Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Mẫu Trong Word Hoàn Chỉnh # Top 9 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Mẫu Trong Word Hoàn Chỉnh # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Mẫu Trong Word Hoàn Chỉnh được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một bài tiểu luận được trình bày đúng Form cần có các mục như:

Lời mở đầu

Phần nội dung bao gồm: Cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và trình bày quan điểm của tác giả.

Kết luận

Lý do chọn đề tài nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu.

Kết cấu của chuyên đề.

Bài mở đầu tiểu luận là một phần quan trọng. Nó là phần đầu tiên mà người đọc sẽ chú ý đến. Cách trình bày bài tiểu luận phần mở đầu nên:

Nhận diện trọng tâm hay mục đích của bài luận.

Tóm tắt phạm vi, có nghĩa là, những điểm cần khai thác, lưu ý bắt kỳ sự giới hạn nào.

Kết thúc bằng việc nhận diện ý chủ đạo/quan điểm chính (thesis)

Phần 4: Giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra

Các giải pháp phải dựa trên kết quả phân tích ở phần 2, phần 3. Giải pháp cần cụ thể, tránh các giải pháp chung chung và không rõ ràng hoặc các giải pháp chỉ mang tính lý thuyết.

Có thể viết kết luận đóng lại vấn đề (tóm tắt những gì chuyên đề đã làm được) hoặc mở vấn đề (những hướng nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển vấn đề).

2. Các bước viết một bài tiểu luận hoàn chỉnh

Tin vui là có một số câu hỏi mà tự bản thân nó đã chỉ ra cấu trúc và nội dung của một bài tiểu luận. Nó thường là một câu hỏi khá dài, vì vậy đừng nản nếu “chẳng may” bạn gặp phải một câu hỏi dài.

Ngược lại, một số câu hỏi khác lại yêu cầu bạn cần phải phân tích câu hỏi trước để xác định mức độ phân tích cần thiết và hướng yêu cầu. Khi gặp dạng câu hỏi này tìm ra những từ khóa trong câu hỏi sẽ giúp bạn trả lời tốt.

Tìm những từ có tính nội dung (content words) giúp chỉ ra bạn cần phải nghiên cứu cái gì; có nghĩa là bạn sẽ được kỳ vọng viết về cái gì. Chú ý đến những từ chỉ ra:

Chủ đề chung – General topic (thường chỉ ra cho bạn một câu mở đầu thặt đắc cho phần giới thiệu)

Trọng tâm của câu hỏi – focus of the question (là điều mà giảng viên muốn bạn trả lời cụ thể)

Lưu ý đến những từ chỉ có tính hướng dẫn hay chỉ ra công việc phải làm. Từ đó, bạn sẽ biết mình phải xử lý câu hỏi như thế nào.

Bây giờ bạn đã sẵn sàng với việc lên kế hoạch cho tiểu luận của mình. Nếu bạn đã có bản kế hoạch phác thảo, hãy xem lại và thêm những điểm mới hoặc bỏ bớt đi những gì mà bạn đã tìm thấy hoặc nghĩa là không phù hợp.

Xác định ý chính: Cái gì là luận điểm hay quan điểm chủ đạo của bạn? Nếu bạn không có quan điểm trước khi bắt đầu nghiên cứu tài liệu thì hãy bạn hãy cố gắng có nó để giúp cho bạn trả lời câu hỏi. Hãy nhớ rằng, ý chính sẽ giúp bạn cấu trúc bài viết của mình.

Quyết định những điểm nào mà bạn cần để hỗ trợ cho quan điểm hay ý chính của bạn.

Kiểm tra để chắc rằng đây là một nhóm những ý tưởng hoặc các luận điểm khoa học.

Xác định trình tự trình bày. Trình tự trình bày có thể được xác định bởi mức độ quan trọng, thời gian, câu hỏi, mức độ ưu tiên về địa lý hay cá nhân, nhưng bạn nên tuân theo trình tự mà bạn đã chỉ ra trong phần giới thiệu của mình.

Ghi lại những điểm trái ngược với quan điểm của bạn.

Hãy bỏ đi những điểm nào mà bạn nghĩ là không phù hợp.

Tham khảo phần cấu trúc bài tiểu luận

Tuân theo kế hoạch của bạn

Làm rõ mối liên hệ của những quan điểm mà bạn đang trình bày đối với câu hỏi/luận văn của bạn.

