Xu Hướng 12/2023 # Hướng Dẫn Cách Viết Cv Đúng Chuẩn Cho Sinh Viên Làm Thêm Hiệu Quả Nhất # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Viết Cv Đúng Chuẩn Cho Sinh Viên Làm Thêm Hiệu Quả Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sinh viên đi làm thêm không còn là điều quá xa lạ với nhiều người và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Bên cạnh các việc làm thêm phổ biến như bán hàng, phục vụ, gia sư,..thì các công việc làm thêm thời vụ cũng có xu hướng gia tăng. Điều này đã tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thoải mái lựa chọn công việc cho mình. Khi nhà tuyển dụng và sinh viên chưa gặp nhau bao giờ thì cv xin việc chính là điểm mấu chốt giúp bạn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Các thông tin cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ của bạn sẽ được gói gọn trong cv xin việc của bạn. Vì thế biết cách viết cv xin việc chuẩn là giải pháp giúp bạn nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp nhất.

Cách trình bày bố cục cv xin việc chuẩn nhất

Một mẫu CV xin việc được đánh giá chuẩn nhất khi bạn có thể làm nổi bật được thế mạnh và kỹ năng của mình. Cùng một số kinh nghiệm, kỹ năng của mình bạn phải biết cách viết cv xin việc làm sao cho thu hút và đầy đủ nhất.

Trước tiên để viết một cv xin việc thu hút nhà tuyển dụng bạn phải lựa chọn bố cục cv sao cho phù hợp và làm nổi bật lên được những kỹ năng của mình. Hiện nay bố cục của cv xin việc thường có 3 dạng, tùy vào kinh nghiệm và kỹ năng của bạn mà có thể lựa chọn được một công việc phù hợp nhất.

Trình bày cv xin việc theo trình tự thời gian

Bố cục theo trình tự thời gian là cách viết cv xin việc phổ biến nhất và bạn có thể áp dụng cho tất cả các vị trí công việc và kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi người. Đúng như cách gọi của nó, nếu bạn lựa chọn cách trình này này bạn sẽ liệt kê các kinh nghiệm làm việc của mìn từ gần đến xa nhất. Dù mẫu liệt kê này phù hợp với rất nhiều vị trí khác nhau nhưng đây là vị trí phù hợp nhất với những người ứng tuyển vào công việc cùng ngành với các công việc trước đây, sinh viên mới tốt nghiệp thì đây là bố cục phù hợp nhất dành cho bạn khi bạn liệt kê trình độ học vấn của mình.

Trình bày cv xin việc theo chức năng

Bạn nên sử dụng cách viết cv xin việc bằng cấu trúc này để ghi đểm với nhà tuyển dụng và cạnh tranh với hàng ngàn cv xin việc khác. Bởi khi bạn ứng tuyển vào vị trí cần nhiều kinh nghiệm thì một danh sách những mô tả về thành tựu bạn đã đạt được trong công việc sẽ cho thấy bạn là người đặc biệt hơn. Kiểu bố cục cv này cũng cực kỳ phù hợp với những người nhảy việc thường xuyên hay có khoảng thời gian nghỉ nhiều giữa các công việc.

Kết hợp các cách trình bày cv theo cách riêng của mình

Đối với các công việc yêu cầu sự sáng tạo bạn cũng có thể thể hiện khả năng của mình bằng việc sáng tạo ra những mẫu cv xin việc hấp dẫn đến nhà tuyển dụng.

Bí kíp viết mẫu cv xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng Nắm vững nguyên tắc “6 giây”

Các nhà tuyển dụng mỗi ngày phải xem hàng trăm hồ sơ của ứng viên, vì thế 6 giây là khoảng thời gian giúp họ có thể đánh giá và quyết định xem bạn có phải là ứng viên mà họ đang cần hay không. 6 giây thực sự rất ngắn ngủi nên bạn hãy tận dụng triệt để những giây phút quý giá này.

Bằng cách chuẩn bị một đoạn tổng hợp giới thiệu về bản thân bằng 1- 3 câu thông qua các câu hỏi sau: Bạn có điểm nổi bật gì so với các ứng viên còn lại? Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì? Hai điều này có phù hợp với vị trí của công ty và nhà tuyển dụng như thế nào? Nếu bạn có thể trả lời được 3 câu hỏi này thì xin chúc mừng bạn, vì bạn đã có thể thu hút được nhà tuyển dụng rồi đấy.

Không ngại thể hiện mình trong cv

Trong cv xin việc mẫu bạn không nên ngại thể hiện bản thân một cách ngắn gọn nhất. Thể hiện bản thân không đồng nghĩa với việc bạn đưa thông tin hoàn toàn điên rồ vào trong cv xin việc. Mà nên nhớ rằng bạn là duy nhất bởi bạn có kinh nghiệm, kỹ năng loàm việc cực tốt, tham vọng nghề nghiệp trong tương lai. Trong các thông tin bạn nên cân bằng cá tính của bản thân với các công việc đã mang đến cho bạn. Nếu sở thích về thời trang của bạn có thể giúp ích cho bạn trong công việc thiết kế của mình thì bạn hoàn toàn có thể đưa vào cv, vì đây chính là điểm giúp bạn ghi dấu ấn tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng.

