Xu Hướng 6/2023 # Hồ Sơ Du Học Mỹ Gồm Những Gì? Quy Trình Nộp Đơn Xin Visa Mỹ # Top 14 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hồ Sơ Du Học Mỹ Gồm Những Gì? Quy Trình Nộp Đơn Xin Visa Mỹ # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Hồ Sơ Du Học Mỹ Gồm Những Gì? Quy Trình Nộp Đơn Xin Visa Mỹ được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Tự làm hồ sơ du học Mỹ

Bước 1: tìm hiều thông tin

Trước tiên bạn cần xác định sẽ học tại bang nào? Học chương trình gì? Khả năng tài chính gia đình có thể chi trả trong mức nào? Để có được các thông tin hữu ích cho việc lựa chọn, bạn có thể lấy được thông tin từ các nguồn sau:

Tham khảo ý kiến người thân, người quen đang ở Mỹ hoặc đã có con cái đi du học úc.

Liên hệ với một số trung tâm tư vấn du học để được tư vấn

Tham dự các buổi hội thảo, triển lãm du học Mỹ được tổ chức thường niên vào tháng 3 hoặc tháng 10 hàng năm

Bước tìm hiểu thông tin nên được thực hiện trước thời điểm dự kiến du học khoảng 12 – 15 tháng. Kỳ khai giảng chính của các trường ở Mỹ vào tháng 9 hàng năm vì thế bạn cần tìm hiểu thông tin từ tháng 6 đến tháng 9 năm trước đó.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho các trường để xin thư mời học

Sau khi đã lưa chọn được trường và khóa học bạn sẽ bắt đầu bước nộp hồ sơ. Bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ du học qua một đại lý uy tín về du học Mỹ để xin thư mời học và I20.

Nếu bạn đã chắc chắn về lựa chọn của mình thì bạn chỉ cần nộp duy nhất một trường. Nếu không, bạn có thể nộp cùng lúc cho 2 – 3 trường để có thời gian cân nhắc thêm về lựa chọn của mình.Các trường ở Mỹ thường thu một khoản phí đăng ký từ 50 – 75 USD khi bạn nộp hồ sơ.

Bước 3: nộp hồ sơ xin visa và luyện phỏng vấn

Sau khi nhận được thư mời học và I20 của trường mà bạn đăng ký. Bạn sẽ chuẩn bị nộp visa và phỏng vấn visa du học với đại sứ quán mỹ. Khi nộp visa bạn cần đóng 200USD phí SEVIS và 160USD phí phỏng vấn cho đại sứ quán Mỹ. Hãy nhờ một trung tâm tư vấn định cư mỹ uy tín hướng dẫn bạn các thủ tục phỏng vấn cần thiết và luyện trả lời các câu hỏi phỏng vấn cho đến khi bạn hoàn toàn tự tin với các câu trả lời của mình.

Bước 4: Có visa và chuẩn bị lên đường

Trong buổi phỏng vấn, sau khi đặt các câu hỏi và nghe câu trả lời từ bạn, Đại sứ quán Mỹ sẽ thông báo ngay kết quả phỏng vấn có visa hay không cho bạn biết. Nếu có visa Mỹ, bạn hãy tiến hành các thủ tục để lên đường nhập học. Nếu chưa đạt visa, bạn hãy chuẩn bị lại hồ sơ theo yêu cầu của đại sứ quán và xin phỏng vấn lại.

2. Hồ sơ visa du học Mỹ gồm những gì?

Giấy tờ cá nhân

CMND của học sinh cha mẹ

Hộ khẩu của cha mẹ có tên học sinh

Khai sinh của học sinh

Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ

Hình chuẩn quốc tế (khổ 5 x 5 nền trắng, chụp thẳng, vén tóc gọn gàng thấy hai bên tai, 5 tấm)

Hộ chiếu (tờ đầu tờ cuối những tờ có đóng dấu đã từng đi du lịch).

