Xu Hướng 10/2023 # Hôn Nhân Và Gia Đình # Top 17 Xem Nhiều | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Hôn Nhân Và Gia Đình # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hôn Nhân Và Gia Đình được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tôi mới kết hôn với người chồng thứ 2 là công dân Đức, anh ấy đang sống tại Đức. Hiện nay chồng tôi muốn nhận 2 con riêng của tôi làm con nuôi (cháu lớn 6 tuổi và cháu bé 4 tuổi).

Trong quyết định ly hôn thì cháu bé do tôi trực tiếp nuôi dưỡng còn cháu lớn do bố trực tiếp nuôi dưỡng. Xin hỏi điều kiện nhận con nuôi có phải được sự đồng ý của bố đẻ cháu không, hay chỉ cần sự đồng ý của mẹ cháu là được? Hồ sơ xin nhận con nuôi của chồng tôi gồm những gì và nộp tại đâu?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi như sau:

“1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.”

Như vậy, việc chồng chị muốn nhận hai con của chị làm con nuôi, bắt buộc phải có ý kiến đồng ý về việc cho con làm con nuôi của chị và bố đẻ của 2 cháu bé (tức là chồng cũ của chị).

Ngoài ra, chồng chị cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 14 Luật Nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

“Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.”

“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.”

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

- Hồ sơ của người xin nhận con nuôi :

1. Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu).

2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

7. Phiếu lý lịch tư pháp.

8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

* Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 2 đến 8 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh là: Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng với mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi.

– Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi:

1. Giấy khai sinh;

2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

* Mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi.

Hồ sơ của người xin nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và người xin nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp tại Cục con nuôi – Bộ Tư pháp Việt Nam. Nếu có lý do chính đáng không thể trực tiếp nộp thì có thể ủy quyền cho người thân thích nộp thay (việc ủy quyền bằng văn bản và phải được chứng thực theo đúng quy định pháp luật. Đối với trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có trách nhiệm chứng minh mối quan hệ). Hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện theo hình thức bảo đảm, có dấu niêm phong hợp lệ.

Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi được lập thành 03 bộ và nộp tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.

Nguyễn Tuân

Nguyễn Sỹ Tuấn

Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình

Ly hôn đơn phương quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, để được Tòa án giải quyết cho ly hôn thì cần phải có căn cứ ly hôn.

Tình trạng hôn nhân trầm trọng để xem xét giải quyết ly hôn đơn phương

Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

Mục đích của hôn nhân không đạt được

Là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.

Cơ quan tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương

Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.

Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn (người bị khởi kiện); Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Hồ sơ đơn phương ly hôn cần chuẩn bị như sau:

Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện (Theo mẫu);

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

CMND và hộ khẩu;

Giấy khai sinh các con;

Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như:

GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;

Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Thời gian tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn

Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn).

Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoảng từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);

Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn;

Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.

Dự phí ly hôn là 200.000 đồng.

Dịch vụ pháp lý về đơn phương ly hôn mà Luật Nhiệt Tâm cung cấp, bao gồm:

Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu về việc ly hôn không đồng thuận;

Tư vấn ly hôn đơn phương về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản;

Bảo vệ quyền lợi cho quý khách tại các cấp tòa án;

Hỗ trợ khách hàng hoàn tất các thủ tục ly hôn đơn phương cho đến khi có quyết định ly hôn của Tòa án.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bạn:

Văn phòng Luật sư Nhiệt Tâm & Cộng sự (NT&PARTNERS) Phòng B205, tòa nhà M3-M4, số 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 024.62 665 666/ 024. 62 662 903/ 024.62 912 838 Email: congty@nhiettam.vn Web: https://www.nhiettam.vn

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN

Hướng Dẫn Về Tang Lễ Dành Cho Cá Nhân Và Gia Đình

Nỗi đau buồn khi mất người thân cộng với sự sợ hãi và lo lắng về đại dịch COVID-19 có thể khiến người ta choáng ngợp. Người ta có thể gặp khó khăn khi quyết định làm thế nào để bày tỏ nỗi đau buồn và thể hiện sự tôn kính với người thân yêu một cách an toàn. Hướng dẫn này dành cho các cá nhân và gia đình khi họ làm việc với giám đốc nhà quàn, các nhà lãnh đạo tôn giáo và cộng đồng và những người khác để lên kế hoạch, tổ chức tang lễ và lễ viếng trong đại dịch COVID-19.

