Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Cách Viết Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Chi Tiết Nhất # Top 10 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hướng Dẫn Cách Viết Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Chi Tiết Nhất # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Viết Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Chi Tiết Nhất được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động, tích cực và có hệ thống của con người nhằm khám phá, giải thích thế giới xung quanh. Đề cương của bài nghiên cứu khoa học như một báo cáo xin phép nghiên cứu sinh được triển khai nghiên cứu một đề tài nào đó.

2. Hướng dẫn cách viết đề cương nghiên cứu khoa học

Đề cương cần thể hiện được:

Đề tài nghiên cứu thú vị và hợp lý

Học viên có khả năng hoàn thành tốt nghiên cứu.

Thông thường, chỉ cần đọc phần mở đầu của 1 nghiên cứu khoa học là đã có thể đánh giá được trình độ của người viết, vì vậy học viên cần đầu tư thời gian thích đáng cho phần mở đầu.

Các nội dung trong nghiên cứu:

Phần lý do chọn đề tài là phần thể hiện tính chất hợp lý của nghiên cứu, nêu rõ ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề nói chung, đối với tổ chức/doanh nghiệp và đối với cá nhân học viên nói riêng.

Việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ những điểm chưa hoàn chỉnh, chưa giải quyết được trong lý thuyết và/hoặc những điểm nhức nhối trong thực tiễn áp dụng hiện nay nói chung, tại công ty/đơn vị học viên đang làm việc nói riêng.

VÍ DỤ: Câu hỏi nghiên cứu cho đề tài Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn với công việc đến ý thức gắn kết tổ chức là “Mức độ thỏa mãn với các yếu tố thành phần của công việc có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gắn kết tổ chức”?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, cần có những câu hỏi hướng dẫn. Ví dụ, với đề tài trên, có thể tham khảo những câu hỏi hướng dẫn sau:

Mô hình lý thuyết nào sẽ được lựa chọn để nghiên cứu? Thang đo nào nên chọn lựa để sử dụng trong nghiên cứu?

Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về mức độ thỏa mãn của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?

Ý thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên có cao không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về y thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên theo giới tính, tuổi tác, trình độ, thâm niên hay cấp bậc trong công ty? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?

Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên?

Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc cho nhân viên trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn?

Người đọc có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và kiến thức cơ sở của học viên thông qua phần xác định vấn đề.

Cần đạt được mục đích gì trong nghiên cứu? Những nhiệm vụ chính nào nghiên cứu cần thực hiện để đạt được mục đích này?

VÍ DỤ: Đề tài: “Ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến cam kết tổ chức”

Thông qua 1 cuộc khảo sát với khoảng 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trong các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm:

Xác định những phẩm chất lãnh đạo được ghi nhận trong các giám đốc điều hành của người Việt Nam.

Đo lường ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến uy tín lãnh đạo.

Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên.

Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến cam kết tổ chức của nhân viên.

2.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài, những gì sẽ được thể hiện trong nghiên cứu và những gì sẽ không đưa vào trong nghiên cứu.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

Trình bày phương pháp nghiên cứu trong đề cương là gì? Trước hết, học viên cần chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết vấn đề đã được đề cập trong phần “vấn đề nghiên cứu”. Điều này tuyệt đối cần thiết cho nghiên cứu vì nó cho phép xác định là phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu cần được xác định ngay trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu của nghiên cứu, cùng với sự lưạ chọn các câu hỏi chính cần được trả lời trong nghiên cứu thể hiện bằng các nhiệm vụ cụ thể (ví dụ: xem xét sự phát triển lý thuyết cơ sở; thu thập thông tin; tổ chức và xử lý số liệu,v.v..).

Nghiên cứu ở bậc cao học cần trình bày và phát triển các thông tin hợp lý nhưng không được là tập hợp các ý tưởng có sẵn. Tất cả các thông tin, dữ liệu (sơ cấp hay thứ cấp) được trình bày trong nghiên cứu chỉ có ích khi được đi kèm theo với lời nhận xét đánh giá của học viên. Học viên nên nêu rõ trong phạm vi nào thì các thông tin, dữ liệu này được sử dụng để giải quyết vấn đề của nghiên cứu.

