Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Viết Hóa Đơn Hàng Bán Bị Trả Lại # Top 12 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Cách Viết Hóa Đơn Hàng Bán Bị Trả Lại # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Viết Hóa Đơn Hàng Bán Bị Trả Lại được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo quy định tại Điểm 2.8 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 31/3/2015 của Bộ tài chính:

– Khi lập hóa đơn hàng bán trả lại thì trên hoá đơn phải ghi rõ: “Hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)”

* Trường hợp 1: Nếu khách hàng là đối tượng không có hóa đơn:

– Thì khi trả lại hàng hoá, 2 bên phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số , ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

*Trường hợp 2: Nếu khách hàng là đối tượng có hóa đơn

Để các bạn hình dung rõ hơn, Ketoan68 xin hướng dẫn cách viết theo mẫu hóa đơn hàng bán trả lại cụ thể như sau:

VD: Ngày 17/02/2015 Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn mua 1 chiếc máy tính VAIO, trị giá 20.000.000 của Công ty TM Điện Tử Bình Viên.

– Nhưng đến ngày 28/02/2015 thì phát hiện máy bị lỗi phải trả lại. Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn tiến hành trả lại hàng và xuất hóa đơn hàng bán trả lại như sau:

II/ Hướng dẫn hạch toán hóa đơn hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại là hàng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách…Bài viếtxin hướng dẫn cách hạch toán hàng bán bị trả lại như sau:

Khi hàng bán vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách sẽ bị người mua trả lại hàng.

Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại: Tài khoản này dùng để phản ánh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.

Sử dụng cho cả Thông tư 200/2014/TT-BTC và cả Quyết định 48/2006/QĐ-BTC

(Trước đây quyết định 15 sử dụng 531 – Hàng bán bị trả lại)

Bên Nợ: Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.

Bên Có: Cuối kỳ , kết chuyển toàn bộ số doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Để cho các bạn dễ hiểu sẽ phân chia làm 2 bên như sau:

Theo Quy định, khi Người mua trả lại hàng cho Người bán phải xuất hoá đơn trả lại hàng.

Khi bán hàng ” xuất hoá đơn ” Ghi tăng Doanh thu + Ghi tăng Doanh thu: Nợ TK1111/ TK1121/ TK131 Có TK5111: A Có TK33311 ( nếu có ) + Phản ánh giá vốn hàng xuất bán (tùy theo pp tình giá xuất kho mà DN bạnáp dung) Nợ TK632: A Có TK156

Khi mua hàng ” nhận hoá đơn ” Ghi tăng TS/ CP + Ghi tăng giá trị hàng mua Nợ TK156/152/153/211…: A Nợ TK1331 ( nếu có ) Có TK1111/ TK1121/ TK331

Khi nhận hàng trả lại ” Nhận hoá đơn ” Ghi giảm Doanh thu hàng bán + Ghi giảm Doanh thu Nợ TK5212: A Nợ TK33311 ( nếu có ) Có TK1111/ TK1121/ TK331 + Ghi giảm giá vốn hàng bán bị trả lại: Nợ TK156 Có TK632: a

Khi trả lại hàng ” Xuất hoá đơn ” Ghi giảm giá trị hàng: + Ghi giảm giá trị hàng trả lại Nợ TK1111/ TK1121/ TK331 Có TK156/152/153/211…: A Có TK1331 ( nếu có)

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc tài khoản doanh thu bán hàng nội bộ, hạch toán:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111,5112)

Nợ TK 512 – Doanh thu nội bộ (Theo TT200)

Có TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (quyết định 48 thì sử dụng tài khoản 6421)

Có các TK 111, 112, 141, 334,…

Chú ý: Tài khoản hàng bán bị trả lại -Tài khoản 5212 không có số dư cuối kỳ.

III/ Hướng dẫn cách hóa đơn hàng bán bị trả lại

Theo quy định tại Thông tư số 64/2013/TT-BTC: Thì khi lập hóa đơn hàng bán trả lại thì trên hoá đơn phải ghi rõ: Hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT.

Như vậy: Thì hóa đơn hàng bán trả lại sẽ kê khai như sau:

– Bên bán “bên bị trả” sẽ kê khai hóa đơn đó vào bảng kê bán ra PL01- 1/GTGT( Kê âm số tiền). Cột ghi chú ghi nội dung ” Hóa đơn bị trả lại”

– Bên mua “bên trả lại hàng” sẽ kê vào bảng kê mua vào PL01-2/GTGT( Kê âm số tiền). Cột ghi chú ghi nội dung: ” Hóa đơn trả lại hàng”.