Giúp giảm nguy cơ lây lan COVID-19 bằng cách làm theo các nguyên tắc hướng dẫn này.

Nguyên tắc hướng dẫn

Mọi người càng tương tác càng nhiều, khoảng cách tương tác càng gần (dưới 6 feet), thời gian tương tác càng dài thì nguy cơ lây lan COVID-19 càng cao.

Mức lây truyền bệnh dịch trong cộng đồng càng cao trong một khu vực thì nguy cơ lây lan COVID-19 càng lớn.

Khẩu tranggiảm nguy cơ nhiễm và lây lan COVID-19, đặc biệt nếu không thể duy trì cách ly giao tiếp xã hội. 

Trong một buổi tụ tập trực tiếp, hãy họp mặt ở ngoài trời hoặc ở nơi thông khí tốt, nếu có thể, thay vì họp mặt trong nhà, ở những nơi thông gió kém để giúp giảm nguy cơ lây lan COVID-19. Tụ tập ngoài trời an toàn hơn là tụ tập trong nhà.

Tránh chia sẻ những vật dụng thường dùng như các công cụ hỗ trợ tôn giáo (vd. sách tôn giáo, các đĩa nhận tiền hiến tặng, chương trình, v.v.) giúp giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

Giảm số lượng người tham gia vào các hoạt động như hát hò hoặc tụng kinh vì những hành vi này có thể làm gia tăng lượng vi-rút từ hệ hô hấp phát tán trong không khí.

Tăng cường thực hành vệ sinh tay và thường xuyên lau sạch các bề mặt và đồ vật hay chạm vào giúp giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

Thực hiện cách ly giao tiếp​​​​​​​ xã hội bằng việc duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet giữa những tham dự; nhân viên cơ sở hoặc giáo dân, giáo sĩ và tu sĩ hành lễ, đặc biệt là khi tổ chức các buổi lễ trực tiếp, quy mô nhỏ.

Thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa cho những người có nguy cơ cao mắc COVID-19, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có sẵn bệnh nền giúp giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

Nguy cơ lây lan COVID-19 tại các buổi tụ tập và hành lễ được xếp hàng như sau từ thấp nhất tới mức cao nhất:

Nguy cơ thấp nhất: Các buổi tụ họp, hành lễ chỉ thực hiện qua mạng.

Nguy cơ thấp hơn: Các buổi tụ họp, hành lễ trực tiếp, ngoài trời, nơi mọi người từ các gia đình khác nhau duy trì khoảng cách với nhau tối thiểu 6 feet, đeo khẩu trang, không dùng chung các vật dụng và ở cùng một khu vực địa phương (vd. cộng đồng, thị trấn, thành phố hoặc quận).

Nguy cơ cao hơn: Các buổi tụ họp, hành lễ trực tiếp ở quy mô trung bình, trong nhà hoặc ngoài trời, được điều chỉnh để cho phép mọi người giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với nhau, trong đó một số người có đeo khẩu trang và một số người tham gia đến từ khu vực khác. Hạn chế dùng chung đồ vật hoặc vật dụng.

Nguy cơ cao nhất: Các buổi tụ tập và hành lễ trực tiếp ở quy mô lớn, được tổ chức trong nhà và khó có thể duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với nhau; nhiều người tham dự đến từ khu vực khác. Có ít người đeo khẩu trang và có dùng chung vật dụng.

Trong một số trường hợp, nhiều người đã bị nhiễm COVID-19 sau khi tham dự tang lễ. Để giúp ngăn ngừa lây lan COVID-19 trong cộng đồng, cần phải thực hiện các thay đổi trong cách tổ chức tang lễ, lễ viếng và tưởng niệm người quá cố. Hướng dẫn này cung cấp các biện pháp để bảo vệ bản thân và những người khác, khi quý vị bày tỏ nỗi đau buồn do mất người thân, hỗ trợ lẫn nhau, thu xếp tang lễ, tham gia tang lễ và lễ viếng. Một số ví dụ bao gồm:

Sử dụng công nghệ để kết nối trực tuyến với gia đình và bạn bè trong giai đoạn chia buồn.

Cân nhắc điều chỉnh việc tổ chức tang lễ, chẳng hạn như chỉ mời ít người là thành viên gia đình thân thuộc và bạn bè tới dự tang lễ được tổ chức ngay sau khi người quá cố qua đời; sau đó sẽ tổ chức thêm các hoạt động tưởng niệm khác khi quy định cách ly giao tiếp xã hội được nới lỏng.

