Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Của Sở Gd&Amp;Đt Hà Nội Về Việc Chuyển Trường Và Tiếp Nhận Học Sinh Thpt được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh THPT
Trường THPT Trí Đức giới thiệu nội dung Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh THPT
Kính gửi: Ông (bà) Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Căn cứ Quyết định số 51/2002/QĐ – BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành ” Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”;
Căn cứ vào tình hình thực tế của giáo dục thành phố Hà Nội;
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội hướng dẫn về việc chuyển trường và tiếp nhận học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Thực hiện công khai, đúng quy định, đảm bảo sĩ số học sinh (HS) không vượt quá chỉ tiêu được giao.
HS đang học tại các trường ngoài công lập không được chuyển đến các trường công lập, trừ trường hợp ở những nơi HS chuyển đến không có trường ngoài công lập được Giám đốc Sở GD&ĐT duyệt cho phép. HS học thí điểm chương trình THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên không được chuyển đến học tại các trường THPT công lập hoặc ngoài công lập. HS đang học tại lớp không chuyên không được chuyển đến học lớp chuyên (chỉ tuyển bổ sung HS vào lớp chuyên theo Quy chế của trường THPT chuyên).
HS đã trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập phải học ổn định hết cấp tại trường đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học tập cần phải chuyển trường, Sở sẽ xem xét, giải quyết căn cứ tình hình thực tế (số lượng, chất lượng HS) của trường tiếp nhận.
Không lợi dụng việc chuyển trường để làm thay đổi kết quả học tập và rèn luyện của HS hoặc buộc HS phải chuyển trường.
a, Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký; đối với HS chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội, đơn phải có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THPT xin chuyển đến.
b, Học bạ bản chính (nếu chuyển trường giữa năm học phải có Bảng kết quả học tập).
c, Bản sao Giấy khai sinh.
d, Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS.
đ, Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT.
e, Giấy giới thiệu gửi trường THPT nơi đến trường do Hiệu trưởng trường THPT nơi đi cấp.
g, Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tốt nghiệp (nếu có).
h, Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi HS cư trú với những HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về gia định.
i, Giấy giới thiệu gửi Sở GD&ĐT Hà Nội do Sở GD&ĐT tạo nơi đi cấp.
k, Hộ khẩu thường trú hoặc Quyết định điều động công tác về cơ quan Nhà nước tại Hà Nội của cha mẹ hoặc người giám hộ. Các trường hợp khác HS chỉ được chuyển đến các trường THPT ngoài công lập, đối với HS các tỉnh không giáp ranh với Hà Nội chuyển về phải có hộ khẩu tạm trú.
a, Chuyển đi các tỉnh, thành phố khác: HS nộp hồ sơ xin cấp Giấy giới thiệu chuyển trường tại Sở GD&ĐT Hà Nội (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính).
b, Chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội:
– HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến.
– Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và hồ sơ của HS nếu đầy đủ, hợp lệ Hiệu trưởng ghi ý kiến tiếp nhận vào Đơn xin chuyển trường của HS, sau đó HS nộp hồ sơ chuyển trường tại Sở GD&ĐT Hà Nội.
c, Chuyển đến các trường trong thành phố: HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến và nộp hồ sơ theo 2 giai đoạn:
a, Đối tượng: HS xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định.
b, Hồ sơ: HS phải có Đơn xin học lại, Học bạ, Bản sao Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT, Bằng tốt nghiệp THCS, Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại địa phương trong thời gian nghỉ học.
c, Thủ tục:
– HS xin học lại tại trường cũ: Hiệu trưởng nhà trường cho phép nhập học sau khi đã kiểm tra hồ sơ.
– HS xin học lại tại trường khác: Giấy giới thiệu của trường được thay bằng Giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại địa phương trong thời gian nghỉ học.
– HS xin học lại vào lớp đầu cấp THPT: Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét, giải quyết đối với những HS đã trúng tuyển vào một trường THPT, được cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT. Trường tiếp nhận HS phải lập Danh sách báo cáo Sở.
III. ĐỐI VỚI HỌC SINH VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VỀ NƯỚC
Có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp THCS tương đương bằng tốt nghiệp THCS của Việt Nam. HS đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.
Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học.
a, Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, HS phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.
b, Những HS đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường THPT ở Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó.
c, HS muốn vào học trường chuyên biệt phải thực hiện theo Quy chế của trường chuyên biệt đó.
a, Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THPT xin chuyển đến.
b, Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
c, Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
d, Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).
e, Bản sao Giấy khai sinh.
g, Hộ khẩu thường trú hoặc Quyết định điều động công tác về cơ quan Nhà nước tại Hà Nội của cha mẹ hoặc người giám hộ. Các trường hợp khác HS chỉ được chuyển đến các trường THPT ngoài công lập.
HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến, sau khi có ý kiến tiếp nhận của trường HS nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT Hà Nội; căn cứ vào thực tế của trường THPT xin chuyển đến (sĩ số, trình độ HS) và hồ sơ của HS Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xem xét, giải quyết.
Có bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp của Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục của Việt Nam đối với từng bậc học, cấp học.
HS phải được kiểm tra sức khoẻ khi nhập học theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học.
a, Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THPT xin chuyển đến.
b, Bản tóm tắt lý lịch, bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).
c, Học bạ.
d, Giấy chứng nhận sức khoẻ (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam), ảnh cỡ 4×6 cm.
Được thực hiện như đối với công dân Việt Nam theo quy định của Luật Giáo dục.
Trong thời gian học tập, HS người nước ngoài học các môn học bằng tiếng Việt như đối với HS Việt Nam. HS chưa biết tiếng Việt sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị, khi học hết chương trình phải được kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khoá. HS người nước ngoài được phép lựa chọn học môn Ngoại ngữ có trong chương trình học và không trùng với ngôn ngữ đang sử dụng.
HS tự liên hệ tại trường THPT xin chuyển đến, sau khi có ý kiến tiếp nhận của trường HS nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT Hà Nội; căn cứ vào thực tế của trường THPT xin chuyển đến (sĩ số, trình độ HS) và hồ sơ của HS Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xem xét, giải quyết.
a, Trường THPT:
– Đối với HS xin chuyển đi các tỉnh, thành phố khác: trường cấp Giấy giới thiệu chuyển trường (theo mẫu) và trả hồ sơ cho HS.
– Đối với HS chuyển đi các trường trong thành phố: trường cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, xác nhận vào Đơn xin chuyển trường của HS, cấp bản sao Học bạ hoặc Bảng kết quả học tập để HS liên hệ chuyển trường.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế của trường và số lượng HS xin chuyển đến, Hội đồng xét duyệt và đề nghị Danh sách HS chuyển đến (theo mẫu), khi xét duyệt phải có Biên bản. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ và số lượng HS chuyển đến, đảm bảo chính xác và công khai.
+ Nộp về Sở (qua Phòng Quản lý thi và Kiểm định CLGD): Báo cáo thống kê số lượng HS, Biên bản xét duyệt của Hội đồng, Danh sách HS chuyển đến, Đơn xin chuyển trường của HS theo đúng thời gian quy định.
b, Sở GD&ĐT:
– Thành lập Hội đồng xét duyệt chuyển trường của Sở.
– Căn cứ vào tình hình thực tế Hội đồng xem xét và duyệt Danh sách HS chuyển đến của từng trường THPT.
– Tiếp nhận hồ sơ, xét giải quyết đối với những HS chuyển trường từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội.
– Cấp Giấy giới thiệu chuyển trường cho HS chuyển đi các tỉnh, thành phố khác.
a, Lịch tiếp nhận hồ sơ của HS xin chuyển đi các tỉnh, thành phố khác và HS chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về Hà Nội tại Sở GD&ĐT (Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính): các ngày làm việc trong tuần trong từng đợt nói trên. Trả kết quả: sau 01 ngày đối với cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, sau 03 ngày đối với HS chuyển từ các tỉnh, thành phố khác vê Hà Nội.
b, Lịch tiếp nhận hồ sơ và giải quyết đối với HS chuyển trường trong thành phố, thực hiện như sau:
– Tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 1 của HS chuyển đến, xét duyệt và lập Danh sách HS chuyển đến.
– Cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, hoàn chỉnh hồ sơ cho HS chuyển đi.
Nộp về Sở (qua Phòng QLT&KĐCLGD):
– Báo cáo thống kê số lượng HS (theo mẫu).
– Biên bản xét duyệt, Danh sách HS chuyển đến (theo mẫu- mỗi loại Danh sách 2 bản), Đơn của HS chuyển đến.
06/8-12/8
Sở
Xét duyệt Danh sách HS chuyển đến của các trường.
– Nhận kết quả xét duyệt chuyển trường tại Sở (Phòng QLT&KĐCLGD).
