Bạn đang xem bài viết Hoa Mau Don, Bieu Tuong Y Nghia Va Truyen Thuyet, Phan I được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên Lạc
HOA MẪU ĐƠN
BIỂU TƯỢNG Ý NGHĨA VÀ TRUYỀN THUYẾT
PHẦN I
Hoa không thể không có bướm, núi không thể không có suối, đá không thể không có rêu, nước không thể không có rong, cây cao không thể không có dây leo, và người ta không thể không say mê yêu thích một thứ gì.
U MỘNG ẢNH (Trương Trào)
NHỮNG BÀI THƠ HAY
1. Hoa Mẫu Đơn Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau. Em ạ, quê ta tháp giáo đường Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông Ai đi xem lễ tôi đi với Gió dạo lời kinh toả vấn vương … (Hồ Dzếnh)
2. Ký Bạch tư mã Tam điều cửu mạch hoa thì tiết, Vạn hộ thiên xa khán mẫu đơn. Tranh khiển Giang Châu Bạch tư mã, Ngũ niên phong cảnh ức Trường An. (Bạch Cư Dị)
Nơi kinh kỳ mỗi mùa hoa thắm, Bao ngựa xe đi ngắm Mẫu Đơn, Giang Châu Tư Mã chạnh buồn, Năm năm cứ nhớ phố phường Tràng An (Nguyễn Minh dịch)
3. Truyện Kiều của Nguyễn Du
– Mẫu đơn Dạy rằng cứ phép gia hình Ba cây chập lại một cành Mẫu đơn (câu 1425 và 1426)
– Quốc sắc thiên hương Ðã nên quốc sắc thiên hương Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa ( câu 825 và 826 )
“Quốc sắc thiên hương” tức sắc nước hương trời: Sắc nước là sắc đẹp nhất nước, hương trời là hương thơm chỉ có trên trời (thế gian không có); ý nói sắc đẹp hiếm có về thể chất lẫn tinh thần. “Quốc sắc thiên hương” trong văn chương cổ điển Trung Hoa chỉ về cái đẹp của hoa Mẫu đơn, lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu.
Như đã thấy, có sự xuất hiện hai chữ MẪU ĐƠN (Quốc sắc thiên hương) trong các bài thơ trên, và chắc có lẽ nhiều bài thơ hay khác nữa. Để các bạn biết rõ về Hoa Mẫu Đơn, từ đó thấm thêm cái hay, cái đẹp của những bài thơ, tôi xin được giải thích về Hoa Mẫu Đơn qua biểu tượng, ý nghĩa và truyền thuyết của nó.
GIẢI THÍCH VỀ HOA MẪU ĐƠN
1. Chi Mẫu đơn
Tên tiếng Việt : Hoa Mẫu Đơn. Tên Trung Quốc : Sho-Yo (hay Shao-Yao) Tên tiếng Anh : Peony. Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale Tên khoa học : Paeonia lactiflora. Họ : Paeoniaceae
Chi Mẫu đơn Trung Quốc, nhiều khi có tài liệu gọi là chi Thược dược (danh pháp khoa học: Paeonia) là chi duy nhất trong họ Mẫu đơn Trung Quốc (Paeoniaceae).
Các loài trong chi này có nguồn gốc ở châu Á (Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm.), miền nam châu Âu và miền tây Bắc Mỹ.
Phần lớn các loài là cây thân thảo thường xanh, cao khoảng 0,5–1,5 m, nhưng một số loài là cây bụi thân gỗ cao tới 1,5–3 m. Chúng có các lá phức, xẻ thùy sâu và hoa lớn, thường có mùi thơm, có màu từ đỏ tới trắng hay vàng, hoa nở vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè.
Tại Việt Nam có các loài mẫu đơn sau: Paeonia lactiflora (đồng nghĩa: Paeonia albiflora) – mẫu đơn, bạch thược trắng, bạch thược. Paeonia suffruticosa – bạch thược cao, mẫu đơn bụi. (Wikipedia)
2. Những Thông Tin Thú Vị Về Hoa Mẫu Đơn
Thành phố Lạc Dương (tiếng La Tinh là Luoyang, 1 trong 4 thành phố cổ kính nhất Trung Quốc), nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú, rực rỡ sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày 21/9/1982, người dân Luoyang chính thức chọn Mẫu đơn là biểu tượng hoa của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của Hoa Mẫu Đơn, thật sự là mùa vui cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa Mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội Mẫu đơn Louyang – Luoyang Peony Festival được tổ chức từ 15/4 – 25/4 hằng năm là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của cư dân Luoyang. Suốt mùa lễ hội, tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng sâu sắc cho tất cả các du khách trên khắp thế giới đến chơi. Ở Luoyang có những loài Mẫu đơn quý hiếm, màu sắc thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm cánh, sống đã hàng trăm tuổi.
Mẫu đơn là loài hoa cảnh có lịch sử phát triển lâu đời, có nhiều chủng loại. Trong “Hoa kính” có ghi lại 131 loài, trong “Quần phương phả” ghi có hơn 180 loài, còn trong cuốn “Bặc Châu mẫu đơn biểu” của Bạch Phụng Tường người đời Minh đã liệt kê ra 269 loại, chia thành 6 loại lớn là: thần phẩm, danh phẩm, linh phẩm, dật phẩm, năng phẩm, cụ phẩm. Người xưa cho rằng loài mẫu đơn có vị trí cao nhất là hai loài có màu vàng và tím, gọi là “diêu hàng ngụy tử”. Hoa mẫu đơn nở rất lâu khoảng 20 ngày mới tàn, từ đầu tháng 4 đến thượng tuần tháng 5.
Khi những nhà truyền giáo đạo Phật người Trung Hoa đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.
Điều đó cho thấy Mẫu đơn được người phương Tây đánh giá cao đến nỗi nó trở thành hiện thân của một vị thần.
Ở Đức, hoa Mẫu đơn được gọi là Pfingstrose, dù chúng đã nở trước dịp lễ Pfingsten (Lễ Ngũ Tuần là lễ 50 ngày sau ngày Phục Sinh).
Theo tích kể, Đức mẹ Maria khi nghe tin Chúa bị đóng đinh đã khóc nhỏ hàng nghìn giọt nước mắt lên một bụi hoa hồng. Kỳ diệu thay, vào khoảng lễ Ngũ tuần từ bụi hoa hồng này, nở những bông hoa to lớn, tuyệt đẹp và không có gai. Từ đó, hoa Mẫu đơn hiện diện trên cõi đời.
3. Biểu tượng của hoa Mẫu đơn
Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”. Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.