Thực hành cách ly giao tiếp xã hội bằng cách duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet hoặc 2 mét giữa những người tham dự, nhân viên cơ sở và mục sư hoặc tu sĩ khi tổ chức các buổi lễ nhỏ có người tham dự trực tiếp.

Cân nhắc điều chỉnh các nghi lễ và nghi thức tang lễ (ví dụ, tránh chạm vào thi thể hoặc đồ dùng cá nhân của người quá cố hoặc các đồ vật nghi lễ khác) để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Đeo khẩu trang khi ở xung quanh người khác và khi ra khỏi nhà.

Bày tỏ nỗi đau buồn khi mất người thân

Đau buồn là phản ứng bình thường khi mất đi một người quan trọng với quý vị. Khi người thân qua đời, điều quan trọng là bạn bè và gia đình có thể chia sẻ những câu chuyện và ký ức về người quá cố và sự ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Đại dịch COVID-19 đã tác động tới khả năng tụ tập trực tiếp và thăm viếng chia buồn theo những cách thông thường giữa bạn bè và gia đình. Điều này đúng cho dù nguyên nhân tử vong là do COVID-19 hay nguyên nhân nào khác.

Hành động để giúp quý vị đối phó với việc mất người thân

Đau buồn là cảm xúc ai cũng trải qua, nhưng không ai trải qua cảm xúc đau buồn giống hệt người khác. Một số hành động quý vị có thể thực hiện để đương đầu với cảm giác đau buồn trong khi vẫn thực hành cách ly giao tiếp xã hội và thể hiện sự tôn kính với người thân yêu bao gồm:

Mời mọi người gọi cho quý vị, hoặc tổ chức các cuộc gọi hội nghị với các thành viên gia đình và bạn bè để kết nối với nhau.

Đề nghị gia đình và bạn bè chia sẻ những câu chuyện và hình ảnh với quý vị qua điện thoại, trò chuyện video, email, tin nhắn văn bản, ứng dụng chia sẻ ảnh, phương tiện truyền thông xã hội hoặc gửi thư qua đường bưu điện.

Tạo một cuốn sổ lưu niệm ảo, blog hoặc trang web để tưởng nhớ người thân và đề nghị gia đình và bạn bè đóng góp những kỷ niệm và câu chuyện của họ.

Sắp xếp một ngày và thời gian để gia đình và bạn bè bày tỏ sự tôn kính với người thân đã khuất bằng cách đọc một bài thơ được chọn, đọc những tài liệu tâm linh hoặc cầu nguyện tại nhà của chính họ. Một số nền văn hóa có thời gian chịu tang kéo dài với nhiều lần hành lễ, do đó, việc tổ chức các sự kiện ảo lúc này rồi sau này tổ chức các sự kiện trực tiếp có thể phù hợp với những tập tục này.

Tìm kiếm sự hỗ trợ tâm linh từ các tổ chức tín ngưỡng, bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo và các giáo đoàn, nếu có. Những người không theo đức tin hoặc không thuộc cộng đồng tôn giáo có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và các nhà lãnh đạo cộng đồng đáng tin cậy khác.

Sử dụng các dịch vụ tư vấn khi đau buồn, các nhóm hỗ trợ hoặc đường dây nóng

external icon

, đặc biệt là các dịch vụ có thể được cung cấp qua điện thoại hoặc trực tuyến, hoặc tìm kiếm hỗ trợ của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Tham gia vào một hoạt động có ý nghĩa với quý vị và người thân đã mất, chẳng hạn như trồng hoa, trồng cây hoặc chuẩn bị một bữa ăn yêu thích, để tưởng nhớ người thân yêu của quý vị.

Thu Xếp Tang Lễ

COVID-19 không cần thiết phải tác động tới việc tang lễ sẽ được tổ chức qua hình thức chôn cất hay hỏa táng.   Những ước nguyện gia đình hay bạn bè người quá cố có thể tiếp tục được tôn trọng.

Nói chung, không cần trì hoãn các dịch vụ tang lễ và lễ viếng do COVID-19. Tuy nhiên, có thể cần thực hiện một số thay đổi đối với các tập tục truyền thống. Các thành viên gia đình có thể cần bàn thảo về thời gian tổ chức tang lễ với các nhà cung cấp dịch vụ tang lễ, nơi có thể đang bị quá tải.

Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi lập kế hoạch và tổ chức các dịch vụ tang lễ và lễ viếng, nhằm ngăn ngừa việc lây lan COVID-19 giữa những người tham dự, bao gồm cả những người không có triệu chứng.

Thực hành cách ly giao tiếp xã hội trong khi tổ chức tang lễ.

Cân nhắc việc tổ chức các cuộc họp qua điện thoại hoặc trực tuyến thay vì gặp mặt trực tiếp với nhân viên nhà tang lễ, nhân viên nghĩa trang, mục sư hoặc tu sĩ và những người khác để lên kế hoạch tổ chức tang lễ.

Nếu cần phải gặp mặt trực tiếp, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa hàng ngày để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi COVID-19, chẳng hạn như đeo khẩu trang, cách ly giao tiếp xã hội , rửa tay thường xuyên và che miệng hoặc mũi khi ho và hắt hơi.

Không tham gia trực tiếp các cuộc gặp nếu quý vị bị bệnh hoặc nếu quý vị có thể đã phơi nhiễm với COVID-19. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng nên cân nhắc lợi ích của việc tham dự trực tiếp so với nguy cơ phơi nhiễm với người mắc COVID-19, đặc biệt là khi bản thân họ hoặc người khác khó có thể thực hiện khuyến nghị đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách khi giao tiếp.

Xác định mọi vấn đề đáng lo ngại và xác định các lựa chọn để thực hiện các thay đổi nhằm ngăn ngừa lây lan COVID-19. Duy trì các tập tục truyền thống nếu có thể làm như vậy một cách an toàn, và xác định liệu tập tục mới hoặc sửa đổi thể đáp ứng nhu cầu và phù hợp với các giá trị của quý vị và người thân hay không.

Cân nhắc liệu điều chỉnh việc tổ chức tang lễ bằng cách chỉ mời ít người là thành viên gia đình thân thuộc và bạn bè tới dự tang lễ được tổ chức ngay sau khi người quá cố qua đời thì có được chấp nhận không. Xem xét việc tổ chức thêm các hoạt động tưởng niệm sau này, khi quy định cách ly giao tiếp xã hội được nới lỏng.

Khi quyết định ai sẽ tham dự tang lễ, hãy xem xét việc thực hành cách ly giao tiếp xã hội sẽ khó khăn về mặt cảm xúc tới mức nào với họ (chẳng hạn như duy trì khoảng cách ít nhất 6 feet hoặc 2 mét và không ôm những người tham dự khác không sống trong gia đình mình).

Hỏi những người mà quý vị đang làm việc chung về tang lễ (nhân viên nhà tang lễ, mục sư hoặc tu sĩ) về những nguồn lực họ có thể cung cấp, chẳng hạn như:

Dịch vụ tang lễ ảo, lễ viếng và tưởng niệm bằng cách truyền phát video trực tuyến hoặc video ghi lại. Cân nhắc mọi vấn đề có thể nảy sinh về khả năng công nghệ và việc truy cập của người tham dự ảo vào internet tốc độ cao, cũng như bất kỳ khó khăn về công nghệ nào trong khi hành lễ mà có thể ảnh hưởng đến sự kiện này.

Sổ lưu bút hoặc sách kỷ yếu trực tuyến để mời mọi người chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh hoặc viết lời phân ưu.

Hỗ trợ việc chia sẻ thông tin chi tiết về kế hoạch tổ chức tang lễ và lễ viếng với bạn bè và gia đình gần xa, bao gồm cách truyền đạt một cách đặc biệt về bất kỳ thay đổi nào đối với các tập tục truyền thống và lý do cho sự thay đổi này.

Tổ chức tang lễ và lễ viếng

Những kỳ vọng mang tính gia đình và văn hóa có thể gây áp lực cho quý vị và những người khác tham gia, tổ chức hoặc lên lịch tổ chức tang lễ và lễ viếng. Trong đại dịch COVID-19, những kỳ vọng đó có thể cần được giảm bớt để bảo vệ sự an toàn của những người tham gia. Những người tiếp tục bị phơi nhiễm COVID-19 tại các buổi tang lễ ; những người này truyền bệnh cho người khác nhưng chính họ không cảm thấy bị bệnh vào thời điểm đó và không biết họ đang mang bệnh hoặc đang làm lây lan COVID-19.