– Thông báo kết quả, viết phiếu vào lớp và tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 2 của những HS có tên trong Danh sách được Sở duyệt.
– Tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 1 của HS chuyển đến, xét duyệt và lập Danh sách HS chuyển đến.
– Cấp Giấy giới thiệu chuyển trường, hoàn chỉnh hồ sơ cho HS chuyển đi.
Nộp về Sở (qua Phòng QLT&KĐCLGD):
– Báo cáo số thống kê lượng HS (theo mẫu).
– Biên bản xét duyệt, Danh sách HS chuyển đến (theo mẫu – mỗi loại Danh sách 2 bản), Đơn của HS chuyển đến.
10/1-12/1
Sở
Xét duyệt Danh sách HS chuyển đến của các trường.
– Nhận kết quả xét duyệt chuyển trường tại Sở (Phòng QLT&KĐCLGD).
– Thông báo kết quả, viết phiếu vào lớp và tiếp nhận hồ sơ giai đoạn 2 của những HS có tên trong Danh sách được Sở duyệt.
a, Giấy giới thiệu chuyển trường.
b, Đơn xin chuyển trường (dùng cho HS chuyển trường trong thành phố).
c, Báo cáo thống kê số lượng HS.
d, Danh sách HS chuyển đến.
Hướng dẫn này được thực hiện từ ngày 02 tháng 01 năm 2011./.
Hướng Dẫn Lập Dự Toán, Báo Cáo Quyết Toán Công Đoàn Cơ Sở
Hướng dẫn lập dự toán CĐCS
1/ Nguyên tắc :
*- Căn cứ kết quả thu kinh phí và đoàn phí năm 2013
Căn cứ vào số LĐ, đoàn viên hiện có
2/ Nội dung :
a/ Dự toán nguồn thu :
*- Thu Kinh phí CĐ theo khoản 2 điều 26 Luật CĐ năm 2012 và quyết định 1935/QĐ-TLĐ ngày 29/11/2013 của Tổng LĐLĐ về việc ban hành quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.
*- Thu đoàn phí công đoàn thực hiện theo hướng dẫn số 1803/HD-TLĐ ngày 29/11/2013 của TLĐ về việc hướng dẫn đóng đoàn phí CĐ.
*- Thu khác : trên cơ sở ước thực hiện năm 2013, phân tích để xác lập kế hoạch thu khác năm 2014 tương đối xác thực, tránh tình trạng trong dự toán không ghi thu, nhưng khi báo cáo quyết toán lại có số thu khác quá lớn.
Tài chính CĐ tích lũy dự kiến của năm 2013 được chuyễn sang năm 2014 để sử dụng.
b/Dự toán chi :
Phân phối số thu tài chính CĐ theo đúng quyết định 1935/QĐ-TLĐ ngày 29/11/2013 của Tổng LĐLĐ về việc ban hành quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn.: CĐCS được sử dụng 65% số thu KPCĐ, 60% số thu đoàn phí và 100% số thu khác.
Nội dung phạm vi thu, chi, quản lý tài chính CĐCS thực hiện theo QĐ số 171/QĐ-TLĐ Ngày 9/1/2013 : chi lương và PC 30%; phong trào : 60%; quản lý hành chính 10% trên tổng số KP+ĐP CĐCS được sử dụng.
c/ Hồ sơ dự toán :
Báo cáo dự toán năm 2014 ( Mẫu số B14/DTCS-TLĐ). “Ghi đầy đủ số lao động hiện có, số đoàn viên và tổng quỹ lương”.
Bảng thuyết minh chi tiết dự toán thu, chi tài chính CĐ năm 2013 kèm kế hoạch hoạt động công đoàn của đơn vị.
CÁCH TÍNH DỰ TOÁN THAM KHẢO
Số liệu cơ bản:
Số Lao động: 50, Số đoàn viên: 40, Tổng q/lương: 2.700.000.000
Tổng số thu được giữ lại để chi gồm : 65% kinh phí cấp trên cấp; 60% đoàn phí CĐ và 100% số thu khác tại CĐCS
Cụ thể = 21.060.000+(7.200.000)*60%+5.000.000= 30.380.000
-Lương, pc cán bộ không CT= tổng thu trong năm (30.380.000*30% = 9.114.000đ)
-Chi hành chính : tổng thu trong năm (30.380.000* 10% = 3.326.000đ)
-Chi phong trào (mục 31) = Tổng thu – (số nộp đoàn phí + khoản chi lương + khoản chi hành chính) = 33.260.000 – (2.880.000 + 9.114.000 + 3.326.000) = 17.940.000đ
-Đoàn phí nộp cấp trên:
+ Khối HCSN = 21.600.000đ * 40% = 8.600.000 (mục 37)
+ Khối DN = 7.200.000đ * 40% = 2.880.000đ (mục 37)
* Lập Quy chế chi tiêu nội bộ (lấy mẫu tại www.ldldqgv.org.vn)
Lưu ý : CĐCS nộp dự toán và Quy chế chi tiêu nội bộ cho CĐ cấp trên trong quý 1/2014.