Thể hiện tính chuyên nghiệp trong cv

Một bản cv xin việc cần thể hiện tính chuyên nghiệp từ trong nội dung lẫn hình thức. Nếu bạn đã quyết tâm dốc toàn bộ sức lực, thời gian cho quá trình xin việc thì nên đầu tư từ những thứ nhỏ nhất. Dù nội dung cv có ấn tượng đến bao nhiêu nhưng bạn sử dụng emaik không mang tính chuyên nghiệp thì rất dễ khiến bạn mất ngay cơ hội việc làm của mình. Một email xin việc có tên [email protected] hay [email protected] sẽ không mang lại hiệu quả khi xin viejc mà còn khiến bạn mất luôn cơ hội việc làm của mình. Thay vào đó bạn nên sử dụng các email có họ tên của mình để gửi hồ sơ xin việc.

Không nên đính kèm ảnh chân dung

Bạn luôn luôn phải nhớ nhà tuyển dụng sẽ mất 6 giây để xem hồ sơ của các ứng viên. Vì thế bạn không nên lãng phí thời gian 3 giây khi xem ảnh của mình. Một số công việc có yêu cầu bạn có ảnh chân dung, nhưng phần lớn nhà tuyển dụng sẽ không để ý đến điều này mà đôi khi ảnh chân dung của bạn không nghiêm túc thì bạn rất khó có được cơ hội việc làm này.

Chuẩn bị nhiều cv cho nhiều vị trí công việc khác nhau

Các ứng viên thường có thói quen trong cách viết cv xin việc và cách gửi cv xin việc. Điều này đươc thể hiện ở việc bạn sử dụng duy nhất một mẫu đơn xin việc cho rất nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, mỗi vị trí ứng tuyển và yêu cầu công việc khác nhau sẽ chỉ phù hợp với một vị trí duy nhất trong công ty. Trừ khi bạn ứng tuyển cho cùng một vị trí công việc giống nhau, bằng không mỗi công việc bạn nên sử dụng một bản cv xin việc phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển mà công ty đang cần. Các bạn cần nhớ điều này đểtìm việc làm thêm tại Hồ Chí Minh hay bất kể tỉnh thành nào khác đều không bị nhà tuyển dụng đánh trượt CV của mình.

Thiết kế cv xin việc sáng tạo, chuyên nghiệp

Nếu bạn đang ứng tuyển cho một công việc yêu cầu đến sự sáng tạo như thiết kế, quay phim,…bằng không bạn không nên biến cv xin việc của mình thành một mới hỗn độn với đầy màu sắc khác nhau. Chúng có thể gây chú ý đến nhà tuyển dụng. Nhưng điều này cũng khiến nhà tuyển dụng thấy khó chịu với cv của bạn. Vì thế khi viết cv xin việc bạn nên trình bày sao cho khoa học, sáng sủa và chuyên nghiệp nhất. Hiện nay, CV xin việc 365 cung cấp cho bạn những mẫu CV được thiết kế phù hợp, ấn tượng nhất giúp bạn dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên.

Những sai lầm cần tránh khi viết bản cv xin việc

CV xin việc là điểm mất chốt giúp bạn đến gần hơn với nhà tuyển dụng, nếu bạn muốn gây được ấn tượng thì bạn cần phải soạn thảo một bản cv hoàn hảo và tránh được một số sai lầm như sau:

Viết sai chính tả và ngữ pháp

Các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng nói rằng họ chỉ mất 6 giây cho một bản cv xin việc, nếu trong 6 giây đầu tiên họ thấy lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp trong cv thì đồng nghĩa với bản cv xin việc của bạn sẽ bị loại ngay lập tức. Điều này còn đồng nghĩa với việc cho thấy bạn là người không tôn trọng nhà tuyển dụng, không tôn trọng công việc này. Thì các nhà tuyển dụng sẽ không muốn lãng phí thời gian quý báu của họ cho bạn.

Vì thế khi viết xong cv xin việc bạn nên soát lại lỗi lần cuối, để chắc chắn bạn có thể nhờ bạn bè, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này soát lỗi giúp bạn.

Không trung thực trong thông tin

Một bản cv không trung thực và thiếu tính chân thật sẽ khiến bạn thật sự rắc rối trong công việc của mình. Bở nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng phát hiện ra bạn là người nói dối và không trung thực thông qua buổi phỏng vấn, khi đó bạn sẽ chính là người tước đi cơ hội việc làm của mình. Nếu có thể may mắn qua được vòng phỏng vấn thì bạn khó có thể qua mắt được mọi người khi làm việc, nhất là khi bạn nói dối về khả năng của mình trong công việc.

