Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Lập Mẫu Số 05A được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hướng dẫn lập mẫu số 05A-HSB đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động
Trong quá trình làm việc rất nhiều người lao động gặp phải các rủi ro dẫn đến tai nạn lao động. Bài viết hôm nay, bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ hướng dẫn lập mẫu đơn số 05A-HSB - đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động (TNLĐ) giúp người lao động có thể nhanh chóng nhận được trợ cấp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động.
1. Các trường hợp được coi là tai nạn lao động
Trước khi làm mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động người lao động cần lưu ý trường hợp của mình có được coi là tai nạn lao động không.
Căn cứ theo quy định tại Điều 45, Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định các trường hợp được coi là tai nạn lao động như sau:
Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc.
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Hướng dẫn lập mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động
Mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động phải được lập theo quy định tại Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 3/1/2014.
Cụ thể, mẫu số 05A-HSB – mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động như sau:
Mẫu số 05A-HSB theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 3/1/2014
Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động bị tai nạn lao động thực hiện ghi đầy đủ thông tin đơn vị quản lý lao động và các thông tin cá nhân của mình theo mẫu:
– Tại (1) điền số CMND hoặc thẻ căn cước, nơi cấp, ngày cấp.
– Tại (2) ghi chi tiết các thông tin: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
– Tại (3) nếu bị TNLĐ lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ.
– Tại (4) ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNLĐ; tên của Đoàn điều tra (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) trong trường hợp bị TNLĐ hoặc số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám BNN, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám BNN trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp.
– Tại (5) đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với trường hợp bị TNLĐ của mình, có thể đánh dấu nhiều hơn một ô và có tính hợp lý.
– Tại (6) được hiểu là trường hợp bị tai nạn khi thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.
– Tại (7) áp dụng trong trường hợp TNGT được xác định là TNLĐ: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc của Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc Biên bản điều tra TNGT thì ghi: Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận.
– Tại (8) đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn hình thức nhận tiền. Trường hợp lựa chọn nhận qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ các thông tin về số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
Sau khi hoàn thành mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động thực hiện nộp đơn cho đơn vị, cơ quan nơi người lao động làm việc bị tai nạn lao động cùng với các hồ sơ giấy tờ khác để giải quyết.
3. Mức bồi thường tai nạn lao động
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động mức bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với các trường hợp người lao động bị TNLĐ như sau:
Quy định về mức bồi thường tai nạn lao động.
Bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% – 10% khả năng lao động. Cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
Bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Nếu người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động, thì người bị TNLĐ được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu.
Mẫu Di Chúc Và Hướng Dẫn Lập Di Chúc Hợp Pháp
Mẫu di chúc viết tay hợp pháp có nội dung sau:
Di chúc viết tay là loại di chúc bằng văn bản sẽ có các nội dung sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hôm nay, ngày tháng năm 2020, vào lúc 8 giờ 30 phút, tại số 5 đường Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Họ và tên tôi là: NGUYỄN VĂN B
CMTND sốNơi cấp:Ngày cấp
I. Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập di chúc với các nội dung sau
1. Danh sách tài sản thừa kế tôi để lại bao gồm:
– Quyền sử dụng đất căn nhà số 05 đường Định Công ,…theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số chúng tôi Sở tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2018.
– Tiền gửi tích kiệm tại ngân hàng Vietcombank theo sổ tích kiệm số ….
– Liệt kê chi tiết các loại tài sản để lại.
2. Danh sách người hưởng thừa kế và phần di sản được hưởng
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi sau khi tôi qua đời như sau:
2.1. Người hưởng di sản số 1:
Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN VĂN C
CMTND sốNơi cấp:Ngày cấp
Giá trị di sản và loại di sản được hưởng: …………….
2.2. Người hưởng di sản số 2:
Họ và tên Ông (Bà): NGUYỄN THỊ D
CMTND sốNơi cấp:Ngày cấp
Giá trị di sản và loại di sản được hưởng: …………….