– Và sẽ kê vào tháng hoặc quý phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại.

VD: Ngày 11/06/2015 Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử Bình Minh bán 10 máy tính LENOVO cho Công ty TNHH MINH ANH và xuất hóa đơn số 0000568, ký hiệu HN/14P, đơn giá 15.000.000 vnđ/ chiếc (chưa VAT).

– Nhưng đến ngày 18/06/2015 Công ty TNHH MINH ANH xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử Bình Minh vì hàng lỗi không đạt chất lượng. Hóa đơn hàng bán trả lại là hóa đơn số 0000487, ký hiệu BM/13P, đơn giá 15.000.000 vnđ/ chiếc (chưa VAT).

Dựa vào 2 hóa đơn trên, bên bán và bên mua tiến hành kê khai tháng 6/2015 như sau:

1- Hóa đơn số 0000568, ký hiệu HN/14P, ngày 11/06/2015 mà Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử Bình Minh xuất:

Bên bán (Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử Bình Minh): Kê vào bảng kê bán ra PL01-1 GTGT.

Bên mua (Công ty TNHH Minh Anh) Kê vào bảng kê mua vào PL01-2 GTGT

2- Hóa đơn hàng bán trả lại số 0000478, ký hiệu BM/13P ngày 18/06/2015 mà Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội xuất trả kê khai như sau:

Bên bị trả lại (Công ty TNHH Thương Mại Điện Tử Bình Minh): Kê vào bảng kê bán ra PL01-1/GTGT – kê số âm số tiền( cột ghi chú ghi nội dung: hàng bán bị trả lại)

Bên trả lại hàng (Công ty TNHH Minh Anh ): Kê vào bảng kê mua vào PL01-2/GTGT(Kê âm) (Cột ghi chú ghi nội dung: xuất trả lại hàng ).

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Và Viết Hoá Đơn Hàng Bán Bị Trả Lại

Cách xử lý và viết hoá đơn hàng bán bị trả lại

Để xử lý và viết hóa đơn hàng bán bị trả lại, người lập hóa đơn cần chú ý những điểm nào? Vấn đề kê khai thuế hóa đơn hàng bị trả lại như thế nào? Nếu người mua là cá nhân không thể xuất hóa đơn thì sẽ giải quyết ra sao?  Cách để xử lý và viết hoá đơn hàng bán bị trả lại với doanh nghiệp dùng hóa đơn bán hàng thay vì hóa đơn GTGT? Mọi thắc mắc trên trung tâm đào tạo Newtrain sẽ hướng dẫn cụ thể sau đây:

1. Cách xử lý khi hàng bán bị trả lại

Căn cứ theo Điểm 2.8 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính:

Với khách hàng là đối tượng cá nhân không có hóa đơn

Với trường hợp này, hai bên phải cùng nhau lập biên bản. Trên biên bản thể hiện đầy đủ các nội dung như sau: số hoá đơn, ngày lập hoá đơn, ký hiệu hoá đơn đã xuất, loại hàng hoá và số lượng tương ứng đã xuất theo hóa đơn, thuế GTGT theo hoá đơn đã xuất và lý do hàng bán bị trả lại. Đại diện bên bán và bên trả lại hàng phải ký vào biên bản này.

Biên bản và liên 2 do khách hàng trả lại, người bán lưu giữ (bên mua không cần phải giữ biên bản) để căn cứ vào hồ sơ này người bán kê giảm doanh số và thuế GTGT đầu ra của bên bán.

Với khách hàng là doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT

Trường hợp này thì khá phổ biến, cách giải quyết tốt nhất là bên mua hàng phải:

Lập hóa đơn trả lại hàng (ghi rõ ngày tháng năm lập hóa đơn trả hàng)

Trên hóa đơn phải ghi rõ nội dung trả lại hàng

Trả một phần đơn hàng hay trả lại toàn bộ đơn hàng,…

Nếu trả lại một phần đơn hàng: Ghi rõ tên mặt hàng trả lại, số lượng, đơn vị tính, đơn giá và tổng tiền trước khi trừ thuế VAT và sau khi trừ thuế VAT (bằng số và bằng chữ) kèm theo lý do trả hàng.

Nếu trả lại toàn bộ đơn hàng: Ghi đầy đủ các thông tin mặt hàng trả lại, lý do trả lại hàng.