Giỏ Hoa Mẫu Đơn có bắp cải tài lộc và thỏ ngọc, một biểu tượng mang nhiều điều tốt lành và may mắn.
Hoa Mẫu Đơn biểu tượng của phú quý, dùng trong các dịp khai trương; người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang.
Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng; Ở Trung Quốc nó biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, và sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Hoa Mẫu đơn được các cô dâu ưa chuộng, có lẽ vì ý nghĩa tốt đẹp
Hoa mẫu đơn đóa lớn rực rỡ lạ thường, hương thơm áp đảo mọi loài hoa khác. Vì vậy người ta còn gọi là “bách hoa vương”.
Một danh xưng khác của mẫu đơn là “hoa phú quý”, bắt nguồn từ câu “mẫu đơn, hoa phú quý” trong cuốn “Ái liên thuyết” của Chi Đôn Di đời Tống. “Lạc Dương mẫu đơn giáp thiên hạ” (hoa mẫu đơn ở Lạc Dương đứng đầu trong thiên hạ), dường như đó đã là câu nói mọi cửa miệng của mọi người. Vì vậy mẫu đơn còn được gọi là hoa Lạc Dương.
Người phương Tây xem hoa mẫu đơn như biểu tượng của sự e lệ.
Hoa mẫu đơn – Peony còn là biểu tượng hoa lần thứ tư của tiểu bang Indiana – Hoa Kỳ từ ngày 13/3/1957. Thật vậy, quốc hoa đầu tiên được chọn là Cẩm Chướng (15/3/1913), rồi đến Tulip – Uất kim hương (1/3/1923), Cúc Zinnia (chưa đầy 10 năm sau đó) và sự đổi ngôi cuối cùng mới dành cho Mẫu đơn – Peony.
4. Dược tính của cây hoa Mẫu đơn
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những khả năng kỳ diệu lạ thường của cây hoa mà người ta đã lưu truyền trong dân gian. Dược tính của Mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận…Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng. Những tập tục mê tín còn tin rằng nếu đeo một vòng cổ kết bằng hạt Mẫu đơn, bạn sẽ tránh được các bệnh như hủi, động kinh, mất trí và nó còn xua tan những cơn ác mộng, như một lá bùa hộ mạng bảo vệ người ta chống lại ma quỷ hay những thế lực của bóng đêm !
Khoảng năm 77 sau Công Nguyên, trong cuốn sách Pliny’’s Natural History đã mô tả chi tiết về cây hoa và 20 bệnh chữa bằng những bộ phận của nó. Không lâu sau đó, Dioscoride cũng đã viết một luận án về những cây thảo dược, trong đó có Peony. Vì là một cây thuốc quan trọng, dược liệu Mẫu đơn được sản xuất với lượng lớn hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc và thể giới.
TRUYỀN THUYẾT VỀ HOA MẪU ĐƠN
truyền thuyết thường được nhắc đến.
1. Chuyện Thứ Nhất
Ngày xưa, ở một làng miền núi có một bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà gia nhập vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy.
Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo:
– Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về. Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ.
Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc nói lớn:
– Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà.
Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy gọi con ra đầu hàng, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ:
– Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương.
Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ. Chúng đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng…
Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi.
Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời. Mùa xuân đến, từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót, hình ngọn lửa như bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim.
2. Chuyện Thứ Hai
Chuyện kể rằng: Vào đời Đường, vua Đường Cao Tông say đắm Võ Hậu. Lúc Vua băng hà, do con trai (Hoàng Thái Tử) còn nhỏ lên ngôi, Võ Hậu nhiếp chánh, chuyên quyền hãm hại công thần. Bà ta tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, rồi xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế.
Một hôm, Võ Tắc Thiên khi ngự du vườn thượng uyển, nhìn thấy cỏ cây xác xơ, hoa lá điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt dán ngay trước cửa vườn. Bài thơ như sau:
Lai triều du thượng uyển Hỏa tốc báo xuân tri Bách hoa liên dạ phát Mạc đãi hiểu phong xuy Dịch nghĩa: Bãi triều du thượng uyển Gấp gấp báo xuân haỵ Hoa nở hết đêm nay Đừng chờ cơn gió sớm.
Thế là trăm hoa không dám trái lệnh, chỉ trong một đêm mà bừng nở khắp vườn, ngào ngạt mùi hương.
Hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn, thấy muôn hồng ngàn tía rực rỡ như những vầng mây, sắc phủ cả vòm trời xanh nên lòng rất lấy làm vui. Bất chợt bà cau mày, vì thấy hoa Mẫu đơn bướng bỉnh, không chịu phụng mệnh, nên cành khẳng khiu, không một lá non. Giận cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam (!).
Nhưng lạ thay, khi tới vùng đất nghèo nàn này, hoa lại nở rộ và vẻ đẹp rực rỡ hơn, làm đắm đuối lòng người. Từ đó ngay cả sử sách Trung Hoa cũng ghi nhận vùng Giang Nam luôn xuất hiện nhiều tuyệt sắc giai nhân, những mỹ nữ có sắc đẹp nghiêng thành đổ nước. Cũng từ đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, một biểu trưng cho quốc sắc thiên hương.
Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú “Ngọc Lâu Xuân Tứ” nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự do của cuộc đời, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người, chớ không chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, làm vương giả chốn kinh đô gò bó.
Hoa Mẫu Đơn nở rộ tại thành Lạc Dương (Giang Nam), Người Lạc Dương khen hoa là “Mẫu Đơn xương tro”, và họ dày công chăm bón, hoa càng mọc càng rực đỏ. Về sau, người dân Lạc Dương lại gọi hoa Mẫu Đơn là “Lạc Dương Hồng” (Ngày nay thành phố Lạc Dương nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú, rực rỡ sắc màu)
Về sau người ta dùng từ “quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời) để hình dung hoa mẫu đơn. Hoặc có cách phác họa khác là: “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ)
Những người đẹp trong thi văn, lịch sử như nàng Kiều của Nguyễn Du, nàng Dương Quý Phi, Tây Thi , hay Vương Chiêu Quân… thường được ví như hoa Mẫu Đơn với cụm từ mô tả “sắc nước hương trời” hay “quốc sắc thiên hương” này.
2@1. Bàn thêm về cụm từ “quốc sắc thiên hương”.
“Quốc sắc thiên hương” tức sắc nước hương trời. Sắc nước là sắc đẹp nhất nước, hương trời là hương thơm chỉ có trên trời (thế gian không có); ý nói sắc đẹp hiếm có về thể chất lẫn tinh thần. “Quốc sắc thiên hương” trong văn chương cổ điển Trung Hoa chỉ về cái đẹp của hoa Mẫu đơn, lấy hoa Mẫu đơn làm tiêu biểu.