Lưu ý chỉ rõ: nguồn thông tin, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu (cụ thể cho thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp).

2.6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

(phần này đòi hỏi học viên phải hình dung rõ ràng những kết quả cụ thể mà nghiên cứu sẽ mang lại).

Học viên cần chỉ rõ các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu; cách thức đo lường các khái niệm; mối quan hệ giữa các khái niệm đã được thực hiện trong các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được thực hiện trước đây. Từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.

Lưu ý nêu rõ vị trí của nghiên cứu so với các kiến thức sẵn có và các nghiên cứu đã được thực hiện.

Ví dụ cơ sở lý thuyết cho đề tài “Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn đối với công việc đến lòng trung thành và kết quả làm việc của nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa” .

Các khái niệm nghiên cứu và cách thức đo lường

Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu

Hoàn thành đề cương (tối đa sau 3 tuần)

Nghiên cứu cơ sở lý luận, lập phiếu điều tra: 3 tuần.

Điều tra thu thập và xử lý số liệu: 3 tuần.

Viết bản thảo: 3 tuần.

Hoàn chỉnh luận án: 2 tuần.

Viết tóm tắt, chuẩn bị bảo vệ: 2 tuần.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về cách viết đề cương nghiên cứu khoa học . Hi vọng rằng bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về khái niệm đề cương cũng như những lưu ý khi trình bày .

Trong quá trình làm luận văn nghiên cứu khoa học, nếu bạn gặp bất kì khó khăn gì thì đừng ngần ngại liện hệ với dịch vụ tư vấn viết thuê luận văn của Luận Văn Việt qua hotline: 0915 686 999 hoặc email qua địa chỉ: luanvanviet.group@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Cách Xây Dựng Đề Cương Và Viết Một Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Y Học (Phần 2)

1. Viết tên đề tài nghiên cứu khoa học

Sau khi đã viết được tên của vấn đề nghiên cứu (VĐNC) thì việc tiếp theo là viết tên của đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH). Đương nhiên khi đã viết tên vấn đề nghiên cứu tuân thủ đủ các tiêu chí thì giờ đây viết tên đề tài trở nên dễ dàng hơn. Tiêu chí chung để viết tên đề tài NCKH:

Rõ VĐNC;

Bao phủ được các mục tiêu nghiên cứu (MT);

Số từ: Không quá nhiều (không quá 32) và một số yêu cầu khác.

1.1. Vấn đề nghiên cứu

Như ” Phần 1. Chọn vấn đề nghiên cứu” đã trình bày, tên VĐNC cần tuân thủ các tiêu chí:

Rõ vấn đề tồn tại;

Có độ lớn của vấn đề;

Rõ thời gian vấn đề xảy ra;

Rõ địa điểm xảy ra;

Rõ đối tượng bị tác động (nếu có);

Có tính trọn vẹn;

Có phạm vi giới hạn phù hợp

Tên đề tài NCKH cũng tuân thủ các tiêu chí này. Có thể có những tên đề tài không theo đủ các tiêu chí trên mà có những tiêu chỉ “ẩn” như đã nêu trong Phần 1.

1.2. Tên đề tài phải bao phủ được các mục tiêu nghiên cứu

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học thì tên đề tài NCKH cần phải bao phủ hết các mục tiêu/nội dung nghiên cứu, có như vậy tên đề tài mới lô-gic với MT/nội dung và thể hiện được tính “khoa học” của cách viết cũng như tư duy của người viết. Điều này cũng thể hiện được trình độ của người viết. Như vậy, khi viết xong tên đề tài NCKH thì coi như các MT nghiên cứu (và cũng là nội dung chính) của đề tài đã được định đoạt.

Ví dụ: Tên đề tài: ” Tác động của chất MK trong điều trị bệnh Kaler tủy xương” (Lấy lại ví dụ của bài trước). Tên này đã hàm ý chỉ ra các mục tiêu/nội dung sau đây: a) Mô tả tác động lâm sàng (tác động hay triệu chứng lầm sàng tích cực và cả tiêu cực) của chất MK, và b) Mô tả tác động cận lâm sàng của chất MK lên cơ thể người (Tức các thay đổi về xét nghiệm).