Giấy tờ học vấn

Học bạ, Bảng điểm, Bằng tốt nghiệp (Cấp 2 / Cấp 3 / Trung cấp / Cao Đẳng / Đại học)

Giấy xác nhận sinh viên – thẻ sinh viên (nếu đang là sinh viên)

Giấy khen, bằng cấp, chứng chỉ đạt được trong quá trình học

Giấy chứng nhận, bằng cấp tiếng Anh đạt được

Toàn bộ giấy tờ học vấn ở nước ngoài như I-20, bảng điểm các khóa đã học, hộ chiếu, visa… (trong trường hợp học sinh học ở nước ngoài).

Giấy tờ tài chính

Nếu người bảo trợ có kinh doanh:

Giấy phép kinh doanh Namecard

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

Biên lai thuế trong 3 tháng gần nhất (thuế TNDN – thuế GTGT – thuế môn bài của năm)

Nếu không có giấy phép kinh doanh thì phải chứng minh được nguồn tài chính hợp lệ để bảo trợ cho học sinh

Hình ảnh kinh doanh.

Nếu người bảo trợ đi làm:

Giấy xác nhận việc làm của ba / mẹ / học sinh Hợp đồng lao động Bảng lương

Giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ của ba / mẹ / học sinh Namecard.

Các nguồn tài chính khác

Hợp đồng kinh tế

Giấy tờ chủ quyền nhà / đất

Hợp đồng thuê nhà / đất

Giấy tờ sở hữu xe ô tô như cavet xe, sổ đăng kiểm…

Hợp đồng góp vốn Bảng chia lãi hàng tháng / quý

Sổ tiết kiệm ngân hàng

Giấy xác nhận có gửi tiền tiết kiệm ngân hàng bằng tiếng Anh (tài khoản có it nhất từ 30.000 USD trở lên).

3. Thời gian hoàn tất hồ sơ du học Mỹ

Mất khoảng 2 – 6 tuần để xin thư nhập học. Nên dành thời gian từ 2 – 4 tuần để luyện phỏng vấn xin Visa và hoàn thiện hồ sơ xin Visa. Do đó, tổng thời gian để hoàn tất hồ sơ du học Mỹ từ 4 – 10 tuần. Bởi nhiều trường ở Mỹ có thời gian nhập học tháng 9 nên nhà trường sẽ yêu cầu bạn phải nộp hồ sơ trước tháng 3. Tổng thời gian vào khoảng 6 tháng.

Visa du học Mỹ được xét duyệt rất nhanh, ngay sau khi bạn phỏng vấn từ 3 – 15 phút, bạn có thể nhận được thông báo về việc xin Visa du học Mỹ có thành công hay không ngay lập tức. Nếu đậu, Visa sẽ được gửi về nhà ngay trong ngày hôm sau, không cần phải chờ đợi trong hồi hộp lo lắng.

4. Thủ tục nộp đơn xin visa du học Mỹ

Bước 1: Sau khi bạn nhận được giấy thông báo ủy quyền từ Cơ quan di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ về việc được nhập học theo diện không định cư tại một trường đại học tại Mỹ, bạn hãy đọc kỹ và ký vào mẫu này. (I-20 dành cho sinh viên diện F-1 hoặc DS-2019 dành cho sinh viên diện J-1).

Bước 2: Đóng lệ phí và đặt lịch hẹn phỏng vấn xin Visa với Lãnh sự quán. Thời gian nhận Visa nếu phỏng vấn thành công được ghi rõ trên mẫu đơn. Tốt nhất bạn nên nộp đơn xin Visa càng sớm càng tốt.

Bước 3: Mẫu đơn DS-160 dành cho Visa không định cư đã được Mỹ áp dụng, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn trực tuyến. Mẫu này có thể thay thế cho tất cả các mẫu khác. Bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn cách điền mẫu và đường dẫn để tải mẫu trên trang web chúng tôi Trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ là usembassy.gov.