Sách “Tùng song tạp lục” chép:
Vua Ðường Minh Hoàng, một lần vào cuối mùa xuân, khi đang cùng Dương Phi đang thưởng hoa, vua Ðườn liền hỏi Tu Kỷ: “Hiện nay trong kinh thành bài thơ vịnh mẫu đơn nào là hay nhất, của ai?”. Trình Tu Kỷ tâu : – Thơ của Lý Chính Phong nổi tiếng nhất và có câu rằng:
Quốc sắc triều hàm tửu Thiên hương dạ nhiễm y
Nghĩa :
Người quốc sắc ban mai hay say rượu (ý nói hoa đỏ) Mùi thiên hương đêm nhuốm áo khăn (nói về hương thơm)
Hai câu thơ này miêu tả một cách tinh tế và sinh động về tư chất của hoa. Dùng “thiên hương” để nói về hương thơm như hương khí từ trên tiên giới truyền xuống nhân gian của mẫu đơn. Dùng “quốc sắc” để ví sự mềm mại, hấp dẫn, đáng yêu của hoa cũng giống như gò má ửng hồng e lệ của người con gái khi uống rượu say. Quả thật tư chất hương thơm và hình dáng mềm mại của mẫu đơn đúng là toát lên những điều đó. Đây cũng là lý do sau này mẫu đơn được mệnh danh bằng danh xưng tao nhã “quốc sắc thiên hương”.
Bách tính triều đại nhà Đường rất yêu thích hoa mẫu đơn. Mẫu đơn không chỉ xuất hiện trong các tác phẩm hội họa, người dân coi hoa là biểu tượng của sự hưng thịnh nên ai cũng yêu thích trồng và chăm sóc mẫu đơn trong vườn nhà. Trong bài thơ “Thưởng mẫu đơn”, Lưu Vũ Tích nhà thơ đời Đường có viết: “Duy hữu mẫu đan chân quốc sắc. Hoa khai thì tiết động kinh thành“. Tạm dịch: Duy chỉ có hoa mẫu đơn thật sự là quốc sắc, thời gian khi hoa nở kinh động tới khắp cả kinh thành.
Trong bài thơ “Mẫu đan phương”, Bạch Cư Dị viết: “Hoa khai hoa lạc nhị thập nhật. Nhất thành chi nhân giai nhược cuồng“. Tạm dịch: Thời gian mẫu đơn nở rồi tàn chỉ trong hai mươi ngày, dường như người dân trong thành thưởng hoa ngưỡng mộ tới mê hoặc.
Mẫu đơn là một thứ hoa thơm, đẹp quý nhất trong các loại hoa, được gọi là Vương hoa. Cho nên có thể cho rằng khi nói “Quốc sắc thiên hương” để chỉ một tuyệt sắc giai nhân với hoa Mẫu đơn.
2@2. Cách hiểu khác về truyền thuyết hoa Mẫu đơn với Võ Tắc Thiên.
Truyền thuyết đày hoa Mẫu Đơn chúng ta biết ngay là “xạo”. Tuy nhiên suy ngẫm cho kỹ, ta sẽ thấy đó là lời khuyên minh triết của nhân gian dạy cho các “quốc sắc thiên hương” (hoa Mẫu đơn). Võ Tắc Thiên luôn ghen ghét những giai nhân tuyệt sắc khác, thường kiếm cớ giết hại hoặc hủy hoại nhan sắc của họ để bảo vệ vị trí của mình trong lòng quân vương. Những giai nhân nên tránh xa bà, càng xa càng tốt, nếu muốn toàn mạng.
3. Truyền thuyết về dược tính: HOA ĐÀ VÀ CÂY HOA MẪU ĐƠN
Truyền thuyết kể rằng một đại phu nổi tiếng, Hoa Đà, trong thời Tam Quốc, đã trồng nhiều loại hoa cỏ và thảo mộc khác nhau ở sân trước và sau nhà. Ông đã kiên quyết nếm một cách cẩn thận mỗi loại thảo mộc để tìm các thuộc tính trước khi kê đơn thuốc cho các bệnh nhân của mình. Vì thế, ông không hề kê bất kỳ loại độc dược nào.
Một ngày, có người đã đưa cho Hoa Đà một cây hoa mẫu đơn, ông đã trồng nó ở sân trước. Sau khi nếm lá, thân và hoa của cây mẫu đơn, ông đã quả quyết rằng nó chẳng có gì đặc biệt, và nó không có giá trị như một loại thảo dược. Vì thế ông đã không dùng hoa mẫu đơn để trị bệnh.
Một đêm khuya, Hoa Đà đang đọc sách thì đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của một phụ nữ. Ông ngẩng đầu lên và trông thấy một người đàn bà đẹp đau khổ đang dàn dụa nước mắt, trong ánh trăng mờ ảo, bên ngoài cửa sổ. Hoa Đà hơi bối rối và đi ra khoảnh sân trước, nhưng không có ai ở đó. Tại nơi mà ông đã trông thấy người đàn bà, ông tìm thấy một cây hoa mẫu đơn.
Một ý nghĩ xảy đến với Hoa Đà rằng người phụ nữ đó là cây Hoa Mẫu Đơn, nhưng ngay lập tức ông đã lắc đầu và cười cái ý nghĩ ngu ngốc của mình. Hoa Đà đã nói với cây hoa mẫu đơn, “Mày không có gì đặc biệt từ đầu đến chân. Làm sao tao có thể dùng mày làm thuốc đây?” Ông quay trở lại vào phòng và tiếp tục đọc sách.
Ngay khi Hoa Đà ngồi xuống, ông lại nghe thấy tiếng người đàn bà khóc. Khi ông đi ra ngoài để tìm kiếm người đàn bà lần thứ hai, lại không có ai cả, chỉ trừ cây hoa mẫu đơn. Sự việc này đã lặp lại vài lần trong đêm đó.
Lúng túng bởi những sự việc kỳ lạ, Hoa Đà đánh thức vợ ông dậy và kể cho bà nghe chi tiết và điều vừa xảy ra. Bà vợ ông nhìn chăm chú những cây hoa cỏ và thảo dược trong khu vườn, rồi nói, “Mỗi một loại cỏ và cây trong khu vườn này đã từng có ích như là thuốc và đã cứu vô số mạng sống, trừ cây hoa mẫu đơn này. Tôi tin rằng cây hoa mẫu đơn nó đau khổ bởi vì ông coi nói là không có tác dụng như một loại thảo dược trước khi ông nhận ra đặc tính của nó.”