Nhưng nếu tên đề tài là: ” Tác động của chất MK trong điều trị bệnh Kaler tủy xương và các yếu tố ảnh hưởng” thì ngoài các mục tiêu như trên đề cập, thêm một mục tiêu/ nội dung nữa là: Mô tả các yếu tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) lên các tác động này (Yếu tố ảnh hưởng đó có thể là nhóm tuổi, giới của người bệnh, thể bệnh, thời gian sử dụng chất MK, liều lượng chất MK, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hóa chất nào đó…).

1.3. Tên đề tài NCKH không quá dài

Thông thường tên đề tài NCKH chỉ gọn trong một câu (nên không có dấu chấm trong tên đề tài). Nhiều đơn vị như Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y tế công cộng, Bộ Y tế… thường có quy định (không thành văn): Tên đề tài NCKH không nhiều quá 32 từ. Một số nơi lại quy khuyến cáo tên đề tài NCKH không quá 20 từ. Quy định này bắt buộc người viết đề tài phải chọn lọc từ ngữ, chọn lọc cách trình bày các ý sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, mang tính khoa học.

Bảng 1. Tên đề tài nghiên cứu khoa học

Tên đề tài đầy đủ.

Tỉ lệ trẻ <5 tuổi tại huyện M bị viêm đường hô hấp cấp tính năm 2019 và các yếu tố ảnh hưởng.

Tác động của chất MK trong điều trị bệnh Kaler tủy xương và các yếu tố ảnh hưởng.

Tỉ lệ trẻ <5 tuổi tại huyện M bị viêm đường hô hấp cấp tính là 25% năm 2019.

Tác động của chất MK trong điều trị bệnh Kaler tủy xương.

Các mục tiêu nghiên cứu dự kiến sẽ có

1)Mô tả tỉ lệ hiện mắc, mới mắc viêm đường hô hấp cấp tính theo các yếu tố tự nhiên và xã hội ở trẻ < 5 tuổi.

2) Tìm các yếu tố ảnh hưởng tới các tỉ lệ trên (cả yếu tố tác động dương tính và âm tính).

1) Mô tả tác động lâm sàng của chất MK,

2) Mô tả tác động cận lâm sàng của chất MK lên cơ thể người (Tức các thay đổi về xét nghiệm).

3) Tìm các yếu tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) lên các tác động lâm sàng và cận lâm sàng.

Ngoài ra, tên đề tài phải có sức lôi cuốn người đọc ngay từ lúc ban đầu. Muốn làm được điều này, người viết hay nghiên cứu viên (NCV) phải thao tác tổng hợp nhiều yếu tố cấu thành:

– Sự am hiểu độc giả của các NCV, biết được cái “gu” hay sở trường hay nhu cầu của độc giả, nắm chắc được sở thích của độc giả, đáp ứng đúng được sở thích, nhu cầu của độc giả.

– Vấn đề nghiên cứu có tính mới (Phụ thuộc vào bước chọn vấn đề nghiên cứu ngay từ lúc ban đầu).

– Khả năng chọn lọc từ ngữ, đặt câu… của NCV, sao cho vừa lôi cuốn và vừa dễ hiểu.

1.4. Chú ý khi viết tên đề tài nghiên cứu khoa học:

– Không dùng các động từ để mở đầu cho tên đề tài nghiên cứu, như: “Nghiên cứu”, “thăm dò”… Tuy nhiên cũng có tác giả dùng từ “đánh giá” để viết tên một số đề tài nghiên cứu, tuy nhiên không nên lạm dụng và nên rất hạn chế.

– Không nên dùng từ có tính chất bất định như: “Một số vấn đề về…”, “Thử bàn về…”

– Không lạm dụng từ chỉ mục đích: “nhằm”; “để” ; “góp phần”…

– Không lạm dụng mỹ từ hay cách nói bóng bẩy; tiêu chí dùng từ là đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu, đơn nghĩa. Xem xét kĩ, những từ hay cụm từ nào “thừa”, có thể bỏ được thì nên bỏ.

– Không thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm, phải đảm bảo tính khách quan.

– Không đặt tên đề tài dưới dạng câu hỏi, câu phủ định hay khẳng định.