Bước 4: Chuẩn bị để phỏng vấn xin Visa thật chu đáo. Bạn cần phải nộp đơn xin Visa càng sớm càng tốt trước ngày chương trình học bắt đầu. Hãy chuẩn bị trước điều này trước 3 tháng trở lên để đề phòng những trường hợp xấu có thể phát sinh.

Đơn Xin Du Học Nhật Bản: Cách Viết, Mẫu Hồ Sơ, Quy Trình Gồm Những Gì?

Đơn xin du học Nhật Bản: Cách viết, mẫu hồ sơ, quy trình gồm những gì?

Đơn xin du học Nhật Bản là thông tin rất quan trọng để các bạn cung cấp cho các đơn vị tiếp nhận du học sinh Nhật Bản xét duyệt các thông tin của du học sinh.

Vì vậy, việc viết đơn xin du học Nhật Bản cũng sẽ phải rất cẩn thận, chi tiết.

Bài viết này, Xuatkhaulaodongvn sẽ hướng dẫn các bạn cách viết đơn xin du học Nhật Bản chi tiết nhất.

1. Hồ sơ tham gia du học Nhật Bản

Hồ sơ du học Nhật Bản bao gồm những gì? Phí làm hồ sơ du học Nhât Bản là bao nhiêu?

Giấy tờ photo đều phải photo trên giấy A4 và trên 1 mặt giấy. Tất cả các bản công chứng phải mới làm trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Ảnh 3×4 (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 (2 chiếc), 4×6 (2 chiếc)

Học bạ cấp 3 (học sinh tốt nghiệp cấp 3)

Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (học sinh tốt nghiệp cấp 3).

Giấy khai sinh

CMND của học sinh

CMND của người bảo lãnh: ưu tiên bố hoặc mẹ

Hộ khẩu có thông tin học sinh

Giấy tờ người bảo lãnh:

Hộ chiếu

Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm)

Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (JLPT, NAT-TEST, TOPJ, JTEST,…cấp độ N1~5) (Nếu có)

Chi phí làm hồ sơ du học Nhật trung bình khoảng: 700 ~ 1500 USD

Bước 1: Nộp các giấy tờ

Bước 2: Công ty liên lạc với các trường bên Nhật, hẹn ngày phỏng vấn học sinh.

Bước 3: Học sinh nhập học tiếng Nhật tại công ty

Bước 4: Trường bên Nhật nộp hồ sơ của học sinh lên Sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú.

Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.

Bước 6: Trường Nhật gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “Giấy yêu cầu nộp học phí”.

Bước 7: Trường Nhật gửi về “Giấy báo nhập học” , “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”.

Bước 8: Công ty nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại Lãnh sứ quán Nhật Bản

Bước 9: Học sinh đợi lấy Visa (khoảng 3-5 ngày làm việc)

Bước 10: Học sinh liên lạc với Công ty và nhà trường quyết định ngày dự định đến Nhật Bản

Bước 11: Học sinh đến Nhật Bản – Làm thủ tục nhập học.

Bước 12: Chính thức nhập học

3. Hướng dẫn viết đơn xin du học Nhật Bản

Hướng dẫn viết các thông tin cơ bản và quan trọng nhất trong đơn xin du học Nhật Bản:

Bạn quan tâm và hứng thú với Tiếng Nhật từ khi nào, nhân dịp nào?

Một số lý do bạn có thể nêu ra như sau: Tôi tham gia giờ học Tiếng Nhật ở trường và cảm thấy rất hứng thú, từ đó tôi bắt đầu có sự quan tâm tới Tiếng Nhật.

Sau khi tôi xem hoạt hình, phim…. (hoặc các chương trình truyền hình của Nhật Bản) tôi đã có ý định muốn học Tiếng Nhật.

Dạo gần đây tôi có nhìn thấy một số sản phẩm của Nhật Bản rất thú vị (đồ điện tử, robot, mỹ phẩm, xe đạp…) và tôi bắt đầu có sự hiếu kì về Nhật Bản.

