Xu Hướng 3/2023 # Gợi Ý Cách Viết Bài Luận Bày Tỏ Nguyện Vọng Ứng Tuyển Vào Usth # Top 6 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Gợi Ý Cách Viết Bài Luận Bày Tỏ Nguyện Vọng Ứng Tuyển Vào Usth # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Cách Viết Bài Luận Bày Tỏ Nguyện Vọng Ứng Tuyển Vào Usth được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một trong những thắc mắc mà USTH hay nhận được nhất trong các đợt tuyển sinh trực tiếp của Nhà trường – đó chính là về bài luận bày tỏ nguyện vọng, mục đích ứng tuyển – Statement of Motivation. Đây là điểm đặc trưng trong hình thức tuyển sinh của USTH, cũng chính là yêu cầu hồ sơ mà các trường đại học uy tín trên thế giới đang áp dụng.

Độ dài bài luận: khoảng 300 từ. ( Mách nhỏ: bạn không nên viết quá lan man, chỉ cần viết ngắn gọn, súc tích, đủ ý là ổn)

Lên kế hoạch viết bài luận: Mục tiêu của hội đồng tuyển sinh USTH khi đưa ra yêu cầu viết bài luận là để đánh giá toàn diện thí sinh, đặc biệt là đam mê, động lực học tập cũng như sự nghiêm túc của bạn khi ứng tuyển vào trường và lựa chọn ngành học.

Do đó, bạn cần hiểu rõ mục tiêu của bài luận để có thể viết đúng vào trọng tâm nhất.

Nội dung chính cần có trong bài luận:– Mục đích, lý do đăng ký dự tuyển vào trường – Lý do lựa chọn ngành học – Mục tiêu nghề nghiệp tương lai

Không có công thức chung nào cho một bài luận bởi mỗi bài lại thể hiện quan điểm và màu sắc cá nhân của từng người. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thêm những câu chuyện riêng của bản thân để hội đồng tuyển sinh có thể hiểu thêm về bạn, chẳng hạn như:

– Giới thiệu sơ qua về mình – Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân – Các thành tích học tập nổi bật – Trải nghiệm cá nhân tại trường lớp, các cuộc thi, hoạt động ngoại khóa….

Cách tốt nhất để bạn có được một bài luận chỉn chu, đó chính là lên bố cục sắp xếp các ý, viết nháp trước. Sau đó, bạn hãy dành chút thời gian để chăm chút cho từng ý và câu văn của mình. Bạn có thể viết về bản thân mình trước, sau đó viết về lý do chọn trường, chọn ngành và dự định tương lai sau khi tốt nghiệp của mình.

Trước khi gửi bài luận cho trường, bạn có thể đọc lại nhiều lần hoặc nhờ người thân, thầy cô, bạn bè xem qua để góp ý cho bạn, đặc biệt là giúp bạn phát hiện ra lỗi chính tả hay ngữ pháp tiếng Anh.

TÌM HIỂU THÊMThông Báo Tuyển Sinh hệ Đại học năm học 2020-2021Lợi thế tuyển sinh sớm trước kỳ thi THPT quốc gia vào USTHBí quyết phỏng vấn thành công

Gợi Ý Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tổ chức và logic, do vậy viết báo cáo cũng phải có tổ chức và logic.

Bài viết nầy cung cấp các tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực hiện một bài báo về kết quả nghiên cứu. Hy vọng rằng các nội dung được giải thích trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng trong việc viết một bài báo khoa học.

2 Các câu hỏi đầu tiên

Trước khi viết bài báo khoa học bạn cần tự hỏi mình các câu hỏi sau:

– Nghiên cứu của bạn đã đủ sâu chưa để viết bài báo?

– Đây là bài báo cần xuất bản để thông tin kết quả nghiên cứu cho mọi người?

3 Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt

– Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu.

– Viết rõ ràng và dễ hiểu.

– Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.

– Không sử dụng từ ngữ khó hiểu hay thông tục.

– Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).

4 Các phần của một bài báo

Một bài báo khoa học mẫu bao gồm các thành phần sau đây, được liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong bài viết:

– Tựa đề (Title): Đây là tên của bài báo, cần ngắn gọn và phù hợp để chú dẫn (indexing).