Hoa Đà đã cười và bảo, “Tôi đã nếm tất cả các loại thảo mộc và biết được dược tính của chúng một cách sâu sắc. Tôi luôn để ý hết mức tới mỗi cây thảo mộc và không bao giờ bỏ qua một cây nào mà có thể có tác dụng làm thuốc. Còn như với cây hoa mẫu đơn này, tôi đã lấy mẫu lá của nó, thân và hoa nhiều lần trước khi tôi quyết định dứt khoát rằng nó không có ích lợi như một vị thuốc. Làm sao bà có thể bảo tôi nhầm lẫn với cô ta?”
Vợ ông nói, “Ông đã thử những phần phía trên mặt đất của nó. Ông đã thử phần rễ của nó ngủ. Vợ của ông cho rằng chồng bà không tiếp thu lời khuyên của người khác như trước kia, và bắt đầu lo lắng rằng ông có thể bắt đầu mắc những sai lầm.
Một vài ngày sau đó, bà đến kỳ kinh nguyệt. Máu chảy ra liên tục, tựa như một dòng suối. Hơn nữa, bà bị đau và co cơ dai dẳng ở phần bụng dưới. Lén không để chồng biết, bà đã đào rễ của cây hoa mẫu đơn, sắc nó lên và uống. Chỉ nửa ngày sau, cơn đau đã rút xuống từ từ và huyết dịch trở lại bình thường.
Khi bà kể lại với chồng, Hoa Đà cuối cùng đã nhận ra rằng ông quả thật đã đánh giá sai cây hoa mẫu đơn. Ông cảm kích bà vợ đã dạy ông qua thực tiễn rằng cây mẫu đơn có tác dụng như một vị thuốc vì nó có thể dứt cơn đau và cầm máu.
Những cây mẫu đơn có vẻ ngoài đẹp đặc biệt. Thân và hoa của chúng đẹp, và đó là tại sao nó được đặt tên như vậy.
[Chú thích: Hoa Mẫu Đơn được gọi là Bạch Thược trong tiếng Trung Quốc, có nghĩa là đẹp.]
Truyền thuyết Hoa Đà này chỉ tham khảo cho vui chứ làm gì có thật. Chủ ý chuyện này chỉ muốn làm nổi bật dược tính của cây hoa Mẫu đơn mà thôi. (NL)
Nguyên Lạc
(Còn tiếp:
HOA MẪU ĐƠN – PHẦN II)
Nguồn:
Ðiển tích Truyện Kiều, Tâm Linh Huyền Bí.net, chúng tôi chúng tôi Đại kỷ nguyên.
Tổng hợp về hoa Mẫu Đơn ( từ Internet ) Huỳnh Huệ, (Tianyi – Secret China) …
Hình ảnh:
Hoa Mẫu Đơn ( ROSE PARK VIỆT NAM) https://www.youtube.com/watch?v=g5kVBcIoisQ Peony – Hoa Mẫu đơn https://www.youtube.com/watch?v=n6ud6QmzfE4 Peonies.avi (PPS) https://www.youtube.com/watch?v=7_jUQJWIvFc http://vietmessenger.com/books/?title=huong%20rung%20ca%20mau&page=15
art2all.net
Boi Bai Mau Don Hang Ngay
Bài sưu tầm: PHÚ ĐĂNG HỎA – GIÁP THÌN ẤT TỴ
Bài viết Nhận thức về mệnh bàn và 12 cung nhân sự chép từ cuốn Tử vi mệnh vận phân tích của tác giả Từ Tăng Sinh. Mời các bạn đọc tham khảo.
Bài viết về mẫu luận giải lá số tổng thống Donald Trump. Mời các bạn đọc tham khảo.
Bài viết về Tinh thần và thể xác khác biệt tùy theo mệnh thân đóng ở Tứ Sinh, Tứ Chính hay Tứ Mộ trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.
Một bài viết sưu tầm về hai sao Tả Phụ và Hữu Bật. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo.
Bài sưu tầm: THIÊN THƯỢNG HỎA – MẬU NGỌ KỶ MÙI
Bài viết về ngũ hành và tính miếu hãm lợi vượng của các sao. Mời các bạn đọc tham khảo.
Bài viết về Trường hợp nào là người tứ đức trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.
Một bài viết sưu tầm về sao Cự Môn. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo.
Bài sưu tầm: SƠN HẠ HỎA – BÍNH THÂN ĐINH DẬU
Bài viết Cơ Nguyệt Đồng Lương lại chẳng phải nhân viên thư lại được Quách Ngọc Bội dịch lại từ cuốn Đẩu Số luận Sự Nghiệp của tác giả Tử Vân. Mời các bạn cùng đọc.
Bài viết về Khôi Việt Thiên Ất Quý Nhân trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.
Một bài viết sưu tầm về sao Liêm Trinh. Mời các bạn cùng đọc và tham khảo.
Bài sưu tầm: SƠN ĐẦU HỎA – GIÁP TUẤT ẤT HỢI
Bài viết hay về các tổ hợp sao dễ kết luận lá số đào hoa trong lá số Tử vi của tác giả Đại Đức Sơn Nhân. Mời các bạn đọc tham khảo.
Bài viết về Những đấng đức hạnh cao dầy không có gì ngăn cản nhiệm vụ trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.
Một bài viết sưu tầm về sao Thái Âm. Mời các bạn đọc và tham khảo.
Bài sưu tầm: BÍCH THƯỢNG THỔ – CANH TÝ TÂN SỬU
Bài dịch cuốn sách Tử Vân Tiên Sinh luận tính chất tinh diệu của tác giả Tử Vân, do dịch giả Chiến Nguyễn biên dịch. Mời các bạn đọc tham khảo.
Bài viết về Thương Sứ là hai đồn canh cho ba đoạn đường lượn dốc trích từ cuốn Tử vi nghiệm lý toàn thư của cụ Thiên Lương. Mời các bạn đọc tham khảo.