– Không viết tựa đề theo kiểu phát biểu (statement) vì trong khoa học không có gì bất biến. Nhiều sự kiện đúng hôm nay nhưng mai có thể không còn đúng.

– Không viết tắt trong tên đề tài nghiên cứu khoa học [1].

– Không nên sử dụng những thuật ngữ có nhiều lớp nghĩa trong tên của đề tài nghiên cứu [2].

– Tên đề tài mang tính khái quát cao cho toàn bộ nội dung của nghiên cứu (chính vì thế tên này phải bao trùm tất cả các mục tiêu nghiên cứu). Tuy nhiên không quá chi tiết. Ví dụ, đề tài được triển khai tại khoa nội và khoa y học cổ truyền của bệnh viện M thì tên đề tài chỉ cần viết “tại Bệnh viện M”, không cần viết chi ly, cụ thể: “tại khoa Nội và khoa Y học cổ truyền của Bệnh viện M”. Nhìn chung, viết tên đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu… cần tuân thủ nguyên tắc sau: Giảm tính khái quát, tăng dần tính chất chi tiết, rõ ràng và cụ thể (hình 1).

Hình 1: Mức độ chi tiết hóa trong viết báo cáo NCKH

Tên đề tài cần được chỉnh sửa nhiều lần (nhiều khi viết xong đề tài nghiên cứu rồi quay lại xem xét và chỉnh sửa lại tên đề tài)[3], có như vậy người viết mới đảm bảo có tên đề tài NCKH phù hợp, lô-gic và tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Cộng đồng sinh viên kinh tế làm nghiên cứu khoa học, Lưu ý khi đặt tên đề tài nghiên cứu, https://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/luu-y-khi-dat-ten-de-tai-nghien-cuu/, cập nhật 12-8-2019.

2. Phạm Phúc Vĩnh (2015) Chọn và đặt tên đề tài, Sổ Tay Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, http://sotaynghiencuusinhvien.blogspot.com/2015/03/chon-va-at-ten-e-tai.html, cập nhật: 14/8/2019.

3. Trần Thế Trung (2018) Cách viết một đề cương nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

4. Vũ Cao Đàm (2000) “Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học”, Giáo trình điện tử – Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong nghiên cứu khoa học, Louis Pasteur Strasbourg. http://www.khoahocviet.info/meresci/vi/meresci01a0.html, cập nhật 14-8-2019.

5. Y Học Bản Địa, Các đề tài đã, đang chuyển giao khoa học công nghệ, https://yhocbandia.vn/ho-so-nang-luc-to-hop-y-hoc-ban-dia-viet-nam, cập nhật 15-8-2019.

6. RCES (2016) Đặt tên cho đề tài nghiên cứu khoa học- Chuyện chưa bao giờ kể, International Banking Club – IBC BUH, Facebook, https://www.facebook.com/IBC.BUH/posts/1300344866694319/ cập nhật ngày 15-8-2019.

Doctor SAMAN Vũ Khắc Lương Phó giáo sư, Tiến sĩ Y học, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội

[{“src”:”/resources/upload/images/10.2019/2019-10-23_082448.jpg”,”thumb”:”/resources/upload/images/10.2019/2019-10-23_082448.jpg”,”subHtml”:””}]

Phương Pháp Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu Khoa Học

Posted on by Lê Văn Tuấn

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học (NCKH)

(Nguồn: my.opera.com/xahoihoc/blog/)

Điều tra chọn mẫu có nghĩa là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.

Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu thường gồm 6 bước sau:

– Xác định tổng thể chung (ta phải xác định rõ tổng thể chung, bởi vì ta sẽ chọn mẫu từ đó)

– Xác định khung chọn mẫu hay danh sách chọn mẫu:Các khung chọn mẫu có sẵn, thường được sử dụng là: Các danh bạ điện thoại hay niên giám điện thoại xếp theo tên cá nhân, công ty, doanh nghiệp, cơ quan; các niên giám điện thoại xếp theo tên đường, hay tên quận huyện thành phố; danh sách liên lạc thư tín : hội viên của các câu lạc bộ, hiệp hội, độc giả mua báo dài hạn của các toà soạn báo…; danh sách tên và địa chỉ khách hàng có liên hệ với công ty (thông qua phiếu bảo hành), các khách mời đến dự các cuộc trưng bày và giới thiệu sản phẩm

– Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích nghiên cứu, tầm quan trọng của công trình nghiên cứu, thời gian tiến hành nghiên cứu, kinh phí dành cho nghiên cứu, kỹ năng của nhóm nghiên cứu,… để quyết định chọn phương pháp chọn mẫu xác suất hay phi xác suất; sau đó tiếp tục chọn ra hình thức cụ thể của phương pháp này.