Đừng sử dụng cách xưng hô ở ngôi thứ nhất, ví dụ “tôi nghĩ rằng”, “tôi tin rằng”, “theo ý kiến của tôi” trừ phi bạn được phép hoặc được yêu cầu phải làm điều đó.

Đây là bước cuối cùng trong quá trình viết một bài luận và là bước quan trọng. Nếu không biên tập kỹ thì điểm số của bạn có thể bị ảnh hưởng dù bạn đã làm việc rất tích cực. Hãy nhớ rằng, trình bày một cách chuyên nghiệp, rõ ràng và dễ hiểu trong việc viết luận là chìa khóa đưa đến thành công. Hãy dành cho bạn thời gian để hoàn chỉnh bước này. Nó có nghĩa là một sự khác biệt giữa điểm số đậu và rớt và điểm số đậu và đậu cao.

3. Cách trình bày tiểu luận trên Word chi tiết

Khổ giấy : A4, in một mặt

Kiểu chữ (font) : Times New Roman, đánh Unicode

Các mục trước phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu i, ii,…

Từ phần “nội dung chính”: đánh số thứ tự trang theo kiểu 1, 2, 3…

Đánh số các chương mục: nên đánh theo số ả rập (1, 2, 3,…), không đánh theo số La Mã (I, II, III,…) và chỉ đánh số tối đa 3 cấp theo qui định sau:

4. Quy định viết “Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận

Tên, Họ. Đệm. (năm xuất bản). Tên Sách. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản. Việt Anh, B. P. (2010).M&L Administration. Hà Nội: NXB ĐHQG.

Tên, Họ. Đệm. (năm phát hành). Tên bài báo. Loại Tạp Chí,số phát hành (phiên bản):Trang. Dụng, V. Q. (2002). Phương Pháp Giảng Dạy. Tạp Chí Sư Phạm, 10 (2): 134-136

Tên (năm phát hành). Chuyên ngành của website. Tên website. Được đăng tải ngày tháng năm từ + tên đường link Cục Công Nghệ (2002). Tạp Chí Công Nghệ, Bộ KHCN. Được đăng tải ngày 12 tháng 10 năm 2014

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về cách trình bày tiểu luận. Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về bố cục và các trình bày bài tiểu luận. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Hướng Dẫn Trình Bày Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hoàn Chỉnh

Cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn sinh viên năm cuối. Một bài luận văn có nội dung tốt đến mấy mà cách trình bày của bạn không đúng tiêu chuẩn, khoa học thì bài luận văn đó của bạn cũng sẽ không được đánh giá cao.

1. Luận văn tốt nghiệp là gì?

Trước khi tìm hiểu về bố cục luận văn tốt nghiệp đại học, chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm luận văn tốt nghiệp là gì?

Luận văn tốt nghiệp đại học thường có độ dài từ 35-60 trang, được hoàn thành trong thời gian từ 4-7 tuần sau khi bạn kết thúc kỳ thực tập.

Luận văn tốt nghiệp đại học là kết quả đánh giá kiến thức chuyên môn và năng lực của bạn sau những năm theo học tại trường. Do đó, luận văn tốt nghiệp là điều kiện tiên quyết bạn phải vượt qua để có thể tốt nghiệp.

2. Bố cục luận văn tốt nghiệp

Bố cục luận văn tốt nghiệp đại học thường gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, Nội dung chính và phần kết luận

2.1 Phần mở đầu

Phần mở đầu của luận văn có thể xem như cánh cổng dẫn lối cho người đọc đến với bài nghiên cứu của bạn. Phần mở đầu cần trình bày được các vấn đề sau:

Tính cấp thiết của đề tài: Nêu được lý do lựa chọn đề tài, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đối với chủ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu: Nêu mục tiêu nghiên cứu tổng quan và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng hay tình huống nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu cần khoanh vùng cụ thể địa điểm nghiên cứu cụ thể để thuận tiện cho việc nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu mà bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài của mình. Có ba phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi đó là phương pháp logic; phương pháp diễn dịch và quy nạp; phương pháp lịch sử.

Kết cấu luận văn: Nêu các nội dung chính của bài nghiên cứu, thường là tiêu đề ba chương của phần nội dung chính sau đây.

