Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Bị Mất # Top 11 View | Ezlearning.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Bị Mất # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Bị Mất được cập nhật mới nhất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014), người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp bị mất như sau:

– Người bị mất thẻ BHYT phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Với quy định này, có thể thấy, chỉ cần có đơn đề nghị cấp lại thẻ gửi cơ quan BHXH, người bị mất thẻ BHYT sẽ được cấp lại thẻ.

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP LẠI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ BỊ MẤT

Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định việc cấp lại thẻ BHYT:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất

– Thành phần hồ sơ

+ Đối với người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

+ Đối với đơn vị sử dụng lao động: Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).

– Số lượng hồ sơ

01 bộ.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Người tham gia BHYT nộp hồ sơ tại:

+ Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia BHYT thuộc đối tượng do BHXH huyện thu.

+ Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu là người tham gia BHYT thuộc đối tượng do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

Bước 3. Thủ thục giải quyết hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất.

Căn cứ vào Tờ khai của người tham gia BHYT, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra, xem xét hồ sơ. Nếu đủ điều kiện sẽ cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.

Thời hạn cấp lại thẻ:

Như đã đề cập, Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định, trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, cơ quan BHXH phải cấp lại thẻ cho người tham gia BHYT.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, khoản 2 Điều 30 Quyết định 595 có hiệu lực từ ngày 01/5/2017 nêu rõ thời hạn cấp thẻ BHYT:

– Trường hợp không thay đổi thông tin: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Và như vậy, người tham gia BHYT có thể được cấp lại thẻ BHYT do bị mất ngay trong ngày nộp đủ hồ sơ.

THỦ TỤC CẤP LẠI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ BỊ MẤT – MẤU TỜ KHAI TK1-TS

Mẫu

TK1-TS (Ban hành kèm theo QĐ số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam)

TỜ KHAI

THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

(Áp dụng đối với người tham gia chưa được cấp mã số BHXH và thay đổi thông tin)

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa): NGUYỄN VĂN HUY

[02]. Ngày, tháng, năm sinh: 09 / 12 / 1986 [03]. Giới tính: Nam

[04]. Quốc tịch : Việt Nam [05]. Dân tộc: Kinh

[06]. Nơi đăng ký giấy khai sinh: [06.1]. Xã (phường, thị trấn): Phường Tân Phú

[06.2]. Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): Quận 7 [06.3]. Tỉnh (Tp): Hồ Chí Minh

[07]. Địa chỉ nhận kết quả: [07.1]. số nhà, đường phố, thôn xóm: Số 12 Tân Phú [07.2]. Xã (phường, thị trấn): Phường Tân Phú [07.3] Huyện (quận, thị xã, Tp thuộc tỉnh): Quận 7 [07.4].Tỉnh (Tp):  Hồ Chí Minh

[08]. Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước: 030146549957 [09]. Số điện thoại liên hệ: 09033741231

[10]. Họ tên cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi):

[11]. Mức tiền đóng: 5.000.000 [12]. Phương thức đóng: Hàng tháng

(Chỉ tiêu [11], [12] chỉ áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện)

Bạn đang xem: Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT theo Quyết định 595

[13]. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu (không áp dụng đối với người tham gia BHXH tự nguyện): ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu (danh sách đăng ký nơi KCB ban đầu được cơ quan BHXH thông báo hằng năm gửi cho cho đơn vị, UBND xã, đại lý thu).

[14]. Trường hợp người tham gia BHYT theo hộ gia đình được giảm trừ mức đóng thì kê khai thêm Phụ lục (Phụ lục kèm theo) và không phải nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh thư, thẻ căn cước.

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa): TRẦN THU TRANG

[02]. Ngày, tháng, năm sinh: 15 / 08 / 1990 [03]. Mã số BHXH: 0225714183

[05]. Hồ sơ kèm theo (nếu có):

– Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

– Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ (chỉ áp dụng đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc thay đổi họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh) Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai ………, ngày ……. tháng ……. năm ……. Người kê khai (Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH

(Trách nhiệm lập: Người tham gia hoặc chủ hộ hoặc người đại diện hộ gia đình có người tham gia BHYT theo hộ gia đình chưa có mã số BHXH.)

Họ và tên chủ hộ: …………………………………….. Số điện thoại (nếu có): ………………………

Địa chỉ: Thôn (bản, tổ dân phố) …………………………………………………. Xã (phường, thị trấn): …………………………………………

Huyện (quận, thị xã, Tpthuộc tỉnh): …………………………………………….. Tỉnh (Tp): …………………………………………………………

Stt Họ và tên Mã số BHXH Ngày, tháng, năm sinh Giới tính Nơi cấp giấy khai sinh Mối quan hệ với chủ hộ SỐ CMND/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu Ghi chú

A B 1 2 3 4 5 6 7

1 Ghi đầy đủ họ và tên của từng người trong hộ gia đình.

Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. vợ, chồng, con, cháu…

2

3

4

– Trường hợp chưa có mã số BHXH thì kê khai các chỉ tiêu tại phần I của Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

– Người tham gia kê khai đầy đủ, chính xác các thành viên hộ gia đình, không phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để chứng minh tình trạng tham gia.

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai ..….,Ngày……. Tháng….. Năm……. Người kê khai (Ký, ghi rõ họ tên)

Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh Bị Mất Theo Quy Định Hiện Hành

Tôi muốn hỏi về vấn đề cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh bị mất. Con tôi là học sinh được trường học cấp thẻ BHYT tại Quận Cầu Giấy. Hiện nay gia đình tôi muốn sử dụng thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh nhưng không thấy nữa. Vậy, tôi cần làm gì để cấp lại được thẻ BHYT cho cháu. Nơi nộp hồ sơ của tôi là ở đâu ạ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh bị mất, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về các trường hợp cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:

Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định như sau:

“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ“.

