Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Các Bước Làm Thủ Tục Cấp Lại Thẻ Bhyt Cho Người Lao Động # Top 6 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Các Bước Làm Thủ Tục Cấp Lại Thẻ Bhyt Cho Người Lao Động # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Các Bước Làm Thủ Tục Cấp Lại Thẻ Bhyt Cho Người Lao Động được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn các bước làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT cho người lao động

Bởi chúng tôi

– 02/06/2020

Thủ tục cấp lại thẻ BHYT thực hiện như thế nào?

I. Những trường hợp nào được cấp lại thẻ BHYT?

Theo quy định tại Điều 18 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, thẻ BHYT được phép cấp lại trong trường hợp bị mất thẻ và người bị mất thẻ cần phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ theo đúng quy định.

Trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người có thẻ vẫn được hưởng các quyền lợi của Bảo hiểm y tế. Đồng thời, khi thực hiện cấp lại thẻ, người xin cấp thẻ phải nộp phí cấp lại theo quy định.

II. Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT

Để đề nghị cấp lại thẻ BHYT khi bị mất, bạn có thể tham khảo hai cách sau

1. Thủ tục cấp lại thẻ BHYT trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm:

Mẫu TK1-TS).

Người tham gia BHYT chuẩn bị: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ().

Người sử dụng lao động chuẩn bị: Bảng kê thông tin ( mẫu D01-TS ).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:

Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.

Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia. Trong 7 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 30 Quyết định 595 có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 nêu rõ thời hạn cấp thẻ BHYT:

Trường hợp không thay đổi thông tin: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Cấp lại thẻ BHYT qua mạng

Thực hiện Công văn 10928/VPCP-KSTT ngày 29/11/2019 của Văn phòng Chính Phủ về việc kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã phối hợp với văn phòng Chính Phủ và các cơ quan để nâng cấp hệ thống giao dịch.

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Trên giao diện trang chủ của Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, bạn ấn chọn “Đăng ký” ở góc phải màn hình, lựa chọn “Công dân”. Bạn nhập các thông tin cá nhân để thực hiện đăng ký tài khoản.

Đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản

Sau khi đã đăng ký tài khoản thành công, Bạn đăng nhập bằng các thông tin: Số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, mật khẩu, mã xác minh. Mã OTP sẽ được gửi qua số điện thoại của bạn, bạn nhập mã và bấm “Xác nhận” để hoàn thành đăng nhập.

Nhập các thông tin để đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.

 

Bước 3: Thực hiện cấp lại thẻ BHYT

Đăng nhập thành công, bạn chọn “Thông tin và dịch vụ”, tìm đến mục “Dịch vụ công trực tuyến”.

Lựa chọn phần ‘Dịch vụ công trực tuyến”.

Lựa chọn cấp lại thẻ BHYT.

Bạn tiếp tục nhập mã số BHXH, nhập mã kiểm tra và chọn “Tra cứu”, nhập các thông tin còn thiết. Cuối cùng bạn nhập “mã kiểm tra” và chọn “Xác nhận”. Phía Cơ quan BHXH sẽ thông báo xác nhận, hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại của bạn.

III. Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh cần xuất trình giấy hẹn kết quả cấp lại thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân như: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, Sổ Hộ chiếu.

Chỉ cần bạn xuất đầy đủ giấy tờ theo quy định là có thể tham gia khám, chữa bệnh bằng BHYT. Các quyền lợi trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia vẫn được hưởng bình thường.

✅ XEM THÊM

Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Trợ Cấp Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cho Người Lao Động

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt. Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được. Tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: – Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc. Hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ. 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà. Hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; – Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc. Hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của. Pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặchợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sứclao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng (dương lịch) kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15ngày (làm việc), kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp với Trung tâm dịch vụ việc làm.

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặctheo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

3. Sổ bảo hiểm xã hội đã được cơ quan BHXH Quận/Huyện/Thành phố chốt thời gian đóng BHTN, BHXH ( bản chính và bản photo)

4. Chứng minh nhân dân ( bản photo).

Ghichú: Để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp qua thẻ ATM của ngân hàng Đông Á Người lao động cần nộp: 01 bản photo chứng minh nhân dân; 01 Ảnh (3×4 hoặc 4×6);

* Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc.trong việc thủ tục xin trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho người nước ngoài. Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư vấn Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoà Bình

Địa chỉ: Tầng 5, 559 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 094 105 2453

Thủ Tục Xin Cấp Visa Thị Thực Lao Động Làm Việc Cho Người Nước Ngoài

1. Ký hiệu và thời hạn của visa thị thực làm việc tại Việt Nam: Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 1 năm, trong trường hợp giấy phép lao động không đủ thời hạn 1 năm thì thời hạn của visa cho người nước ngoài sẽ xin bằng với thời hạn của giấy phép lao động.