Kế toán ghi đầy đủ: (đa số các CĐCS ghi thiếu 3 nội dung sau)
Số lao động bình quân trong kỳ báo cáo
Số đoàn viên
Tổng quỹ lương bình quân trong kỳ báo cáo
Quyết toán thu: căn cứ thực tế thu
Ghi cột Mã số 23, Mã số 24 nếu có thu khác
Ghi Mã số 25= (2% KPCĐ nộp x 65% được trích lại)
Ghi Mã số 26 nếu còn sồ dư kỳ trươc chuyển sang
Chú ý số liệu KP cấp trên cấp phải khớp đúng với số liệu của chứng từ ( số tiền, thời gian)
Quyết toán chi:
-Căn cứ tình hình thực tế chi tại đơn vị
-Các khoản chi phải quyết toán đúng với chứng từ (số tiền, thời gian chi)
-Đưa các khoản chi vào đúng các mục chi quy định
– Mã số 37 = Mã số 23 x 40% nộp ĐPCĐ cấp trên
-Bảng kê chứng từ.
Tính chênh lệch thu, chi:
-Lưu ý : Không có trường hợp ngược lại tức thu<chi.( nếu kinh phí thiếu đề nghị tạm ứng , khi có có KP sẽ chi trả, để quyết toán không bị âm)
Báo cáo được lập thành 2 bản như nhau gồm : + Mẫu B07/QTCS-TLĐ+ Bảng kê chứng từ chi
Báo cáo được gởi lên CĐ cấp trên theo kỳ BC.
Thời hạn gởi BC trong vòng 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo. Tuy nhiên để tránh trường hợp bị lệch số kinh phí cấp trên cấp so với báo cáo của CĐCS trong kỳ báo cáo quyết toán. Đề nghị CĐCS sắp xếp nộp KPCĐ và đoàn phí cho CĐ cấp trên hạn chót là ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
Hướng Dẫn Cách Tải Hóa Đơn Điện Tử Của Fpt
Sử dụng các dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử giá rẻ đang là điều mà nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Dịch vụ này luôn đảm bảo mang đến cho doanh nghiệp một chất lượng hóa đơn cũng như hiệu quả sử dụng cao hơn.
Để thực hiện việc tải hóa đơn điện tử của FPT thì các bạn cần phải biết được điều kiện của dịch vụ này là gì. Như vậy thì việc tải hóa đơn mới thuận lợi được.
– Thứ nhất là muốn tải hóa đơn điện tử thì bạn cần phải có thiết bị điện tử có chức năng kết nối internet.
– Thứ hai là mạng internet mà bạn sử dụng phải là mạng LAN. Nếu bạn sử dụng wifi không trùng với đường truyền internet mà bạn đang đăng ký thì không thể thực hiện việc đăng nhập vào hệ thống để có thể tải hóa đơn điện tử của FPT được.
– Bước 1: Bạn truy cập vào trang web của dịch vụ FPT để thực hiện công việc đăng nhập vào hệ thống. Ở bước này thì việc nắm được mã hợp đồng dịch vụ của mình là điều quan trọng. Nếu không có mã hợp đồng thì sẽ không thể tra cứu và tải hóa đơn được. Lưu ý, mã hợp đồng cũng chính là tên đăng nhập và bỏ đi 2 ký tự đầu tiên thì đó sẽ là mật khẩu đăng nhập vào hệ thống.
– Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công thì bạn chọn vào mục “hóa đơn điện tử” sau đó chọn tiếp vào mục “nhận hóa đơn điện tử” ở trên hệ thống.
– Bước 3: Bạn có thể thực hiện tra cứu kỳ cước bất kỳ của dịch vụ để có thể lựa chọn và tải hóa đơn mình cần. Nếu muốn tải hóa đơn nào thì chỉ cần chọn vào lệnh “Download” ở bên hóa đơn để tải về máy.