Hãy cân nhắc các chỉnh sửa sau đây đối với hoạt động tang lễ và lễ viếng để giúp ngăn ngừa lây lan COVID-19. Những sửa đổi này được khuyến cáo đối với các sự kiện tổ chức trong bất kỳ môi trường nào, bao gồm nhà tang lễ, nghĩa trang, nơi thờ cúng, nhà riêng và các địa điểm khác.

Hạn chế người tham dự, chỉ mời một số ít bạn bè thân thiết và gia đình thân thuộc

Làm theo hướng dẫn của nhà chức trách địa phương và tiểu bang, và của sở y tế địa phương và tiểu bang

external icon

.

Những người bị bệnh có thành viên gia đình hoặc người tiếp xúc gần khác bị bệnh.  Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng nên cân nhắc lợi ích của việc tham dự trực tiếp so với nguy cơ phơi nhiễm với người mắc COVID-19, đặc biệt là khi bản thân họ hoặc người khác khó có thể thực hiện khuyến nghị đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách khi giao tiếp.

Cân nhắc giới hạn số người tham dự đến từ các khu vực khác nhau trong nước hoặc bất kỳ khu vực nào mà COVID-19 đang lây lan mạnh.

Cân nhắc việc cung cấp các phương thức tham dự khác cho gia đình và bạn bè, chẳng hạn như tham dự qua điện thoại hoặc trực tuyến (phát trực tiếp hoặc ghi lại).

Thực hành cách ly giao tiếp xã hội và các biện pháp phòng ngừa hàng ngày

Cân nhắc tổ chức tang lễ và các cuộc tụ họp ở khu vực rộng lớn, thông thoáng hoặc ngoài trời, nếu phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống.

Sắp đặt ghế ngồi cho những người tham dự không sống trong cùng một nhà cách nhau  ít nhất 6 feet hoặc hai mét.

Người tham dự không sống trong cùng một nhà nên giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet (2 mét) và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người không sống cùng nhà.

Những người sống trong cùng một nhà có thể an ủi nhau theo những cách thông thường như ôm, nắm tay và ngồi cạnh nhau.

Người tham dự nên gật đầu, cúi người hoặc vẫy tay thay vì nắm tay hoặc bắt tay, ôm hoặc hôn bất cứ ai không sống trong cùng nhà.

Cân nhắc việc hạn chế số người tham gia các hoạt động tạo ra các giọt bắn từ đường hô hấp, có thể chứa vi-rút (vd. hát hò hoặc tụng kinh) đặc biệt là khi những người tham dự tụ tập trong nhà và ở gần với nhau.  Nếu người tham dự chọn cách hát hoặc tụng kinh, hãy khuyến khích họ đeo khẩu trang và gia tăng khoảng cách giữa mọi người trên 6 feet.

Tất cả những người tham dự nên tuân theo các biện pháp phòng ngừa hàng ngày để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi COVID-19, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và che miệng hoặc mũi khi ho và hắt hơi.

Xem xét thay đổi các nghi lễ hoặc tập tục truyền thống

Tổ chức nghi lễ chỉ bên huyệt mộ.

Thay đổi hoặc bỏ các tập tục tang lễ có tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ vật giữa các thành viên của các nhà khác nhau, chẳng hạn như:

Đi chung xe hơi hoặc xe limousine từ nhà thờ đến nghĩa trang.

Cung cấp thức ăn và đồ uống cho người tham dự sau khi kết thúc tang lễ.

Thay đổi các nghi lễ tôn giáo, có tham khảo ý kiến ​​với các mục sư và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác.

Nếu một số truyền thống, chẳng hạn như các nghi lễ tôn giáo, đi chung xe đến huyệt mộ, cung cấp thức ăn và đồ uống, được coi là cần thiết đối với quý vị, gia đình và bạn bè, hãy cân nhắc sửa đổi chúng.

Hạn chế dùng chung các vật phẩm, như đồ thờ cúng, sách cầu nguyện và các vật phẩm khác được chia sẻ hoặc truyền tay bởi các mục sư và người tham dự trong các nghi lễ tôn giáo.