Sử dụng phông chữ không phù hợp

Bạn không cần thiết thể hiện mình bằng cách đưa quá nhiều phông chữ vào trong cv xin việc của mình. Điều này đôi khi còn khiến nhà tuyển dụng cảm thấy cực kỳ khó chịu. Vì thế bạn nên sử dụng các phông chữ đơn giản để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi nội dung trong cv của mình.

Không nhắc đến kỹ năng, kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần

Hướng Dẫn Viết Cv Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên

Bạn là sinh viên? Bạn từng phải đau đầu vì gửi CV xin việc làm thêm nhưng bị từ chối? Vậy bạn có biết tại sao mình lại thất bại không? Nguyên nhân có thể ở chính lá đơn xin việc viết không đúng cách của bạn đấy.

>>> Hướng dẫn viết CV xin việc ngành du lịch >>> Hướng dẫn thiết kế CV bằng powerpoint đẹp 2023

Đừng nghĩ rằng chỉ là công việc làm thêm thì không cần quan trọng đến CV. Chiếc CV chính là ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn, vậy nên tuyệt đối không được qua loa. Đọc ngay mà hướng dẫn viết CV xin việc làm thêm ấn tượng dành cho sinh viênTopCV gợi ý dưới đây nhé.

Cách viết CV xin việc làm thêm cho sinh viên chuẩn Link mẫu CV SINH VIÊN để thực hành theo hướng dẫn tại đây . Nhớ đăng nhập vào tài khoản TopCV của bạn để chỉnh sửa CV online nhé!

1. MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP VÀ THÔNG TIN CÁ NHÂN

Đối với phần đầu tiên này, bạn chỉ cần điền thông tin trung thực và lưu ý một số điểm sau:

– Ảnh đại diện: chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, không bị nhòe, mờ, tốt nhất không nên để ảnh selfie.

– Cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản nhất như Ngày sinh, Số điện thoại, Địa chỉ, Email để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

Lưu ý email nên là tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Ví dụ:

nguyenthuho[email protected] hoặc [email protected] => nên

[email protected] => không nên

– Phần mục tiêu nghề nghiệp: vì vẫn đang là sinh viên, nên bạn chỉ cần nói về mục tiêu ngắn hạn và những điều mình muốn học hỏi cũng như hoàn thiện trong tương lai gần. Ngắn gọn nhất có thể.

Đừng nhắc đến những điều quá to tát như trở thành trưởng phòng marketing, giám đốc bộ phận nhân sự … khi mà bạn còn chưa có cả kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp chính xác. Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ đánh giá bạn là con người phóng đại và sáo rỗng.

2. HỌC VẤN

Điền tên trường đại học/cao đẳng/trung cấp và ngành bạn đang theo học ở hiện tại. Có thể bổ sung thêm các đề án, nghiên cứu khoa học nếu bạn cảm thấy nó liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.

Lưu ý:

Không nên đưa cả quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2 vào CV xin việc làm thêm của bạn.

3. KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Nêu kinh nghiệm làm việc trong cv xin việc làm thêm

Liệt kê theo thứ tự thời gian từ công việc gần nhất đến các công việc trước đó bạn đã từng làm. Mô tả các trách nhiệm công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ, và tốt nhất là có minh chứng kèm theo (ví dụ sản phẩm thiết kế, link bài đã đăng…). Đưa ra cả những thành tựu và kỹ năng bạn đạt được từ công việc này.

– Trong trường hợp bạn đã từng làm thêm nhiều công việc, hãy chọn lọc những việc có chuyên môn hay kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.

– Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm, chỉ tham gia các hoạt động tình nguyện, làm thêm các việc như phát tờ rơi, shipper…, thì vẫn có thể đề cập. Nhưng lưu ý chỉ ra chi tiết những điều bạn học hỏi được và phục vụ hiệu quả cho vị trí đang ứng tuyển như kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sự linh hoạt, năng động, sáng tạo…

Lưu ý:

Không nên đề cập đến các công việc ngắn hạn (dưới 6 tháng), ngoại trừ khóa thực tập.

4. HOẠT ĐỘNG

Liệt kê các hoạt động tình nguyện, cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, sự kiện mà bạn đã hoặc đang tham gia (có thể kèm theo chứng nhận, giấy khen của từng hoạt động cụ thể).

Nếu bạn không tham gia hoạt động nào, có thể bỏ qua (xóa) phần này.

5. CHỨNG CHỈ, GIẢI THƯỞNG

Chứng chỉ giải thưởng sẽ là điểm cộng đẹp trong cv xin việc làm thêm

– Liệt kê chứng chỉ của các khóa đào tạo kỹ năng mềm hay chuyên môn có liên quan đến công việc mà bạn đã tham gia.

Ví dụ: Chứng chỉ tiếng Anh (TOEIC, IELTS), chứng chỉ tin học văn phòng MOS, chứng chỉ tốt nghiệp khóa học thiết kế…

– Phần giải thưởng đề cập đến thành tích học tập, công việc, thành tích tại các cuộc thi bạn đã tham gia.

Còn nếu không có chứng chỉ hoặc giải thưởng nào liên quan, bạn có thể bỏ qua (xóa) phần này.