Sau khi nhận được hóa đơn hàng bị trả lại từ khách hàng, căn cứ vào hóa đơn bán hàng và hóa đơn điều chỉnh, bên bán hàng cần thực hiện kê khai lại thuế VAT và doanh số hàng hóa bán ra cho cơ quan thuế, bên mua hàng điều chỉnh lại doanh số mua và thuế VAT mới cho cơ quan thuế trong kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn điều chỉnh và hóa đơn trả lại hàng.

Với khách hàng là doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng thay vì hóa đơn GTGT (kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp)

Theo Công văn 4122/TCT-CS ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Tổng cục Thuế:

Doanh nghiệp bán hàng sử dụng hóa đơn mẫu 01/GTKT, bên phá người mua hàng sử dụng hóa đơn mẫu 02/GTTT và xử lý giống như trường hợp khách hàng là đối tượng không có hóa đơn được quy định tại Điểm 2.8 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính.

2. Cách viết hóa đơn hàng bán bị trả lại

Theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC quy định: khi lập hóa đơn hàng bán trả lại thì phải ghi rõ nội dung sau trên hóa đơn: Hàng hoá của doanh nghiệp bị  trả lại do không đúng mẫu mã, kém chất lượng, tiền thuế GTGT,… Tiếp theo, người bán phải viết hóa đơn hàng bán bị trả lại như sau:

– Bên bán “bên bị trả” sẽ kê khai hóa đơn với số tiền âm vào bảng kê bán ra theo mẫu PL01- 1/GTGT. Cột ghi chú của hóa đơn phải ghi rõ nội dung “ Hóa đơn bị trả lại”.

– Song song đó, bên trả lại hàng sẽ kê số tiền âm vào bảng kê mua theo mẫu PL01-2/GTGT. Ghi nội dung: “ Hóa đơn trả lại hàng” vào cột ghi chú trên hóa đơn.

– Mỗi tháng hoặc quý, nhân viên phụ trách phải kê khai hóa đơn trả lại hàng.

Trung tâm đào tạo NewTrain

Hotline: 098.721.8822

Fanpage: Kế Toán Newtrain –  Địa Chỉ Số 1 Về Đào Tạo Kế Toán Thực Tế

Email: daotao.newtrain@gmail.com

0/5

(0 Reviews)

Cách Xử Lý Hóa Đơn Hàng Bán Bị Trả Lại Mới Nhất

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại theo mẫu tại thông tư 39/2014/TT-BTC và cách viết hóa đơn GTGT hàng bán bị trả lại

Khi doanh nghiệp bán hàng cho khách nhưng vì một lý do nào đó như hàng kém chất lượng, không đúng mẫu mã,..dẫn đến khách hàng trả lại hàng

Vậy xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại như thế nào ?

I/ Trường hợp khi trả lại hàng hóa cho bên bán người mua phải xuất hóa đơn trả lại hàng:

Áp dụng theo điểm 2.8 phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC người mua hàng sẽ phải:

-Lập hóa đơn trả lại hàng ( một phần hay toàn bộ hàng hóa trên hóa đơn)

-Ghi rõ số lượng, giá trị, tiền thuế trả lại

-Ghi rõ lý do trả lại hàng

-Trường hợp bên mua không có hóa đơn, thì hai bên lập biên bản trả lại hàng, đồng thời trả lại hóa đơn cho bên bán

Ví dụ: Hướng dẫn cách viết hóa đơn hàng bán bị trả lại như sau

– Ngày 8/01/2018, Công ty cổ phần Nhất Nam Hà Nội xuất hóa đơn GTGT bán cho Công ty Kế Toán Hà Nội 100 chiếc áo phao Nữ với đơn giá là 300k/chiếc.

– Ngày 12/01/2018, Công ty Kế Toán Hà Nội phát hiện ra hàng không đúng chất lượng. Trả lại toàn bộ số hàng đã mua ngày 8/01/2018.

Khi thực hiện trả lại hàng, Công ty Kế Toán Hà Nôi xuất hóa đơn trả lại hàng như sau:

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: AA/15P

Liên 1: Lưu Số: 0000001 Ngày 12 tháng 01 năm 2018

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 4 Ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Hình thức thanh toán: ………………………………… Số tài khoản………………

Cộng tiền hàng: 30.000.000

Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT 3.000.000

Tổng cộng tiền thanh toán: 33.000.000

Số tiền viết bằng chữ: Ba mươi ba triệu đồng chẵn./.

(Mẫu hóa đơn hàng bán bị trả lại)

Hướng dẫn kê khai thuế hóa đơn hàng bán bị trả lại:

1. Trường hợp chưa kê khai thuế hàng hóa trả lại

Trường hợp hàng bán bị trả lại trong kỳ, chưa kê khai thuế, hai bên lập biên bản trả lại hàng, trả lại hóa đơn cho bên bán, và không phải kê khai thuế.