2.2 Phần nội dung chính

Nội dung chính của bài luận văn tốt nghiệp đại học thường gồm 3 chương:

– Chương 1: Cơ sở lý luận

+ Ví dụ: Với đề tài nghiên cứu ” Chiến lược phát triển thương hiệu bánh mì tươi tại công ty ZZZ”. Phần cơ sở lý luận sẽ gồm các ý: Khái niệm chiến lược thương hiệu; Chiến lược mở rộng thương hiệu; Chiến lược làm mới thương hiệu; Bảo vệ thương hiệu; Các yếu tố có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương hiệu.

– Chương 2: Thực trạng đề tài nghiên cứu.

Trong chương này bạn cần trình bày các điểm chính sau:

+ Giới thiệu doanh nghiệp mà bạn nghiên cứu: Giới thiệu chung; Quá trình hình thành và phát triển của công ty, Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, phân tích các nhân tố môi trường bên trong của doanh nghiệp.

+ Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp.

+ Đánh giá thực trạng đề tài nghiên cứu.

– Chương 3: Đề xuất giải pháp

2.3 Phần kết luận

Tóm tắt lại nội dung chính, lý do chọn đề tài và nêu nên quan điểm cá nhân về tài nghiên cứu.

Ngoài ra trong luận văn, bạn cần chú ý đến phần tài liệu tham khảo và phụ lục.

3. Cách trình bày luận văn tốt nghiệp chi tiết

Luận văn thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Đồng thời là một cơ sở quan trọng để các thầy giáo và hội đồng đánh giá và chấm điểm.

Định dạng chữ:

– Chữ Việt: Soạn thảo trên Win Word với bộ chữ unicode theo tiêu chuẩn TCVN-6909 để dễ lưu trữ, trao đổi, khai thác. Hoặc phông chữ ABC (Tuy nhiên đứng ở góc độ mĩ thuật văn bản thì phông chữ Việt Unicode chưa đẹp).

– Chữ viết quy định là Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.5. Hoặc cỡ chữ 14. Hoặc chữ Arial, cỡ chữ 12, cách dòng 1.5.

Định dạng căn lề:

– Top margin (Lề trên) 3.5 cm, bottom margin (lề dưới): 3 cm, left margin (lề trái) : 3.5 cm, right margin (lề phải) : 2 cm.

– Line spacing ( khoảng cách giữa các dòng) 1.5 Lines

– Mật độ chữ chuẩn, không nén, không dãn cách

– Đây có thể coi là định dạng căn lề chuẩn trong luận văn tốt nghiệp. Bạn không nên để lề to hơn là vì để chỗ cắt xén và chỗ cho giáo viên phản biện nhận xét.

Định dạng khác:

– Khổ giấy tiêu chuẩn: khổ A4

– Số trang đặt ở vị trí đầu hoặc cuối của trang tùy thuộc vào quy định của từng trường

– Đối với đồ thị và biểu đồ thường được để đơn sắc và đánh dấu bằng các ký hiệu kẻ dọc, kẻ ngang, chấm bi và các tùy chọn khác có sẵn trong Microsoft Word

Định dạng tiêu đề:

– Tiêu đề phần viết chữ hoa, in đậm, căn lề giữa

– Tiêu đề chương: Viết chữ thường, in đậm, căn lề giữa

– Tiêu đề 1.1, 2.1,3.1,.. viết chữ thường, in đậm, căn lề trái

– Tiêu đề 1.1.1, 2.1.1,.. viết chữ thường, in nghiêng

(Bạn không nên sử dụng số mục quá 4 chữ số trong luận văn)

Định dạng trang bìa:

– Có nhiều bạn do chưa có kinh nghiệm nên đã chọn đóng bìa các-tông màu xanh, chữ vàng nhưng không biết rằng làm như thế sẽ rất tối và khó nhìn. Thay vào đó, hãy đóng bìa ngoài là phim mica trong suốt. Bìa sau là bìa màu để còn có thể dán phong bì đựng đĩa. Gáy bìa nên viết tên sinh viên, lớp và tên luận văn để khoa và các thầy/cô dễ dàng trong việc tìm kiếm hơn.

Tóm tắt khóa luận

Trong phần tóm tắt nội dung khóa luận tốt nghiệp, bạn nên giới hạn trong khoảng 300 từ bởi vì phần này sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu lưu trên hệ thống máy tính để truy cập nhanh.

– Theo hệ thống này, bạn cần ghi chú tại nơi thông tin được trích dẫn họ tác giả (tác giả nước ngoài) cùng năm xuất bản của tài liệu tham khảo cũng như ghi chú tại nơi thông tin trích dẫn họ và tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo (tác giả là người Việt Nam).

