, lề trái 4,0 cm, lề phải 2,0-2,5 cm, lề trên: 2,0 cm, lề dưới: 2,0 cm như mẫu bản hướng dẫn này. Sở dĩ để lề to hơn là vì để chỗ cắt xén và chỗ cho giáo viên phản biện nhận xét.
– Bìa: không nên đóng bìa các-tông mầu xanh, chữ vàng vì rất tối, khó nhìn. Nên đóng bìa ngoài là phim mica trong suốt. Bìa sau là bìa mầu để còn có thể dán phong bì đựng đĩa. Gáy bìa nên viết tên sinh viên, lớp và tên luận văn để khoa và các thầy dễ tìm kiếm.
– Công cụ vẽ trong luận văn: nên lưu ý sử dụng bộ công cụ Visio (của Microsoft) để vẽ không chỉ sơ đồ các loại máy tính, mạng máy tính … mà còn cả sơ đồ phân tích và thiết kế hệ thống. Ngoài ra phần mềm này còn hữu ích cho rất nhiều chuyên ngành khác: điện, điện tử… và dùng Visio Home đối với các ngành kiến trúc, xây dựng…
9. Một số vấn đề về bản quyền
Luận văn tốt nghiệp thường được hiểu là có hai loại:
– Thực hiện một nhiệm vụ nào đó để hoàn thành quá trình học tập, nhận bằng tốt nghiệp. Sinh viên có thể tự xoay sở điều kiện làm việc để hoàn thành luận văn. Sinh viên có quyền khai thác và sử dụng luận văn của mình vào những việc khác.
– Thực hiện một đề tài, một nhiệm vụ trong ý đồ chiến lược, trong chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất của thầy giáo, của cơ sở đào tạo (Trung tâm, Viện nghiên cứu, các Công ty). Cơ sở đào tạo cung cấp các phương tiện và điều kiện làm việc khác: máy móc, sách vở, điện thoại, truy cập Internet, máy in, dụng cụ thiết bị thí nghiệm … Trong trường hợp này, toàn bộ bản quyền không thuộc về sinh viên. Sinh viên chỉ là một người tham gia thực hiện. Sản phẩm làm ra, sinh viên không được tuỳ tiện sử dụng ở những nơi khác với mục đích khác.
Vai trò của thầy hướng dẫn là định hướng và cho ý tưởng đề tài, cung cấp các tài liệu tham khảo (nếu có), tạo điều kiện cơ sở vật chất (chỗ ngồi, máy tính, máy in, vật tư tiêu hao, phương tiện thông tin liên lạc, Internet …) để hoàn thành công việc. Khi có ý tưởng tốt + tài liệu tham khảo tốt thì luận văn đã hoàn thành được tới hơn 50%.
10. Thời gian nộp luận văn
– Thời gian nộp bản nháp luận văn lần cuối cho thầy giáo hướng dẫn: thông thường 2 tuần trước khi bảo vệ để thầy hướng dẫn chỉnh sửa lần cuối cùng. Khoảng thời gian nộp bản nháp luận văn cuối cùng ít nhất là 1 tuần.
– Thời gian nộp cho khoa: thông thường 7 ngày trước khi bảo vệ.
11. Đề cương viết luận văn
Dựa vào nội dung bố cục luận văn và yêu cầu tại các phần 3, 4 của các bước tiến hành làm luận văn tốt nghiệp, sinh viên cần lập đề cương viết luận văn cho thầy hướng dẫn kèm theo báo cáo kết quả đã làm để thầy giáo có thể chỉnh sửa, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn gặp phải. Đề cương này đóng vai trò quan trọng, giúp sinh viên có một khung tổng quát về luận văn của mình, sau đó mới viết chi tiết.
* Nhiệm vụ luận văn có thể là tổng hợp của nhiều phần như sau:
– Thiết kế một máy công tác, một dây chuyền sản xuất …
– Xây dựng một hệ thống tin học tương đối hoàn chỉnh.
– Phân tích – thiết kế hệ thống, lập chương trình …
– Thiết kế và thi công mạch điện tử (phần cứng),
– Đọc tài liệu và tổng hợp kiến thức,
– Khai thác phần mềm, viết tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Như vậy một luận văn, luận văn có khi chỉ là đọc sách, tổng hợp biên tập lại sao cho dễ hiểu, tổng quan, đầy đủ với các phân tích của sinh viên, không nhất thiết phải ra một phần mềm, một cái máy.
* Chương 3. Phân tích nhiệm vụ. Nêu các phương án thực hiện khác nhau và so sánh, đánh giá lựa chọn một giải pháp thích hợp.