6. KỸ NĂNG

Phần này không nên liệt kê dài dòng tất cả những gì bạn có. Hãy chọn lọc những kỹ năng có thể giúp ích cho công việc đang ứng tuyển.

Ngoài ra còn có thể đưa minh chứng ngắn gọn những kỹ năng trên đạt được qua hoạt động, công việc gì.

Ví dụ: các kỹ năng phổ biến cần có trong CV khi đi xin việc làm thêm: làm việc nhóm, tư duy logic, phản biện, sáng tạo, thuyết trình, làm việc với máy tính, viết lách…

Một mẫu CV chuyên nghiệp của TopCV 7. SỞ THÍCH

Đây là mục giúp nhà tuyển dụng đánh giá thêm về tính cách và sự phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Chỉ nên nêu một vài sở thích tiêu biểu, hoặc có thể phục vụ cho vị trí ứng tuyển thì càng tốt.

ứng tuyển vị trí copywriter thì sở thích đọc sách là một lợi thế, ứng tuyển cộng tác viên sự kiện thì sở thích chụp ảnh, quay phim là một lợi thế…

8. THAM KHẢO

Mục này điền tên người quản lý hay trực tiếp phụ trách bạn để nhà tuyển dụng đối chiếu các thông tin trên CV xem có chính xác không.

– Nếu có thì điền đầy đủ họ tên, chức vụ, số điện thoại và email của người đó.

– Còn nếu không có thì bỏ qua (xóa mục), đây là mục tùy chọn.

Hoàn thành một bản CV xin việc chỉnh chu cho riêng mình chưa bao giờ là thừa. Đôi khi bạn không tưởng tượng được những lợi ích thiết thực nhất mà một mẫu CV ấn tượng và đẹp mắt đem lại đâu.

Chúc các bạn viết được CV xin việc làm thêm thành công!

Cách Viết Cv Xin Việc Hoàn Hảo Cho Sinh Viên Làm Thêm

Xã hội ngày càng phát triển, các loại ngành nghề cũng vô cùng đa dạng và ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu về công việc. Để trang bị cho bản thân thêm nhiều các kỹ năng chuyên ngành phục vụ đắc lực cho công việc tương lai đã không ít sinh viên đã thử sức mình trong nhiều công việc làm thêm, thời vụ. Để có thể gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng thì điều đầu tiên các bạn cần phải làm là gây được ấn tượng với họ bằng CV xin việc của bạn. Cũng có rất nhiều bạn sinh viên từng rất mất tự tin vào bản thân vì khi gửi CV xin việc làm thêm nhận lại được cái lắc đầu của nhà tuyển dụng. Phải chăng những điều bạn trình bày trong CV của bạn chưa đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng. Bạn có biết cách viết CV xin việc đúng cách là giải pháp tuyệt vời nhất giúp bạn tìm được công việc phù hợp.

Cách xắp xếp, trình bày bố cục CV xin việc làm thêm đạt điểm 10

Một bản CV xin việc nói chung và CV xin việc làm thêm nói riêng được đáng giá là thành công đạt trọn điểm 10 khi bạn làm nổi bật được kỹ năng của bản thân và thế mạnh đang có của mình. Với một số kỹ năng, kinh nghiệm của mình bạn cần phải biết cách sắp xếp và viết CV xin việc để thu hút được các nhà tuyển dụng với đầy đủ các nội dung cần thể hiện.

Việc đầu tiên để viết CV xin việc thu hút được ánh mắt nhà tuyển dụng bạn phải lựa chọn bố cục CV sao cho thật hợp lý và làm nổi bật lên được những thế mạnh của bản thân. Theo như thống kế CV xin việc của chúng tôi hiện nay thường có 3 dạng mẫu bố cục CV xin việc. Tùy vào kỹ năng, kinh nghiệm của bạn để đưa ra bố cục bản CV xin việc phù hợp nhất.

CV xin việc được trình bày theo trình tự thời gian

Bố cục CV xin việc theo trình tự thời gian là cách viết phổ biến nhất hiện nay phù hợp với rất nhiều đối tượng và cho tất cả các ngành nghề, vị trí công việc. Nếu bạn lựa chọn cách trình này cho bản CV xin việc của mình thì cần liệt kê tất cả các kinh nghiệm làm việc, kỹ năng có được từ các công việc đó từ khoảng thời gian gần nhất cho đến quãng thời gian xa nhất.

Mặc dù đây là mẫu liệt kê phù hợp với rất nhiều ngành nghề, vị trí khác nhau nhưng sẽ là bản CV xin việc tuyệt vời nhất, phù hợp nhất với những ứng viên đang muốn ứng tuyển vào vị trí công việc cùng ngành với các công việc trước đây đã từng làm. Còn đối với sinh viên mới ra trường thì cách liệt kê này là bố cục lý tưởng nhất dành cho bạn để liệt kê về trình độ học vấn của bản thân.