Mau Don Xin Khai Thac Go Rung Trong
Thủ Tục Xin Khai Thác Rừng Trồng, Don Xin Khai Thac Rung Trong, Mau Don Xin Khai Thac Go Rung Trong, Don Xin Khai Thac Rung, Giảng Bài 28 Khai Thác Rừng, Thông Tư Số 35 Về Khai Thác Rừng, Quy Chuẩn An Toàn Trong Khai Thác Than Hầm Lò, Thông Tư 03 Qy Phạm An Tòa Trong Khai Thác Hầm Lò, Quy Phạm An Toàn Trong Khai Thác Mỏ Hầm Lò, Quy Chuẩn An Toàn Trong Khai Thác Mỏ Lộ Thiên, Quy Phạm An Toàn Trong Khai Thác Mỏ Lộ Thiên, Khai Thác Giá Trị Của Văn Hóa ẩm Thực Từ Sen Trong Hoạt Động Du Lịch, Khai Thác Sáng Chế Trong Ngành Sản Xuất Có Lợi Thế Cạnh Tranh, Sổ Tay Hướng Dẫn Thực Hiện Quản Lý Rừng Bền Vững Cho Rừng Trồng, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su Trong Hoat Dong Du Lich, Hợp Đồng ủy Thác Khai Thac Khoáng Sản, Đơn Xin Khai Thác Gỗ Làm Nhà, Mẫu Đơn Xin Khai Thác Gỗ, Mẫu Đơn Sin Khai Thác Gỗ , Don Xin Khai Thac, Thủ Tục Xin Khai Thác Cát, Thủ Tục Xin Khai Thác Đất Đồi, Mẫu Đơn Xin Khai Thác Gỗ Làm Nhà, Don Khai Thac Go Lam Nha, Đơn Xin Khai Thác Gỗ, Don Xin Khai Thac Go Lam Nha O, Khái Niệm Rừng, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su Cua Nha Tho Bui Chu, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su, Bản Đăng Ký Khai Thác Lâm Sản, Thủ Tục Xin Khai Thác Mỏ Đá Xây Dựng, Thông Tư Số 35 Về Khai Thác Lâm Sản, Khai Thac Cat Song, Khái Niệm Rừng Ngập Mặn, Quy Trinh Thiet Ke Khai Thac, Thủ Tục Cấp Quyền Khai Thác Khoáng Sản, Mẫu Bản Dự Kiến Sản Phẩm Khai Thác, Thủ Tục Cấp Phép Khai Thác Sử Dụng Gỗ Làm Nhà, Biên Bản Kiểm Tra Khai Thác Lâm Sản, Mẫu Bản Đăng Ký Sản Phẩm Khai Thác, Giay Phep Khai Thac Cat, Thủ Tục Cấp Phép Khai Thác Khoáng Sản, Hợp Đồng ủy Quyền Khai Thác, Nền Tảng Cho Khai Thác Sỡ Hữu Trí Tuệ Và Chứng Chỉ, Quy Chuẩn An Toàn Khai Thác Mỏ Hầm Lò, Uy Quyen Khai Thac Khoang San, Đề án Khai Thác Sử Dụng Nước Mặt, Mẫu Đơn Xin Cấp Phép Khai Thác Khoáng Sản, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su Cua Nha Tho Da Pha Diem, Đề án Trồng Rừng, Mẫu Cam Kết Trồng Rừng, Cam Kết Trồng Rừng, Mẫu Đơn Cam Kết Trồng Rừng, Csm Kết Trồng Rừng, HĐ Mua Bán Gỗ Rừng Trồng, Thủ Tục Mua Bán Gỗ Rừng Trồng, Bản Cam Kết Trồng Rừng, Cẩm Nang Khai Thác Tư Liệu Khoa Học, Hop Đồng Uy Quỳên Khai Thác Khoángvsa, Hợp Đồng ủy Quyền Khai Thác Khoáng Sản, Mẫu Hợp Đồng ủy Quyền Khai Thác Khoáng Sản, Giấy Phép Khai Thác Khoáng Sản, Đơn Xin Gia Hạn Giấy Phép Khai Thác Tận Thu Khoáng Sản, Thủ Tục Cấp Giấy Phép Khai Thác Khoáng Sản, Quy Phạm Kỹ Thuật Khai Thác Mỏ Lộ Thiên, Hợp Đồng Mua Bán Gỗ Rừng Trồng, Mẫu Hồ Sơ Thiết Kế Trồng Rừng, Đề án Trồng Rừng Thay Thế, Mẫu Hợp Đồng Góp Vốn Trồng Rừng, Quy Phạm Trồng Rừng, Hợp Đồng Góp Vốn Trồng Rừng, Tom Tat Nhan Vat Tnu Trong Rung Xa Nu, Thủ Tục Thanh Lý Rừng Trồng, Phương án Trồng Rừng, Tóm Tắt Mùa Lá Rụng Trong Vườn, Hồ Sơ Thiết Kế Trồng Rừng, Dự Toán Trồng Rừng, Mẫu Lời Cảm ơn Trong Luận Văn Thạc Sĩ, Lời Cảm ơn Trong Luận Văn Thạc Sĩ, Phương án Quản Lý Kinh Doanh Khai Thác Chợ, Tìm Kiếm,khai Thác, Xử Lý Thông Tin Phục Vụ Bài Giảng, Giấy Phép Khai Thác Khoáng Sản Phía Bac, Thủ Tục Chuyển Nhượng Quyền Khai Thác Khoáng Sản, Giáo Trình Công Nghệ Khai Thác Mỏ, Khái Niệm 3 Dòng Thác Cách Mạng, Giay Phep Khai Thac Dong Thap, Những Vấn Đề Môi Trường Khai Thác Khoáng Sản ở Tây Nguyên, Đánh Giá Trữ Lượng Khai Thác Nước Khoáng, Trích Dẫn Hay Trong Rừng Nauy, Thông Tư Số 24 Về Trồng Rừng Thay Thế, Thông Tư Trồng Rừng Thay Thế, Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Trồng Rừng, Lập ô Tiêu Chuẩn Rừng Trồng, Phương án Trồng Rừng Thay Thế, Dàn ý Khuynh Hướng Sử Thi Trong Rừng Xà Nu, Phương án Trồng Rừng Sản Xuất, Xin Viện Trợ Phi Chính Phủ Trồng Rừng, Biên Bản Kiểm Tra Rừng Trồng, Thông Tư Số 23 Về Trồng Rừng Thay Thế, Nội Dung Bài Mùa Lá Rụng Trong Vườn,