– Tác giả (Authors): Liệt kê tên người thực hiện nghiên cứu và viết bài báo.

– Địa chỉ thư tín (Postal address): Địa chỉ đầy đủ của tác giả để người đọc có thể liên hệ được.

– Tóm lược (Abstract): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả.

– Giới thiệu (Introduction): Cho biết vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì và giới thiệu các thông số nghiên cứu.

– Vật liệu và phương pháp (Materials and methods): Bạn đã nghiên cứu vấn đề như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu của bạn.

– Kết quả (Results): Bạn đã tìm được kết quả gì, trình bày số liệu.

– Tài liệu tham khảo (References): Liệt kê các tác giả, năm xuất bản và tên tài liệu,… mà bạn đã tham khảo để phát biểu trong bài báo.

5 Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo 5.1 Tên đề tài (Title)

Tên đề tài là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: các nhà nghiên cứu khác đọc nó khi lướt qua nội dung của một tạp chí và thông qua việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp thường ghi tên đề tài và tên tác giả. Tên đề tài có thể được lưu trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các bài báo khác. Tên đề tài có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông tin quan trọng. Một tên đề tài tốt cần:

– Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết, thí dụ: Một số chú ý trên…., Các quan sát trên…. để làm tên đề tài được cô đọng. Nhiều tạp chí yêu cầu tối đa 25 từ.

– Tên đề tài phản ánh chính xác về nội dung bài viết và dễ hiểu, tránh dùng chữ viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu. Sử dụng những từ ngữ quan trọng nhất, đặt chúng trước tiên trong tên đề tài.

– Hạn chế sử dụng động từ (verb).

– Bao gồm các từ khóa (keywords) quan trọng nếu có thể được vì chúng sẽ được sử dụng cho chú dẫn và tìm kiếm qua mạng.

– Tuân theo kiểu định dạng bài báo của nơi bạn định xuất bản.

– Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt.

– Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả có tham gia viết bài.

– Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.

– Ghi chú địa chỉ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản.

– Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả tiếp theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người hướng dẫn, cố vấn cho nghiên cứu, và đôi khi một trưởng phòng thí nghiệm hay trưởng cơ quan nghiên cứu muốn được ghi vào nhóm tên tác giả thì vị trí thích hợp nhất là tên tác giả cuối cùng.

– Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì ghi trong phần cảm tạ.

Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:

– Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).

– Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.

– Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung bài viết mà thôi.

– Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được giải thích.

– Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.

– Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.

– Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một cách rõ ràng.

– Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.

5.4 Giới thiệu (Introduction)

Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét bài báo.

– Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.

– Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được bao gồm.

– Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó trong bài viết.

– Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu.

– Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy.

5.5 Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)

Cách đơn giản nhất để viết phần nầy là trình bày theo trình tự. Bạn cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên cứu của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có:

– Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.

– Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm (kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,…).

– Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử dụng trong nghiên cứu (thí dụ: giống, dòng, tuổi cây,…).

– Nêu chi tiết kỹ thuật, khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật liệu đã được sử dụng. Nên sử dụng tên Latin, tên hóa học, khô;.

– Không được mơ hồ về tên, chữ viết tắt.

– Tất cả khối lượng sử dụng phải ghi theo đơn vị tiêu chuẩn.

– Tất cả hóa chất phải được nhận biết rõ ràng để những người nghiên cứu khác có thể sử dụng lập lại thí nghiệm của bạn.

– Mỗi bước thí nghiệm phải được nêu rõ, cho biết số lần lập lại.

– Không được đưa vào bất kỳ điều gì không liên hệ đến kết quả nghiên cứu.

– Không trình bày các chi tiết không cần thiết vì có thể làm người đọc nhầm lẫn.

Đây là phần cốt lỏi của bài báo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).

– Phát biểu đơn giản và rõ ràng.

– Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.

– Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc bảng, không trình bày cả hai.

– Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả.

– Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.

– Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.

– Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.

– Không lập lại những gì đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.

– Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.

– Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.

– Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.

– Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.

– Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.

– Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó.

– Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.

5.8 Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)

– Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận.

– Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.

– Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.

5.9 Cảm tạ (Acknowledgements)

Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo.