Theo đó, thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

Thứ hai, về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện khi bị mất:

Theo Khoản 4, Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định về hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ( );

– Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn: giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03.

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).

Như vậy, bạn cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS; để xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ ba, về nơi nộp hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH:

3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu”.

Theo quy định nêu trên, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con bạn.

Tóm lại, khi bạn bị mất thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi có đơn đề nghị

– Bạn cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS.

– Bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho bạn.

Trên đây là bài viết tư vấn cho câu hỏi về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh bị mất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:

Thủ tục khám bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT

Có được thay đổi nơi KCB ban đầu khi cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất?

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Làm Thế Nào Khi Bị Mất Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh?

Làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh?

Bé nhà mình đang đi học lớp 2 nhưng mình sơ suất làm mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh của con. Vậy mình có làm lại thẻ bảo hiểm y tế đó cho con được không? Nếu được thì mình phải làm những gì? Trong lúc chưa có thẻ mà con mình cần đi khám thì mình lấy tạm thẻ học sinh của con ở trường để đưa con đi khám chữa có được không? Nếu mình không làm lại thẻ cho con để chờ cấp thẻ mới thì có được không vì cũng sắp hết năm rồi? Mình cám ơn!

Thứ nhất, làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh?

Căn cứ Điều 18 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:

“Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ”.

Như vậy, nếu bạn làm mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh của con bạn thì có thể đề nghị cơ quan BHXH cấp lại thẻ này.

Thứ hai, về thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất

Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Như vậy, để đổi lại thẻ BHYT khi sai thông tin thì bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH; BHYT (Mẫu TK1-TS).

+ Giấy chứng minh thư nhân dân (bản chính để đối chiếu).

Về nơi nộp: cơ quan BHXH huyện nơi bạn được cấp phát bảo hiểm y tế học sinh cho con của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Bạn vui lòng tham khảo vấn đề này tại bài viết: Có thể cấp lại thẻ BHYT bị mất qua mạng hay không?

Thứ ba, về vấn đề khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Căn cứ Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó”.

Như vậy, trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mà con của bạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì xuất trình các giấy tờ sau mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm:

– Giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ (theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP);

– Thẻ học sinh/xác nhận của trường học mà con bạn đang học tập.

Thứ tư, về vấn đề cấp thẻ bảo hiểm y tế của năm 2020

Căn cứ Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:

1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.

2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.

4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.

5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên”

Mặt khác, theo Công văn 3340/BHXH-ST ngày 08/8/2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) theo mã số BHXH thì từ ngày 01/8/2017, thời hạn sử dụng thẻ BHYT: chỉ in “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/….” thay vì ghi thời hạn sử dụng từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm như trước đây.

Như vậy, kể từ ngày 01/08/2017, Pháp luật đã quy định không ghi thời hạn hết hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế lên thẻ nữa. Và vì thế thẻ bảo hiểm y tế này sẽ được sử dụng lâu dài cho đến khi phát hiện sai sót hoặc bị rách, hỏng hay thay đổi đối tượng tham gia thì mới được cấp lại.

Do đó, trường hợp này sang năm mới con của bạn cũng không được cơ quan BHXH tự động cấp lại thẻ. Để đảm bảo quyền lợi của con bạn khi đi khám chữa bệnh thì bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất cho con.

Nếu còn vướng mắc về vấn đề Làm thế nào khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Mẫu Đơn Xin Cấp, Đổi Thẻ Bảo Hiểm Y Tế, Đơn Đề Nghị Cấp Đổi Thẻ Bảo Hi

Mẫu đơn xin cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế được sử dụng trong các trường hợp thẻ bảo hiểm bị thất lạc, hư hỏng, rách… Khi đó người dùng cần làm đơn xin cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế để gửi lên cơ quan bảo hiểm y tế để đề nghị được cấp lại thẻ bảo hiểm theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong việc khám chữa bệnh.

Download mẫu đơn xin cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế

Các nội dung thông tin cần trình bày trong mẫu đơn xin cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm các thông tin về người làm đơn như họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ. Tiếp đó là các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế cũ cần cấp mới hoặc đổi lại bao gồm số thẻ bảo hiểm y tế, thời hạn sử dụng thẻ. Việc làm đơn xin cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế cần phải trình bày lý do chính xác, rõ ràng. Tùy theo từng trường hợp của mỗi người mà các bạn ghi lý do xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho phù hợp.

Bên cạnh đó để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia BHYT thì các bạn có thể tìm hiểu thêm nội dung luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 để tìm hiểu các quy định của nhà nước về đối tượng tham gia bảo hiểm, quy định cấp thẻ bảo hiểm, ngoài ra, luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 còn nêu rõ mức đóng bảo hiểm y tế, mức hưởng bảo hiểm y tế với từng trường hợp rất rõ ràng, chi tiết.

Đơn xin nghỉ thai sản cần trình bày những nội dung gì là thông tin được rất nhiều lao động nữ quan tâm hiện nay, để được giải quyết chế độ bảo hiểm thai sản thì trước khi xin nghỉ thai sản thì các cán bộ, công viên chức, người lao động đều phải làm đơn xin nghỉ thai sản để trình bày các thông tin cần thiết để đơn vị quản lý giải quyết thủ tục thai sản cho người lao động theo đúng quy định.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Bị Mất trên website Ezlearning.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!