Bạn chọn du học Nhật Bản bởi lý do gì?

Bạn của tôi đang du học ở Nhật và rất hay nói chuyện với tôi. Vì vậy tôi thấy đất nước Nhật Bản rất thú vị, tôi cũng mong muốn được đi du học như bạn mình.

Với bất kì ai, một khi đã học Tiếng Nhật và tìm hiểu về Văn hóa của Nhật Bản thì cơ hội được du học ở Nhật là một điều tuyệt vời.

So với việc học Đại học tại Việt Nam thì việc du học và học đại học, cao học ở Nhật Bản sẽ tốt hơn và có triển vọng hơn nhiều

Dự định của bạn sau khi hoàn thành tốt nghiệp trường Tiếng ở Nhật ?

Sau khi tốt nghiệp, tôi dự định vào học tại các trường đại học và học chuyên môn mà tôi đã ấp ủ lâu nay (du lịch, luật, kiến trúc, thiết kế,….)

Tôi dự định tiếp tục học lên cao học, nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn mà tôi đang theo đuổi.

Tôi dự định học trường chuyên môn du lịch, bởi vì tôi có hứng thú với du lịch Nhật Bản

Ước mơ, dự định của bạn trong tương lai

Bằng những kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh đã học ở bậc Đại học, tôi có dự định tự lập nên công ty của riêng mình.

Tôi mong muốn được sinh sống và làm việc tại Nhật Bản

Bằng những kiến thức và kinh nghiệm đã học được ở Nhật, sau khi về nước tôi mong muốn trở thành một nhà ngoại giao để có thể đóng góp cho sự phát triển trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

4. Hướng dẫn viết đơn xin du học Nhật Bản chi tiết theo mẫu của ARC

Hướng dẫn điền mẫu đơn xin du học Nhật Bản

Như đã nói ở trên, mẫu đơn xin du học Nhật Bản do nhà trường gửi vì vậy mẫu này cũng không có một form chuẩn chung cho tất cả các trường mà mỗi trường sẽ có một mẫu khác nhau. Tuy nhiên đừng lo lắng, các mẫu thường có rất nhiều điểm chung và nhà trường đôi khi còn gửi kèm theo cả một bản hướng dẫn nữa.

Họ của bạn (chỉ ghi họ không bao gồm tên đệm)

Tên của bạn (bao gồm tên đệm và tên)

Quốc tịch của bạn (Việt Nam)

Nơi sinh (chỉ cần ghi thành phố và quốc gia)

Ngày tháng năm sinh (ghi theo mẫu năm/tháng/ngày)

Nghề nghiệp hiện tại (học sinh, sinh viên, công nhân, …)

Giới tính của bạn (male là nam – female là nữ)

Nơi thường trú (ghi chính xác địa chỉ đang sống)

Số điện thoại bàn nhà bạn (ghi rõ mã nước ví dụ +84 437836117)

Số fax của nhà bạn (ghi rõ mã nước như số điện thoại bàn)

Số di động của bạn (ghi rõ mã nước ví dụ +84 1235886767

Email của bạn

Số hộ chiếu (xem trong sổ hộ chiếu)

Ngày cấp hộ chiếu (xem trong sổ hộ chiếu)

Ngày hết hạn hộ chiếu (xem trong sổ hộ chiếu)

Các thông tin về người thân của ban tại Nhật, nếu không có không phải điền. Nếu có điền thông tin lần lượt: tên đầy đủ, quan hệ, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, kế hoạch ở cùng, nơi làm việc học tập, số cá nhân hoặc chứng minh thư, số điện thoại bàn, số di động, fax, email.