5.10 Tài liệu tham khảo (References)

Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.

Nguồn: chúng tôi

Cách Viết Bài Luận Để Được Ưu Tiên Xét Tuyển

TTO – Thí sinh phải nộp một bài luận được viết tay trên giấy A4 là một trong các yêu cầu bắt buộc khi làm hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM.

Trình bày động lực

Từ 15-5 đến 15-6-2018, ĐH Quốc gia chúng tôi sẽ mở cổng thông tin, cho phép các thí sinh vào đăng ký diện ưu tiên xét tuyển. Thí sinh truy cập https://tuyensinh.vnuhcm.edu.vn để điền thông tin đăng ký ưu tiên xét tuyển và thực hiện các bước theo hướng dẫn.

ThS Phùng Quán, trưởng phòng thông tin – truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: “Bài luận trình bày đơn giản, giới thiệu về bản thân và tại sao thích ngành mình chọn là đủ. Bên cạnh đó, thí sinh cần cho biết thêm mình có giải thưởng gì, khả năng gì… Các bạn nên viết ngắn gọn thôi” – ông Quán khuyên.

Chia sẻ về những yêu cầu của bài luận, chúng tôi Đinh Đức Anh Vũ – trưởng ban đại học, ĐH Quốc gia chúng tôi – thông tin: “ĐH Quốc gia chúng tôi không quy định cụ thể về nội dung và hình thức bài luận viết tay.

Tuy nhiên, thí sinh có thể nêu trong bài luận những năng lực của mình mà thí sinh cho là phù hợp, giúp ứng viên học tốt ngành học đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, thí sinh có thể trình bày những động lực khiến các em chọn ngành học và những dự định của mình sau khi tốt nghiệp” – ông Vũ tư vấn.

Bạn Huỳnh Hoàng Tân nêu thắc mắc: “Thầy có thể cho em biết yêu cầu của bài luận viết tay? Nội dung bài luận này em nên viết về vấn đề gì là tốt nhất ạ? Em là học sinh chuyên toán nên rất lo…”.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia chúng tôi – cho hay theo thông lệ chung, bài luận viết tay là bài viết để thuyết phục nhà trường tiếp nhận mình là thành viên của trường.

Tuyển sinh ở phân hiệu: điểm tuyển được phép thấp hơn

Bên cạnh đó, những thắc mắc về quy định tuyển sinh của Phân hiệu ĐH Quốc gia chúng tôi tại Bến Tre cũng được rất nhiều thí sinh, phụ huynh gửi đến buổi tư vấn trực tuyến.

TS Hồ Thu Hiền – phó giám đốc Phân hiệu ĐH Quốc gia chúng tôi tại Bến Tre – cho biết đối tượng tuyển sinh tại phân hiệu này chỉ dành riêng cho thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 36 tháng trở lên tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau) và khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng).

Trong năm học 2018-2019, năm trường thành viên của ĐH Quốc gia chúng tôi gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Kinh tế – luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin sẽ tuyển sinh và đào tạo 15 ngành tại Phân hiệu ĐH Quốc gia chúng tôi ở Bến Tre.

“Các trường thành viên ĐH Quốc gia chúng tôi trực tiếp đào tạo và cấp văn bằng chính quy. Đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ… của các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM.

Trong thời gian học tập, sinh viên được tham gia các lớp học kỹ năng mềm (kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, tư duy phản biện, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tự học…) để hoàn thiện hơn khi ra trường. Về học phí: như mức học phí tại các trường thành viên thuộc ĐH Quốc gia chúng tôi và không có phụ thu phí gì thêm” – bà Hiền chia sẻ.