3. Người thừa kế thực hiện nghĩa vụ
ông NGUYỄN VĂN C có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ số tiền 500.000.000đ tôi đang vay của Bà TRẦN THỊ E (CMTND số: …., HKTT/chỗ ở hiện tại: ….) cùng thời điểm khai nhận di sản thừa kế đã nêu tại di chúc.
II.Lập di chúc thay thế cho bản di chúc số 01 ngày tháng năm 2020 tại ….. (Trường hợp đây là lần lập di chúc đầu tiên thì bỏ qua nội dung này).
III. Danh sách người làm chứng (Nếu không có người làm chứng thì bỏ qua nội dung này)
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
– Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể: Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (người cố năng lực hành vi một phần) có thể lập di chúc nhưng với điều kiện “lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý”. Sự đổng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc. Còn về nội dung di chúc, họ được toàn quyền quyết định. Người lập di chúc minh mẫm, sáng suốt trong khi lập di chúc.
– Người lập di chúc tự nguyện: Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của họ. Sự thống nhất trên chính là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan – mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó.
– Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nội dung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tàu sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế…Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước, đạo đức xã hội, tuân thủ các quy định tại điểm 3, Điều 8 BLHS. Vi phạm các điều đó di chúc sẽ bị vô hiệu.
– Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: Di chúc viết tay được coi là một dạng di chúc lập dạng văn bản nên chia làm các loại sau
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực. Về nguyên tắc, dù thuộc loại văn bản nào thì di chúc phải thể hiện rõ các nội dung sau: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Đồng thời, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đối với mỗi loại di chúc bằng văn bản được nêu ở trên, còn phải đáp ứng những điều kiện riêng biệt khác phù hợp với hình thức đó theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Quy định về hiệu lực của di chúc
Theo điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở .
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Xem xét cụ thể yêu cầu đối với từng loại di chúc thì cần phải đáp ứng được quy định của pháp luật để đảm bảo di chúc được thực hiện trong thực tế đáp ứng ý chí nguyện vọng của người thể hiện di chúc.
Hướng Dẫn Quay Số Điện Thoại
1. Dịch vụ điện thoại nội tỉnh: a. Khái niệm: Dịch vụ điện thoại nội tỉnh là dịch vụ thông tin liên lạc bằng mạng điện thoại cố định được thiết lập trong phạm vi địa giới hành chính của một Tỉnh/Thành phố. b. Cách sử dụng: Để sử dụng điện thoại nội tỉnh, khách hàng chỉ cần quay đủ 7 chữ số đăng ký của thuê bao: XXXXXXX
2. Dịch vụ điện thoại liên tỉnh: a. Khái niệm: Cuộc gọi điện thoại liên tỉnh là cuộc gọi điện thoại được thiết lập giữa một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố này đến một máy điện thoại thuộc một tỉnh hoặc thành phố khác và ngược lại, thông qua mạng viễn thông liên tỉnh. b. Cách sử dụng: Muốn sử dụng dịch vụ điện thoại liên tỉnh khách hàng cần quay số như sau: 0 + AC + SN Trong đó: Chữ số 0 là mã truy nhập mạng liên tỉnh AC (Area code): Mã vùng điện thoại cho các tỉnh, thành phố SN (subscribe Number) là số thuê bao cần gọi
