Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Thủ Tục Cấp Giấy Miễn Thị Thực Cho Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Người Và Thân Nhân Tại Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Bộ Công An # Top 12 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hướng Dẫn Thủ Tục Cấp Giấy Miễn Thị Thực Cho Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Người Và Thân Nhân Tại Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Bộ Công An # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Thủ Tục Cấp Giấy Miễn Thị Thực Cho Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Người Và Thân Nhân Tại Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Bộ Công An được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trình tự thực hiện :

          Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.            Bước 2: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy miễn thị thực cho bản thân và thân nhân nộp hồ sơ tại trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:           * Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì in giấy biên nhận trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.           * Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).           Bước 3: Nhận Giấy miễn thị thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an:           Người nhận đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.           * Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an

Thành phần số lượng hồ sơ :

          + Thành phần hồ sơ:           a) 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (Mẫu NA9).           b) Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các giấy tờ được cấp trước đây dùng để suy đoán về quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.           c) Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam định cư ở nước đương sự cư trú hoặc công dân Việt Nam đảm bảo đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài).            d) Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân Việt Nam (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con và các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam).           đ) Hộ chiếu nước ngoài hoặc người chưa được cấp Hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để cơ quan có thẩm quyền lưu).           e) Trường hợp không có giấy tờ quy định nêu trên, thì người đề nghị cấp giấy miễn thị thực có thể xuất trình giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó ghi có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.            + Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy miễn thị thực.

Lệ phí:

          + Lệ phí cấp giấy miễn thị thực lần đầu: 20 USD.

          + Lệ phí cấp giấy miễn thị thực từ lần lần 2 trở đi: 10 USD.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại Giấy miễn thị thực (Mẫu NA9).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

          1. Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có Hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp có giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.           2. Không được cấp giấy miễn thị thực nếu thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” theo quy định của pháp luật Việt Nam.            3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nhân thân, nếu thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh, thì không được giải quyết cấp giấy miễn thị thực tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý:

          + Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13,

 ngày 16/6/2014).            Quyết định số 77/2007/QĐ-BTC, ngày 31/8/2007 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý hồ sơ cấp Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 

Hướng Dẫn Thủ Tục Nhập Cảnh Việt Nam Cho Người Nước Ngoài

Như các bài viết trước mình có đề cập về các hình thức xin visa Việt Nam. Nếu người nước ngoài, Việt Kiều về Việt Nam có thể xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc tại sân bay quốc tế của Việt Nam (Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng) và cũng phụ thuộc vào cách thức bạn xin visa như thế nào thì có những thủ tục nhập cảnh khác nhau.

Thủ tục nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài Trường hợp 1: Xin visa Việt Nam tại Đại sứ quán nước sở tại

Những giấy tờ bạn cần chuẩn bị trước khi bay tới Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Việt Nam (Sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng).

– Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng

– Hộ chiếu không bị rách nát hoặc bị mờ số.

– Hộ chiếu có dán visa Việt Nam mà bạn đã xin trước đó

Trường hợp 2: Xin visa Việt Nam tại sân bay (Công văn nhập cảnh)

Bạn phải có một công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt cho phép bạn nhập cảnh và nhận visa tại sân bay quốc tế tại Việt Nam.

Công văn này được cấp được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một trong những cá nhân tổ chức sau bảo lãnh:

+ Do thân nhân của người nước ngoài tại Việt Nam bảo lãnh

+ Do một công ty hoặc một tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh với mục đích thương mại, công tác, nghiên cứu thị trường …….

+ Do một công ty du lịch bảo lãnh với mục đích thăm quan du lịch Việt Nam

Lưu ý: Trường hợp vào Việt Nam do miễn thị thực thì không yêu cầu công văn nhập cảnh. Công dân một số nước được miễn thị thực Việt Nam như các nước trong khối Asian, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển ….

Thủ tục gì để xin visa Việt Nam tại sân bay quốc tế của Việt Nam

Người nước ngoài đến một trong 3 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng xuất trình:

– Xuất trình hộ chiếu;

– Xuất trình công văn nhập cảnh (Bản coppy in trên khổ giấy A4)

– Điền vào form mẫu theo hướng dẫn của Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay.