TRẦN HUỲNH

(Nguồn Báo Tuổi Trẻ Online)

Bài Luận Tuyển Thẳng Đại Học

Nhận thấy được sự lớn mạnh và sự chuyên nghiệp của BCH Đoàn trường ĐH Kinh Tế – Luật, bản thân em cũng như nhiều bạn đã từng hoạt động Đoàn trong 3 năm cấp 3 đều muốn được một lần góp công sức xây dựng nó thêm lớn mạnh. Để làm được điều đó, trước tiên em phải là thành viên của Trường ĐH Kinh Tế Luật, chính vì vậy, em đang nỗ lực hết mình để có kết quá thật tốt và trúng tuyển vào trường trong kì tuyển sinh vào tháng 07/2016. Đó cũng chính là lý do lớn nhất mà em muốn đậu vào trường ĐH Kinh Tế- Luật

Những ngày vừa qua, theo như sự nghiên cứu và tìm hiểu về trường, em đã có cái nhìn toàn diện hơn về ngôi trường mà em đang theo đuổi , cùng với đó sự háo hứa khi biết được có rất nhiều chuyên ngành ở trường phù hợp với năng lực của em. Trường là cơ sở đào tạo học viên có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế – Luật. Ngoài ra, Trường còn tiến hành hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với một số trường và tổ chức ở ngoài nước như: Đại học Long Island (Hoa Kỳ), Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan), Tổ chức EDEXCEL và TYNDALE, đại diện DAAD (tổ chức trao đổi giáo dục của Đức), đại diện NESO (cơ quan trao đổi về giáo dục của Hà Lan),…. Bên cạnh đó, trường còn có một số khoa và chuyên ngành mà bản thân em cảm thấy rất thích như: Khoa Kế Toán – Kiểm Toán, Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Kinh tế đối ngoại.

Và quan trong nhất, em đã chọn ngành Chuyên ngành Kế toán trong Khoa Kế Toán – Kiểm Toán.

Thứ nhất, Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Theo như tính toán của các chuyên gia: Cho đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2-6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp trường ĐH, em sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho nghê nghiệp của mình, và điều đó thì không phải ngành nghê nào cũng đạt được.

Thứ 2, bản thân em thật sự muốn làm một người lãnh đạo, một người quản trị kinh doanh, quản lí nhân viên và các cung ứng chuỗi sản phẩm. Nhưng theo kinh nghiệm từ gia đình và tìm hiểu của bản thân, em nhận thấy được rằng: Nếu chỉ đứng ở phía trên lãnh đạo mà không có kiến thức về con số thì bạn sẽ dễ dàng bị qua mặt bới chính những người điều khiển những con số và công việc sẽ khó khăn hơn khi bạn phải là người trực tiếp đứng ra giải quyết vấn đề, trong khi đó, nếu như bạn là một kế toán giỏi, một nhân viên lành nghề rồi dần dần bước lên từng nấc thang để trở thành ông chủ, bạn sẽ khó có thể bị qua mặt bởi chính lĩnh vực của mình, khi đó, điều hành công ty một cách trơn tru từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài không còn là chuyện khó khăn nữa.

Thứ 3, bản thân em sinh ra cũng đã may mắn vì gia đình, đặc biệt là mẹ đã là một kế toán viên lành nghề, nay mẹ đã làm kế toán trưởng. Vậy thì, tại sao em không tận dụng cơ hội này để học hỏi những kiến thức cơ bản lẫn năng cao mà không phải một giảng viên nào trong trường đại học cũng giảng dạy được, chỉ có thể đúc kết bằng kinh nghiệm và thời gian làm nghề. Ngoài ra, trong suốt 12 năm học của em, mẹ luôn bên cạnh, động viên an ủi em, lúc nào mẹ cũng muốn truyền đạt lại những hiểu biết và mong em sẽ theo nghề của mẹ để từ đó có thể vững vàng phát triển trên con đường lãnh đạo mà em hằng mong muốn.

Chính vì những lí do đó, mà ngày hôm nay em muốn trở thành một kế toán viên, một người hi vọng là sẽ giúp ich nhiều cho xã hội, sẽ đưa con đường Kinh Tế của Việt Nam đi lên một tầm cao mới.

Kính mong quý thầy cô xem xét, những nổ lực, cố gắng của em trong những năm qua. Tất cả là đều vì muốn trở thành một người thật sự có năng lực và có tố chất để trở thành sinh viên chất lượng cho Quý trường.

Em xin cảm ơn quý thầy cô đã dành thời gian để đọc bài luận của em. Em xin hết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Cách Viết Bài Luận Bày Tỏ Nguyện Vọng Ứng Tuyển Vào Usth trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!