Thời gian đăng ký theo học tại trường(kỳ nhập học tháng mấy năm nào, điền năm và tháng vào)

Thời gian kết thúc học tại trường(căn cứ vào kỳ tuyển sinh phía trên để ghi lại năm và tháng tốt nghiệp)

Thời gian học tập tại trường (2 năm, 1 năm 9 tháng, 1 năm 6 tháng hay 1 năm 3 tháng)

Địa điểm đăng ký theo học (tích chọn vào địa điểm muốn đăng ký, trường ARC có 4 chi nhánh nên có 4 lựa chọn, nếu trường chỉ có cơ sở duy nhất sẽ không có phần này)

Chọn hình thức ở trọ (ký túc xá, ở theo hộ gia đình, chung cư, ở nhà người quen, không xác định)

Họ tên người bảo trợ tài chính cho bạn

Quan hệ của người bảo trợ tài chính với bạn (bố, mẹ, chú, bác, ….)

Ngày tháng năm viết đơn (điền đúng theo thứ tự năm – tháng – ngày)

Chữ ký của bạn (Chỉ cần ký tên không cần ghi rõ họ tên, tốt nhất ký tên theo chữ in hoa)

Hồ Sơ Du Học Đức Gồm Những Gì?

Bảng điểm THPT

Bằng tốt nghiệp THPT kèm giấy gọi nhập học ĐH ở Việt Nam

Nếu như trước khi xin visa chỉ cần bảng điểm THPT thì khi xin visa bạn cần 2 giấy tờ trên. Bởi lẽ, bạn không thể theo học đại học nếu bạn chưa tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, ngành học tại Đức được xác định qua kỳ thi đại học tại Việt Nam. Vì vậy, bạn sẽ dễ đậu visa hơn nếu giấy gọi thuộc ngành bạn có ý định theo học ở Đức.

Motivation letter

Đối với các bạn học đại học lần đầu tiên thì lá thư này không cần thiết. Tuy nhiên, hồ sơ du học Đức cho những người học Đại học lần hai thì không thể thiếu Motivation letter. Lá thư này sẽ giúp trường hiểu tại sao bạn muốn học đại học lại và mình tin là cơ hội sẽ cao hơn.

Bạn chỉ nên viết ngắn gọn, súc tích, khoảng 1 trang A4. Đây là tờ thư quyết định bạn được nhận hay không. Vì vậy, hãy dành thời gian đầu tư, viết cho hay và thuyết phục. Motivation letter có thể xài chung cho các trường, nhưng lưu ý: đổi tên và địa chỉ.

Chứng chỉ APS

Một trong những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ du học Đức là chứng chỉ APS. Đây là chứng chỉ kiểm tra liệu bạn có đủ điều kiện cơ bản để nhập học hay không. Thủ tục này được áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

Sau khi thẩm tra, nếu đủ điều kiện, bạn sẽ được cấp một chứng chỉ về các khoá học nghệ thuật thuần tuý. Chứng chỉ này có hiệu lực vô thời hạn.

Khi thẩm tra APS, đối với sinh viên đại học hoặc dự bị đại học cần 150 USD/lần. Đối với sinh sau đại học là 250 USD/lần.

Kết quả thi TestAS

Hồ sơ du học Đức gồm những gì thì không thể không kể đến bài thi TestAS. TestAS là một bài kiểm tra để đánh giá khả năng học Đại học của Sinh viên nước ngoài tại Đức.

Đây là điều kiện bắt buộc với ứng viên ngoài khối châu Âu nói chung khi chuẩn bị hồ sơ du học Đức. Do đó, nếu bạn có kết quả thi tốt, cơ hội để được chấp nhận học là rất lớn.

TestAS bằng tiếng Đức hay bằng tiếng Anh hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả của bài TestAS. Vì vậy, khi đăng ký thi, hãy chọn ngôn ngữ bản thân cảm thấy tự tin hơn để làm bài.

Chứng chỉ tiếng Đức

Để du học Đức, bạn cần có bằng tiếng Đức từ B2 trở lên. Đây là mức điểm cần thiết để chứng minh đủ khả năng tham gia các khoá học. Nếu bạn chỉ đạt B1 thì cũng đừng lo. Tại Đức có các khoá học bổ sung trình độ ngoại ngữ trước khi học chính thức.

