Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Cách Viết Kế Hoạch Học Tập Khi Đi Du Học Úc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xác định mục đích du học, chuyên ngành học của bạn là gì?Việc đầu tiên khi bạn muốn đi du học đó là xác định mục đích học tập của mình. Điều này rất quan trọng bởi nó giúp bạn định hướng đường đi rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn có ý định “săn” học bổng của chính phủ Úc hoặc ngay tại trường mình đang học thì bài luận xin học bổng sẽ cần đề cập đến yếu tố này trong nội dung đấy.
Hiện nay, đa số những ngành phát triển mạnh tại Úc và cần nguồn nhân lực dồi dào đều thuộc lĩnh vực dịch vụ. Trong đó không thể không nhắc đến những ngành mũi nhọn như du lịch, nhà hàng và khác sạn, nấu ăn,…Điều này một phần là do chính phủ Úc đang ngày càng đầu tư vào các ngành này để thu hút thêm nhiều du khách quốc tế để thu về nhiều ngoại tệ. Ngoài ra, xu hướng ngành công nghiệp xanh, không khói bụi cũng là xu hướng chung tại các nước phát triển để vừa có thể bảo vệ môi trường, vừa có thể tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, việc hiểu rõ bản thân, nhận ra điểm mạnh, yếu của mình cũng quan trọng không kém. Lời khuyên chân thành dành cho bạn rằng bạn nên du học ngành, lĩnh vực mà bạn thật sự đam mê bởi khi bạn quyết định đi du học, bạn sẽ phải đối mặt với việc sống tự túc ở nơi “xứ người”. Nếu có niềm đam mê với chuyên ngành mà mình đang học thì điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc vượt qua nỗi nhớ nhà, gia đình và bạn bè.
Nên chọn trường nào?Để phù hợp với thời gian bản thân cũng như tài chính, bạn nên lựa chọn những chương trình học có thời gian học tập phù hợp. Thông thường, các chương trình học đại học chính quy kéo dài 4 năm hoặc có thể kéo dài hơn đối với một số ngành đặc biệt. Tuy nhiên, tại một số trường họ vẫn cung cấp những chương trình ngắn hạn hoặc bạn cũng có thể du học hè tại Úc. Do đó, bạn nên vào website trường để tìm hiểu kĩ về chương trình cũng như thời gian học.
Để cách viết kế hoạch học tập khi đi du học Úc được hoàn hảo hơn, bạn nên dự trù cả thời gian mình thực tập sau khi hoàn thành xong chương trình để nắm rõ được thời gian bạn ở tại Úc. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn trả lời phỏng vấn du học Úc hoặc lúc làm đơn xin học bổng đấy!
Khi nào nên bắt đầu?Để có thể dự trù hết cũng như sửa chữa kị thời những sai sót, bạn nên thực hiện các bước như làm hồ sơ, thủ tục xin visa và nhập học ít nhất 1 năm. Việc chuẩn bị cho chuyến hành trình nên càng sớm càng tốt để tránh các sai xót không đáng có.
Chi phí là bao nhiêu?Tham khảo chi phí du học Úc trước khi lên đường du học là việc không thể thiếu khi bạn lập kế hoạch du học. Những yếu tố cần xem xét bao gồm học phí, tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm,…Bạn nên lưu ý rằng, mọi chi phí đều không cố định bởi tùy thuộc vào nơi bạn sống mà số tiền bạn chi ra có thể thấp hoặc cao hơn tiền mà bạn tham khảo.
Sau khi đã dự trù được chi phí, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ muốn tìm cách để có thể giảm gánh nặng tài chính cho gia đình mình. Điều này là tốt bởi nó không chỉ giúp cho bạn tập tính chủ động trong mọi việc mà còn giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm, vốn sống hơn. Một số phương án giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí khi đến Úc bao gồm học bổng, làm thêm, sử dụng thẻ sinh viên quốc tế ISIC,…Tuy nhiên, đối với việc làm thêm, bạn nên để ít nhất sau 6 tháng kể từ khi bạn đặt chân đến nước Úc hoặc sau khi bạn đã thành thạo mọi điều tại địa phương bạn sống để tránh việc bị lừa đảo. Lựa chọn các công việc trên bảng tin trường hoặc nhờ giáo viên chủ nhiệm tư vấn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn tìm công việc làm thêm an toàn.