Thủ Tục Xin Khai Thác Rừng Trồng, Don Xin Khai Thac Rung Trong, Mau Don Xin Khai Thac Go Rung Trong, Don Xin Khai Thac Rung, Giảng Bài 28 Khai Thác Rừng, Thông Tư Số 35 Về Khai Thác Rừng, Quy Chuẩn An Toàn Trong Khai Thác Than Hầm Lò, Thông Tư 03 Qy Phạm An Tòa Trong Khai Thác Hầm Lò, Quy Phạm An Toàn Trong Khai Thác Mỏ Hầm Lò, Quy Chuẩn An Toàn Trong Khai Thác Mỏ Lộ Thiên, Quy Phạm An Toàn Trong Khai Thác Mỏ Lộ Thiên, Khai Thác Giá Trị Của Văn Hóa ẩm Thực Từ Sen Trong Hoạt Động Du Lịch, Khai Thác Sáng Chế Trong Ngành Sản Xuất Có Lợi Thế Cạnh Tranh, Sổ Tay Hướng Dẫn Thực Hiện Quản Lý Rừng Bền Vững Cho Rừng Trồng, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su Trong Hoat Dong Du Lich, Hợp Đồng ủy Thác Khai Thac Khoáng Sản, Đơn Xin Khai Thác Gỗ Làm Nhà, Mẫu Đơn Xin Khai Thác Gỗ, Mẫu Đơn Sin Khai Thác Gỗ , Don Xin Khai Thac, Thủ Tục Xin Khai Thác Cát, Thủ Tục Xin Khai Thác Đất Đồi, Mẫu Đơn Xin Khai Thác Gỗ Làm Nhà, Don Khai Thac Go Lam Nha, Đơn Xin Khai Thác Gỗ, Don Xin Khai Thac Go Lam Nha O, Khái Niệm Rừng, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su Cua Nha Tho Bui Chu, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su, Bản Đăng Ký Khai Thác Lâm Sản, Thủ Tục Xin Khai Thác Mỏ Đá Xây Dựng, Thông Tư Số 35 Về Khai Thác Lâm Sản, Khai Thac Cat Song, Khái Niệm Rừng Ngập Mặn, Quy Trinh Thiet Ke Khai Thac, Thủ Tục Cấp Quyền Khai Thác Khoáng Sản, Mẫu Bản Dự Kiến Sản Phẩm Khai Thác, Thủ Tục Cấp Phép Khai Thác Sử Dụng Gỗ Làm Nhà, Biên Bản Kiểm Tra Khai Thác Lâm Sản, Mẫu Bản Đăng Ký Sản Phẩm Khai Thác, Giay Phep Khai Thac Cat, Thủ Tục Cấp Phép Khai Thác Khoáng Sản, Hợp Đồng ủy Quyền Khai Thác, Nền Tảng Cho Khai Thác Sỡ Hữu Trí Tuệ Và Chứng Chỉ, Quy Chuẩn An Toàn Khai Thác Mỏ Hầm Lò, Uy Quyen Khai Thac Khoang San, Đề án Khai Thác Sử Dụng Nước Mặt, Mẫu Đơn Xin Cấp Phép Khai Thác Khoáng Sản, Khai Thac Gia Tri Van Hoa Lich Su Cua Nha Tho Da Pha Diem, Đề án Trồng Rừng,
Cách Viết Y Và I Trong Tiếng Việt
Trong những tranh luận về tiếng Việt, nhất là về chính tả, hẳn chúng ta đã được đọc nhiều bài viết về cách dùng hai chữ cái “i” và “y” trong nhiều năm qua. Cuộc tranh luận này dường như còn lâu lắm mới đến hồi kết thúc. Bài viết này không nhằm đưa ra một tranh luận mới, mà chỉ xin đưa ra một cái nhìn chung và những dữ kiện khách quan về vấn đề này.
Người viết bài đã sinh hoạt trong Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California từ tám năm nay với các Khoá Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm hằng năm vào mùa hè. Trong Khoá HLTNSP năm 2003, nhân nói chung về những điểm vô lý trong chính tả tiếng Việt, chúng tôi cũng có đưa ra một số nhận xét về cách dùng i và y một cách khái quát. Gần đây hơn, vào Khoá HLTNSP năm 2011, trong một lớp nói về cách phát âm phụ âm của học sinh Mỹ gốc Việt, chúng tôi cũng được vài khoá sinh hỏi về cách dùng hai chữ này. Chúng tôi đã dùng cách “khôi hài hoá” vấn đề và trả lời như sau:
Cách dùng i hay y là tuỳ theo sự việc mà từ ngữ diễn tả. Khi hai vợ chồng bỏ nhau mà làm thủ tục êm xuôi, nhanh chóng, thì viết là li dị; nếu thủ tục rườm rà, có nhiều tranh chấp, kéo dài thời gian, thì viết là ly dỵ. Người chữa bệnh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì gọi là bác sỹ; kẻ mới ra trường y khoa, chưa có kinh nghiệm, thì gọi là bác sĩ. Cũng vậy, loại bánh baguette dài thì viết là bánh mỳ, còn loại bánh ngắn thì viết là bánh mì, v.v. Cứ theo cách này, chúng ta sẽ tha hồ mà có muôn ngàn từ ngữ với i và y để diễn tả những khác biệt tinh tế về ý nghĩa của tiếng Việt.
Nhưng đấy chỉ là nói đùa cho vui mà thôi. Nếu nghiêm chỉnh mà nhìn vào vấn đề của i và y thì chúng ta thấy được những gì? Trước khi vào chuyện, chúng tôi xin được phép không đồng ý với một ý kiến là cách phát âm của i và y khác nhau. Theo ý kiến này, i đọc ngắn lại còn y đọc dài ra. Xin quý vị thử nghĩ, chúng ta có đọc ngắn chữ i trong chữ ti tiện và đọc dài chữ y trong chữ công ty không? Đó là chưa nói đến có một số chữ mà xem ra viết với i hay y cũng đều được chấp nhận, không nhiều thì ít, như quí báu hay quý báu (hay lại theo cái kiểu, quí có nghĩa là quí in ít, còn quý là quý nhiều nhiều?!!), hoặc là lâm li hay lâm ly, v.v…
Khi bàn đến ngôn ngữ, nếu chúng ta có thể dẫn chứng một vài ngôn ngữ khác để rộng đường dư luận thì cũng là một điều hay. Không riêng gì tiếng Việt mà tiếng Anh xem chừng cũng khá lúng túng với i và y. Trong một cuộc trao đổi ý kiến với một đồng nghiệp của chúng tôi là giáo sư Lâm Lý Trí, ông đưa ra một ví dụ trong tiếng Anh mà tôi rất lấy làm tâm đắc. Ông bảo ngay trong chữ city của tiếng Anh cũng đã có hai chữ đó sống chung hoà bình với nhau. Chúng ta biết rằng tiếng Anh là thứ tiếng có trọng âm (stress), và trong chữ city vần đầu có trọng âm. Nhưng như vậy thì hoá ra vần ci- có trọng âm phải đọc chữ i kéo dài, còn vần -ty không có trọng âm thì phải đọc chữ y ngắn lại hay sao? Và như vậy thì ngược với ý kiến trong tiếng Việt mà chúng tôi đã nêu trên.