Trong kho CV xin việc của chúng tôi có rất nhiều mẫu CV xin việc làm thêm trình bày theo cách liệt kê mà bạn có thể tham khảo, tìm hiểu.

CV xin việc trình bày theo chức năng

Kiểu bố CV trình bày theo chức năng hiện đang có hành trăm mẫu trong mục CV xin việc của chúng tôi bạn có thể thảo sức lựa chọn để phục vụ cho quá trình xin việc của mình.

Trình bày CV xin viêc nét riêng cá nhân

Bạn đang muốn ứng tuyển vào các vị trí công việc đòi hỏi sự sáng tạo, độc đáo thì việc bạn thể hiện được các khả năng mình đang có qua việc sáng tạo ra cho bản thân mình một bản CV xin việc đẹp – độc – lạ là điều vô cùng tuyệt với. Bạn sẽ đánh gục được suy nghĩ của nhà tuyển dụng và việc nhận được thư mời phỏng vấn là điều tất yếu.

Với một bản CV xin việc hoàn hảo bạn hoàn toàn có thể thử sức mình ở những công việc có xu hướng hướng phát triển nhanh chóng trong thời gian tới như việc làm bất động sản tại Nghệ An và những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ hứa hẹn sẽ mang đến thành công ngoài mong đợi đến với bạn.

Trong mục CV xin việc của chúng tôi có rất nhiều các công cụ hỗ trợ bạn tạo bản CV xin việc theo yêu cầu cá nhân với rất nhiều các gợi ý hữu ích bạn có thể sử dụng. Các bản CV được tạo tại website không tiêu tốn đến 5 phút thời gian của bạn.

Những sai lầm không nên mắc phải khi viết CV bạn cần lưu ý

Để có thể gây ấn tượng ngay phút giân ban đầu nhà tuyển dụng đọc bản CV của bạn thì bạn cần phải chuẩn bị chúng thật tỉ mỉ, cẩn thận và hoàn hảo. Làm được điều này bạn cần tránh mắc phải một số lỗi cơ bản sau:

Viết sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả:

Thức chất các nhà tuyển dụng không thể đọc hết bản CV xin việc của bạn họ thường dành ra 10s để đọc lướt qua chúng. Nếu trong 10s đó họ bắt gặp lỗi chính tả và ngữ pháp trong CV của bạn đồng nghĩa với việc bạn đã bị loại khỏi vòng “gửi xe” này. Các nhà tuyển dụng sẽ cản thấy bi thiểu tôn trọng và cảm thấy bạn đang không coi trọng công việc đang ứng tuyển vì đến CV xin việc còn viết sai trính tả thì bạn có thể làm được điều gì to tát hơn.

Sử dụng phông chữ:

Việc sáng tạo ra bản CV độc đáo không phải là việc bạn thể hiện mình thông qua các phông chữ trình bày trong bản xin việc của mình. Việc bạn sử dụng nhiều phông chữ đôi khi lại phản tác dụng tạo cảm giác khó chịu khi đọc CV cho nhà tuyển dụng.

Những kỹ năng, kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần lại không có trong CV:

Bạn nên cần phải biết rằng nhà tuyển dụng sẽ không bỏ thời gian và công sức của mình cho việc đào tạo hoàn toàn mới một ứng viên không có bất cứ năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng nào phù hợp với công việc đang cần tuyển dụng. Chính vì vậy mà nên trình bày những điều sát nhất với công việc bạn đang ứng tuyển để khồn bị loại khỏi vòng sơ tuyển một cách đau buồn.

Hướng Dẫn Viết Hồ Sơ Học Sinh Sinh Viên Siêu Hiệu Quả!

Hồ sơ học sinh sinh viên là một bộ hồ sơ được bộ Giáo dục đưa ra nhằm giúp các trường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản về sinh viên của trường mình. Bên trong bộ hồ sơ này sẽ có mẫu lý lịch học sinh, sinh viên (tờ khai lý lịch dành cho học sinh và sinh viên).

Cũng giống như bản sơ yếu lý lịch mà chúng ta thường thấy thì lý lịch học sinh – sinh viên cũng có những phần nhất định. Để hoàn thiện bộ hồ sơ này chúng ta cần nắm bắt những phần cơ bản sau đây để không gặp bất cứ khó khăn gì và hoàn thiện một cách nhanh chóng nhất.

2. Hồ sơ học sinh sinh viên mua ở đâu? Dùng để làm gì?

Trước khi bắt tay vào công cuộc viết hồ sơ học sinh viên thì việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là mua lấy một bộ hồ sơ. Không quá khó khăn để mua bộ hồ sơ này, chúng ta chỉ cần ra tiệm sách, cửa hàng tạp hoá, văn phòng phẩm hoặc cửa hàng photo là có thể dễ dàng “ring” em nó về rồi. Bộ hồ sơ học sinh này được bán với giá rất mềm (chắc khoảng 5-10k, tùy từng nơi).