3. Dịch vụ điện thoại Quốc tế: 3.1 Dịch vụ điện thoại quay số trực tiếp: a. Khái niệm: Dịch vụ gọi trực tiếp đi quốc tế là dịch vụ mà khách hàng có thể trực tiếp quay số trên máy điện thoại đến một thuê bao khác. b. Cách sử dụng: Muốn sử dụng dịch vụ điện thoại quay số trực tiếp đi quốc tế, khách hàng bấm theo công thức: 00 + CC + AC + SN Trong đó: 00 là mã truy nhập gọi đi quốc tế; CC (Country Code) là mã nước cần gọi AC (Area code) là mã vùng của nước cần gọi SN (Subscribe Number) là số máy điện thoại cần gọi 3.2 Dịch vụ điện thoại Quốc tế gọi số: a. Khái niệm: Điện thoại gọi số là cuộc điện đàm mà người gọi quay số 110 gọi điện thoại viên quốc tế, cung cấp số điện thoại cần gọi đến ở các nước và yêu cầu nối thông. Điện thoại viên sẽ hoàn tất thủ tục tiếp thông để phục vụ khách đàm thoại. b.Cách sử dụng: Người gọi quay trực tiếp đến số 110 và yêu cầu điện thoại viên quốc tế tiếp thông đến một số máy điện thoại do người gọi định rõ ở một số nước khác trên thế giới. 3.3 Dịch vụ điện thoại Quốc tế tìm người a. Khái niệm: Dịch vụ điện thoại quốc tế tìm người là dịch vụ mà khách hàng muốn liên lạc với một người tại số máy điện thoại đã biết trước ở một nước cụ thể , thì chỉ cần quay số 110 gặp điện thoại viên và nêu rõ yêu cầu. b. Cách sử dụng: Khách hàng chỉ cần quay số 110 gặp điện thoại viên và yêu cầu tiếp thông với người được chỉ định tên cụ thể, tại một số máy ở một nước cụ thể. 3.4 Dịch vụ điện thoại Quốc tế Collect-call a. Khái niệm: Dịch vụ điện thoại quốc tế Collect-call là dịch vụ điện thoại Quốc tế mà cước phí do người được gọi thanh toán. Sử dụng dịch vụ này khách hàng bắt buộc phải gọi qua điện thoại viên quốc tế, người gọi khi đăng ký phải cho điện thoại viên biết là cước phí của cuộc đàm thoại do người được gọi thanh toán, tên người gọi và tên người được gọi, số máy gọi và số máy được gọi trước khi nối thông. Hiện nay, dịch vụ này cho phép khách hàng có thể gọi đi các nước: Anh, Pháp, Ôxtraylia, Thụy Sỹ, Đan Mạch, NiuZilan, Canada. Đối tượng sử dụng là người có quốc tịch Việt Nam. Nơi sử dụng Collect-call là các máy điện thoại ghi-sê, Bưu cục và những máy điện thoại nhà riêng có đăng ký sử dụng dịch vụ này. b. Cách sử dụng: Khách hàng quay số 110 gặp điện thoại viên và yêu cầu tiếp thông với người tên cụ thể, tại một số máy cụ thể ở một nước có đăng ký sử dụng dịch vụ này và báo cho điện thoại viên biết là cước phí của cuộc đàm thoại do người được gọi thanh toán và đã được người được gọi đồng ý thanh toán cước phí. Điện thoại viên sẽ hoàn tất thủ tục tiếp thông để khách hàng đàm thoại. c. Chế độ cước phí: Khách hàng phải trả phụ phí (theo qui định) cho mỗi cuộc điện đàm của dịch vụ này trong những trường hợp sau: – Cuộc đàm thoại được nối thông – Cuộc đàm thoại bị từ chối thanh toán, do: + Người được gọi đi vắng. + Người được gọi từ chối thanh toán. + Người được gọi không còn ở nơi gọi đến. + Khách hàng đăng ký sai số máy gọi đến. Cước đàm thoại do người được gọi trả. 3.5 Dịch vụ giới hạn thời gian đàm thoại Quốc tế: a. Khái niệm: Dịch vụ giới hạn thời gian đàm thoại quốc tế là dịch vụ người gọi đăng ký trước thời gian đàm thoại với giao dịch viên tổng đài 110 nhằm hạn chế thời gian đàm thoại. Thời gian tối thiểu cho một cuộc giới hạn là 03 phút. b. Cách sử dụng: Khách hàng quay số 110 gặp điện thoại viên và đăng ký với giao dịch viên là muốn hạn chế thời gian cuộc đàm thoại, điện thoại viên sẽ chủ động làm thủ tục ngắt cuộc gọi theo thời gian mà khách hàng yêu cầu 3.6 Dịch vụ điện thoại hội nghị Quốc tế: a. Khái niệm: – Dịch vụ điện thoại mà trong đó một cuộc điện thoại bao gồm tối thiểu 03 máy thuê bao được kết nối với nhau thông qua một cầu