Theo duhoc.online tổng hợp
Hướng Dẫn Cách Viết Bản Kế Hoạch Học Tập Du Học Hoàn Chỉnh Nhất
Tuy nhiên, để viết được một bản kế hoạch học tập du học hoàn chỉnh thì không phải điều mà ai cũng làm được. Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn du học, HALO sẽ chia sẻ với các bạn cách để có thể viết được một bản kế hoạch học tập hoàn chỉnh nhất.
Bản kế hoạch học tập du học là gì?Để bắt đầu, bạn cần hiểu thế nào là bản kế hoạch học tập giới thiệu bản thân. Một cách khái quát về ý tưởng, bản kế hoạch học tập phải trả lời được các câu hỏi cơ bản sau:
Why: Tại sao bạn lại muốn đi du học? Tại sao chọn trường này? Chương trình học này?
What: Chương trình học này sẽ đem lại cho bạn những gì? Kỳ vọng của bạn ra sao?
How: Bạn sẽ ứng dụng những điều bạn học như thế nào sau khi kết thúc chương trình học?
Vậy thế nào là một bản kế hoạch kế hoạch học tập du học ấn tượng?Để có một bản kế hoạch học tập ấn tượng bạn cần thể hiện thêm:
Tại sao bạn phù hợp với khóa học? Thành tích, Kinh nghiệm, Đam mê sở thích hay một động lực đặc biệt nào đó…
Tiềm năng phát triển? Nêu rõ việc học tập ở đây sẽ nâng cao cơ hội nghề nghiệp và mở rộng sự phát triển tương lại của bạn ở quê nhà như thế nào?…
Thể hiện được sự logic, gắn kết giữa thành tích học tập, hoạt động xã hội, kinh nghiệm làm việc cho tới động lực và hướng phát triển trong tương lai.
Tất cả những động lực kể cả động lực cá nhận đều được đánh giá, xem xét và cân nhắc.
06 chìa khóa khi viết bản kế hoạch học tập du học?Sau khi đã hình thành được những ý tưởng về bản kế hoạch học tập của riêng mình, khi bắt tay vào viết, bạn hãy chú ý những điều cơ bản sau:
1. Hãy chọn cách mở bài thật ấn tượng 2. Hãy biết chọn lọc những thành tích nổi bật 3. Hãy thể hiện những kinh nghiệm bản thân. 4. Sự khác nhau giữu nền giáo dục của hai nước 5. Dùng quyền trợ giúpĐừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, những người thân, những trung tâm tư vấn du học uy tín… để có những lời khuyên hữu ích nhất.
6. Sau khi hoàn thành bản kế hoạch bản thân đừng vội nộp ngay.Hãy đọc kỹ lại lần nữa, bạn có thể sử dụng những phần mềm để kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp. Sau đó nộp bản kế hoạch học tập bạn cảm thấy ưng ý, hoàn thiện nhất và đúng thời hạn
Liên hệ tư vấn du họcCông ty du học HALO
Địa chỉ: Phòng 704, Tòa nhà OCT 3A, Khu đô thị Resco, Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 046 254 2237
Hotline: 0988 252 275
Email: [email protected]
Hướng Dẫn Viết Bản Kế Hoạch Học Tập Để Xin Học Bổng Du Học Đài Loan
Tuy nhiên, làm thế nào để nhận được học bổng trong số hàng nghìn hồ sơ gửi về cũng là cả một vấn đề vì đa phần các bạn học sinh đều có thành tích học tập tốt như nhau.