Ngoài ra, nếu theo học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, bạn cần IELTS 6.0 trở lên.

Chứng minh tài chính

Khi xác định du học, bạn cần phải chứng minh có đủ điều kiện tài chính để theo học tại Đức.

Khác với các nước Anh, Úc, Mỹ,… bạn phải chứng minh tài chính khi du học Đức bằng nguồn thu nhập. Tại Đức, du học sinh chỉ cần chứng minh khả năng tài chính cho thời gian lưu trú. Cụ thể là 735 Euro/tháng, tương đương với 8.820 Euro/năm để đảm bảo cuộc sống.

Bài viết đã đưa ra danh sách hồ sơ du học Đức gồm những gì mà nhiều sinh viên thắc mắc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị hồ sơ du học Đức nhanh chóng, đầy đủ.

Cách Nộp Hồ Sơ Xin Visa Du Học F

Cách nộp hồ sơ xin Visa du học F-1 Hoa Kỳ [Updated]

Liên bang Hoa Kì chào đón nồng nhiệt các công dân nước ngoài tới đây để theo đuổi con đường học vấn. Trước khi nộp hồ sơ xin visa, tất cả các ứng viên xin visa du học cần được chấp nhận và phê duyệt bởi trường hoặc chương trình đào tạo của họ. Một khi đã được chấp nhận, các trường đại học quốc tế sẽ cung cấp cho mỗi ứng viên các tài liệu cần thiết cho việc phê duyệt khi nộp hồ sơ xin visa du học.

Nhập cảnh vào Hoa Kì để theo học: Loại visa bạn sẽ cần:

Đại học hoặc cao đẳng F

Trung học

Trường tiểu học tư thục

Trường dòng

Nhạc viện/Học viện nghệ thuật/Học viện điện ảnh

Các tổ chức giáo dục khác, bao gồm chương trình đào tạo ngôn ngữ

Tổ chức đào tạo nghề hoặc các chương trình không mang tính học thuật khác, trừ chương trình đào tạo ngôn ngữ M

VISA DU HỌC F-1 TỚI HOA KÌ

Hãy chú ý rằng các nhà chức trách Hoa Kì có thể thay đổi các quy định về visa bất kì lúc nào và mỗi quốc gia khác nhau sẽ áp dụng các điều luật khác nhau, vì vậy, luôn kiểm tra kĩ thông tin trên trang web chính thức của Visa Hoa Kì. Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn với hết khả năng nhưng bạn vẫn phải có trách nhiệm hoàn thành tất cả các bước trong quy trình xin visa theo hướng dẫn và quy định của Hoa Kì.

Nộp đơn vào một ngôi trường và nhận mẫu tài liệu I-20

Bạn cần phải được nhận vào một trường tại Hoa Kì trước khi có thể nộp hồ sơ xin visa du học. Một khi bên trường đã chấp nhận hồ sơ của bạn, họ sẽ gửi cho bạn một mẫu tài liệu I-20 mà bạn sẽ cần xuyên suốt quy trình xin visa du học

Việc kiểm tra xem tên và ngày sinh của bạn trên mẫu tài liệu I-20 có giống như trên hộ chiếu hay không là vô cùng quan trọng. Nếu không, bạn sẽ phải yêu cầu trường sửa lại và gửi cho bạn một mẫu mới.

Chúng tôi có thể giới bạn tìm được ngôi trường thích hợp và nộp hồ sơ và các trường ngôn ngữ, cao đẳng và đại học tại Hoa Kì. Hãy điền vào mẫu thông tin của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ.