2. Luật và các văn bản luật hướng dẫn về việc xin cấp visa thị thực dài hạn cho người nước ngoài

– Luật số 47/2014/QH2013 – Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

– Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài

– Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý người lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

3. Hồ sơ pháp lý chuẩn bị cho người nước ngoài xin visa thị thực lao động cho người nước ngoài

– Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện…..Doanh nghiệp, tổ chức phải nộp trong trường hợp lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)

– Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc Thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp, tổ chức

– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (NA16).(Nộp tờ khai này trong trường hợp công ty lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)

– Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).

– Hộ chiếu gốc còn thời hạn theo quy định.

– Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với với những trường hợp được miễn giấy phép lao động

– Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài (Trong một số trường hợp Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu)

4. Nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

Tại Việt Nam công ty, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp visa thị thực dài hạn cho người nước ngoài làm thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở chính.

5. Thời gian làm thủ tục xin cấp visa thị thực dài hạn.

Thời gian làm thủ tục theo quy định hiện hành là 05 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ. Thời gian nhận kết quả visa thị thực sẽ được ghi rõ trong biên nhận khi doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Các dịch vụ của chúng tôi

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài

Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam là bắt buộc khi làm việc trên 3 tháng. Nếu bị phát hiện làm việc mà không có giấy phép la động sẽ bị phạt rất nặng và có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay có 3 loại là thủ tục cấp mới giấy phép lao động, thủ tục cấp lại giấy phép lao động (nôm na là thủ tục gia hạn giấy phép lao động) và thủ tục xin miễn giấy phép lao động. Mỗi trường hợp, mỗi loại thủ tục lại có những yêu cầu riêng, nhưng vì nhiều người không hiểu rõ điều kiện xin giấy phép lao động, thành phần hồ sơ xin giấy phép lao động, quy trình thực hiện thủ tục, nơi giải quyết hồ sơ và trình tự thời gian giải quyết hồ sơ của cơ quan chức năng nên dẫn đến việc nộp hồ sơ trễ, hồ sơ bị từ từ chối, trả về. Do đó, để giúp bạn nhanh chóng thực hiện được thủ tục xin cấp giấy phép lao động, tránh được những phiền toái vì làm việc không có giấy phép lao động, PNVT chúng tôi xin được giới thiệu tổng quát toàn bộ việc thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài như sau:

Vì sao phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động?

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động là thủ tục hành chính mà người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần phải thực hiện. Theo quy định, người nước ngoài làm việc nếu không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Còn người sử dụng lao động người nước ngoài nếu sử dụng người lao động không có giấy phép lao động sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu – 75 triệu đồng, kèm theo hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 đến 3 tháng, tùy theo mức độ vi phạm. Do đó, để giữ uy tín, danh dự, thương hiệu doanh nghiệp, tránh tình huống phải làm việc với cơ quan thanh tra, gây ảnh hưởng về tài chính, kinh tế thì bạn cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động.

Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Đối tượng phải xin cấp giấy phép lao động

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam và đã làm việc từ trên 3 tháng phải làm thủ tục xin giấy phép lao động, ngoại trừ các trường hợp được miễn giấy phép lao động.

Thời hạn của giấy phép lao động

Các trường hợp thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Để nhanh chóng thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động, bạn cần nhận diện được đối tượng và trường hợp của mình, từ đó, tập trung vào những loại giấy tờ cần thiết đúng quy định, tránh chuẩn bị dư hoặc thiếu hồ sơ xin giấy phép lao động.

Một số dạng thủ tục xin giấy phép lao động gồm: thủ tục xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài, nhà quản lý người nước ngoài, giám đốc điều hành, trưởng văn phòng đại diện, lao động kỹ thuật, giáo viên người nước ngoài, người nước ngoài là đại diện pháp luật, người lao động theo hình thức hợp đồng, ….

Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt, rất khó xin giấy phép lao động như: không có bằng đại học; thiếu kinh nghiệm làm việc; thiếu văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với vị trí làm việc; có bằng cấp, kinh nghiệm làm việc chưa đáp ứng được vi trí công việc; người nước ngoài vi phạm quy định lưu trú ở Việt Nam trên 3 tháng lại không làm giấy phép lao động; hay hồ sơ đã từng bị từ chối.

Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

1. Mẫu số 1 thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH và mẫu số 7 thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH;

2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký;

3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

4. Hộ chiếu (Sao y có chứng thực); 02 ảnh màu (4cm x 6cm);

5. Bằng đại học hoặc bằng Trung cấp học trên 1 năm (hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);

6. Giấy xác nhận kinh nghiệm ít nhất 3 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương (hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);

Nếu bạn còn thắc mắc nào về 6 thành phần trên, hoặc chưa biết cách điền mẫu, khai vị trí, chức năng xin cấp giấy phép lao động phù hợp, thiếu bằng cấp, thiếu năm kinh nghiệm làm việc, phiếu lý lịch tư pháp sắp hết hạn, hay chưa biết bệnh viện nào đủ tiêu chuẩn khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam thì hãy liên hệ với công ty PNVT của chúng tôi. Chuyên gia giải quyết mọi tình huống khó của PNVT sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ hết mình cho bạn.

Quy trình làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bất kỳ thủ tục xin giấy phép lao động cho đối tượng nào cũng phải tuân thủ quy trình làm giấy phép lao động mà cơ quan chức năng đã quy định.

Tuân thủ trình tự làm giấy phép lao động sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc xin giấy phép lao động, tránh tình trạng hồ sơ bị từ chối, trả về, không được cấp giấy phép lao động.

Theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam, trước khi bạn thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cần thực hiện thủ tục giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Lệ phí thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được quy định ở thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016. Đây là thông tư quy định lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội Đồng Nhân dân tỉnh, thành phố từng địa phương thực hiện.

Theo thông tư này thì tùy theo từng địa phương mà có quy định về mức lệ phí cấp giấy phép lao động khác nhau.

Trường hợp nếu sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại PNVT thì sẽ tiết kiệm chi phí, lại nhanh chóng sở hữu giấy phép lao động, bởi chúng tôi nắm rõ đường đi nước bước, xử lý nhanh gọn, chỉ trong mức phí dịch vụ đã được thông báo trước, không để xẩy ra tình huống phát sinh thêm chi phí.

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở đâu

Tùy vào nơi làm việc của người lao động nước ngoài mà bạn có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Ban Quản lý Khu công nghiệp – khu chế xuất, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại tỉnh/thành phố hay Ban Quản lý khu công nghệ cao tỉnh/thành phố.

Thời gian thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động

Thời gian thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động trong bài viết này đề cập đến chính là thời gian bạn sẽ sở hữu được giấy phép lao động tính từ thời điểm bạn có ý định chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Căn cứ vào trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động và kinh nghiệm làm giấy phép lao động của nhiều người nước ngoài, người sử dụng lao động nước ngoài thì thường ít nhất sau 2 – 3 tháng bạn mới có trong tay giấy phép lao động. Lý do quá trình thực hiện các khâu thủ tục trung gian như: khám sức khỏe, xin giấy lý lịch tư pháp, dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự …cũng mất của bạn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu bạn gọi cho PNVT chúng tôi thì thời gian thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động sẽ được rút ngắn còn 20 ngày đến 45 ngày (tùy theo từng trường hợp cụ thể).

PNVT CAM KẾT CHẮC CHẮN CÓ ĐƯỢC GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG vì chúng tôi có đội ngũ chuyên gia làm giấy phép lao động với nhiều năm kinh nghiệm, lại tận tâm, nhiệt tình luôn đồng hành, theo sát hồ sơ, giải quyết mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến với dịch vụ làm giấy phép lao động của PNVT chúng tôi. Đặc biệt, chúng tôi đảm bảo chi phí dịch vụ làm giấy phép lao động hợp lý, nhất quán, SẼ HOÀN TIỀN NẾU KHÔNG XIN ĐƯỢC GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG và 100% bạn sẽ sở hữu giấy phép lao động một khi PNVT đã nhận hồ sơ của bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Các Bước Làm Thủ Tục Cấp Lại Thẻ Bhyt Cho Người Lao Động trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!