Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Ghi Hồ Sơ Học Sinh Sinh Viên được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phần thông tin cơ bảnSinh viên ghi các thông tin cơ bản của bản thân, lưu ý ghi rõ địa chỉ nhà cụ thể để có thể nhận thư báo (Số nhà hoặc thôn xóm,…). Học sinh nên tạo địa chỉ email cá nhân (gmail) để có thể dùng liên hệ sau này và là một thành phần trong thông tin sinh viên để cung cấp cho nhà tuyển dụng.
Người được báo tin là người thân của mình, thông thường là ba mẹ hoặc người giám hộ.
Phần bản thân học sinh sinh viênHọc sinh ghi các thông tin về bản thân mình vào trong ô tương ứng
Quá trình học tập và công tácGhi lại tên trường tiểu học, trung học cơ sở theo mẫu và năm theo học. Trường hợp đã theo học nhiều trường khác nhau trong 1 cấp học thì ghi tên trường cuối cùng mình theo học cùng số năm tương ứng.
Trường hợp sinh viên chưa đi làm thì Quá trình lao động và công tác là bỏ trống, nếu đã đi làm thì ghi vị trí làm việc, tên công ty, địa chỉ công ty.
Phần khen thưởng và kỷ luật: Học sinh ghi các nội dung khen thưởng từ cấp tỉnh trở lên, nếu không có thì ghi Không. Đối với phần kỷ luật thì ghi nội dung các hình thức thụ án do vi phạm pháp luật, cơ quan ra quyết định xử phạt, nếu không có thì ghi Không.
Gia đìnhGhi rõ các nội dung của người thân trong gia đình. Đối với cha, mẹ, vợ hoặc chồng thì ghi cụ thể theo mẫu, nếu không có thì ghi Chưa hoặc Không có. Đối với người thân khác thì chỉ ghi thông tin cơ bản về Họ tên, Nghề nghiệp, nơi ở như mẫu.
Sau khi hoàn tất thì học sinh ghi ngày tháng năm viết lý lịch, ký tên.
Học sinh dán ảnh (4×6) hoặc (3×4) vào phần dán ảnh và mang lên chính quyền phường, xã để đóng dấu xác nhận.
Hướng Dẫn Ghi Lý Lịch Học Sinh Viên Viên Dành Cho Tân Sinh Viên Đại Học Chính Quy 2023
THAM KHẢO MẪU VIẾT LÝ LỊCH HỒ SƠ HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA NĂM 2023 Tân sinh viên lưu ý: + Tại mục Điểm thi tuyển sinh: Tổng điểm: ghi cụ thể như sau – Đối với các bạn xét Học bạ: Tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn đã xét tuyển, ghi giống như trên tờ giấy Thông báo trúng tuyển – Đối với các bạn tuyển thẳng học sinh giỏi lớp 12: Ghi điểm Trung bình các môn cả năm lớp 12, ghi giống như trên tờ giấy Thông báo trúng tuyển – Đối với các bạn xét kết quả thi Đánh giá năng lực: Ghi tổng điểm thi đánh giá năng lực + Tại mục Lý do để được tuyển thẳng…: Chỉ dành cho các bạn Tuyển thẳng học sinh giỏi năm lớp 12, các bạn ghi cụm từ “Tuyển thẳng học sinh giỏi năm lớp 12” TRONG BỘ HỒ SƠ SINH VIÊN, CÁC BẠN BỎ CÁC LOẠI GIẤY TỜ SAU:
– Giấy Thông báo trúng tuyển;
(Nộp bản photo)
– Học bạ; (01 bản
photo)
– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2023; hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2023; (01 bản photo)
– Giấy khai sinh (01 bản sao);
– Các giấy tờ ưu tiên (Con thương binh, liệt sỹ, bệnh binh, dân tộc ít người…) nếu có; (01 bản
photo)
– Giấy CMND; (01 bản
photo)
– Đối với sinh viên nam trong độ tuổi nhập ngũ (từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi) phải nộp:
+ Giấy “Chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự” do Ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp;
+ Giấy “Xác nhận đăng ký vắng mặt nghĩa vụ quân sự” do Ban chỉ huy quân sự cấp xã cấp.