Bên cạnh trình độ ngoại ngữ và GPA, thì bản “kế hoạch học tập” là yếu tố quan trọng giúp nhà trường thấy được định hướng trong tương lai cũng như xác định bạn có thực sự nghiêm túc và hứng thú với ngành học mà bạn đăng kí không
Xác định mong muốn của bản thân: Việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn muốn và cần làm gì? xác định xem mình có thực sự muốn học tập ở Đài Loan hay không? Ngoài ra, bạn có thể liệt kê tất cả điểm yếu cũng như điểm mạnh cảu mình, mong muốn của bạn đối với trường mà bạn dự định theo học
Nguyện vọng về trường và ngành học: Ngành nào nào là ngành học mà bạn cảm thấy yêu thích và muốn theo đuổi sự nghiệp với nó. Cụ thể hơn, bạn có thể nêu rõ định hướng của mình trong ngành học đó. Ngoài ra, bạn cần nếu rõ quan điểm của mình về việc tại sao lại chọn trường đại học đó mà không phải là các trường khác. Điều gì ở trường đại học đó mà bạn thấy hứng thú (có thể là về môi trường học, tính quốc tế, chương trình học, cơ hội phát triển…)
Mục tiêu của bạn là gì: Mục tiêu của bạn khhi học tập tại trường đại học mà mình lựa chọn là gì? Vì sao bạn cho rằng chương trình và môi trường ở đó sẽ giúp ích bạn sau này? Cụ thể hơn là đưa ra kế hoạch trong thời gian học tập ở trường và sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, có thể nêu rõ điều gì khiến bạn nổi bật hơn các ứng viên khác? Và yếu tố nào để trường lựa chọn bạn (nếu điểm mạnh của mình ra…)
Phần mô tả bản thân: Đây được ví như phần mở bài, quyết định bản “kế hoạch học tập” của bạn có gây hứng thú cho trường mà bạn đăng kí không. Với những trường yêu cầu viết bản”Lí lịch trích ngang” thì phần giới thiệu này không cần phải viết quá nhiều về các thông tin cá nhân. Ngược lại, với những trường không yêu cầu viết thêm “Lí lịch trích ngang” thì bạn nên dành thời gian giới thiệu bản thân kĩ hơn.
Phần thân bài: Đây là phần quan trọng cũng như là mục đích chính trong bản “kế hoạch học tập” của bạn. Nó thể hiện rõ thái độ của bạn đối với việc học tập tại trường mà bạn đăng kí và cũng như dự định, địn hướng của bạn trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp. Phần này yêu cầu nên viết chi tiết, cụ thể, không quá chung chung. Nội dung chính của phần này thường là nếu các lý do: Tại sao lại quyết định du học Đài Loan; Tại sao lại quyết định đăng kí vào trường đại học này mà không phải các trường khác; Kế hoạch của bạn khi học tập tại trường và sau này…
Cách Viết Đơn Xin Việc Khi Đi Du Học Nhật
Du học sinh xin việc làm thêm ở Nhật có khó không?
Đối với nước Nhật, nếu bạn muốn xin việc làm thêm, bạn cần phải có được giấy phép làm thêm do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp phép. Bạn có thể xem quy định về việc làm thêm tại Nhật tại bài viết: “Các quy định việc làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản”
Khi đã đủ điều kiện để có thể đi làm thêm thì bạn có thể nhờ trường học giới thiệu các việc làm thêm hoặc bạn tự tìm việc làm thêm. Tuy nhiên bạn vẫn phải tự liên hệ với người tuyển dụng để xin việc và việc viết đơn xin việc làm thêm tại Nhật là điều rất quan trọng. Ngay sau đây Todaiedu sẽ hướng dẫn bạn viết một đơn xin việc hoàn chỉnh.
履歴書 (rirekisho) hay còn gọi là sơ yếu lý lịch nộp cho công ty khi bạn đi xin việc. Bạn có thể mua mẫu hồ sơ ở các cửa hàng tạp hóa. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch, bạn phải viết bằng bút bi đen, viết rõ ràng, trường hợp viết nhầm cũng không được gạch hay tẩy xóa mà phải viết tờ khác. Vì thế bạn nên mua vài mẫu hồ sơ để khỏi phải đi nhiều nếu bị viết nhầm.