Chúng tôi xin đưa thêm một ví dụ trong tiếng Anh nữa để chúng ta thấy là i và y thật ra có thể thay thế lẫn nhau trong rất nhiều trường hợp. Trong tiếng Anh, một trong những tiền tố (prefix) phủ định là dis-, có thể thấy trong rất nhiều chữ như disrespectful, dishonest, discontinue, v.v. Thế nhưng, đùng một cái, chúng ta thấy chữ dysfunctional viết với chữ y. Như vậy thì tiền tố dys- này có đọc dài hơn với tiền tố dis- hay không? Chắc quý vị đã có câu trả lời.
Trở lại với tiếng Việt, đặc biệt là chính tả tiếng Việt, chúng tôi xin nêu ra hai đặc tính căn bản trong chính tả, áp dụng không những cho chính tả tiếng Việt, mà cho bất cứ thứ tiếng nào có hệ thống chữ viết. Đặc tính thứ nhất của chính tả là tính tuỳ tiện (arbitrariness). Theo đặc tính này, người nói ấn định một dấu hiệu nào đó trong cách viết để biểu hiện một âm, một vần hay một chữ nào đó trong cách nói. Thí dụ như trong chính tả tiếng Việt, chữ p là để biểu hiện âm /p/. Sự biểu hiện này chỉ đúng với tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v…, nhưng lại chẳng có nghĩa lý gì với một số tiếng khác.
Chẳng hạn như trong tiếng Tagalog (dùng ở Phi-luật-tân), chữ p có âm /f/ (như trong chữ pamilya, có nghĩa là gia đình), còn trong tiếng Nga, chữ p lại có âm /r/ (như trong chữ роза, có nghĩa là hoa hồng). Đấy, chính tả tuỳ tiện là ở chỗ đó. Không có chân lý tuyệt đối trong chính tả.
Đặc tính thứ nhì của chính tả là tính ước lệ (conventionality). Sau khi đã tuỳ tiện quy ước một dấu hiệu nào đó trong cách viết là để biểu hiện cho một âm, một vần, một chữ nào đó trong tiếng nói, những người cùng dùng chung một ngôn ngữ đồng ý với nhau về quy ước đó và cứ như vậy mà áp dụng. Tính ước lệ cũng thấy trong nhiều lãnh vực khác, như các bảng chỉ dấu hiệu đi đường.
Chúng ta đã quá quen với những bảng dấu hiệu đó và chỉ hiểu mỗi dấu hiệu theo một nghĩa duy nhất (theo ước lệ), mà không thể, hay không muốn hiểu theo một nghĩa nào khác nữa. Lấy ví dụ như tấm bảng mà chúng ta hiểu rằng “Thường có nai băng ngang” để cẩn thận trong khi lái xe trên những con đường ở vùng quê. Nhưng có thể có người lại muốn hiểu là “Ở đây có bán thịt nai” thì sao?!!
Biết được hai đặc tính của chính tả nói chung rồi, bây giờ chúng ta nhìn lại nguồn gốc của chính tả tiếng Việt. Chúng ta ai cũng biết là mẫu tự tiếng Việt dựa vào mẫu tự La-tinh, do một số nhà truyền đạo đem đến nước ta trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ. Những nhà truyền giáo này nói tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Bồ-đào-nha, tiếng Tây-ban-nha, v.v. cho nên những quy ước trong chính tả tiếng Việt phần lớn dựa vào quy ước chính tả trong những thứ tiếng đó. Có những quy ước hợp lý, cũng có những quy ước vô lý, nên chính tả tiếng Việt thừa hưởng cả hai loại quy ước đó.
Trước hết, chúng ta cần trả lời câu hỏi có tính chất căn bản, i và y là nguyên âm hay là bán nguyên âm? Xét qua cách cấu tạo vần trong tiếng Việt, và cách thể hiện những vần đó qua chính tả, chúng ta phài trả lời là i có thể dùng như nguyên âm và cũng có thể dùng như bán nguyên âm; y cũng vậy, vừa dùng như nguyên âm, vừa như bán nguyên âm trong chính tả tiếng Việt.
Lấy ví dụ, i được dùng như nguyên âm trong những chữ đi, si, chia, chịu, v.v… Nó được dùng như bán nguyên âm trong những chữ như hai, coi, tươi, v.v.
Về phần y, chữ cái này được dùng như nguyên âm trong những chữ ý, quý, ỷ lại, v.v…, và được dùng như bán nguyên âm trong những chữ nguyên, yên, hay v.v…
Rắc rối thật, phải không quý vị? Chẳng trách gì có một số người muốn bỏ phức chữ y đi, để “tiếng Việt càng ngày càng trong sáng” hơn! Thế nhưng sẽ có những người “bảo thủ” bắt bẻ, Nếu bỏ y đi thì tính sao với những chữ như thuý, tận tụy, phát huy, v.v…?!!! Bỏ thì thương, vương thì tội, rõ ràng là thế.
Nếu xét qua những thứ tiếng như Pháp, Ý, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, là những thứ tiếng mà chính tả được dựa vào để làm nên chính tả tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy những thứ tiếng này cũng dùng i và y, có khi là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm, y hệt như trong chính tả tiếng Việt vậy. Chẳng hạn như trong tiếng Tây-ban-nha và tiếng Pháp, có quy luật là hễ âm /i/ viết thành một chữ riêng biệt thì phải viết với y (và tiếng Việt của chúng ta cũng y như thế!)