Sau khi nhân viên sân bay kiểm tra, đối chiếu nếu hợp lệ sẽ tiến hành dán tem thị thực – visa vào Hộ chiếu/Passport

Quy trình nhận visa thị thực tại Cửa khẩu sân bay quốc tế này không áp dụng trong trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo diện miễn thị thực đơn phương hoặc song phương. Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc về Quy trình nhận visa thị thực tại Cửa khẩu sân bay quốc tế cũng như các Thủ tục về visa. Quý khách vui lòng liên hệ: để được hướng dẫn và hỗ trợ chính xác nhất..

Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Cho Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài

10:37 08/04/2020

Hỏi: Tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Năm 1993, trước khi ra nước ngoài tôi có mua nhà trên đất nhưng chưa làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay tôi muồn về Việt Nam để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên có được không?

Luật sư cho hỏi tôi cần phải có hồ sơ thủ tục gì để được cấp chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Văn phòng Luật sư số 1 Nghệ An trả lời bạn như sau:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Việt Nam cần thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Luật đất đai 2013, Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Căn cứ theo quy định trên và theo Luật Nhà ở 2014, Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam.

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khoản 1, Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Trường hợp bạn là người Việt Nam định cư tại nước ngoài, nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch thì sẽ được sở hữu nhà ở, có các quyền của chủ sở hữu nhà ở trong đó có quyền được nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

Nếu không thuộc trường hợp được nhận tặng cho quyền sử dụng đất vì không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

Về ghi thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Điều 5 Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận

1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

a) Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;

b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);

Căn cứ theo quy định trên nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có).

Hướng Dẫn Xuất Nhập Cảnh Đối Với Người Nước Ngoài Nhập Cảnh Vào Việt Nam Trong Giai Đoạn Covid

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/Qh12 sửa đổi bổ sung bởi luật số 51/2019/QH14;

– Thông báo số 330/TB-VPCC thông báo kết luận của phó thủ tướng chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về việc cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số đối tác;

– Công văn số 4995/BYT-DP về hướng dẫn tạm thời giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam;

II. ĐIỀU KIỆN NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Đối tượng nhập cảnh thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người nhập cảnh vào làm việc tại Việt Nam trên 14 ngày, bao gồm người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, các đối tượng theo thỏa thuận hợp tác cùng thân nhân; học sinh, sinh viên quốc tế; thân nhân người nước ngoài của công dân Việt Nam (sau đây gọi là người nhập cảnh) từ các quốc gia đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

– Có Công ty ở Việt Nam bảo lãnh

– Các đối tượng trên phải có giấy tờ chứng minh sau:

STT

Đối tượng

Giấy tờ chứng minh

 

Người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

 

Nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp

Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 

Chuyên gia, lao động tay nghề cao

Xác nhận là chuyên gia, lao động tay nghề cao

 

Học sinh, sinh viên quốc tế

Xác nhận thuộc diện học sinh, sinh viên

 

Các đối tượng theo thỏa thuận hợp tác cùng nhân thân

Hợp đồng hợp tác, quan hệ gia đình

 

Nhân thân người nước ngoài của công dân Việt Nam

Giấy chứng nhận quan hệ gia đình: đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu

III. HỒ SƠ NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

(1) Công văn đề nghị nhập cảnh cho người nước ngoài (theo mẫu) gửi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Sở y tế tỉnh/thành phố nơi công ty bảo lãnh có trụ sở/chi nhánh;

(2) Phương án cách ly (theo mẫu);

(3) Cam kết y tế (theo mẫu);

(4) Ảnh hộ chiếu của khách nước ngoài;

(5) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(6) Các giấy tờ tương ứng tại Mục II dịch công chứng;

(7) Công văn nhập cảnh của khách nước ngoài (Mẫu NA2 ban hành kèm Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015);