nối mạch, trong đó có ít nhất 01 máy ở nước ngoài tham gia đàm thoại. Thông thường có loại điện đàm hội nghị: Điện đàm hai chiều và điện đàm 1 chiều. – Điện đàm hai chiều là mỗi khách hàng có thể nghe và nói bất cứ lúc nào trong thời gian diễn ra hội nghị. – Điện đàm một chiều là chỉ một khách hàng có thể nói, những người khác chỉ được nghe. – Một cuộc điện đàm hội nghị có thể kết hợp cả hai loại điện đàm này. b. Cách sử dụng: Khách hàng phải đăng ký với điện thoại viên danh sách số máy điện thoại tham gia đàm thoại, thời gian thiết lập cuộc gọi với tổng đài 110. Khi người được gọi không thể đàm thoại vào thời gian người gọi đăng ký, điện thoại viên quốc tế phải báo lại cho người gọi biết để ấn định thời gian đàm thoại khác. c. Chế độ cước phí: Cước phí của dịch vụ này được thực hiện theo bảng cước hiện hành của Tổng công ty BC-VT Việt Nam. 3.7 Dịch vụ điện thoại giấy mời Quốc tế: a. Khái niệm: Dịch vụ điện thoại giấy mời quốc tế cho phép người ở nước ngoài mời người Việt Nam không có điện thoại nhà riêng tới buồng đàm thoại công cộng để tiếp chuyện, người được mời phải được chỉ định bằng họ tên địa chỉ rõ ràng. Hiện nay, Việt Nam không mở khai thác dịch vụ điện thoại giấy mời chiều đi quốc tế mà chỉ chấp nhận điện thoại giấy mời quốc tế gọi về Việt Nam. b. Cách sử dụng: Khách hàng ở nước ngoài có thể đến bưu cục, giao dịch của Bưu điện nước sở tại đăng ký sử dụng dịch vụ này hoặc cũng có thể từ nhà riêng hay cơ quan tại nước sở tại gọi đến điện thoại viên Việt Nam qua điện thoại viên nước sở tại, đăng ký sử dụng dịch vụ điện thoại giấy mời và cung cấp những thông tin cần thiết về tên người được mời, địa chỉ rõ ràng và thời gian yêu cầu đàm thoại…, để điện thoại viên thực hiện thủ tục đi mời khách hàng đến nơi đàm thoại theo qui định. Khi người được gọi không thể đàm thoại vào thời gian người gọi đăng ký, điện thoại viên quốc tế phải báo lại cho người gọi biết để ấn định thời gian đàm thoại khác. c. Chế độ cước phí: Sử dụng dịch vụ điện thoại giấy mời quốc tế về Việt Nam, người được mời chỉ phải trả một khoản phụ phí theo qui định hiện hành. 3.8 Dịch vụ điện thoại HCD: a. Khái niệm: – Dịch vụ điện thoại HCD (Home Country Direct) là dịch vụ điện thoại quốc tế cho phép người nước ngoài đến Việt Nam gọi thẳng về tổng đài nước mình để đăng ký và thiết lập cuộc gọi. – Khi sử dụng dịch vụ này, người gọi không phải trả cước phí tại Việt Nam mà sẽ trả tại nước mình khi trở về nước. – Bưu điện chỉ mở dịch vụ HCD tại các bưu cục, ghi-sê, một số khách sạn lớn của các tỉnh thành phố có đông khách nước ngoài đến tham quan du lịch. b. Cách sử dụng: + Tự động: Người gọi thực hiện các bước: – Quay mã truy nhập dịch vụ HCD của nước gọi đến: 12.xxxxx(x) – Số thẻ (Card number) – Mã nhận dạng cá nhân – Số thuê bao cần gọi Thiết bị tổng đài sẽ tự động kết nối các cuộc hợp lệ sau khi lần lượt nhận hết số. + Nhân công: Sau khi nhận được mã truy nhập dịch vụ HCD từ Việt Nam, điện thoại viên nước gọi đến sẽ kiểm tra
#1 Hướng Dẫn Thủ Tục Lập Di Chúc
Đối với thủ tục lập di chúc bằng miệng người lập di chúc phải thực hiện thủ tục công chứng
Thủ tục lập di chúc ở văn phòng công chứng phải chuẩn bị (Phiếu yêu cầu công chứng; Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người lập di chúc; Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; …) để công chứng viên hướng dẫn
Thủ tục lập do chúc có người làm chứng người lập di chúc không tự mình viết được thì có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy nhưng phải đảm bảo có ít nhất 02 người làm chứng.