Ví dụ: María y Juan (Maria và Juan – tiếngTây-ban-nha)Ça y est! (Vậy đó! Xong rồi – tiếng Pháp)
Hay trong tiếng Tây-ban-nha, i và y đều có thể dùng như bán nguyên âm trong những trường hợp khác nhau. Ví dụ như trong chữ bien (nghĩa là hay, tốt đẹp), i được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ biên trong tiếng Việt vậy). Còn trong chữ huyen (có nghĩa là họ chạy trốn), y được dùng như bán nguyên âm (tựa như chữ huyên trong tiếng Việt).Tuy nhiên, nhập gia thì tuỳ tục, khi vào đến chính tả tiếng Việt, ngoài những nét tương đồng với các thứ tiếng gốc La-tinh nói trên, i và y cũng được dùng theo một số quy ước riêng chỉ áp dụng cho tiếng Việt. Để tóm tắt một cách có hệ thống, sau khi quan sát cách dùng i và y trong chính tả tiếng Việt, chúng ta có thể thấy có những quy luật chính tả sau đây:
I. Cách dùng chữ i.
Chữ i được dùng trong những trường hợp sau:
1. Dùng như nguyên âm đơn theo sau một phụ âm: mi, đi, phi, thi, mít, thịt, v.v…
2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm: chia, chịu, quít, quì, v.v…
3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một nhị trùng âm: tiếc, kiếm, thiệp, v.v…
4. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hai, mái, coi, hơi, cúi, v.v…
5. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm: chiếu, tiêu, kiểu, v.v…
6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: cười, tuổi, chuối, v.v…
II. Cách dùng chữ y.
Chữ y được dùng trong những trường hợp sau:
1. Dùng như nguyên âm trong những chữ chỉ có nguyên âm (không có phụ âm trước hay sau): y, ỷ, ý, v.v…
2. Dùng như nguyên âm chính trong một nhị trùng âm có chứa bán nguyên âm /w/ (biểu hiện bằng chữ u): quý, thuý, luỹ, suýt, v.v…
3. Dùng như bán nguyên âm đầu trong môt nhị trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yến, yếm, yết, v.v…
4. Dùng như bán nguyên âm đầu trong một tam trùng âm trong những chữ không bắt đầu bằng một phụ âm: yêu, yểu, yếu, v.v…
5. Dùng như bán nguyên âm thứ nhì trong một tam trùng âm: nguyên, quyết, chuyện, v.v…
6. Dùng như bán nguyên âm sau trong một nhị trùng âm: hay, đây, xay, v.v…
7. Dùng như bán nguyên âm sau trong một tam trùng âm: quay, xoay, quậy, v.v…
Quan sát cách dùng của i và y, chúng ta thấy y dùng nhiều hơn i trong một trường hợp, và có vài cách dùng của hai chữ cái này có vẻ trùng hợp nhau. Đó là lý do một số người muốn giản lược cách dùng, gộp hai thành một là vậy.Tuy nhiên, có trường hợp i và y được “giao phó” cho một nhiệm vụ là phân biệt cách phát âm. Nhìn vào cách dùng (4) của i và cách dùng (6) của y, chúng ta thấy cấu trúc vần như nhau, nghĩa là nguyên âm + bán nguyên âm. Nếu đem hai chữ hai và hay ra so sánh, chúng ta sẽ thấy “nhiệm vụ” của i và y quan trong như thế nào. Tuy hai chữ hai và hay khác nhay ở cách viết i và y, sự thật là chỗ khác nhau trong cách đọc không phải ở i và y, mà là ở cách đọc chữ a đứng trước. Vô hình chung, có một quy ước như thế này:
* Khi a có i theo sau, ta có nguyên âm a đọc mở, hơi dài, như trong chữ tai, sai, cai, v.v…
* Khi a có y theo sau, ta có nguyên âm ă đọc ngắn lại, như trong chữ tay, say, cay, v.v… (viết là a mà kỳ thực là đọc như ă).
Một công dụng khác của i và y là giúp phân biệt hai loại nhị trùng âm cùng dùng chữ u trong chính tả, nhưng có khi u là nguyên âm, có khi là bán nguyên âm. Lại thêm một quy ước về i và y nữa. Quy ước đó như sau:
* Trong một nhị trùng âm mà u là nguyên âm và i là bán nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là ui: cúi, túi, lui, v.v…
* Trong một nhị trùng âm mà u là bán nguyên âm và i là nguyên âm, nhị trùng âm đó sẽ viết là uy, thuý, quý, luỹ, suy, v.v…
Nên nhớ, đây cũng chỉ là những quy ước thôi, và quy ước nào cũng có thể sửa đổi. Tuy nhiên, qua các quy ước này, chúng ta cũng có thể thấy là i và y khá có ích trong việc giúp phân biệt cách phát âm hay sự khác nhau giữa nguyên âm và bán nguyên âm.
Đọc đến đây, chắc sẽ có một số quý vị phàn nàn, Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!Nhưng câu chuyện này đi đến đâu? Giải quyết thế nào?
Xin thưa, quan điểm của chúng tôi là không sửa đổi, cải cách gì cả. Khi viết, chúng ta nên theo đa số, cách nào nhiều người dùng hơn thì chúng ta dùng (nếu chúng ta không muốn lập dị). Chúng ta cũng có thể tham khảo một số từ điển của những tác giả có uy tín để làm điểm tựa. Đành rằng cách dùng i và y phô ra nhiều điểm không hợp lý, nhưng còn biết bao nhiêu điều chưa hợp lý trong chính tả tiếng Việt đang chờ được giải quyết nữa? Xin đơn cử một ví dụ, chỉ với một âm /k/ mà chính tả tiếng Việt cần đến ba chữ cái là c, k và q để biểu hiện. Tại sao không viết kon ká thay vì con cá nếu cá chữ nào cũng có thể đọc ra cùng một âm /k/? Hay tại vì cách viết kon ká có vẻ “khó koi”?!! Nếu phải cải cách cách dùng ba chữ cái phụ âm này (chỉ dùng một chữ k cho tất cả các trường hợp), chắc chúng tôi sẽ viết ra một câu chuyện nhỏ như sau: Kô Kúk kwa nhà anh Kường rủ anh đi kâu ká. Anh Kường kẹt phải đi làm kiếm tiền nuôi lũ kon kòn nhỏ nên phải kiếu từ. Kô Kúk nghĩ anh Kường kiếm kớ không muốn kwen kô. Phen này kô Kúk kwuyết chinh phục trái tim khô kứng kủa anh Kường, để không hổ mặt giới hồng kwuần nhi nữ!
Về ngôn ngữ, chúng tôi quan niệm là nó cũng bất toàn như biết bao điều bất toàn khác chung quanh chúng ta. Chúng tôi thường nghĩ đến việc cải cách chính tả như việc phái nữ (và cả phái nam) thích sửa sắc đẹp. Sửa xong cái mũi rồi, thấy đôi mắt chưa được to cho lắm, phải sửa thêm mắt. Sửa mắt rồi, thấy đôi môi chưa được chúm chím, lại phải bơm môi. Chuyện sửa sắc đẹp chắc cũng chẳng khác chi chuyện dài i và y, phải không quý vị? Thôi thì trời sinh sao để vậy. Cái đẹp lâu bền chính là cái đẹp tự nhiên.
GS Trần Chấn TríUniversity of California, Irvine
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoa Mau Don, Bieu Tuong Y Nghia Va Truyen Thuyet, Phan I trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!