Trong hồ sơ này sẽ có bản mẫu Lý lịch học sinh – sinh viên. Mẫu lý lịch này chính là phần xương sống của toàn bộ bộ hồ sơ này.

Sau khi hoàn thiện mẫu hồ sơ này, các bạn thí sinh cần dán ảnh (kích thước 3×4). Để bộ hồ sơ này có hiệu lực, lý lịch này cần được đóng dấu giáp lai ở ảnh đồng thời có xác nhận của địa phương nơi cư trú (UBND xã, phường hay tại thị trấn).

Hồ sơ học sinh viên này sẽ được dùng để nhập học. Bởi hiện nay các trường Đại học, Cao đẳng hay các trường trung cấp đều yêu cầu các thí sinh trúng tuyển nộp bộ hồ sơ này kèm theo các loại giấy tờ cần thiết cùng các khoản học phí cần đóng.

3. Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên

Để hoàn thiện hồ sơ học sinh viên các thí sinh cần chú ý những điểm sau khi viết lý lịch học sinh sinh viên:

3.1. Bìa hồ sơ và trang bìa

Ở phần bìa ngoài Hồ sơ học sinh sinh viên và trang bìa (tờ lý lịch học sinh, sinh viên), các bạn thí sinh cần chú ý viết đầy đủ thông tin.

Phần họ và tên: chú ý viết IN HOA phần họ và tên. Chẳng hạn tên bạn là Nguyễn Thanh Tú thì bạn sẽ ghi đúng là NGUYỄN THANH TÚ.

Trang này thí sinh sẽ điền những thông tin về bản thân, cụ thể như sau:

– Phần góc trái trên cùng là ảnh, yêu cầu dán ảnh 4×6, yêu cầu ảnh chụp không quá 3 tháng). Ảnh này sẽ được đóng dấu giáp lai mới có hiệu lực.

– Phần Họ và tên: bạn cần viết hoa có dấu tương tự như khi viết tại trang bìa hồ sơ và trang bìa.

– Phần thông tin về ngày tháng và năm sinh: yêu cầu viết hai số cuối. Chẳng hạn bạn sinh ngày 20-08-2002 thì hạn điền 20, 08 và 02 vào những ô trống bên cạnh.

– Phần Dân tộc: dân tộc kinh thì bạn điền số “1”, còn đối với các dân tộc khác thì bạn điền “0”.

– Phần Tôn giáo: Bạn ghi tôn giáo mà mình theo, trường hợp không theo bất cứ tôn giáo nào thì bạn ghi “không”. Phần này không được để trống.

– Phần Thành phần xuất thân: ghi theo hướng dẫn là công nhân viên chức thì bạn ghi “1”, Nông dân ghi “2”, khác thì ghi “3”.

– Phần Đối tượng dự thi: Bạn thuộc đối tượng ưu tiên nào thì ghi đối tượng đó, trường hợp không thuộc bất cứ đối tượng nào thì bạn hãy để trống. Bạn ghi giống như khi giấy báo dự thi.

– Phần Số báo danh: Đây chính là thông tin về số báo danh mà bạn đã tham gia dự thi trong kỳ thi THPT.

– Phần thông tin về Kết quả học tập lớp cuối cấp của bạn ở bậc Trung học phổ thông – THPT, Trung học bổ túc – THBT, THN, Trung cấp chuyên nghiệp – TCCN hoặc THCS (áp dụng đối với trường tuyển sinh các thí sinh tốt nghiệp THCS).

Những phần dánh dấu * như xếp loại về học tập, hạnh kiểm bạn cần ghi chính xác và rõ ràng. Đây là phần bắt buộc. Riêng đối với phần xếp loại tốt nghiệp đã được Bộ bỏ xếp loại tốt nghiệp từ 2023 cho nên bạn không cần ghi phần này.

– Giới tính, Hộ khẩu thường trú và phần khu vực tuyển sinh (1; 2; 2NT hoặc 3). Đối với giới tính bạn ghi rõ nam là “0”, nữ là “1” như yêu cầu. Thông tin về hộ khẩu thường chú yêu cầu ghi rõ và chính xác đến số nhà, thôn, xóm… như được khai ở sổ hộ khẩu.

– Về Ngành học: yêu cầu ghi ngành và mã trường tương ứng mà bạn đỗ. Riêng mã ngành ghi ở ô bên cạnh.

– Về điểm thi tuyển sinh: phần này bạn cần ghi rõ thông tin tổng số điểm và chi tiết điểm từng môn của bạn.

– Hai phần điểm thưởng và phần lý do được tuyển thẳng hay được điểm thưởng: nếu có thì bạn ghi rõ có điểm thưởng, có lý do còn không thì bạn bỏ qua hai phần này.

– Ghi đúng thông tin năm tốt nghiệp với hai số cuối, chẳng hạn bạn tốt nghiệp 2023 thì bạn ghi là 20.

– Điền đúng số CMND.

– Bạn cần tóm tắt phần quá trình học tập cũng như quá trình công tác và lao động của bản thân. Phần này bạn cần ghi rõ thời gian học tập cấp tiểu học, THCS và THPT.