– Có hai cách trích dẫn, đó là trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.

– Trích dẫn trực tiếp là cách trích dẫn trong đó người viết dẫn nguyên văn trong ngoặc kép một phần câu, một câu văn hay một đoạn văn vào trong bài viết từ tác giả khác. Ví dụ:

– Trần Văn A (2010, trang 50) cho rằng “việc không dẫn nguồn thông tin đầy đủ là một thực trạng khá phổ biến trong các khóa luận của sinh viên Việt Nam”.

– Trích dẫn gián tiếp là viết lại một cụm từ hay ý tưởng của tác giả khác bằng từ ngữ riêng của mình. Ví dụ:

– Các khóa luận của sinh viên Việt Nam thường không tuân thủ quy định về dẫn nguồn tài liệu tham khảo (Nguyễn Văn A, 2010).

Kết luận của luận văn

– Bạn phải để phần kết luận của luận văn ở một trang riêng, tổng hợp tất cả các kết luận rút ra được từ việc nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chủ yếu nhất, những khuyến nghị, dự báo xu hướng phát triển, với độ dài từ 1-2 trang.

Ví dụ: Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây: … Đây là phần rất quan trọng của luận văn, cùng với các kiến nghị đề xuất và giải pháp, đây chính là kết quả nghiên cứu đề tài của bạn. Do vậy, hãy phải dành nhiều thì giờ, suy nghĩ một cách nghiêm túc để viết chính xác và cụ thể phần kết luận này.

Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Như Thế Nào Được Gọi Là Hoàn Chỉnh?

Muốn có một cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh thì các bạn nên sử dụng được hết tất cả các phần bắt buộc và bổ sung. Như vậy, bài làm sẽ rõ ràng, khoa học, gây được thiện cảm với thầy cô vì thế mà điểm số sẽ cao hơn.

1. Cấu trúc 1 bài tiểu luận hoàn chỉnh bao gồm 3 phần:

Cấu trúc 1 bài tiểu luận hoàn chỉnh

2. Nội dung chi tiết các phần trong cấu trúc bài tiểu luận mà bạn cần phải thực hiện.

2.1 Thứ nhất, trong phần mở đầu của bài tiểu luận các bạn phải thực hiện những nội dung sau:

Lý do chọn đề tài hoặc tính cấp thiết của đề tài

Trong phần này bạn phải trả lời được câu hỏi: Tại sao bạn lại chọn đề tài này để nghiên cứu? Đề tài này sẽ đáp ứng được những yêu cầu nào của thực tiễn xã hội đặt ra?

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Bạn cần xác định được mục đích nghiên cứu của đề tài và nhiệm vụ của bạn cần làm gì để nghiên cứu đề tài.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài này là ai? Cái gì?

Phạm vi: phạm vi không gian, phạm vi thời gian.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận nào để bạn dựa vào đó thực hiện đề tài?

Khi bạn trình bày phương pháp nghiên cứu cần phải chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu chung của các khoa học xã hội nhân văn và phương pháp đặc thù cho một ngành khoa học cụ thể.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đóng góp đề tài trong cơ sở lý luận và trong thực tiễn có thể áp dụng được.

Bạn cần tóm lược cấu trúc tiểu luận và trình bày thứ tự một cách ngắn gọn.

Phần nội dung trong cấu trúc bài tiểu luận là nơi mà bạn sẽ phát triển bài viết của mình. Phần này diễn ra trong phạm vi nhiều đoạn văn và mỗi đoạn có sự liên kết trôi chảy với đoạn tiếp theo. Vì vậy:

Cấu trúc đoạn văn chính xác là quan trọng.

Những đoạn văn hiệu quả sẽ có ba tính chất quan trọng: – Tính thống nhất: khi chúng tập trung vào một ý chính – Thể hiện sự phát triển: diễn ra trong các ý tưởng được tỉ mỉ hóa trong một đoạn văn. Sự tỉ mỉ này thường bao gồm những bằng chứng mà bạn phải thu thập từ nghiên cứu của mình để hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang làm rõ trong đoạn văn và – Tính chặt chẽ: khi tất cả các thông tin trong đoạn văn có liên hệ và vươn tới những luận điểm mà bạn đang muốn làm rõ.