Lập di chúc có phải công chứng, chứng thực không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành di chúc không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định Di chúc có thể được hình thành dưới nhiều hình thức: Di chúc bằng miệng, Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc có công chứng, chứng thực.
Như vậy, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lập di chúc, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định một vài trường hợp di chúc bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực là:
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
Di chúc được lập bằng miệng phải thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Thủ tục lập di chúc
Cách lập di chúc bằng miệng
Thông thường, pháp luật chỉ thừa nhận hình thức di chúc bằng văn bản, thể hiện một cách rõ ràng ý chí của người để lại di sản, làm cơ sở để phân định di sản thừa kế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, di chúc miệng vẫn được công nhận với những điều kiện về hình thức và thủ tục hết sức nghiêm ngặt.
Người lập di chúc phải là người thành niên, tại thời điểm lập di chúc hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt. Theo quy định tại khoản 2 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không được lập di chúc miệng. Người lập di chúc chỉ có thể lập di chúc miệng khi ở trong trường hợp tính mạng người đó bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Chẳng hạn như bị bệnh nặng sắp chết, hoặc do bị tai nạn giao thông…
Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực (Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015).
Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ (Khoản 2 Điều 629 BLDS 2015).
Về thủ tục công chứng di chúc: để có thể lập di chúc thừa kế phải chuẩn bị h ồ sơ để công chứng di chúc bao gồm:
Phiếu yêu cầu công chứng;
Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;
Thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Vậy làm di chúc cần giấy tờ gì nếu tiến hành thủ tục tại phòng công chứng. Theo quy định pháp luật hiện hành khi muốn lập di chúc tại phòng công chứng cần hồ sơ bao gồm:
Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người lập di chúc;
Bản sao có thể là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
Người lập di chúc di đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng phải mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Bước 4: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên để công chứng viên ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý với nội dung trong dự thảo di chúc thì ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên. Công chứng viên chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Thủ tục làm di chúc có người làm chứng
Khi người lập di chúc không tự mình viết được thì có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết, đánh máy nhưng phải đảm bảo có ít nhất 02 người làm chứng và phải đảm bảo:
Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào di chúc trước mặt những người làm chứng;
Người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Người làm chứng cho việc lập di chúc phải không thuộc một trong những đối tượng sau đây:
Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
Người chưa thành niên;
Người mất năng lực hành vi dân sự;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Thủ tục làm di chúc không có người làm chứng
Cách lập bản di chúc trong trường hợp này, người lập di chúc phải tự viết, ký vào bản di chúc này. Điều đó đồng nghĩa với việc tại thời điểm lập di chúc, người này hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, di chúc được lập hoàn toàn dựa vào ý nguyện của người này.
Bên cạnh đó, người lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng còn phải đáp ứng điều kiện về nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức không trái quy định pháp luật.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Lập Mẫu Số 05A trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!