Sắp xếp các thành viên trong cùng nhà đi cùng nhau trong xe. Tránh để các thành viên không cùng nhà đi chung xe giữa các địa điểm trong tang lễ; nếu cần, hãy tăng cường thông gió bằng cách mở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa ở chế độ không tuần hoàn nội trong xe.

Nếu có cung cấp đồ ăn tại buổi lễ, hãy chuẩn bị sẵn trong các túi hoặc hộp đóng gói sẵn thay vì góp chung đồ ăn, tiệc buffet hoặc bữa ăn theo phong cách gia đình. Tránh ăn chung đồ ăn và dùng chung dụng cụ ăn uống.

Ở một số nền văn hóa, mang theo thức ăn hoặc quà tặng đến để phân ưu với các thành viên trong gia đình là một cách quan trọng để bày tỏ sự quan tâm và lo lắng. Trong đại dịch COVID-19, hãy cân nhắc việc thể hiện sự quan tâm theo những cách không tương tác cá nhân với nhau. Cân nhắc việc chuyển giao đồ ăn hoặc quà tặng đến để phân ưu với các thành viên gia đình sao cho mọi người cách nhau ít nhất 6 feet hoặc 2 mét, gửi các gói đồ an ủi qua bưu điện, hoặc tặng thẻ quà tặng dịch vụ giao đồ ăn.

Tránh chạm vào thi thể của người chết trước thi thể được chuẩn bị sẵn sàng

Thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân, chẳng hạn như:

Tránh đụng chạm, ôm hoặc hôn thi thể của người chết đã xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 trước và trong khi chuẩn bị thi thể, đặc biệt nếu quý vị hoặc người trong nhà quý vị có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19.

Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây sau bất kỳ tiếp xúc nào với thi thể. Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng dung dịch sát trùng tay chứa tối thiểu 60% cồn.

Nếu người chết đã xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, tránh hôn, tắm rửa hoặc khâm liệm thi thể trước, trong và sau khi thi thể đã được chuẩn bị, nếu có thể. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu việc tham gia vào các hoạt động này là một phần của các tập tục tôn giáo hoặc văn hóa quan trọng.

Phối hợp với các nhà lãnh đạo tôn giáo và văn hóa, cũng như nhân viên nhà tang lễ để tìm cách giảm mức độ phơi nhiễm xuống thấp nhất có thể.

Những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19 và người trong nhà họ không nên tham gia vào các hoạt động này.

Người tiến hành các hoạt động này nên đeo găng tay dùng một lần (bằng nitrile, latex hoặc cao su). Cũng có thể cần mang trang bị bảo hộ bổ sung, chẳng hạn như áo choàng cách ly không thấm nước dùng một lần, tấm chắn mặt hoặc kính bảo hộ và khẩu trang (chẳng hạn như trong trường hợp có nguy cơ chất lỏng bắn tung tóe).

Sau khi chuẩn bị thi thể, hãy tháo găng tay (và các thiết bị bảo vệ khác, nếu có sử dụng) một cách an toàn và vứt chúng đi. Ngay lập tức rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa tối thiểu 60% cồn. Tắm càng sớm càng tốt.

Nếu quý vị không mặc áo choàng cách ly trong khi chuẩn bị thi thể, hãy giặt quần áo ở chế độ nhiệt độ cao nhất có thể và sấy khô hoàn toàn.

Nếu tháo vật dụng cá nhân (như nhẫn cưới) ra khỏi thi thể hoặc áo quan, hãy làm sạch và khử trùng

external icon

những đồ vật này và rửa tay ngay sau đó.

Lấy lại đồ đạc của người thân quý vị một cách an toàn

Nếu muốn, quý vị có thể lấy lại đồ đạc của  người thân đã chết vì COVID-19 ở ngoài nhà của họ (chẳng hạn như ở bệnh viện). Tùy thuộc vào các quy tắc và quy định của địa phương, các thành viên gia đình có thể lấy lại những đồ đạc này tại nhà tang lễ hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Quý vị nên sử dụng găng tay và thực hành vệ sinh bàn tay đúng cách khi xử lý đồ đạc của người thân. Tùy thuộc vào loại đồ đạc, chẳng hạn như đồ điện tử, quý vị cũng nên làm theo hướng dẫn vệ sinh và khử trùng dành riêng cho vật dụng gia đình khi xử lý các vật dụng này.

Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Lần 2 Dịch Vụ Legalzone Về Hôn Nhân Gia Đình

Kết hôn lại là việc nam nữ đã ly hôn, có quyết định của Tòa án có thẩm quyền, mong muốn được xác lập lại quan hệ vợ chồng với nhau. Vậy thủ tục đăng ký kết hôn lần 2 có gì khác so với lần đầu tiên. xin giới thiệu đến bạn đọc trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn lần 2.

Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2 theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

2. Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật

Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình quy định các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

3. Đăng ký kết hôn

Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

4. Nơi đăng ký kết hôn

Nơi đăng ký kết hôn được quy định trong Nghị định 123/2023, cụ thể:

Điều 18: Đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

2. Người yêu c ầ u đăng ký kết hôn xuất trình g iấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực ti ế p nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;

b) Giấy tờ do cơ quan có thẩ m quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có ch ồ ng;

c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng gi ề ng.

Thời hạn đăng ký kết hôn

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Trong trường hợp kết hôn với người nước ngoài thì sẽ thực hiện thủ tục tại UBND cấp huyện nơi một trong hai bên thường trú hoặc tạm trú.

5. Xác nhận tình trạng hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần phải xác nhận tình trạng hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn

Hai bên cần ra phường/ xã nơi bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú để lấy bản mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu.

Mỗi người phải điền đầy đủ thông tin vào tờ khai riêng của mình, sau đó mang tờ khai và chứng minh thư/hộ chiếu, hộ khẩu thường trú /tạm trú dài hạn tới Ủy ban nhân dân phường/ xã để người có thẩm quyền xác định tình trạng hôn thân cho từng người.

Đối với các công dân không sống tại quê hương mà làm việc và đã đăng ký tạm trú tại nơi khác, thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân phải được thực hiện tại quê nhà nơi bạn đã đăng ký hộ khẩu thường trú. Những công dân Việt Nam sống tại nước ngoài có thể xác nhận tình trạng hôn nhân tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước mà người đó đang cư trú.

Trong trường hợp công dân đã kết hôn, nhưng đã ly hôn, khi tới làm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân phải mang theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa về việc ly hôn cùng với giấy đăng ký kết hôn cũ. Trong trường hợp người có chồng/ vợ đã mất, người cần chứng nhận độc thân phải mang theo bản sao Giấy khai tử và đăng ký kết hôn.

6. Giấy tờ cần xuất trình khi kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2 yêu cầu những văn bản, giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn lại thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2023/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch, bao gồm:

Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

2. Trường hợp người yêu cầ u đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận t ì nh trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.

7. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn lần 2

Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:

a) Tờ khai theo mẫu quy định;

8. Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. N ế u thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tạ i Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch .

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được s ổ hộ tịch.

Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.

Chuyển Đổi Và Gia Hạn Visa Gia Đình Ở Nhật

1. Giấy tờ cơ bản

Đơn xin chuyển đổi visa có dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 3 tháng gần nhất (在留資格変更許可申請書): Xem mục số 12 trong hoặc download .

Hộ chiếu và thẻ cư trú (在留カード) của người xin đổi visa

Giấy ghi lý do xin đổi visa (理由書)

Photo giấy đăng ký kết hôn và đính kèm bản dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (tự dịch được không cần công chứng)

Photo hộ chiếu và thẻ cư trú của người bảo lãnh (tức là vợ/ chồng bạn, người mà bạn phụ thuộc khi chuyển sang visa gia đình)

Giấy chứng nhận đang làm việc (在職証明書:ざいしょくしょうめいしょ) của người bảo lãnh (vợ/ chồng) (trong trường hợp người bảo lãnh đi làm)

Giấy đăng ký nộp thuế (納税証明書:のうぜいしょうめいしょ) và giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập) (課税証明書:かざいしょうめいしょ) của người bảo lãnh

Phiếu công dân của người bảo lãnh (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình) (住民票:じゅうみんひょう)

Đơn đăng ký xin đi làm thêm (trong trường hợp bạn muốn đi làm thêm khi có visa gia đình): 資格外活動許可申請: しかくがいかつどうきょかしんせい) (): Đăng ký này làm cùng lúc với khi chuyển visa gia đình thì khi nhận thẻ cư trú mới, đằng sau thẻ sẽ đóng dấu cho phép bạn làm tối đa 28 tiếng/ tuần. Như vậy khi bạn xin được việc làm thêm sẽ không cần phải mất công đi làm giấy này nữa.

