Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Hồ Sơ Xin Nhận Con Nuôi Đích Danh # Top 13 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Hồ Sơ Xin Nhận Con Nuôi Đích Danh # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Hồ Sơ Xin Nhận Con Nuôi Đích Danh được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn hồ sơ xin nhận con nuôi đích danh

Công ty Luật TNHH Everest giới thiệu một số hướng dẫn hồ sơ xin nhận con nuôi đích danh để quý vị tham khảo.

Hồ sơ của người xin nhận con nuôi Việt Nam bao gồm:

Đơn xin nhận con nuôi:Theo mẫu đăng trên webside của Bộ Tư pháp http://moj.gov.vn

Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế

Giấy phép nhận con nuôi.Lưu ý: Đối với một số quốc gia khác nhau, hình thức Giấy phép này được thể hiện khác nhau, ví dụ: Đối với Hàn Quốc được thay thể bằng sổ hộ khẩu gia đình có tên trẻ em được xin nhận làm con nuôi.Đối với Đài Loan được thay thế bằng Phán quyết của Tòa án địa phương nơi người xin con nuôi cư trú.

Bản điều tra tâm lý xã hội Lưu ý:Trường hợp người xin con nuôi quốc tịch Hàn Quốc, Đài Loan thì không phải làm văn bản này;Trường hợp người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam thì có thể lấy xác nhận của cơ quan chủ quản nơi người đó đang công tác.

Giấy khám sức khỏe Có thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi

Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản

Phiếu lý lịch tư pháp Có thời hạn 01 năm tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi

Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân

Hồ sơ của người xin con nuôi thuộc diện xin đích danh, tùy từng trường hợp phải bổ sung thêm những giấy tờ sau:

Giấy tờ chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

Giấy tờ chứng minh có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Giấy tờ chứng minh trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật…

Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở VIỆT NAM trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Đối với các trường hợp xin đích danh, kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi còn có hồ sơ của trẻ em (người được nhận làm con nuôi) gồm:

1. Giấy khai sinh của trẻ em

Bản sao hoặc bản photo có công chứng, chứng thực.

2. Giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em

Trong trường hợp trẻ em từ 9 tuổi trở lên.

3. Giấy cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài của cha đẻ/mẹ đẻ

4.02 ảnh toàn thân cỡ 10×15 hoặc 9×12 của trẻ

Ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục

5.Giấy khám sức khỏe của trẻ em

Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp quận/huyện hoặc tương đương trở lên cấp.

6.Xác nhận ly hôn/chứng tử

Trong trường hợp cha đẻ/ mẹ đẻ đã ly hôn hoặc chết.

Lưu ý:

– Toàn bộ hồ sơ cha mẹ nuôi phải được Hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn Hợp pháp hóa lãnh sự), dịch sang tiếng Việt, làm thành 02 bộ đựng trong file tài liệu và sắp xếp theo thứ tự như trên.

– Hồ sơ của trẻ em được lập thành 01 bộ đi kèm với hồ sơ của cha mẹ nuôi.

– Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, người xin nhận con nuôi sẽ phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi vào Kho bạc nhà nước, tùy từng trường hợp lệ phí được quy định như sau:

Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài:

9.000.000đ/ 1 trường hợp.

Trường hợp nhận 02 trẻ em trở lên là anh, chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ thứ 2 trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài (không áp dụng điều này với trường hợp nhận con riêng, cháu ruột làm con nuôi).

Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng/mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi; cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Lệ phí được nộp vào Kho bạc nhà nước, thông tin về tài khoản:

– Đơn vị thụ hưởng: Cục Con nuôi

– Tài khoản số: 3511 (mã số Quan hệ ngân sách: 1017644)

– Mở tại: Kho bạc nhà nước Ba Đình qua Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Hà Nội.