– Xác định quy mô mẫu (sample size): Xác định quy mô mẫu thường dựa vào : yêu cầu về độ chính xác, khung chọn mẫu đã có sẵn chưa, phương pháp thu thập dữ liệu, chi phí cho phép. Đối với mẫu xác suất: thường có công thức để tính cỡ mẫu; đối với mẫu phi xác suất: thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu để chọn cỡ mẫu.

– Xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu trong thực tế: Đối với mẫu xác suất: phải xác định rõ cách thức để chọn từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu sao cho đảm bảo mọi đơn vị đều có khả năng được chọn như nhau.

– Kiểm tra quá trình chọn mẫu: thường kiểm tra trên các mặt sau: Kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu không? (vì thường mắc sai lầm ở khâu chọn đối tượng: do thu thập thông tin ở nơi không thích hợp, ở những người không thích hợp, hoặc bỏ qua thông tin của những người lẽ ra phải được phỏng vấn…). Kiểm tra sự cộng tác của người trả lời (hỏi càng dài thì sự từ chối trả lời càng lớn). Kiểm tra tỷ lệ hoàn tất (xem đã thu thập đủ số đơn vị cần thiết trên mẫu chưa) : trong phỏng vấn bằng thư có khi thư bị trả lại do không có người nhận, trong phỏng vấn bằng điện thoại có thể không tiếp xúc được với người cần hỏi vì họ không có mặt hay họ không có điện thoại.

Đi sâu vào phương pháp chọn mẫu ta có 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản là :

1-Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (probability sampling methods): Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Tuy nhiên ta khó áp dụng phương pháp này khi không xác định được danh sách cụ thể của tổng thể chung (ví dụ nghiên cứu trên tổng thể tiềm ẩn); tốn kém nhiều thời gian, chi phí, nhân lực cho việc thu thập dữ liệu khi đối tượng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau,…

* Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên:

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling):

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự nào đó : lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm, quay số, dùng bảng số ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.

Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố quá rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm đang nghiên cứu. Thường áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống(systematic sampling):

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu. Ví dụ : Dựa vào danh sách bầu cử tại 1 thành phố, ta có danh sách theo thứ tự vần của tên chủ hộ, bao gồm 240.000 hộ. Ta muốn chọn ra một mẫu có 2000 hộ. Vậy khoảng cách chọn là : k= 240000/2000 = 120, có nghĩa là cứ cách 120 hộ thì ta chọn một hộ vào mẫu.

Chọn mẫu cả khối (cluster sampling):

Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã, phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu. Ví dụ : Tổng thể chung là sinh viên của một trường đại học. Khi đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh viên, sau đó chọn ra các lớp để điều tra.

Chọn mẫu phân tầng (stratified sampling):

Chọn mẫu nhiều giai đoạn (multi-stage sampling):

Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trải qua nhiều giai đoạn (nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II…Trong mỗi cấp có thể áp dụng các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu. Ví dụ :Muốn chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ một thành phố có 10 khu phố, mỗi khu phố có 50 hộ. Cách tiến hành như sau : Trước tiên đánh số thứ tự các khu phố từ 1 đến 10, chọn ngẫu nhiên trong đó 5 khu phố. Đánh số thứ tự các hộ trong từng khu phố được chọn. Chọn ngẫu nhiên ra 10 hộ trong mỗi khu phố ta sẽ có đủ mẫu cần thiết.