2. Giấy tờ có thể cần phải bổ sung

Chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc bảng lương vài tháng gần nhất của người bảo lãnh

Thời gian xét duyệt chuyển đổi visa từ 2 tuần tới 1 tháng. Phí chuyển visa là 4000 yen.

② Gia hạn visa gia đình

Bạn có thể xin gia hạn visa gia đình từ 3 tháng trước khi visa cũ hết hạn. Thủ tục cũng khá đơn giản, chỉ cần các giấy tờ sau:

Đơn xin gia hạn visa có dán ảnh 3×4 chụp trong vòng 3 tháng gần nhất (在留期間更新許可申請書): Xem mục số 12 trong hoặc download .

Hộ chiếu và thẻ cư trú (在留カード) của người xin gia hạn visa

Photo giấy đăng ký kết hôn và đính kèm bản dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (tự dịch được không cần công chứng)

Photo hộ chiếu và thẻ cư trú của người bảo lãnh (tức là vợ/ chồng bạn, người mà bạn phụ thuộc khi chuyển sang visa gia đình)

Giấy chứng nhận đang làm việc (在職証明書:ざいしょくしょうめいしょ) của người bảo lãnh (vợ/ chồng) (trong trường hợp người bảo lãnh đi làm)

Giấy đăng ký nộp thuế (納税証明書:のうぜいしょうめいしょ) và giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập) (課税証明書:かざいしょうめいしょ) của người bảo lãnh

Phiếu công dân của người bảo lãnh (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình) (住民票:じゅうみんひょう)

Trong trường hợp có vấn đề gì cần phải kiểm tra hoặc xác nhận thì trên nyukan sẽ gửi thông báo về để các bạn nộp thêm các giấy tờ họ yêu cầu. Còn nếu không thì việc xin gia hạn visa gia đình chỉ cần đủ các giấy tờ trên là sẽ được xét duyệt và trả kết quả trong thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng, phí là 4000 yen.

Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.

Like facebook BiKae để cập nhật bài viết mới

Tác giả Kae

Mình là người lập ra BiKae và là người viết phần lớn nội dung đăng trên BiKae. Mình đã ở Nhật gần 10 năm, hiện đang sống ở Tokyo và dạy tiếng Anh tại trường đại học Waseda. Những bài viết trên BiKae h…

Các bài viết của tác giả Kae

Sổ Đỏ Hộ Gia Đình Và Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ Hộ Gia Đình

Sổ đỏ hộ gia đình tức là trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi chủ sở hữu là hộ gia đình Ông (bà)……….., có nghĩa là mảnh đất này là tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình nhà bạn. Vì vậy, việc sang tên đối với thửa đất cần phải có sự thỏa thuận thống nhất của những thành viên trong hộ gia đình.

Khái niệm hộ gia đình là gì?

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Không phải cứ có tên trong hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, mà phải có đủ 02 điều kiện sau:

1 – Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

2 – Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Ai có Quyền sử dụng đất?

– Những người có đủ 02 điều kiện trên thì có chung quyền sử dụng đất (quyền như nhau).

– Khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…) của hộ gia đình thì phải có văn bản đồng ý của các thành viên được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

– Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”

Luật về đất đai hịên hành không có quy định phải ghi rõ tên của mọi thành viên hộ gia đình trong sổ đỏ cấp cho “Hộ gia đình”. Đây là sổ đỏ cấp cho nhiều chủ thể mà người đứng tên trên giấy chỉ là người đại diện cho hộ gia đình đó (thường là chủ hộ).

Khi chuyển nhượng sổ đỏ hộ gia đình cần làm những thủ tục gì?

Tiến hành lập Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.

Việc định đoạt quyền sử dụng đất là tài sản chung của các thành viên hộ gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận của tất cả các thành viên. Các thành viên trong hộ gia đình là người có năng lực hành vi dân sự.

Kết luận:

– Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa vợ chồng, thành viên trong gia đình với nhau phải nắm rõ được ai là người có quyền sử dụng đất;

– Không phải mọi thành viên có cùng hộ khẩu là có chung quyền sử dụng đất, nên sẽ không có quyền gì khi thửa đất đó được chuyển nhượng, tặng cho.

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 33/2023/TT-BTNMT

Cập nhật thông tin chi tiết về Hôn Nhân Và Gia Đình trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!