– Địa chỉ Kho bạc nhà nước Ba Đình: 179 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Quý vị có thể liên hệ với

Công ty Luật TNHH Everest

để được tư vấn chi tiết:

Trụ sở: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Văn phòng giao dịch Long Biên: Tầng 2, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội

Văn phòng giao dịch Đống Đa: Tầng 3, Tòa nhà Khâm Thiên, 195 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (04) 66.527.527, Hoặc: (04) 62.594.594

E-mail: [email protected] , Hoặc: [email protected]

Thủ Tục, Hồ Sơ Nhận Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài

27/08/2020

LS Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi đáp Hôn nhân

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện như thế nào? Người nước ngoài muốn nhận con nuôi là người Việt Nam cần chuẩn bị các giấy tờ gì? Thực hiện thủ tục ở đâu? Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề này như sau:

Nếu bạn đang có thắc mắc, cần giải đáp về các vấn đề nêu trên, Hãy đặt câu hỏi và gửi về Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được hướng dẫn các vấn đề như:

– Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

– Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

– Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý về nuôi con nuôi.

2. Hỏi về Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo quy định thì: Mục đích nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Về Trình tự thủ tục, hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

+) Đăng ký nuôi con nuôi tại

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

+) Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:

Hồ sơ được lập thành 02 bộ, gồm những giấy tờ sau:

1.1. Đơn xin nhận con nuôi (theo mẫu quy định).

1.2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

1.3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

1.4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

1.5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

1.6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

1.7. Phiếu lý lịch tư pháp.

1.8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm 1.2 đến 1.8 do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

+) Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi:

Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:

1. Giấy khai sinh;

2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

4. Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

5. Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

6. Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; (trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

7. Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trong nước (theo mẫu), có xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

*) Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi

1. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

2. Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

3. Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ gia đình.

Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

4. Sau khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp quyết định cho trẻ em là con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, biên bản giao nhận con nuôi, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.

5. Bộ Tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường hợp cần thiết.

*) Thông báo tình hình phát triển của con nuôi

Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

– Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thủ tục thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Công ty Luật Minh Gia. Em có một số câu hỏi thắc mắc muốn nhờ luật sư của Công ty tư vấn giúp. Em xin trình bày trường hợp của em như sau: Em năm nay 15 tuổi, em có biết một chú người Hàn Quốc, chú rất tốt bụng và đặc biệt là quý em. Chú muốn nhận em làm con nuôi và đã được bố mẹ em đồng ý.

Vì vậy: 1, Em muốn hỏi thủ tục để nhận con nuôi là như thế nào ạ? 2, Chú ý và gia đình em cần chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục nào? 3, Địa chỉ xin hồ sơ và nộp ở đâu? ( Em và chú ý không có quan hệ ruột thịt ạ). 4, Em được biết muốn nhận con nuôi thì đứa trẻ phải dưới 18 tuổi có đúng k ạ? Em cảm ơnRất mong nhận được sự tư vấn sớm từ Luật sư của Công tyEm xin trâ thành cảm ơn. Trân trọn

Thứ nhất về điều kiện nhận nuôi con nuôi:

Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định Điều kiện đối với người nhận con nuôi

“1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;d) Có tư cách đạo đức tốt.2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;c) Đang chấp hành hình phạt tù;d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.”

Nếu người chú đó đáp ứng được điều kiện trên thì đủ điều kiện nhậncon nuôi là trẻ em Việt Nam. Theo quy định, nếu bên nhận con nuôi không có quan hệ thân thích thì độ tuổi trẻ em được nhận làm con nuôi là dưới 16 tuổi, có quan hệ thân thích thì được nhận trẻ dưới 18 tuổi làm con nuôi.

Nếu người chú này nhận con nuôi không có quan hệ thân thích và tại thời điểm này bạn 15 tuổi thì khi chú đáp ứng được điều kiện nhận nuôi con nuôi như trên thì đủ điều kiện đăng kí nhận bạn làm con nuôi.

Thứ hai, về thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

+ Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

d) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

+ Hồ sơ của người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

Hồ sơ được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Trân trọng!

Mẫu Đơn Xin Nhận Con Nuôi

Ngày, tháng, năm làm đơn

Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Thông tin cá nhân của người yêu cầu

Thông tin của trẻ (người con nuôi)

Lý do nhận con nuôi

Đề nghị giải quyết và cam đoan của người yêu cầu.

Phần kính gửi: ghi chính xác tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin nhận con nuôi. Thẩm quyền ở đây được quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

Thông tin của người yêu cầu và thông tin đứa trẻ (con nuôi)

UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người con nuôi hoặc người nhận nuôi nếu nhận con nuôi trong nước

UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của con nuôi khi việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Cơ quan đại diện nước CHXHXNVN ở nước ngoài nếu việc nhận nuôi con nuôi là của công dân Việt Nam tạm trụ ở nước ngoài.