* Chương 4. Thiết kế và thực hiện phương án lựa chọn của mình. Trong đó cuối phần này có báo cáo kết quả thực nghiệm và sản phẩm (phần mềm, phần cứng) và đánh giá kết quả. Đây là phần thể hiện thành quả của sinh viên nên là phần quan trọng nhất, cần nói rõ kết quả đã đạt được do chính sinh viên làm ra để các thầy dễ đánh giá.
* Chương 5. Kết luận và định hướng phát triển tiếp (nếu có).
* Phần phụ lục:
– Tài liệu tham khảo (kể cả các luận văn năm trước). Nên ghi theo thứ tự: Tên tác giả (1 dòng) Tên sách, bài…, Nhà xuất bản, Năm xuất bản.
– Thư mục và nội dung đĩa mềm kèm theo (nếu có).
Tên tác giả, năm công trình xuất bản, tên tài liệu (bài báo/công trình khoa học, sách…), (tên tạp chí, tập bao nhiêu), Nhà xuất bản, (Nơi xuất bản), bao nhiêu trang (sách, báo cáo) hoặc từ trang bao nhiêu đến trang bao nhiêu.
Tác giả (hoặc nhiều tác giả trùng tên họ) có nhiều công trình/bài báo trong 1 năm nên đánh ký hiệu a, b, c… Ví dụ:
Quách Tuấn Ngọc, 2004a, Ngôn ngữ lập trình PASCAL
Quách Tuấn Ngọc, 2004b, Ngôn ngữ lập trình C
Quách Tuấn Ngọc, 2004c, Ngôn ngữ lập trình C++
13. Thư mục và nội dung đĩa mềm kèm theo
Đĩa mềm hoặc đĩa CD kèm theo mỗi luận văn để lưu trữ cần có:
1. Tệp văn bản của báo cáo luận văn.
2. Chương trình nguồn.
3. Các bản vẽ sơ đồ cần thiết.
Để tránh thất lạc và nhầm lẫn, đĩa mềm hay CD được để trong túi nilon và kẹp ghim hoặc dán vào trang bìa 3 của báo cáo. Trên nhãn đĩa cần ghi rõ: Họ và Tên sinh viên và Lớp, thời gian làm thực tập. Đĩa này được nộp cho thầy giáo hướng dẫn để lưu trữ và có thể đem theo để trình bày trước Hội đồng. Bạn cần viết một trang hướng dẫn trên đĩa có gì, chức năng của từng tệp trên đĩa…
Hiện nay nội dung nhiều luận văn tốt nghiệp đã vượt quá khuôn khổ đĩa mềm nên cần phải lưu trữ trên đĩa CD. Thí dụ các luận văn nghiên cứu về phần mềm Multimedia trên Windows có dung lượng dữ liệu khá lớn. Rất may cho các bạn sinh viên: Giá thành làm đĩa CD-R trắng hiện nay đã khá rẻ: 3000-15000 đồng (tuỳ loại).
Lưu ý 1: trong quá trình viết luận văn, nhớ thường xuyên sao lưu (back up) kết quả ra đĩa mềm để tránh mất mát và hỏng hóc dữ liệu. Không chấp nhận lời báo cáo do bị hỏng đĩa, bị virus … nên không còn kết quả luận văn tốt nghiệp.
Lưu ý 2: phân lượng giữa các phần viết phải cân đối. Phần IV là phần sinh viên làm phải chiếm số trang cân xứng, đủ lớn. Tránh sự mất cân đối là phần tổng hợp kiến thức (thường là dịch sách, chép từ tài liệu tham khảo) thì viết nhiều còn phần thiết kế thì ít. Điều này rất kị: người chấm hiểu rằng sinh viên không có gì sáng tạo mới, chỉ đi chép ở sách ra.
Về cách viết cho sản phẩm (phần mềm, phần cứng…) của sinh viên: Nhiều sinh viên lúng túng khi thấy các công cụ tin học đã làm giúp cho mình gần hết nên không biết viết gì nữa. Điều đó thể hiện sinh viên chưa nắm rõ mục đích của luận văn tốt nghiệp. Sinh viên cần phải viết rõ quá trình thiết kế phần mềm, phần cứng của mình chứ không chỉ là mô tả sử dụng và mô tả chức năng phần mềm của mình. Viết sao cho người khác không biết gì, các bạn sinh viên khác sau khi đọc luận văn của mình cũng có thể thực hiện lại được. Với mục đích như vậy các bạn có thể sản xuất ra nhiều trang luận văn có giá trị
Cập nhật thông tin chi tiết về Gia Sư Văn Hướng Dẫn Học Sinh Thcs Làm Bài Văn Tự Sự trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!