2-Phuơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (non-probability sampling methods):

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn: Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling):

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán (judgement sampling):

Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch (quota sampling):

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

———–&&————

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Hướng Dẫn Trình Bày Bài Viết Tham Luận Hội Thảo Khoa Học – Viện Nghiên Cứu Pháp Luật Phía Nam

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÀI VIẾT THAM LUẬN

HỘI THẢO KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

Kết cấu, nội dung bài tham luận:

Tên bài tham luận, thông tin tác giả

Tóm tắt, từ khóa

Nội dung bài tham luận

1.1. Tên bài tham luận

Tên bài tham luận (viết CHỮ IN HOA, canh giữa). Phía dưới bên phải của tên bài tham luận: Ghi tên tác giả, chức danh và đơn vị công tác, địa chỉ Email và số điện thoại liên hệ.

1.2. Tóm tắt, từ khóa

Tóm tắt (khoảng 200 từ), từ khóa: 4-6 từ.

1.3. Nội dung bài tham luận

Bài tham luận có dung lượng từ 5-10 trang A4. Bao gồm các nội dung:

Khái quát (Dẫn nhập, cơ sở lý luận)

Quy định của pháp luật (phân tích các quy định của pháp luật)

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện và kết luận

Liệt kê các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn (footnot) trong bài tham luận.

Hình thức bài tham luận

2.1. Hình thức phần tóm tắt và nội dung

Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 13, định dạng file MS.Word

Lề: Lề trái 3 cm; lề phải 2cm; phía trên 2,5cm; phía dưới 2 cm;

Cách dòng: đơn (single), cách giữa các khổ: Before 0.6pt.

Tiêu đề cấp 1: chữ in hoa, đậm; đánh thứ tự theo ký tự La tinh (1, 2, 3,…)

Tiêu đề cấp 2: chữ thường, đậm; đánh thứ tự theo ký tự La tinh (2.1.; 3.2.,…).

Tiêu đề cấp 3: chữ thường, in nghiêng, đậm, đánh thứ tự theo ký tự La tinh (1.1.;3.2.1.,….).

Trình bày bảng: tên bảng sử dụng chữ in đậm, đánh số theo thứ tự 1, 2, 3 (Bảng 1., Bảng 2., Bảng 3,…), tiêu đề của bảng viết chữ thường ở phía trên bảng.

Trình bày hình: tên hình sử dụng chữ in đậm, đánh số theo thứ tự (Hình 1., Hình 2., Hình 3.,…) tiêu đề của hình viết chữ thường ở phía dưới hình.

Ghi chú: Phía cuối bảng và hình ghi rõ nguồn trích dẫn, căn lề phải.

Xếp theo thứ tự A,B,C…theo họ của tác giả.

Đối với bài đăng trên tạp chí:Tác giả (Năm XB). Tên bài báo. Tên tạp chí, Số tạp chí, Trang.

Đối với chương sách hay bài đăng trong một cuốn sách: Tác giả (Năm XB). “Tên chương”. Tên chủ biên sách, Tên sách, (trang). Nơi xuất bản: Tên nhà xuất bản.

Đối với là sách, tham luận: Tác giả (Năm XB). Tên sách (Lần tái bản). Nơi xuất bản: Tên nhà xuất bản.

Đối với bài tham dự hội thảo:Tác giả (Năm XB). Tên bài viết. Tên Hội thảo. Nơi tổ chức Hội thảo, ngày tổ chức.

Đối với bài đăng trên Internet:Tác giả (Năm XB). Tên bài viết. Tên website đăng bài viết (đường dẫn URL). (Ngày truy cập)

2.3. Hình thức trích dẫn

Trích dẫn theo hình thức Footnot trực tiếp nguồn.

Nếu là sách, báo, tạp chí, bài trên internet thì trích theo hình thức sau: Tên tác giả (năm công bố), tên tác phẩm, trang tham khảo hoặc đường link internet (ngày truy cập). Ví dụ:

Bùi Văn C (2020), Những vấn đề pháp lý về hợp đồng kinh doanh, thương mại, NXB CTQG, tr.89

Cao Văn A (2020), Hoàn thiện pháp luật nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, https://nghiencuuphapluat.vn/hoi-thao-hoan-thien-phap-luat-nham-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/ (ngày truy cập 30/11/2020)

Nếu trích dẫn cơ sở pháp lý thì theo hình thức: Điểm, Khoản, Điều, Tên VPQPPL năm ban hành. Ví dụ: Điểm 2, Khoản 2, Điều 6 Luật thương mại năm 2005.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Viết Đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Chi Tiết Nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!