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô về nội dung của đề tài mà có thể phân chia thành các phần, chương, mục, tiểu mục. Thông thường một cấu trúc tiểu luận hoàn chỉnh chia làm 3 chương: chương 1 là chương lý thuyết chung, chương 2 là thực trạng và chương 3 là giải pháp.

2.3 Thứ ba, phần kết luận của bài tiểu luận.

Trong phần này,bạn sẽ tổng hợp một cách ngắn gọn, cô động và khái quát nhất những nội dung đã được trình bày ở các chương trước đó.

Phần kết luận là một đoạn quan trọng trong tiểu luận của bạn. Nó thường là một đoạn và nên phản ánh lại những gì mà bạn đã nói là sẽ phân tích trong phần giới thiệu. Kết luận – Tóm tắt những gì bạn đã nói trong tiểu luận – Khẳng định lại ý chính của bạn.

2.4 Tài liệu tham khảo

Ví dụ mẫu cho tài liệu tham khảo sau:

1. Võ Bình – Một vài nhận xét về từ ghép song tiết tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ 2/1971.

2. Nguyễn Đức Dân – Ngữ dụng học. Tập 1, NXB GD, Hà Nội, 1998.

3. Tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt nam. Tập 1. Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội 1979.

+ Tiểu luận mẫu cho đề tài dự án kinh doanh nhà hàng

+ Hướng dẫn làm tiểu luận triết học + Cấu trúc bài tiểu luận như thế nào được gọi là hoàn chỉnh? Từ khóa tìm kiếm: Cấu trúc bài tiểu luận, cấu trúc một bài tiểu luận, cấu trúc tiểu luận, cấu trúc bài luận, cấu trúc của một bài tiểu luận, phần mở đầu của bài tiểu luận, bài tiểu luận hoàn chỉnh, sườn bài tiểu luận, kết luận của bài tiểu luận,

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết Bài Tiểu Luận Hay

Cách viết bài tiểu luận

Sau khi có đề tài, lượng thời gian, mức độ công việc, việc gì làm trước việc gì làm sau. Bạn sẽ có các bước, cách viết bài tiểu luận cho phù hợp. Vậy viết bài tiểu luận như thế nào cho hay, cho chuẩn?

Dù cách viết tiểu luận cho môn học nào, viết bài tiểu luận triết học hay viết bài tiểu luận tiếng anh. Các bước để viết bài tiểu luận vẫn theo một khung sườn chung. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách viết một bài tiểu luận cho những bạn mới tham khảo và cũng cho những bạn đã viết đóng góp ý kiến. Rất mong nhận được những phản hồi từ phía bạn đọc.

Bước một: Lựa chọn đề tài

Bước hai: Lập dàn ý

Bước bốn: Hoàn thiện bài tiểu luận

Lựa chọn đề tài

Đề tài có thể được giảng viên cho sẳn để sinh viên lựa chọn một trong các đề tài. Nhưng cũng có thể đề tài do sinh viên tự chọn. Có thể dựa vào nội dung chương trình học, cũng có thể là một đề tài sang tạo nhưng lien quan đến môn học. Sau khi lên được đề tài bạn nên tham khảo trước ý kiến của giảng viên. Phòng trước vẫn hơn, vì làm một bài tiểu luận phải dồn rất nhiều tâm sức. Nếu cố gắng mà không được công nhận, chắc chắn bạn sẽ rất thất vọng đấy.

Lập dàn ý

Đề tài tiểu luận có thể làm theo nhóm hoặc làm cá nhân. Tùy vào sự phân công của giảng viên, mà bạn cũng nên lên dàn ý cho hợp lý, phù hợp với khoảng thời gian được giao.

Không có nghĩa là làm sơ sài cho xong, hay làm quá kĩ một phần đầu mà bỏ bê phần cuối. Dàn ý được lên ngoài các nội dung cần hoàn thiện để sang tỏ đề tài, thì thời gian và lượng thông tin thu được cũng phải được cân nhắc và lập trong dàn ý.

Hoàn thiện bài tiểu luận

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, công việc cuối cùng của bạn là hoàn thiện bài tiểu luận. Trong quá trình hoàn thiện bạn nên tham khảo ý kiến của giảng viên để nhận góp ý. Tính chỉnh chu và giá trị của bài tiểu luận sẽ được nâng lên nhờ những lời góp ý đó.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Mẫu Trong Word Hoàn Chỉnh trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!