Một lưu ý khi bạn tải hóa đơn điện tử của FPT thì trước khi tải hóa đơn về bạn cần tải phần mềm đọc , xem hóa đơn về máy trước. Khác với các file thông tin khác thì hóa đơn điện tử cũng có giá trị pháp lý khi được tải về. Vì thế, tránh tình trạng hóa đơn bị thay đổi thông tin thì nó cần phải có phần mềm đọc hay xem hóa đơn thì mới có thể mở hóa đơn lên xem sau khi tải về.
Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Nghỉ Phép Của Giáo Viên
1. Tìm hiểu về thời gian nghỉ phép của giáo viên
Hằng năm, các cán bộ công nhân viên chức nhà nước nói chung và mỗi giáo viên nói chung sẽ có một số khoảng thời gian nghỉ phép bao gồm cả nghỉ có hưởng lương và nghỉ không hưởng lương được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Cụ thể như sau:
– Thời gian nghỉ học kỳ, nghỉ tết âm lịch hằng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Ngoài ra còn các ngày nghỉ khác theo quy định của Pháp luật lao động như:
+ Trường hợp kết hôn sẽ được nghỉ 03 ngày;
+ Con cái của giáo viên kết hôn, được nghỉ 01 ngày;
+ Trường hợp bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày.
Tất cả các trường hợp trên đều là những trường hợp giáo viên nghỉ phép được hưởng nguyên lương và trợ cấp (nếu có).
Mỗi giáo viên còn có 1 ngày nghỉ không lương trong các trường hợp khi ông bà nội, ông bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Ngoài ra trong một số trường hợp với lý do cụ thể, giáo viên cũng có thể xin phép ban lãnh đạo, hiệu trưởng nhà trường xem xét được nghỉ không hưởng lương.
Và dù là nghỉ phép với lý do gì thì giáo viên nghỉ phép cũng phải viết đơn xin nghỉ phép của giáo viên gửi lên cấp trên và ban lãnh đạo nhà trường xem xét và phê duyệt.
2. Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường (1)…………………………………………………….
Tôi tên: (2)……………………………………………………………………………….
Là giáo viên thuộc tổ: (3)………………………………………………………………..
Nay tôi làm đơn này kính xin Hiệu trưởng Trường (1) ………………………… cho tôi được nghỉ phép … ngày (từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…). (4)
Lý do: (5)………………………………………………………………………………..
Công việc tôi đã bàn giao cho Ông (bà): (6)……………………………………………..
Là: (7)……………………………………………………………………………………
Rất mong nhận được sự chấp thuận của Hiệu trưởng Trường (1)……………………….
Trân trọng cảm ơn!
(8)………, ngày…..tháng…..năm…..
Ý kiến của Hiệu trưởng
(1) Viết rõ tên trường nơi giáo viên đang công tác, giảng dạy.
(2) Ghi rõ họ và tên của giáo viên làm đơn.
(3) Ghi rõ tổ bộ môn mà giáo viên đang công tác. Ví dụ như: tổ bộ môn Toán, Lý, Hóa; tổ bộ môn Văn, Sử, Địa;…
(4) Ghi rõ số ngày xin nghỉ phép và thời gian bắt đầu và kết thúc của kỳ nghỉ phép. Trong đó, nếu ngày chỉ có một chữ số và tháng 1 với tháng 2 thì thêm số 0 vào trước chữ số đó. Ví dụ: từ ngày 05/02/2020 đến ngày 07/02/2020.
(5) Đây là phần quan trọng nhất trong một lá đơn xin nghỉ phép của giáo viên. Bạn cần phải viết một cách ngắn gọn và cụ thể lý do mà mình xin nghỉ phép, không được viết chung chung kiểu như “nhà tôi có việc bận”. Ví dụ như: Lý do: tôi sẽ kết hôn vào ngày…. hoặc tôi phải đi khám sức khỏe vào ngày đó;…
(6) Ghi rõ họ tên giáo viên mà bạn đã bàn giao công tác giảng dạy cũng như các công việc khác.
(7) Chức vụ và tổ bộ môn của người được bạn bàn giao công việc.
(8) Địa điểm nơi giáo viên viết đơn sinh sống hoặc nơi trường học là trụ sở.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Của Sở Gd&Amp;Đt Hà Nội Về Việc Chuyển Trường Và Tiếp Nhận Học Sinh Thpt trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!