Đây là phần dành cho dấu tên của bạn. Thật tốt nếu bạn có con dấu tên cho riêng mình, hãy đặt hình dấu tên ở chỗ này. Nếu không có, bạn hãy để trống.
Việc dán ảnh thẻ vào hồ sơ xin việc là điều rất quan trọng với nhà tuyển dụng Nhật Bản, cũng như các nhà tuyển dụng khác. Điều này giúp nhà tuyển dụng chắc chắn rằng bạn chính là người tham gia phỏng vấn, và cũng giúp họ nhớ được ứng viên cho sự lựa chọn của mình. Khi chụp ảnh thẻ, bạn cần chú ý những điểm sau:
Kích thước của ảnh nên là 3×4
Ảnh chụp trong vòng 3 tháng
Bạn nên mặc trang phục công sở (nếu là nam, nên mặc áo sơ mi và thắt cavat)
Hình ảnh nghiêm túc, gọn gàng, không trang điểm lòe loẹt
Ngày tháng năm sinh, tuổi và giới tính
Địa chỉ hiện tại
Số điện thoại liên hệ hiện tại
Thông tin liên hệ:
Nếu như bạn có người thân quen tại Nhật (bạn bè, họ hang, …) hãy điền thông tin của họ vào đây. Trường hợp không có ai, hãy để trống phần này.
Ở phần này, bạn cần liệt kê tất cả các trường đã theo học theo thứ tự thời gian. Bạn phải ghi rõ quá trình học tại những trường nào, từ thời gian nao đến thời gian nào, tại khoa nào.
Tương tự, bạn cũng liệt kê quá trình làm việc theo trình tự thời gian. Mỗi lần liệt kê tên một công ty mình đã làm việc, bạn cần ghi chữ入社 sau tên công ty. Ở phần nghỉ việc tại công ty, bạn điền cụm từ一身上の都合により退社 (vì lí do cá nhân).
Đây là phần liệt kê bằng cấp, chứng chỉ mà bạn có như bằng lái xe, chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh hay tiếng Nhật, …
Về phần trình bày lí do muốn làm công việc đó, người Nhật rất chú trọng điểm này, vì thế bạn hãy dành thời gian viết phần này thật cẩn thận và kỹ lưỡng.
Ghi số người cạnh chữ 伊. Nếu không, điền “0.”
Khoanh tròn 有 nếu đã kết hôn, hoặc 無 nếu chưa lập gia đình.
Khoanh 有 nếu bạn đã lập gia đình và nhận được hỗ trợ từ vợ/chồng, chọn 無 nếu không.
Gợi Ý Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tổ chức và logic, do vậy viết báo cáo cũng phải có tổ chức và logic.
Bài viết nầy cung cấp các tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực hiện một bài báo về kết quả nghiên cứu. Hy vọng rằng các nội dung được giải thích trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng trong việc viết một bài báo khoa học.
2 Các câu hỏi đầu tiên
Trước khi viết bài báo khoa học bạn cần tự hỏi mình các câu hỏi sau:
– Nghiên cứu của bạn đã đủ sâu chưa để viết bài báo?
– Đây là bài báo cần xuất bản để thông tin kết quả nghiên cứu cho mọi người?
3 Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt
– Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu.
– Viết rõ ràng và dễ hiểu.
– Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.
– Không sử dụng từ ngữ khó hiểu hay thông tục.
– Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).
4 Các phần của một bài báo
Một bài báo khoa học mẫu bao gồm các thành phần sau đây, được liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong bài viết:
– Tựa đề (Title): Đây là tên của bài báo, cần ngắn gọn và phù hợp để chú dẫn (indexing).
– Tác giả (Authors): Liệt kê tên người thực hiện nghiên cứu và viết bài báo.