(8) Giấy xác nhận (có ngôn ngữ tiếng Anh) âm tính với SARS- CoV-2 sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của vi rút (RT-PCR/RT-LAMP…) của cơ quan y tế có thẩm quyền;

IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP CẢNH VÀO VIỆT NAM CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

4.1. Trước khi nhập cảnh

STT

Tên khách sạn

Địa chỉ

1

Mường Thanh Hà Nội Grand Centre

Hoàn Kiếm

2

Wyndham Garden Hà Nội

Hà Đông

3

Top Hotel Hữu Nghị Hà Nội

Nam Từ Liêm

4

Mường Thanh Grand Xa La

Hà Đông

5

Sofitel Legend Metropole Hotel

Hoàn Kiếm

6

InterContinental Hà Nội Westlake

Tây Hồ

7

Crown Plaza West Hà Nội

Nam Từ Liêm

8

Silk Path Hà Nội

Hoàn Kiếm

Bước 2: Xin phê duyệt danh sách nhập cảnh cho khách nước ngoài tại Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và Xin phê duyệt phương án cách ly tại Sở y tế tỉnh/thành phố

Bước 3: Nộp hồ sơ xin visa tại Cục quản lý xuất nhập cảnh

Trong thời hạn giải quyết hồ sơ: 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Bước 4: Chuẩn bị giấy xác nhận (có ngôn ngữ tiếng Anh) âm tính với SARS- CoV-2 sử dụng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của vi rút (RT-PCR/RT-LAMP…) của cơ quan y tế có thẩm quyền trước khi nhập cảnh 3-5 ngày.

4.2. Trong khi nhập cảnh

– Phải khai báo y tế, thực hiện kiểm dịch y tế quốc tế, cài đặt và sử dụng các ứng dụng truy vết, xét nghiệm SARS-COV-2

- Trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, có dấu hiệu bệnh, người nhập cảnh được chuyển đến cơ sở y tế để cách ly và điều trị.

- Trường hợp không có dấu hiệu bệnh, người nhập cảnh thực hiện cách ly tại cơ sở khách sạn được phép cách ly tập trung.

– Ký hợp đồng xe đưa đón với đơn vị được chỉ định của Sở y tế quận/thành phố để đưa đón khách nhập cảnh từ sân bay/cửa khẩu về nơi cách ly tập trung.

4.3. Tại cơ sở cách ly tập trung

- Đối với trường hợp không được xét nghiệm tại cửa khẩu hoặc kết quả xét nghiệm không rõ thì lấy mẫu xét nghiệm ngay khi đến cơ sở cách ly tập trung. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện ngay việc cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc điều trị theo quy định hiện hành với trường hợp mắc Covid-19. Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục cách ly, theo dõi, giám sát y tế cho đến khi lấy mẫu xét nghiệm lần 2.

- Tất cả các trường hợp đều được lấy mẫu xét nghiệm lần 2 vào ngày thứ 6 kể từ ngày nhập cảnh hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện ngay việc cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc điều trị theo quy định hiện hành với trường hợp mắc Covid-19. Các đối tượng tiếp xúc gần tiếp tục được cách ly 14 ngày.

Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính thì được phép di chuyển về nơi lưu trú để tiếp tục tự cách ly đến khi đủ 14 ngày và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

4.4. Tại nơi lưu trú

Cơ quan y tế địa phương thực hiện giám sát y tế theo quy định và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của vi rút (RT-PCR/RT-LAMP…) vào ngày thứ 14 kể từ ngày nhập cảnh hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc nghi ngờ thực hiện ngay việc cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chăm sóc điều trị theo quy định hiện hành với trường hợp mắc Covid-19.

* Lưu ý:

– Đăng ký xe đưa đón từ nơi cách ly tập trung về nơi lưu trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Cơ quan y tế địa phương thực hiện test Covid-19 lần cuối vào ngày thứ 13 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả cho âm tính, khách hàng sẽ được cấp Quyết định hết cách ly.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Thủ Tục Cấp Giấy Miễn Thị Thực Cho Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Người Và Thân Nhân Tại Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Bộ Công An trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!