– Sổ và thẻ Đoàn. (Đối với Đoàn viên)
LƯU Ý: Tân sinh viên không cần giấy khám sức khỏe
BỘ HỒ SƠ NÀY CÁC BẠN SẼ NỘP TỪ NGÀY 22/8/2019 – 25/8/2019 TẠI DÃY I
Hướng Dẫn Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa Học
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LÀM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên làm KLTN nên tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Nhận đề tài (Theo đề nghị và theo sự phân công của Khoa)
Bước 2. Tìm tài liệu tham khảo tại các thư viện, tại các cơ quan, trường học hoặc qua bạn bè… viết đề cương nghiên cứu. (Xem hướng dẫn cụ thể ở mục III)
Bước 3. Liên hệ với Giáo viên hướng dẫn, thống nhất tên đề tài, kết cấu dự kiến đề tài với giáo viên hướng dẫn.
Bước 4. Tiến hành nghiên cứu lí thuyết, tài liệu, trao đổi chuyên môn, phỏng vấn, thực hành…để viết báo cáo theo nội dung đề tài đã được vạch ra trong đề cương.
Bước 5. Báo cáo sơ bộ với thầy giáo hướng dẫn tình hình thực hiện đề cương và kết quả nghiên cứu.
Bước 6. Hoàn chỉnh khoá luận tốt nghiệp. Nộp KLTN cho thầy hướng dẫn duyệt lần cuối.
Bước 7. Nộp KLTN cho Bộ môn hoặc Khoa.
Bước 8. Chuẩn bị và bảo vệ tốt nghiệp.
Việc trích dẫn tài liệu tham khảo ra sao là một tiêu chí quan trọng đánh giá tính nghiêm túc, trung thực của một công trình khoa học.
Mỗi một ý được tác giả nêu trong công trình khoa học nếu đã xuất hiện ở một công trình của tác giả khác phải được trích dẫn tương ứng bằng một Footnote.
Trích dẫn khoa học thường là trích dẫn gián tiếp (indirect). Tức là ý tưởng, quan điểm của một tác giả khác phải được trình bày bằng văn phong và cách hiểu riêng của chính tác giả công trình cùng với trích dẫn nguồn đầy đủ. Trích dẫn trực tiếp (direct) chỉ được sử dụng khi cần phải trích dẫn cả đoạn, hoặc cả câu đòi hỏi tính chính xác cao. Đoạn được trích dẫn phải để trong ngoặc kép và in nghiêng, đồng thời trích dẫn Footnote đầy đủ. Cả trích dẫn trực tiếp và gián tiếp đều phải nêu chính xác nguồn.
Một trích dẫn không đầy đủ hoặc mắc lỗi sẽ làm hỏng cả công trình. Để tránh tình trạng này, khi trích dẫn, cần trích dẫn được nguồn gốc. Sở dĩ phải làm như vậy vì người ta có thể dịch sai hoặc hiểu sai bản gốc ban đầu. Hơn nữa, nếu một công trình có nhiều lần tái bản thì cần trích lần tái bản mới nhất của công trình đó.
Những thuật ngữ quan trọng (hoặc dòng quan trọng) có thể được viết chữ in nghiêng hoặc in đậm nhưng phải thống nhất.
Tên sách phải được trích dẫn đầy đủ. Nếu là sách xuất bản lần đầu thì bỏ thông tin về lần xuất bản. Lưu ý c) Cách trích dẫn Footnote đối với sách tham khảo, chuyên khảo: Họ và tên tác giả, tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, số trang trích dẫn. Một trích dẫn sách thường bắt đầu với họ và tên đầy đủ của tác giả. Học hàm, học vị của tác giả được lược bỏ.luôn trích dẫn lần xuất bản (tái bản) được cập nhật mới nhất.