3.3. Hướng dẫn viết trang ba

Đối với thông tin về cha, mẹ và thông tin về vợ hoặc chồng bạn cần ghi rõ Họ tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo và hộ khẩu thường trú.

Phần hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội của từng mục bạn ghi rõ thông tin thời gian, địa điểm, trường hợp không có thì bỏ qua.

– Phần cuối là bạn sẽ viết cam đoan của gia đình: Phần này thí sinh cần có chữ ký của bậc phụ huynh là bố hoặc mẹ xác nhận.

– Phần chữ ký của bạn kèm theo họ tên ở góc bên phải.

– Phần xác nhận của chính quyền địa phương: có xác nhận của chính quyền nơi địa phương đang ở, bạn sẽ xin phần chữ ký, đóng dấu tại này cùng với giáp lai ảnh.

Sau khi hoàn thành viết lý lịch học sinh sinh viên cũng như xin dấu, xin xác nhận của chính quyền địa phương, bạn cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ làm hồ sơ nhập học đại học. Những giấy tờ này sẽ được đựng trong bộ hồ sơ học sinh, sinh viên của bạn.

Những giấy tờ cần xin công chứng bạn nên xin cùng nhau để tránh mất thời gian đi lại.

Kết luận:

Trên là thông tin cực kỳ chi tiết về cách viết cũng như hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên dành cho các bạn thí sinh tham khảo để hoàn thiện hồ sơ lý lịch nhập học một cách chóng nhất.

Hướng Dẫn Cách Viết Email Gửi Cv Hiệu Quả

1. Tiêu đề email đóng vai trò vô cùng quan trọng

Tiêu đề email đóng vai trò vô cùng quan trọng

Lydia Ramsey – tác giả cuốn Manners That Sell cho rằng, những gì bạn viết trong tiêu đề email có thể quyết định hồ sơ xin việc của bạn có được đọc hay không. Đừng bao giờ lãng phí và bỏ trống nó khi gửi CV xin việc. Tiêu đề cần rõ ràng và cụ thể về vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu chi tiết cho cách đặt tiêu đề email, bạn nên thể hiện chúng qua cú pháp sau: [Vị trí ứng tuyển] – [Họ và tên].

2. Áp dụng những quy chuẩn của thư xin việc

Cho dù bạn là người sáng tạo nhưng khi xin việc, bạn vẫn nên tuân thủ các quy chuẩn trong cách viết email gửi CV. Chúng bao gồm:

Bắt đầu với một lời chào thân mật hoặc kính gửi. Tốt nhất là bạn nên dùng Kính gửi hoặc Dear để tạo không khí trang trọng và lịch sự.

Đối với những thư xin việc bằng tiếng anh, bạn có thể sử dụng Sincerely hay Warm regards ở cuối thư đều rất phù hợp.

Bạn không nên tạo ra khoảng cách quá nhiều và không đều giữa các đoạn văn.

Kết thúc thư bạn nên sử dụng chữ ký là tên và địa chỉ liên hệ cá nhân để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với bạn.

Lỗi chính là điều không thể chấp nhận được trong cách viết email gửi CV.

3. Email cần được thể hiện ngắn gọn và xúc tích

Các nhà tuyển dụng vô cùng cùng bận rộn nên họ cần nắm bắt được các nội dung chính của email trong khoảng 150 đến 200 từ. Theo Lydia Ramsey, đoạn đầu tiên của lá thư đóng vai trò rất quan trọng, nó thể hiện rõ ràng năng lực của bạn như thế nào. Bạn nên sử dụng những câu văn ngắn để họ có một cái nhìn sinh động từ bạn. Đừng quên sử dụng những chiến thuật để thu hút nhà tuyển dụng để họ đọc những nội dung tiếp theo của hồ sơ xin việc.

Hãy trình bày nội dung thật ngắn gọn và đúng trọng tâm

4. Nội dung phải thật cụ thể 5. Sử dụng keyword làm chìa khóa

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, rất nhiều công ty lớn đã sử dụng các phần mềm để theo dõi việc ứng tuyển của ứng viên. Các hệ thống này sẽ quét các ứng viên phù hợp thông qua các từ khóa về kỹ năng cần có ở vị trí công việc. Vì thế, việc thể hiện năng lực của bản thân qua các từ khóa sẽ giúp bạn cải thiện được cơ hội trúng tuyển. Ngay từ bây giờ, bạn nên làm quen với cách viết email gửi CV kiểu này để nhanh chóng tìm được một công việc phù hợp hơn.

Sử dụng keyword làm chìa khóa để thành công

6. Làm theo quy định của nhà tuyển dụng

Bạn cần dành thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về cách viết mail gửi CV xin việc, các yêu cầu và nội dung cần có trong vòng loại hồ sơ như: Văn bằng, chứng chỉ, bài kiểm tra năng lực hoặc ảnh… Ngoài ra, nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu gửi file đính kèm thì bạn cũng không nên làm điều đó vì nhiều công ty chặn tất cả các email có file đính kèm để ngăn chặn virus.