Thông tin gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng của đứa trẻ (con nuôi)

Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.

Họ tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, tình trạng sức khỏe, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, số điện thoại, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp.

Nội dung yêu cầu: t rình bày hoàn cảnh và lý do nhận con nuôi: ghi rõ lý do nhận con nuôi trong từng trường hợp.

Quyền nuôi con nuôi không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài. Người nước ngoài cũng có thể nuôi con nuôi ở Việt Nam.

Yêu cầu giải quyết và cam đoan

Bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm chi tiết: Người nước ngoài muốn nuôi con nuôi tại Việt Nam làm thế nào

Đưa ra căn cứ pháp luật để yêu cầu cơ quan giải quyết

Đề nghị quý cơ quan xem xét và xác nhận con nuôi theo quy định của pháp luật.

Đính kèm đơn xin nhận con nuôi, người yêu cầu cần chuẩn bị những tài liệu khác kèm theo khi thực hiện thủ tục nhận con nuôi.

Nhận Con Nuôi Đi Mỹ

Chào luật sư, cho tôi được phép hỏi là chị tôi muốn. Đứa trẻ đó nay 14 tuổi. Mẹ của bé kêu chị tôi bằng cô (ông ngoại của bé và chị tôi là anh em chú bác). Chị tôi đã có quốc tịch Mỹ. Việc làm ổn định. Năm nay chi tôi 37 tuổi. Vậy cho tôi hỏi chị tôi có nhận nuôi bé được không và giấy tờ cần chuẩn bị gồm gì ? Và ở đâu ạ? Cám ơn công ty luật LegalZone rất nhiều ạ.

Nhận con nuôi đi Mỹ

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Nuôi con nuôi 2010

Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi

2. Nội dung tư vấn

Để được bảo lãnh 1 người Việt Nam sang Mỹ theo bất cứ diện nào trong đó có diện con nuôi thì phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục mà pháp luật Mỹ và Việt Nam quy định. Về phía pháp luật của Mỹ sẽ có quy định riêng, còn pháp luật Việt Nam về vấn đề này thì chúng tôi tư vấn như sau:

Vì chị của bạn nhận đứa trẻ là con nuôi, tức là nhận con nuôi đích danh, do đó, phải  thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau: 

Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm. 

Như vậy, trường hợp này chị của bạn là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài (do chị của bạn có quốc tịch và thường trú ở Mỹ) và nếu chị của bạn làm việc hoặc học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất 1 năm thì chị của bạn mới thuộc trường hợp được nhận đứa trẻ là con nuôi theo pháp luật đã quy định như trên. 

Thứ hai, theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010:

Để được nhận nuôi đứa trẻ, chị của bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật này, cụ thể là:

Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Theo đó, để nhận đứa trẻ làm con nuôi chị của bạn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều kiện về phía đứa trẻ với tư cách người được nhận nuôi: Đứa trẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Như vậy, để được nhận làm con nuôi thì tại thời điểm nhận nuôi đứa trẻ phải đang dưới 18 tuổi. Theo thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì hiện tại đứa trẻ đang 14 tuổi, đủ điều kiện theo pháp luật đã quy định.

Thứ ba,

trường hợp đứa trẻ và chị của bạn đáp ứng đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi đi Mỹ như trên thì thủ tục nhận con nuôi ở Mỹ  được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

+ Với bên nhận con nuôi tức chị của bạn: thì do chị của bạn nhận con nuôi đích danh do đó căn cứ quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010 và được hướng dẫn tại Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP dì bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

• 02 bộ hồ sơ của dì bạn bao gồm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010

• 01 bộ hồ sơ của bạn và tùy trường hợp phải có các giấy tờ quy định tại Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP

+ Với bên được nhận nuôi tức là đứa trẻ: bạn phải chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ quy định tại Điều 32 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 14 Nghị định 19/2011/NĐ-CP

Chị của bạn cần nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, chị của bạn có thể ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm..

– Bước 4: Quyết định đứa trẻ làm con nuôi chị của bạn ở nước ngoài và tổ chức giao nhận con nuôi

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác về nhận con nuôi đi Mỹ, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0888889366 để được giải đáp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Hồ Sơ Xin Nhận Con Nuôi Đích Danh trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!