Trả khoản phí SEVIS = 350$ (Phí được duy trì và bảo trì hệ thống kiểm tra, giám sát visa cá nhân của du học sinh và khách nước ngoài SEVIS)

Điền mẫu đơn xin visa trực tuyến DS-160

Bước tiếp theo là điền mẫu đơn xin visa trực tuyến DS-160. Bạn sẽ phải điều rất nhiều thông tin cá nhân (họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, vân vân …) và trả lời các câu hỏi về tình trạng sức khỏe và tiền án tiền sự. Bạn cũng cần tải lên một bức ảnh. Không được phép đeo kính. Đọc kĩ những yêu cầu về bức ảnh. Hãy nhớ in ra trang xác nhận với mã vạch.

Nếu bạn cần gia hạn hộ chiếu, bạn nên làm điều đó trước khi điều mẫu tài liệu DS-160 bởi vì hộ chiếu của bạn phải có hiệu lực trong suốt thời gian học tập để bạn sẽ không phải gia hạn lại khi đang ở Hoa Kì. Hộ chiếu của bạn cần có thời hạn dài hơn ít nhất 6 tháng so với thời gian học tập tại Hoa Kì nếu quốc tịch của bạn không nằm trong danh sách ngoại lệ.

Trả khoản phí xin visa du học F-1

Khi bạn đã hoàn thiện mẫu đơn DS-160, bạn sẽ phải trả một khoản phí xin visa = 160$. Và đây không giống như khoản phí SEVIS ở trên (tại sao phải để mọi thứ dễ dàng khi bạn có thể làm nó rối rắm, phức tạp đúng không?) Tổng chi phí cho visa của bạn sẽ là 510$.

Chọn Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kì gần nhất và lên trang web của họ và tìm phần Visa du học F-1. Bạn sẽ tìm thấy thềm nhiều thông tin về việc thanh toán các khoản phí xin visa. Đương nhiên, bạn nên in hóa đơn ra, bạn sẽ cần số đối chiếu của khoản thanh toán trong bước tiếp theo.

Đặt một cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kì

Một khi phí xin visa đã được thanh toán, bạn có thể tiếp tục đặt hẹn một cuộc phỏng vấn thông qua đường link bên trên của Đại sứ quán. Thời gian chờ có thể rất lâu trước ngày quan trọng vào tháng Giêng và tháng 8, vì vậy, hãy đặt lịch càng sớm càng tốt.

Bạn sẽ cần nhập số hộ chiếu, số đối chiếu CGI của khoản thanh toán và 10 số mã vạch trong mẫu tài liệu DS-160.

Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn

Bạn sẽ cần chuẩn bị một số các tài liệu cho buổi phỏng vấn. Một số tài liệu đó là:

Hộ chiếu của bạn

Your DS-160 confirmation page Mẫu đơn xác nhận DS-160

Hóa đơn thanh toán khoản phí SEVIS và phí xin visa

Một bức ảnh đáp ứng yêu cầu được hướng dẫn ở đường link phía trên. Bạn sẽ không cần làm điều này nếu bạn đã tải thành công ảnh lên. Hãy kiểm tra trên trang web của Đại sứ quán về thông tin các tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn.

Mẫu tài liệu I-20

Vui lòng chú ý rằng một vài Đại sứ quán có thể yêu cầu thêm các tài liệu khác, vì vậy hãy kiểm tra chắc thông tin trên trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kì nơi bạn phỏng vấn.

Bạn nên mang theo các tài liệu hỗ trợ như:

Tài liệu chứng minh bạn có khả năng chi trả cho học phí, chi phí ăn ở và đi lại.

Hồ sơ kết quả học tập như bảng điểm, bằng cấp và chứng chỉ kiểm tra (ví dụ như điểm bài thi TOEFL)

Các tài liệu chứng minh rằng bạn vẫn có mối quan hệ với quốc gia của bạn và sẽ quay trở lại đất nước mình sau khi học xong, ví dụ: vé khứ hồi, hợp đồng căn hộ, hợp đồng việc làm , thư tuyển sinh, vân vân …

Buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán Hoa Kì

Tại Đại sứ quán Hoa Kì, người phỏng vấn bạn sẽ chủ yếu kiểm tra những điều sau:

Mục tiêu chính của bạn thật sự là du học và bạn có đủ các kĩ năng cần thiết để hoàn thành chương trình đào tạo.