Bên mua có thể xuất hóa đơn trả lại hàng. Khi xuất hóa đơn trả lại hàng bên mua chỉ kê khai hóa đơn sử dụng, mà không kê khai thuế

2 Trường hợp đã kê khai thuế hàng hóa trả lại

Trường hợp hai bên đã kê khai thuế đầu ra, đầu vào, hai bên lập biên bản, bên mua xuất hóa đơn trả lại toàn bộ hoặc một phần hàng cho bên bán.

Căn cứ vào hóa đơn xuất trả hàng, bên bán kê khai:

-Giảm doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra

Căn cứ vào hóa đơn xuất trả hàng, bên mua kê khai:

-Giảm doanh thu mua hàng và thuế GTGT được khấu trừ theo hóa đơn trả lại hàng

-Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của tờ hóa đơn trả lại hàng

II/ Xử lý trường hợp người mua là cá nhân không có khả năng xuất lại hóa đơn:

– Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa Công ty áp dụng theo hướng dẫn tại điểm 2.8 Phụ lục 4 về hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC), cụ thể:

+ Đối với trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa:

Khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

+ Đối với trường hợp trả lại một phần hàng hóa:

Sau khi lập biên bản thu hồi hóa đơn như trên và nhận số hàng bị trả lại, bên bán lập hóa đơn mới cho hàng hóa thực tế bên mua chấp nhận theo quy định.

– Trường hợp Công ty đã kê khai thuế của hóa đơn đầu ra, sau đó người mua trả lại toàn bộ hay một phần hàng và hóa đơn GTGT thì hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn của hàng hóa bị trả lại, lưu giữ hóa đơn tại người bán. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do trả lại hàng hóa và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có). Căn cứ vào hóa đơn người bán trả lại, Công ty thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT và thuế GTGT đầu ra trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Trường hợp kê khai không đúng theo quy định, Công ty thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

Ví dụ trường hợp xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại trong trường hợp người mua là cá nhân không có khả năng xuất lại hóa đơn:

Ngày 5/5/2017, Công ty TNHH Thành Gia Luật xuất bán hàng cho bà Nguyễn Thị Xuân Thương, với hóa đơn như sau:

Ngày 10/5/2017, bà Thương phát hiện màn hình bị mờ, bà Thương trả lại màn hình, 2 bên thực hiện: Lập Biên bản trả lại hàng và thu hồi hóa đơn như sau:

Xem Thêm Bài: Cách hạch toán hàng bán bị trả lại

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Cách Xử Lý Hàng Bán Bị Trả Lại: Viết Hóa Đơn, Kê Khai, Hạch Toán

Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.

Ngày 05/09/2019: Công ty Thiên Ưng bán hàng cho công ty Hải Yến và đã giao hàng và xuất hóa đơn giao cho công ty Hải Yến như sau:

Đến ngày 10/09/2019, Công ty Hải Yến phát hiện ra hàng bị lỗi kém chất lượng và muốn trả lại toán bộ số hàng đã mua ngày 5/9/2019.

* Xác định kỳ kê khai hóa đơn trả lại hàng của bên mua hoặc hóa đơn bị trả lại hàng của bên bán:

* Thêm lời chia sẻ trường hợp: Nếu việc bán hàng và trả lại hàng đảm bảo cả 2 yếu tố:

Tại Ví dụ 1 nêu trên đang thuộc trường hợp này: việc bán hàng và trả lại hàng đều ở tháng 9 hoặc quý 3. Nếu công ty Thiên Ưng kê khai thì:

3.1. Khi mua hàng bên mua chưa nhận hóa đơn hoặc khi bán hàng bên bán chưa giao hóa đơn cho bên mua:

3.2. Hộ kinh doanh trả lại hàng có bắt buộc lập hóa đơn?

3.3. Trả lại hàng đã mua từ nội địa, DNCX cũng phải lập hóa đơn

4.2. Bên mua hạch toán hàng trả lại: Nợ 111/112/131: số tiền nhận lại Có 156/152/211…. giá trị hàng trả lại Có 133: Thuế GTGT của hàng trả lại (Cả thông tư 200 và TT 133 đều hạch toán như trên – khi mua ghi tăng cái gì thì khi trả lại ghi giảm cái đó)

II. Trường hợp người mua là cá nhân: (không có hóa đơn) Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Viết Hóa Đơn Hàng Bán Bị Trả Lại trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!