About the Author: Clara

Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng

Là một chuyên viên tư vấn tuyển dụng, tôi luôn hướng đến những giá trị tốt đẹp nhất. Tôi tin rằng, những bài viết về bí quyết tìm việc, bộ câu hỏi phỏng vấn, cách phát triển kỹ năng…sẽ giúp ứng viên nhanh chóng tìm được công việc phù hợp, giúp cho nhà tuyển dụng tìm được nhân tài.

Cách Tạo Mẫu Cv Đơn Giản Cho Sinh Viên Tìm Việc Làm Thêm

Khi trở thành tân sinh viên tức là bạn đã lớn hơn rất nhiều so với đàn em học phổ thông trung học của mình. Bạn bắt đầu có những suy nghĩ, tính toán về tiền bạc, chi tiêu cho bản thân mình, dù là học xa nhà hay vẫn đang sống cùng bố mẹ. Từ những suy nghĩ đó, bạn bắt tay vào công cuộc tìm kiếm công việc làm thêm để có thêm một khoản thu nhập nho nhỏ chi tiêu cho những nhu cầu cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc làm thêm, việc chuẩn bị một bản CV sao cho chỉn chu, nghiêm túc chưa được nhiều bạn quan tâm hoặc không biết phải viết gì vì đây là lần đầu các bạn tìm việc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tạo mẫu CV đơn giản để tìm việc làm thêm.

CV là viết tắt của “curriculum vitae”, có thể tạm dịch ra tiếng Việt là “hồ sơ xin việc”. CV là dạng văn bản dùng để tóm tắt các thông tin cơ bản về bản thân bạn, quá trình học tập, kinh nghiệm, kĩ năng khi ứng tuyển cho bất cứ công việc nào. Nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ lấy đó làm căn cứ để đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc và quyết định nhận bạn vào làm việc hay không.

2. Tại sao CV tìm việc làm thêm của bạn bị từ chối? 2.1. Thiếu thông tin

Trong quá trình viết CV, đôi khi bạn sẽ tập trung vào những phần như kĩ năng hay học vấn mà quên mất việc phải điền những thông tin như: e-mail, số điện thoại hay tệ hơn là bỏ qua phần mục tiêu công việc vì sẽ có người cho rằng tìm việc làm thêm thì không cần mục tiêu công việc. Những thông tin cơ bản nhất về bản thân là những thứ không thể thiếu trong CV tìm việc làm thêm vì đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng và trân trọng công việc mình đang ứng tuyển.

2.2. Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

Sau khi viết CV xong, hãy kiểm tra xem mình có bị mắc lỗi chính tả nào không, từ ngữ và câu được sử dụng đã đúng và dễ hiểu hay chưa. Đừng gửi đi một bản CV với những lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp căn bản, nếu gặp phải nhà tuyển dụng khó tính, họ sẽ loại ngay CV của bạn.

3. Cách tạo mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm 3.1. Ảnh đại diện

Bạn cần chuẩn bị ảnh chụp chân dung để chèn vào CV. Ảnh đại diện của bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau nếu không muốn CV bị từ chối:

– Chọn ảnh rõ nét gương mặt của bạn, ảnh không bị tối, nhòe

– Chụp ảnh với trang phục nghiêm túc, không chọn những bức ảnh chụp ngẫu hứng hay ảnh selfie

3.2. Thông tin cá nhân

Ở phần này, bạn cần nêu rõ họ tên, vị trí ứng tuyển, thông tin liên lạc (e-mail và số điện thoại). Đối với e-mail, bạn nên lập một tài khoản có đầy đủ họ tên của mình, tránh dùng những e-mail sử dụng teencode hay những từ ngữ khó hiểu. Bạn có thể nêu thêm thông tin về ngày sinh, địa chỉ nhà để nhà tuyển dụng cân nhắc việc sắp xếp, bố trí công việc

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này thường khiến nhiều người cảm thấy lúng túng và muốn bỏ qua. Tuy nhiên, bạn không nên để trống phần này. Bạn không cần nêu những mục tiêu quá to tát mà chỉ cần nêu ra mục tiêu ngắn hạn như thành thạo công việc trong bao lâu hay muốn học hỏi những gì. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn đối với công việc.

3.4. Trình độ học vấn 3.6. Kinh nghiệm làm việc

Nếu có kinh nghiệm làm việc thì bạn có thể nêu ra (tên công ty/tên nơi làm việc, mô tả công việc của bạn, nêu những kinh nghiệm, kĩ năng bạn học được và những thành tích bạn đạt được nếu có).

3.7. Chứng chỉ và thành tích học tập

Bạn có thể viết về chứng chỉ mình có dùng để phục vụ công việc. Nếu từng có thành tích gì nổi bật trong học tập thì bạn cũng có thể nêu ra nhưng không cần nêu quá chi tiết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Viết Cv Đúng Chuẩn Cho Sinh Viên Làm Thêm Hiệu Quả Nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!