– Địa chỉ thư tín (Postal address): Địa chỉ đầy đủ của tác giả để người đọc có thể liên hệ được.
– Tóm lược (Abstract): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả.
– Giới thiệu (Introduction): Cho biết vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì và giới thiệu các thông số nghiên cứu.
– Vật liệu và phương pháp (Materials and methods): Bạn đã nghiên cứu vấn đề như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu của bạn.
– Kết quả (Results): Bạn đã tìm được kết quả gì, trình bày số liệu.
– Tài liệu tham khảo (References): Liệt kê các tác giả, năm xuất bản và tên tài liệu,… mà bạn đã tham khảo để phát biểu trong bài báo.
5 Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo 5.1 Tên đề tài (Title)
Tên đề tài là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: các nhà nghiên cứu khác đọc nó khi lướt qua nội dung của một tạp chí và thông qua việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp thường ghi tên đề tài và tên tác giả. Tên đề tài có thể được lưu trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các bài báo khác. Tên đề tài có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông tin quan trọng. Một tên đề tài tốt cần:
– Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết, thí dụ: Một số chú ý trên…., Các quan sát trên…. để làm tên đề tài được cô đọng. Nhiều tạp chí yêu cầu tối đa 25 từ.
– Tên đề tài phản ánh chính xác về nội dung bài viết và dễ hiểu, tránh dùng chữ viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu. Sử dụng những từ ngữ quan trọng nhất, đặt chúng trước tiên trong tên đề tài.
– Hạn chế sử dụng động từ (verb).
– Bao gồm các từ khóa (keywords) quan trọng nếu có thể được vì chúng sẽ được sử dụng cho chú dẫn và tìm kiếm qua mạng.
– Tuân theo kiểu định dạng bài báo của nơi bạn định xuất bản.
– Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt.
– Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả có tham gia viết bài.
– Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.
– Ghi chú địa chỉ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản.
– Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả tiếp theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người hướng dẫn, cố vấn cho nghiên cứu, và đôi khi một trưởng phòng thí nghiệm hay trưởng cơ quan nghiên cứu muốn được ghi vào nhóm tên tác giả thì vị trí thích hợp nhất là tên tác giả cuối cùng.
– Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì ghi trong phần cảm tạ.
Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
– Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).
– Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.
– Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung bài viết mà thôi.
– Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được giải thích.
– Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.
– Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.
– Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một cách rõ ràng.
– Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.
5.4 Giới thiệu (Introduction)
Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét bài báo.
– Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.
– Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được bao gồm.
– Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó trong bài viết.
– Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu.
– Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy.
5.5 Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)
Cách đơn giản nhất để viết phần nầy là trình bày theo trình tự. Bạn cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên cứu của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có:
– Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.
– Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm (kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,…).
– Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử dụng trong nghiên cứu (thí dụ: giống, dòng, tuổi cây,…).
– Nêu chi tiết kỹ thuật, khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật liệu đã được sử dụng. Nên sử dụng tên Latin, tên hóa học, khô;.
– Không được mơ hồ về tên, chữ viết tắt.
– Tất cả khối lượng sử dụng phải ghi theo đơn vị tiêu chuẩn.
– Tất cả hóa chất phải được nhận biết rõ ràng để những người nghiên cứu khác có thể sử dụng lập lại thí nghiệm của bạn.
– Mỗi bước thí nghiệm phải được nêu rõ, cho biết số lần lập lại.
– Không được đưa vào bất kỳ điều gì không liên hệ đến kết quả nghiên cứu.
– Không trình bày các chi tiết không cần thiết vì có thể làm người đọc nhầm lẫn.
Đây là phần cốt lỏi của bài báo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).
– Phát biểu đơn giản và rõ ràng.
– Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.
– Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc bảng, không trình bày cả hai.
– Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả.
– Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
– Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.
– Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.
– Không lập lại những gì đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.
– Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.
– Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.
– Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
– Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.
– Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.
– Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó.
– Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.
5.8 Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)
– Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận.
– Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.
– Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.
5.9 Cảm tạ (Acknowledgements)
Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo.