d) Giải thích thuật ngữ: Một thuật ngữ hoặc một vấn đề cần giải thích thêm có thể được trình bày ở Footnote. Trong khoa học pháp lý, khi sử dụng thuật ngữ pháp lý phải chính xác, liên tục kèm theo trích dẫn cụ thể điều, khoản luật và tên đạo luật đó (Ví dụ: Điều 84 Khoản 1 Hiến pháp năm 1992). Đối với đạo luật hoặc văn bản pháp lý lần đầu tiên xuất hiện trong KLTN, để đảm bảo tính chính xác, tác giả nên trích dẫn ở Footnote nêu rõ loại văn bản, số hiệu, tên văn bản, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành, nguồn truy cập từ công báo (nếu có) và ngày tháng năm có hiệu lực. Sinh viên có thể tìm kiếm trên các nguồn chính thức là các cuốn sách tập hợp văn bản pháp luật hoặc các website chính thức nhà nước như: Cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam của Văn phòng Quốc hội; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Công báo của Chính phủ; Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư Pháp.
e) Trích dẫn từ các website: Nhìn chung, một công trình khoa học nên hạn chế tối đa trích dẫn nguồn từ các website. Tốt nhất tác giả nên dẫn nguồn từ sách, tạp chí chuyên ngành. Trong trường hợp không thể tìm thấy nguồn trong thư viện, mà nguồn từ website lại là dữ liệu cần thiết bổ sung để chứng minh một lập luận nào đó, tác giả có thể trích dẫn nguồn từ website đầy đủ theo cách: Họ và tên tác giả/ Nhóm tác giả, tên bài viết, địa chỉ truy cập từ Internet kèm theo tên cơ quan quản lý website, ngày tháng năm đăng bài viết, ngày tháng năm truy cập website.
Vận dụng phương pháp Tam đoạn luận (Syllogism) của Arixtot – một phương pháp logic hình thức truyền thống trong luật học: Tam đoạn luận là suy luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận. Ví dụ: Tất cả mọi người đều phải chết (tiền đề lớn/ tiền kiện), Socrat là người (tiền đề nhỏ), vậy Socrat cũng phải chết (kết luận). Khi nói hoặc viết, mỗi một đoạn, sinh viên nên bắt đầu bằng một ý (tiền đề lớn) hay câu mở đầu thật ngắn gọn, rõ ràng. Bước tiếp theo, sinh viên cần làm sáng tỏ vấn đề/ ý đã nêu bằng những lý lẽ và dẫn chứng cụ thể và bước cuối cùng là đưa ra câu kết luận có ý nghĩa, khẳng định lại tính đúng đắn của ý hoặc vấn đề đã nêu ở câu mở đầu.
Thường xuyên trích dẫn điều luật: Học luật thì không thể thoát ly văn bản luật và các điều luật. Điều này đòi hỏi sinh viên phải đọc rất nhiều và cập nhật liên tục các văn bản luật. Khi muốn chứng minh một vấn đề, kể cả các vấn đề lý luận hay một vấn đề thực tế, sinh viên cần trích dẫn đầy đủ cơ sở pháp lý là những văn bản luật, những điều khoản cụ thể và cơ sở thực tế phát sinh.
Nắm chắc những phương pháp kể trên, cùng với việc luyện tập thường xuyên, sinh viên sẽ xây dựng được cho mình một phong cách riêng – phong cách luật học.
VII. BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phần trả lời câu hỏi là phần quan trọng trong Bảo vệ KLTN, kiến thức và kỹ năng lập luận của sinh viên được thể hiện rõ nhất ở phần này. Sinh viên cần tập trung trả lời trúng và thuyết phục câu hỏi Hội đồng đưa ra. Để làm được tốt điều này, trước tiên sinh viên phải hiểu câu hỏi mà Hội đồng đưa ra. Nếu chưa hiểu câu hỏi, sinh viên có thể hỏi kĩ lại câu hỏi của Hội đồng, say đó suy nghĩ và trả lời theo cách hiểu của mình.
Hồ Sơ Xin Việc Part Time Mới Nhất Dành Cho Học Sinh, Sinh Viên Mới Nhất
Thị trường việc làm part time đang ngày càng trở nên phổ biến, luôn có tính cạnh tranh cao. Với tính chất của một công việc bán thời gian, nó không yêu cầu ở bạn một mức độ chuyên nghiệp tối đa như đối với những vị trí toàn thời gian. Nhưng Đừng nghĩ rằng chỉ là công việc làm thêm thì không cần quan trọng đến CV. Chiếc CV chính là ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng dành cho bạn, vậy nên tuyệt đối không được qua loa. Xem ngay bài viết dưới đây để chuẩn bị cho mình 1 bộ hồ sơ xin việc part time hoàn chỉnh nhất nhé!
Mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên
Chuẩn bị sơ yếu lí lịch của bạn:Đây một bản liệt kê tóm tắt thông tin cơ bản về bạn:
– Ảnh đại diện: chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, không bị nhòe, mờ, tốt nhất không nên để ảnh selfie. – Cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản nhất như Ngày sinh, Số điện thoại, Địa chỉ, Email để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Lưu ý email nên là tên thật của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp. Dựa vào những điều này, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc để lựa chọn ứng viên phù hợp. Lưu ý: trong phần sơ yếu lý lịch bạn không được tẩy xóa bất cứ thông tin nào. Nếu ghi sai, bạn nên mua một tờ khác và ghi lại. Nếu bạn tẩy xóa thông tin thì các thông tin bạn ghi sẽ không minh bạch.
Thư xin việc:Về cơ bản, thư xin việc cũng gần giống đơn xin việc. Trong lá thư, bạn sẽ thể hiện nguyện vọng, mong muốn được làm việc, thể hiện rằng bạn có những đặc điểm phù hợp với yêu cầu công việc. Các bạn cần chuẩn bị một Thư xin việc thật cẩn thận và rõ ràng, tóm tắt và nhấn mạnh những ưu điểm nổi trội nhất của bạn, nói lên lý do vì sao Nhà tuyển dụng nên chọn bạn chứ không phải người khác.
Về nội dung thì thư xin việc gồm 4 phần chính:* Tiêu đề: Người gửi, người nhận, ngày tháng, lời chào đến công ty * Giới thiệu: Một bản mô tả vắn tắt về bạn * Nội dung chính: Trình bày kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn hay thành tích nổi bật nhất của bạn. Phần này không nên nói quá nhiều ý, nên tập trung vào tối đa 3 ý chính * Kết: Bày tỏ mong muốn được làm việc và lời cảm ơn của bạn Lưu ý: Thư xin việc không cần dài dòng văn tự, chỉ cần khoảng 200-250 từ, nội dung rõ ràng, câu văn gãy gọn, bố cục mạch lạc là bạn đã tạo một ấn tượng hoàn hảo trong mắt NTD. Giấy tờ đính kèm: Giấy khám sức khỏe là một yếu tố cần có trong một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Bởi vì một số công việc có đặc điểm đòi hỏi sức khỏe nên một giấy khám sức khỏe trong thời gian gần nhất sẽ giúp NTD nắm được tình trạng sức khỏe của bạn. Đa số các nơi tuyển dụng làm thêm đều yêu cầu bạn phải có bản photo công chứng hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân. Đây là yếu tố để NTD xác thực thông tin của bạn là đúng sự thật. Ảnh chân dung:
Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Đối với một bộ hồ sơ khi tìm việc làm part time thì cần hình chụp có kích thước như sau:* Hình 2×3 * Hình 3×4 * Hình 4×6
Một số mẹo giúp bạn có ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiền:-Về trang phục, bạn không nhất thiết phải mặc đồ công sở, nhưng nên chuẩn bị cho mình trang phục sạch sẽ, gọn gàng. Một bộ quần áo công sở không quá nghiêm túc là một lựa chọn phù hợp. Quần kaki và áo phông có tay, sơ vin, có thể chấp nhận được. Không nên mặc jeans hay quần short. Đừng đội mũ hoặc mang theo những vật dụng không liên quan.
-Bạn cũng nên chú ý tới những tiểu tiết như móng tay hay tóc phải gọn gàng. Một kiểu tóc quá sành điệu, quá mốt sẽ khó giúp bạn kiếm được việc.
Đừng đi dép lê, dép xỏ ngón hoặc những đôi giày quá bẩn.
Nếu bạn là người thích đeo nhiều khuyên, vòng, bạn nên cất bớt đi trước khi đến xin việc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Ghi Hồ Sơ Học Sinh Sinh Viên trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!