Khả năng chi trả cho các chi phí của bạn tại Hoa Kì.

định của bạn sẽ quay trở về nước sau khi hoàn thành việc học.

Bạn sẽ không phải là một mối nguy hiểm cho an ninh Hoa Kì.

Đảm bảo mang theo mình những tài liệu cần thiết và tìm hiểu kĩ những gì bạn cần tại nơi nộp hồ sơ xin visa.

Đặt chân tới Hoa Kì

Hồ sơ xin visa của bạn sẽ được chấp nhận hoặc từ chối tại buổi phỏng vấn. Nếu được chấp nhận, bạn sẽ nhận lại hộ chiếu của mình trong vòng 7 ngày kể từ buổi phỏng vấn ở hầu hết các nước.

Khuyến cáo: Vui lòng lưu ý rằng các nhà chức trách Hoa Kì có thể thay đổi quy trình nộp hồ sơ xin visa mà không cần báo trước. Mỗi quốc gia áp dụng điều luật khác nhau, vì vậy, luôn đọc kĩ hướng dẫn từ cơ quan di trú.

Thông tin trong bài trên là chính xác dựa trên hiểu biết của chúng tôi nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kì sai sót nào xảy ra mà chúng tôi không biết. Khi không chắc chắn, luôn luôn nên tin tưởng vào nguồn thông tin chính thức và liên hệ với họ để kiểm tra lại thông tin nếu cần thiết.

Thông tin về chúng tôi

Du học HISA tự hào là đối tác uy tín của các trường tại Mỹ với vai trò cung cấp những thông tin mới nhất, cập nhật nhất về chi phí du học, học bổng về trường đào tạo hàng đầu tại Mỹ.

Chính vì vậy, khi du học Mỹ thông qua HISA, học sinh sẽ được hưởng những quyền lợi cao nhất. Nếu bạn ở xa, không thể đến trực tiếp các văn phòng của HISA. Bạn có thể scan (hoặc chụp hình) rồi gửi về địa chỉ duhoc@hisa.vn để được hỗ trợ làm thủ tục hồ sơ.

Tư vấn du học Mỹ

Đến với HISA bạn sẽ được:

Tư vấn và cung cấp thông tin, tài liệu du học

Tư vấn chọn trường và ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng

Săn học bổng bán phần, toàn phần

Hướng dẫn, hỗ trợ chứng minh tài chính du học.

Luyện phỏng vấn trước khi xin VISA

Hướng dẫn phong tục tập quán địa phương.

Giúp đỡ tìm việc làm thêm cho học sinh, sinh viên.

Làm thủ tục miễn phí với những học sinh đi theo nguồn ngân sách nhà nước và các tổ chức.

Là cầu nối giữa học sinh và phụ huynh trong suốt quá trình học.

Hướng dẫn hồ sơ thăm thân, du lịch và định cư.

Trợ giúp học sinh trong quá trình sinh viên học tại nước ngoài.

————————

Công ty TNHH Hợp tác Du học Quốc tế Hà Nội (HISA Co)

Hotline: +84 98 310 4430

Fanpage: facebook.com/DuHocHISA

Skype: hisa_education

Trụ sở chính: C20204, Tầng 2, toà C2 D’Capitale, Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 243 640 1996 or  (+84) 243 640 1997

Email: duhoc@hisa.vn

CN Hồ Chí Minh: Tầng 2, Tòa nhà Đức Nhân, 328 – 330 Phan Xích Long. Phường 7, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+84) 28 3517 07 97 hoặc  (+84) 28 3517 07 98

Email: hisahcm@hisa.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Hồ Sơ Du Học Mỹ Gồm Những Gì? Quy Trình Nộp Đơn Xin Visa Mỹ trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!