5.10 Tài liệu tham khảo (References)
Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.
Nguồn: chúng tôi
Cách Viết Bài Luận Xin Học Bổng Du Học Úc Toàn Phần
Chọn lọc học bổng
Đừng cố theo đuổi những phần học bổng qua sức với bản thân mình, vì việc đó chỉ khiến bạn mất nhiều thời gian, nhưng chưa chắc sẽ có kết quả như mong muốn.
Chú ý chọn chương trình học bổng phù hợp với năng lực Điều kiện cần thiết để xin học bổng du học ÚcĐể trở thành một ứng viên tiềm năng cho một suất học bổng du học Úc toàn phần, bạn phải có những điều kiện cơ bản:
Bài thi SAT hoặc ACT để đánh giá khả năng học tập. Nếu có thể, hãy nộp cả hai bài thi, hồ sơ của bạn có thể được đánh giá cao hơn.
Đặc biệt, để gấy ấn tượng với người xét duyệt học bổng, bạn phải có một bài luận giới thiệu bản thân, cũng như nêu được mong muốn trong bài luận xin học bổng du học Úc toàn phần, bài luận này phải thật sự thu hút và nếu ra được các điểm mạnh của bạn.
Cách viết bài luậnĐây là nơi để bạn thể hiện bản thân, truyền đạt cho trường biết những thế mạnh, sự nghiêm túc của bạn, để có cơ hội mang suất học bổng du học Úc toàn phần về cho mình. Toàn bộ những điều kiện mà bạn đã có, cộng thêm thêm những gì bạn viết sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng.
Bạn phải giới thiệu mình là ai và tại sao lại muốn đi du học. Cả việc lý do chọn trường, chọn ngành cũng nên viết đầy đủ. Để có một bài luận ấn tượng, bạn phải đi sâu vào câu trả lời các câu hỏi sau:
Tại sao bạn phù hợp với khóa học này? Nêu ra những thành tích, kinh nghiệm, đam mê, sở thích hay một động lực nào đó.
Bạn sẽ ứng dụng những điều bạn học như thế nào sau khi kết thúc khóa học? Thể hiện được sự logic về thành tích học tập, hoạt động xã hội, kinh nghiệm làm việc cho tới động lực và hướng phát triển trong tương lai.
Một bài luận ấn tượng sẽ tăng khả năng nhận được học bổng du học Úc toàn phầnNgoài ra, hãy nên chọn một mở bài thật ấn tượng và thu hút người đọc, để họ có hứng thú hơn theo dõi bài viết của bạn. Đừng nên sao chép những bài luận mẫu, vì mỗi người có suy nghĩ, tính cách khác nhau nên bài luận cũng sẽ khác nhau. Sự dài dòng, khô khan cũng khiến người xét duyệt hồ sơ cảm thấy nhàm chán và có ấn tượng không tốt về bạn. Hãy tận dụng khả năng sáng tạo, tư duy của bản thấy để ghi điểm trong mắt họ.
Trình bày về những ước mơ, dự định trong tương lai một cách logic, thông minh. Hãy thuyết phục Hội đồng tuyển sinh rằng đây là con đường tốt nhất đưa bạn đến với những ước mơ của mình.
Hãy lưu ý kiểm tra các lỗi chính tả, văn phạm của mình để tránh những sai sót không đáng có.
Trên thực tế, nhiều du học sinh nghĩ rằng mình đã có một bộ hồ sơ đẹp, và không quan tâm nhiều đến bài luận này. Tuy nhiên, đây là cách đơn giản nhất để bạn có thể chạm tay đến giấc mơ du học Úc của mình. Viết một bài luận xin học bổng du học Úc toàn phần sẽ trở nên dễ dàng, nếu bạn biết cách sắp xếp nội dung bài viết, lựa chọn thông tin thích hợp thì khả năng xét duyệt học bổng sẽ cao hơn rất nhiều.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Cách Viết Kế Hoạch Học Tập Khi Đi Du Học Úc trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!